Cơ cấu theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 81 - 84)

: Quan hệ Chỉ đạoPhòng

3. Cơ cấu theo kỳ hạn

- KKH 157 12,8 272 14,3 115

- Có KH < 12 tháng 962 78,7 1.363 71,9 401

- Có KH từ 12 trở lên 103 8,5 259 13.8 156

- Phân theo đối tượng khách hàng:

Nền khách hàng của Chi nhánh được cải thiện đáng kể, tỷ trọng tiền gửi khách hàng ĐCTC gia tăng mạnh so với năm 2011 và chiếm xấp xỉ 21% tổng huy động vốn. Tại thời điểm 31/12/2012, tỷ trọng tiền gửi ĐCTC là 21,1% (tăng 9,8% so với năm 2011), đưa tỷ trọng tiền gửi TCKT còn 13,2% (giảm 1,7%) và tiền gửi dân cư còn 65,7% (giảm8,1%).

+ Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1.245 tỷ đồng, chiếm 65,7% tổng nguồn huy động, so với đầu năm tăng 38% tương đương 343 tỷ đồng

+ Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế

đạt 250 tỷ đồng, chiếm 13,1% tổng nguồn vốn huy động, tăng 37% so với đầu năm tương đương tăng 68 tỷ đồng.

+ Nguồn vốn huy động từ ĐCTC đạt 399 tỷ đồng (huy động vốn ngoài địa bàn 325 tỷ đồng), chiếm 21,1% tổng nguồn vốn huy động tăng 193% so với đầu năm tương đương tăng 261 tỷ đồng.

Như vậy, cơ cấu huy động vốn của BIDV Yên Bái chủ yếu vẫn là tiền gửi của dân cư. Trong khi đó đặc trưng của khoản tiền gửi này là rất nhạy

cảm với lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác. Lãi suất cao thì kích thích các doanh nghiệp và dân cư gửi tiền nhiều. Các yếu tố khác như địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh và quầy tiết kiệm, các loại hình huy động, các dịch vụ đa dạng… cũng ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô và cấu trúc của nguồn tiền. Tuy nhiên cùng với việc tăng lên tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các TCKT cũng có xu hướng gia tăng, đạt 250 tỷ đồng vào cuối năm 2012, tăng 68% so với năm 2011.

Tiền gửi của các TCKT là nguồn tiền huy động có chi phí rẻ nhất bởi chủ yếu là tiền gửi thanh toán, ngân hàng chỉ phải trả lãi suất không kỳ hạn. Vì thế ngân hàng cần gia tăng tỷ trọng nguồn huy động này để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả huy động.

- Phân theo cơ cấu loại tiền:

+ VND: Tiền gửi VND là động lực tăng trưởng chính trong năm với diễn biến tăng khá ổn định. Đến cuối năm, HĐV VND đạt 1.831 tỷ đồng tăng 667 tỷ đồng tương đương 57% so với đầu năm (toàn hệ thống tăng 32,2%) , mức tăng trưởng lớn nhất trong 3 năm gần đây.

+ USD: tiền gửi USD tiếp tục tăng so với đầu năm. Đến 31/12/2012 đạt

63 tỷ đồng (quy đổi) tăng 3,4 tỷ đồng tương đương tăng 8,6% so với đầu năm.

+ Tỷ trọng tiền gửi VND - USD: Với xu hướng thu hẹp HĐV USD do

chênh lệch lãi suất VND – USD tiếp tục duy trì ở mức cao (7-10%/năm) và tỷ giá được NHNN duy trì ổn định, tỷ trọng HĐV VND tăng từ mức 95,5% đầu năm lên 96,6% vào cuối năm.

- Phân theo kỳ hạn:

+ Huy động vốn không kỳ hạn đạt 272 tỷ đồng, chiếm 14,3 % tổng nguồn vốn huy động, tăng 73,2

% so với đầu năm tuyệt đối tăng 15 tỷ đồng.

+ Huy động vốn ngắn hạn (<12 tháng) đạt 1.363 ỷ đồng, chiếm 71,96% tổng nguồn vốn huy động, tăng 41,6% so với đầu

năm tuyệt đối tăng 401 tỷ đồng.

+ Huy động vốn kỳ hạn dài (≥ 12 tháng) đạt 259 tỷ đồng, chiếm 13,6% tổng nguồn vốn huy động, tăng 151% so với đầu năm tuyệt đối tăng 156 tỷ đồng.

Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ dài hạn sang ngắn hạn. Có thể nói, đây là một sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn tương đối mạnh mẽ do thời gian qua lãi suất thường xuyên biến động theo hướng tăng lên, người gửi tiền có xu hướng chuyển từ các kỳ hạn dài sang các kỳ hạn ngắn để tận dụng cơ hội kiếm lợi từ lãi suất tăng cao.

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/01/2012 và Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, trong năm 2012, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động, theo đó lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm, đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên 8%/năm. Việc điều chỉnh lãi suất đã tác động đến tâm lý của người gửi tiền, tuy nhiên công tác huy động vốn của chi nhánh vẫn hoàn thành tốt kế hoạch giao đặc biệt là huy đông vốn từ TCKT (hoàn thành 132% ké hoạch giao).

Ban lãnh đạo chi nhánh tiếp tục quan tâm chú trọng trong chỉ đạo điều hành huy động vốn, đặc biệt đối với công tác huy động vốn dân cư và thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng triển khai kịp thời cơ chế động lực huy động vốn của năm 2012 đã khuyến khích việc tăng trưởng huy động vốn hiệu quả đối

với chi nhánh.

2.2.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Nguồn vốn chi nhánh huy động được chi nhánh sử dụng vào các hoạt động tín dụng, đầu tư và các hoạt động khác, trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng-hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho chi nhánh.

Cùng với sự thúc đẩy của các biện pháp hỗ trợ tín dụng, mức dư nợ tín dụng của Chi nhánh cũng tăng lên rất nhiều. Trong đó tăng chủ yếu ở tín dụng bằng VND còn tín dụng bằng ngoại tệ thì lại giảm ở năm 2011. Trong những năm qua, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn đạt ở mức trên 70% -trong giới hạn Trung ương giao

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn và loại tiền

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng trưởng

11/10 12/111. Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.279 1.555 1.955 21,5% 25,7% 1. Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.279 1.555 1.955 21,5% 25,7%

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w