Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 29 - 34)

1.3.4.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Quy mô vốn huy động của NHTM được đánh giá qua việc so sánh giữa tổng khối lượng vốn NHTM huy động được qua các năm tại các thời điểm nhất định, thông thường các NHTM có thể so sánh để đánh giá hoạt động huy động vốn hàng tháng vào ngày cuối tháng trong một năm, hay hàng quý trong năm hoặc giữa các năm, hoặc vào cuối các năm. Việc gia tăng về quy mô phản ánh con số tuyệt đối về việc gia tăng thị phần của NHTM này so với các NHTM khác.

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn được xác định như sau:  Nhóm chỉ tiêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng vốn

Tốc độ tăng

trưởng vốn = X

10 0 Chỉ tiêu này phán ánh tốc độ tăng lên tổng vốn của NHTM, bao gồm cả vốn huy đông, vốn vay và các vốn khác. Thể hiện khả năng của NHTM trong việc phối hợp hài hòa các hình thức huy động vốn. Tốc độ tăng trưởng vốn được duy trì qua các năm thể hiện khả năng duy trì ổn định về vốn tại NHTM.

Chỉ tiêu 2: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy

động

= X 100

Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ tăng trưởng của vốn huy động tại ngân hàng có ổn định hay không. Nếu vốn huy động tăng trưởng ổn định trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho việc cân đối vốn để phục vụ cho nhu cầu đầu tư và cho vay nhằm đạt mục tiêu sinh lời.

Các NHTM có khả năng tăng trưởng vốn huy động theo thời gian khẳng định được chính sách hợp lý của các họ với việc tăng cường huy động vốn đồng thời cũng phản ánh được NHTM đó ngày càng lớn mạnh trên thị trường.

Tốc độ tăng trưởng vốn khi đem so sánh với tốc độ tăng trưởng vốn huy động thể hiện được tầm quan trọng của vốn huy động trong tổng vốn. Thông thường tại các NHTM vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn, vì vậy tốc độ tăng trưởng vốn cũng phản ánh được cho tốc độ tăng trưởng của vốn huy động và ngược lại.

1.3.4.2 Chi phí huy động vốn

Việc xác định chi phí huy động vốn là yếu tố cơ bản nhằm xác định lợi nhuận mà Ngân hàng cần thu được từ các tài sản có sinh lời. Ngân hàng huy

động vốn để cho vay trên thị trường (cho vay với tổ chức, cá nhân) hay đầu tư để thu lợi nhuận. Cũng như các doanh nghiệp khác, lợi nhuận Ngân hàng được tính bằng chệnh lệch giữa doanh thu và chi phí, do vậy việc xác định một mức chi phí hợp lý là rất cần thiết. Nếu chi phí huy động quá cao thì dẫn đến lợi nhuận Ngân hàng sẽ bị giảm sút.

Có 3 phương pháp được các Ngân hàng áp dụng phổ biến để tính toán chi phí vốn là:

Chi phí bình quân gia quyền: Chi phí trả lãi bình quân

gia quyền =

Chi phí trả lãi

Tổng vốn vay và huy động

Từ đó xác định được tỷ suất sinh lời phải lớn hơn chí phí trên.

Ưu điểm của phương pháp này là dễ tính nhưng nó cũng có các nhược điểm:

Có những nguồn huy động về nhưng không được dùng làm tài sản sinh lời như dưới dạng tiền mặt, dữ trữ bắt buộc, tài sản cố định, do đó phần tài sản sinh lời sẽ không tương đương với tổng vốn tính theo công thức trên.

Phần chi phí tính theo phương pháp này không tính đến các chi phí liên quan như chi phí quảng cáo, khuyến mại…

Thiếu sự tin cậy trong giai đoạn lãi suất biến động mạnh. Để khác phục 2 nhược điểm trên có thể dùng công thức sau:

Chi phí trả lãi bình quân

gia quyền =

Chi phí trả lãi Tổng tài sản sinh lời Hoặc:

gia quyền Tổng tài sản sinh lời Chi phí biên của từng nguồn vốn huy động:

Chi phí biên vốn huy

động =

Chi phí trả lãi tăng thêm Tổng vốn tăng thêm Hoặc để xác định tỷ suất lợi nhuận biên:

Chi phí biên vốn huy

động =

Chi phí trả lãi tăng thêm Tổng tài sản sinh lời Tỷ suất lợi nhuận biên cần lớn hơn chi phí này.

Phương pháp này tính toán cho từng cho từng loại vốn, tuy nhiên để xác định tỷ suất lợi nhuận cần có chi phí biên hỗn hợp.

Chi phí bình quân gia quyền dự kiến cho tất cả nguồn vốn.

Đây là chi phí bình quân gia quyền dự kiến cho tất cả các nguồn vốn. Để tính được chi phí này các nhà quản trị phải theo dõi diến biến chi phí vốn của từng loại vốn trong thời gian dài để thấy được xu hướng tăng, giảm của nó trong thời gian tới từ đó đưa ra mức dự kiến để tính chi phí biên và xác định tỷ suất lợi nhuận

Mỗi phương pháp có một ý nghĩa tuỳ theo mục đích sử dụng của con số chi phí huy động vốn tính toán được.Việc lựa chọn nguồn tiền gửi hoặc phi tiền gửi của Ngân hàng tuỳ thuộc không chỉ vào chi phí (giá) tương đối của mỗi nguồn mà còn phụ thuộc rủi ro của chúng đối với Ngân hàng. Những nguồn vốn có chi phí thấp có thể có rủi ro cao cho Ngân hàng và do vậy, sẽ tạo khả năng thiệt hại nghiêm trọng hơn. Nhà quản trị phải đương đầu với việc lựa chọn giữa chi phí và rủi ro, tức là việc đánh đổi giữa rủi ro và chi phí huy động vốn. Nguồn vốn chi phí thấp có thể phải chịu rủi ro cao về lãi suất, thanh khoản hay là vốn sở hữu. Như thế, mỗi khi phải huy động vốn mới, nhà

quản trị phải lựa chọn một vị trí về tương quan ưu tiên giữa rủi ro và lợi nhuận trên bảng đối chiếu giữa rủi ro và chi phí theo từng cách phối hợp giữa các nguồn vốn.

Các NHTM lựa chọn chính sách nâng cao hiệu quả huy động vốn bao gồm huy động vốn với chi phí thấp nhất, thông thường chi phí huy động vốn bao gồm lãi huy động phải trả khách hàng là chi phí cơ bản nhất, tiếp đó là các chi phí liên quan đến việc huy động như chi phí in ấn, phát hành, thu chi kiểm đếm, chi phí phát triển sản phẩm mới: chi phí quảng cáo, tiêp thị…., chi phí chăm sóc khách hàng. Thông thường các khoản tiền có kỳ hạn có định có chi phí trả lãi và quản lý cao hơn vốn huy động từ tài khoản thanh toán, tuy nhiên vốn không kỳ hạn lại đem lại rủi ro cao hơn do việc có thể NHTM không tính toán được hoặc gặp sự cố bất ngờ việc các nguồn tiền này được khách hàng rút ra với khối lượng lớn chính vì vậy các NHTM phải thực hiện dự trữ bắt buộc cũng như dự trữ thanh toán tại tài khoản của mình ở NHTW, và tại chính nó, các NHTM thuộc các chi nhánh phải để tiền ở các tài khoản của mình ở HSC, HSC có tài khoản chung ở các NHNN và các tổ chức tín dụng khác, khi các Chi nhánh thực hiện thanh toán, hội sở chính tự động ghi nợ từ các tài khoản này và tài khoản của hội sở chính tại các tổ chức cũng bị ghi nợ. Trong trường hợp rơi vào rủi ro thanh khoản, HSC sẽ đi vay trên thị trường liên ngân hàng cho chi nhánh và tính vào chi phí chi nhánh phải chịu. Vì vậy tuy nguồn tiền gửi không kỳ hạn cho chi phí huy động thấp nhất nhưng các NHTM phải cân nhắc tỷ trọng nguồn vốn này vì nó có thể đem lại chi phí cao hơn trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Hiện nay, lãi suất của các NHTM là tương đối giống nhau vì vậy phần chi phí ngoài lãi suất sẽ quyết định chủ yếu xem ngân hàng đó có huy động được với chi phí rẻ hay không. Vì vậy cần thông kê và tính toán chính xác phần chi phí này.

1.3.4.3 Huy động vốn với cơ cấu phù hợp

Cơ cấu huy động vốn phù hợp chủ yếu dựa theo cơ cấu sử dụng vốn:  Nhóm chỉ tiêu về tỷ trọng, cơ cấu vốn.

Chỉ tiêu 1: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn.

Tỷ trọng từng loại nguồn vốn = x 100

Chỉ tiêu 2: Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nguồn vốn huy động

trên tổng nguồn vốn = x 100

Chỉ tiêu 3: Tỷ trọng từng nguồn vốn huy động.

Tỷ trọng từng nguồn vốn

huy động = x 100

Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu và tỷ trọng các loại vốn huy động cho ta cái nhìn tổng quan về cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Cho ta biết hiện trong cơ cấu vốn huy động, từng loại vốn chiếm tỷ lệ bao nhiêu với cơ cấu có hợp lý hay không. Một cơ cấu vốn huy động hợp lý là phải có sự cân đối với nhu cầu sử dụng vốn về cả kỳ hạn, loại tiền. Nếu nhu cầu sử dụng vốn chủ yếu chỉ là cho vay và đầu tư trung và dài hạn thì một tỷ lệ lớn vốn huy động kỳ hạn ngắn là không hợp lý. Tuy nhiên cơ cấu vốn có thể thay đổi tùy từng thời kỳ và phù hợp với những nhu cầu sử dụng vốn khác nhau.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w