: Quan hệ Chỉ đạoPhòng
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH YÊN BÁ
3.2.1. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn
Để góp phần đáp ứng được nhu cầu về vốn tín dụng ngày càng cao của nền kinh tế mở cửa, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, cần phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Bên cạnh việc duy trì và nâng cao chất lượng của các hình thức huy động vốn truyền thống, cần phải liên tục tìm kiếm và đưa vào sử dụng các phương pháp huy động vốn mới nhằm hướng tới mọi đối tượng khách hàng, thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của họ.
- Hình thức gửi hẹn rút: Trong thực tế, có rất nhiều khách hàng không thể có kế hoạch cụ thể cho các khoản tiền sẽ chi tiêu trong tương lai của mình. Nếu như họ đem gửi không kỳ hạn thì sẽ rất thiệt thòi vì lãi suất không kỳ hạn là rất thấp, còn nếu đem gửi có kỳ hạn xác định thì khoản tiền đó tuy được hưởng lãi suất cao hơn nhưng lại mất đi tính chủ động về thời gian.
- Hình thức gửi một lần rút nhiều lần: Hình thức này được áp dụng chủ yếu trong quá trình ngân hàng tiến hành các nghiệp vụ thanh toán hộ khách
hàng. Để làm được điều này, các khách hàng sẽ có một cam kết nhờ ngân hàng trực tiếp thực hiện các khoản thanh toán thay họ với các đối tác trong và ngoài nước. Việc này đòi hỏi tính chất của các khoản chi sẽ được chia nhỏ lẻ thành từng món, theo các thời gian khác nhau nhưng lại cần tính chính xác cao. Hình thức này chính là quá trình gửi một lần nhưng yêu cầu được rút nhiều lần.
- Hình thức gửi nhiều lần, rút một lần(tiết kiệm gửi góp): Hình thức này thích hợp với các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp. Họ không có nhiều tiền và không có các khoản thu nhập lớn nhưng họ vẫn có nhu cầu về các khoản chi trong tương lai. Chính vì vậy họ muốn gửi số tiền nhỏ của mình vào ngân hàng và kỳ vọng một mức lãi suất tốt cho tới khi số tiền đó đủ để họ có thể thực hiện một mục tiêu lớn nào đó trong cuộc sống của họ.
- Tiết kiệm vị thành niên: Mỗi năm nước ta tăng khoảng 1,5 triệu người và có khoảng 10 triệu người ở tuổi vị thành niên. Ở lứa tuổi này bản thân các em chưa có thu nhập để gửi tiết kiệm, thay vào đó, các bậc phụ huynh chấp nhận gửi tiền cho con mình với mục đích để dành cho việc học hành và tìm việc làm sau này,...
- Tiết kiệm nhân thọ: người có tuổi thường lo cho bản thân, lo cho con cái về cuộc sống hàng ngày, về những rủi ro bất trắc có thể xảy ra. Chính vì vậy họ thường có nhu cầu tích luỹ một phần thu nhập của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu của chính họ khi già yếu. Hình thức tiết kiệm này về bản chất là mua bảo hiểm nhân thọ. Để triển khai được hình thức này Chi nhánh cần có mạng lưới rộng khắp.
- Tiết kiệm xây dựng nhà ở: Hình thức này hiện nay đã có nhưng chưa phát triển ở nước ta, đây cũng là một thị trường tiềm năng, cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm phát huy tác dụng hỗ trợ đời sống của nhân dân. Việc này được thực hiện theo cách ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động cho vay bổ sung
cùng với số tiền mà người dân đã gửi tiết kiệm tại ngân hàng để họ có đủ số tiền cần thiết để mua nhà theo một mức lãi suất thoả thuận, điều kiện với các khách hàng đảm bảo được khả năng trả nợ và có số dư tiền gửi đã đạt đến một mức nhất định so với giá trị nhà theo qui ước của ngân hàng. Người vay tiền sẽ lấy ngôi nhà đã mua được làm tài sản thế chấp trực tiếp cho khoản tiền mà họ đã vay. Tiết kiệm xây dựng nhà hoặc mua sắm tài sản là một hình thức hấp dẫn không những giúp mở rộng được nguồn vốn huy động của ngân hàng do đã hỗ trợ đắc lực đối với người gửi tiền mà còn tạo ra một kênh mới trong việc mở rộng tín dụng, giải quyết đầu ra cho lượng vốn còn nhàn rỗi của ngân hàng.
Việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn mới nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của khách hàng, thông qua mạng lưới các chi nhánh và đại lý rộng khắp của mình, Chi nhánh chắc chắn sẽ thu hút được ngày càng nhiều lượng vốn cần thiết, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác, tạo ra khả năng tài chính vững mạnh trong các hoạt động tín dụng của mình.