Các yếu tố khách quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 42 - 45)

- Môi trường pháp lý và chính sách của Chính Phủ.

Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng chịu sự chi phối của các chính sách của chính phủ, hoạt động của Ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Các Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động chịu sự kiểm tra giám sát của Ngân hàng nhà nước.

tiền tệ tại Việt Nam. Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh Ngân hàng và các tổ chức tính dụng, xem xét việc thành lập các Ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các Ngân hàng thương mại nhà nước (theo Wikipedia). Ngân hàng thương mại huy động vốn tiền gửi sau đó lại cho vay trên thị trường hoặc để đầu tư thu lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải tất cả tiền huy động được đều đem cho vay và tái đầu tư. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước thì Ngân hàng thương mại phải tuân thủ quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và trích lập dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó Ngân hàng nhà nước cũng quy định về mức lãi suất cơ bản. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cho vay của các Ngân hàng thương mại. Các Ngân hàng thương mại được cho vay với lãi suất không quá 150% lãi suất cơ bản nên nếu lãi suất này giảm xuống thì tương đương với trần lãi suất cho vay cũng giảm xuống ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn. Lãi suất huy động vốn giảm kéo theo nguồn vốn huy động được cũng giảm theo và gây ra tâm lý không tốt cho người gửi tiền ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

- Môi trường Kinh tế - Xã hội.

Môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng là cầu nối giữa những người có vốn nhàn rỗi trong xã hội và những người có nhu cầu về vốn. Nếu môi trường kinh tế xã hội không ổn định , các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, đình trệ trong sản xuất thì hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng gặp khó khăn, không cho vay được, không thu hồi được nợ, phải gia hạn nợ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

gửi tiền, khi lạm phát cao, đồng tiền mất giá, người gửi tiền không muốn gửi tiết kiệm do lãi suất danh nghĩa nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ lạm phát danh nghĩa dẫn đến lãi suất thực âm. Ngược lại nếu tình hình kinh tế xã hội ổn định, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, thu nhập của người dân ổn định dẫn đến hoạt động của Ngân hàng cũng dễ dàng và ổn định hơn.

- Tâm lý và thói quen của khách hàng.

Tâm lý và thói quen của khách hàng ảnh hưởng đến cơ cấu và tỷ trọng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. nếu khách hàng tin tưởng vào độ an toàn của Ngân hàng, họ sẽ muốn gửi tiền của mình vào mặc dù có thể được hưởng mức lãi suất thấp hơn các Ngân hàng khác. Trong trường hợp ngược lại, dù sản phẩm có đa dạng và mức lãi suất cạnh tranh đến đâu nhưng không tạo cho khách hàng sự tin tưởng thì cũng không huy động được. Thói quen của khách hàng quyết định kỳ hạn gửi và loại tiền gửi vào. Nếu khách hàng ưa thích một kỳ hạn mà Ngân hàng không đáp ứng được thì cũng không thể huy động được vốn. Bên cạnh đó nếu khách hàng có thói quen thực hiện giao dịch qua Ngân hàng thì khả năng Ngân hàng huy động được tiền gửi của khách hàng là rất cao. Đó là lý do tại sao các Ngân hàng thương mại hiện nay luôn quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của khách hàng để triển khai các sản phẩm phù hợp.

- Sự cạnh tranh của các đối thủ.

Trong quá trình hoạt động, mỗi Ngân hàng thương mại phải chia sẻ thị phần của mình không chỉ với các đối thủ bên ngoài mà còn trong chính hệ thống của Ngân hàng đó. Việc cạnh tranh gây khó khăn cho các Ngân hàng trong quá trình thu hút tiền gửi của khách hàng. Để chiến thắng các đối thủ của mình, các Ngân hàng phải bỏ thêm nhiều chi phí như chi phí marketing để xây dựng hình ảnh Ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại hóa công nghệ, nâng

cao trình độ và thái độ nhân viên…bên cạnh đó cũng phải tăng lãi suất huy động trong giới hạn cho phép để thu hút thêm khách hàng. Điều này làm tăng chi phí huy động vốn và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên các Ngân hàng không bao giờ lựa chọn con đường cạnh tranh bằng lãi suất huy động vì điều này không những không có lợi mà đôi khi lại gây hậu quả không mong muốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w