NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 45 - 48)

Nhìn vào bảng các loại nguồn vốn và tỷ trọng các loại nguồn vốn đó ta thấy tại Vietcombank tỷ trọng các loại nguồn vốn qua các năm là tương đối đồng đều nhau, trước đây nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là từ nguồn huy động, tuy nhiên càng ngày thì sự phân bổ nguồn vốn đầu vào của ngân hàng càng được hợp lý hơn, tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi giảm đi một chút, thay vào đó là nguồn vốn vay tăng lên từ 10,16% lên 17,51%. Điều này chứng tỏ trước tình hình huy động vốn ngày càng khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các ngân hàng, Vietcombank đã biết tận dụng lợi thế so sánh về uy tín của mình trong việc phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi: kỳ phiếu, trái phiếu…Tuy nhiên, tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi vẫn chiếm vai trò lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn từ tiền gửi vẫn là một hoạt động rất quan trọng đòi hỏi phải có nhiều đầu tư cả về chất lẫn về lượng. Tỷ trọng vốn điều

lệ và Quỹ theo các năm cũng tăng lên, năm sau tăng gấp đôi phần tăng của năm trước, điều này chứng tỏ trong chính sách của NHNN và của riêng Vietcombank đã có nhiều thay đổi, việc cho phép Vietcombank tăng vốn điều lệ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của bản thân ngân hàng đối với các ngân hàng quốc doanh khác đồng thời cũng tăng đối trọng so với các ngân hàng nước ngoài.

Về tỷ trọng các nguồn vốn, đối với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ này thay đổi không đáng kể giữa các năm, khoảng trên 70% so với tổng nguồn vốn. Thực tế này đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng thật hiệu quả nguồn vốn này bởi vì đây là nguồn vốn có mức chi phí cao hơn cả so với các nguồn vốn còn lại.

Bảng 1.1: Các loại nguồn vốn tại Vietcombank

(Đơn vị : triệu đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Vốn huy động tiền gửi 88.502.838 108.313.175 119.778.871 144.810.151

Tỷ trọng 74,5% 80,19% 72,4% 72,8% Vốn vay 22.192.983 13.729.070 28.962.001 30.625.066 Tỷ trọng 18,68% 10,16% 17,51% 15,4% Vốn TTUT 45.185 5.810 2.471.164 Tỷ trọng 0,04% 0,043% 1,26% Vốn điều lệ và Quỹ 6.032.604 7.109.614 9.688.298 11.888.933 Tỷ trọng 5,08% 5,26% 5,86% 6,1% Vốn khác 2.015.316 5.920.222 7.008.806 9.086.827 Tỷ trọng 1,7% 4,38% 4,24% 4,69% Tổng NV 118.788.926 135.077.891 165.437.976 198.882.141

(Nguồn:Báo cáo thường niên của Vietcombank)

Thời gian qua, nhờ coi trọng công tác huy động vốn, đồng thời đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc khách hàng, tích cực ứng dụng công nghệ hiện

đại tạo ra các sản phẩm mới tiện ích, hiệu quả cho khách hàng, Vietcombank đã đạt được một số kết quả trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động trong những năm qua của ngân hàng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tăng trưởng tài sản cả về qui mô, kết cấu và đem lại những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tăng đều qua các năm, đạt khoảng 15%, vốn huy động của Viẹtcombank luôn giữ vị trí quan trọng trong khối các ngân hàng quốc doanh và là ngân hàng đi đầu trong việc định hướng lãi suất thị trường.

Cơ cấu vốn huy động thay đổi theo chiều hướng tích cực, vốn VND và ngoại tệ dần có tỷ lệ ngang nhau. Trong đó tốc độ tăng của VND cao hơn của ngoại tệ (VND tăng khoảng 34% trong khi ngoại tệ chỉ tăng 18%).

Chất lượng dịch vụ đã được cải thiện đáng kể, góp phần thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng. Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng đi liền với việc thu hút tiền gửi cũng được cải thiện cả về số và chất lượng: hiện đại hóa các hệ thống thanh toán, mở rộng và cải thiện hệ thống thanh toán bằng séc, thẻ rút tiền tự động, ủy nhiệm chi, thư tín dụng… Điều này giúp khách hàng có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn các dịch vụ phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Kỳ hạn huy động vốn cũng đã được đa dạng rất nhiều: thêm các kỳ hạn 1 tháng, 9 tháng, 18 tháng, 2 năm, 3 năm, 5 năm,...người dân không còn phải giữ của cải và tiền nhàn rỗi nữa mà họ có thể gửi tất cả chúng tới ngân hàng một cách an toàn và thuận lợi.

Ngân hàng đã đưa ra một chính sách lãi suất huy động hợp lý, thống nhất và có tính cạnh tranh cao, dựa trên nguyên tắc lãi suất dương nhằm đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền.

động vốn trung và dài hạn không đủ để tài trợ cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Điều này dẫn tới việc ngân hàng buộc phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang để đáp ứng cho nhu cầu dài hạn. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn quá thấp, mất cân đối nghiêm trọng trong tổng nguồn vốn huy động, điều này gây khó khăn cho việc tài trợ các dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w