Hoạt động kinh doanh của Ngân hàngTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Yên Bái.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 59 - 75)

: Quan hệ Chỉ đạoPhòng

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàngTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Yên Bái.

triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái.

2.1.3. 1. Phân tích môi trường kinh doanh a, Môi trường kinh doanh vĩ mô:

Trong 3 năm trở lại đây thị trường lãi suất ngân hàng có nhiều biến động. Năm 2011, NHNN đã 2 lần tăng lãi suất chiết khấu (từ 7% năm 2010 lên 13%), 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn (từ 9% lên 15%). Lãi suất cơ bản đã được giữ nguyên 9% kể từ năm 2010. Lãi suất bắt đầu leo thang kể từ đầu tháng 5/2011, có thời điểm huy động VNĐ lên đến 20%/năm, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn lên 16,5-20%/năm, cho vay phi sản xuất từ 25-28%/năm.

Việc thay đổi nhân sự bộ máy điều hành NHNN Việt Nam tháng 8/2011 cùng với những biện pháp rất cứng rắn trong việc giữ trần lãi suất huy động VNĐ, siết chặt giao dịch mua-bán ngoại tệ tự do, ổn định tỷ giá, đã ảnh hưởng không nhỏ tới toàn hệ thống ngân hàng trong cả nước nói chung và với các ngân hàng tại khu vực Tây Bắc nói riêng.

Bởi khu vực Tây Bắc được đánh giá có chất lượng tín dụng lành mạnh nhưng lại gặp nhiều khó khăn và tổng dư nợ tín dụng còn ít so với cả nước. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Tây Bắc đến cuối năm 2012 đạt 110.052 tỷ đồng, tăng 16,34% so với cuối năm 2011. Mặc dù mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trung bình của cả nước nhưng quy mô dư nợ cho vay lại rất thấp. Huy động vốn và tạo ra nguồn vốn cho vay tại khu vực đang có biểu hiện chững lại và các doanh nghiệp vay vốn đang gặp nhiều khó khăn.

Những tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh đã tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của toàn ngành ngân hàng nói chung và BIDV Yên Bái nói riêng. Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt ngay từ những ngày đầu năm

2012 của Ban Giám đốc, cùng với nỗ lực, cố gắng của tập thể CBCNV, BIDV Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên các mặt hoạt động hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh và thực hiện tốt công tác An sinh xã hội trên địa bàn. BIDV Yên Bái tiếp tục cung ứng nguồn vốn tín dụng phục vụ các dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh: xi măng Yên Bái, xi măng Yên Bình, thủy điện Hồ Bốn, thủy điện Văn Chấn với doanh số cho vay hàng năm đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, BIDV Yên Bái cũng là đơn vị đi đầu trong việc triển khai và cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại: thẻ ATM, dịch vụ gửi nhận tin nhắn tự động BSMS, đại lý nhận lệnh chứng khoán, hỗ trợ tư vấn dịch vụ ngân hàng cho khách hàng... Hiện tại, với số lượng 07 máy ATM trên địa bàn thành phố và huyện Yên Bình, BIDV Yên Bái đã đáp ứng và thực hiện tốt dịch vụ thanh toán lương qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

b, Môi trường kinh doanh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái:

- Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái:

Ngân hàng Chi nhánh Phòng Giao dịch Quỹ Tiết kiệm Ngân hàng TMCP 1. BIDV 1 2 7 2. Vietinbank 1 3 0 3. Techcombank 1 0 0 Ngân hàng TMNN 1. Agribank 11 22 8 2. Ngân hàng CSXH 9 20 - Quỹ TDND 17 - -

Hiện nay, bên cạnh việc khai thác các sản phẩm, dịch vụ NH truyền thống (tín dụng, bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh tiền tệ…) các ngân hàng thương mại trên địa bàn đều đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm, dịch

vụ ngân hàng đa dạng, hiện đại, nhiều tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng trong đó một số sản phẩm dịch vụ của BIDV được đánh giá có phần chiếm ưu thế hơn như sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, thẻ ghi nợ các loại, thấu chi TK…, song cũng có những sản phẩm tiện ích nhưng do nhưng do BIDV triển khai muộn hơn các NH khác nên chưa phát triển được (sản phẩm phái sinh, dịch vụ ngân hàng điện tử). So với các NH khác thì Ngân hàng Nông nghiệp đi trước một bước về triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn trên địa bàn.

- Xu thế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng:

So với một số chi nhánh khác trong khu vực và địa bàn các tỉnh đồng bằng thì mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái ở mức độ thấp hơn (Ít NH hoạt động hơn, không có NH Ngoại thương). Đối thủ cạnh tranh chính vẫn là NHTMCP Công thương và NH Nông nghiệp với bề dầy hoạt động, tích lũy kinh nghiệm và nhiều mạng lưới, đồng thời khả năng phát triển công nghệ hiện đại phù hợp với xu thế thị trường nên mức độ cạnh tranh gay gắt hơn. Đối với NH Techcombank, mặc dù chưa phát triển được mạng lưới sau gần 2 năm hoạt động nhưng cũng đã tạo những áp lực cạnh tranh cho các ngân hàng trong hoạt động huy động vốn và cung cấp dịch vụ.

c, Phân tích đối thủ cạnh tranh

Tại địa bàn tỉnh Yên Bái hoạt động kinh doanh ngân hàng là sự chia sẻ thị phần chủ yếu của 3 ngân hàng BIDV (27%), Agribank (54%), Viettinbank (10%). NHTMCP Techcombank hiện đang chiếm thị

Biểu 2.1 Thị phần HĐV năm 2012 trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Ngoài ra với 17 điểm giao dịch của các Quỹ tín dụng nhân dân trong toàn tỉnh (riêng Thành phố Yên Bái có 5 điểm) cũng chiếm một thị phần đáng kể so với các ngân hàng.

Đánh giá một số điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh với BIDV giai đoạn hiện nay là:

*Điểm mạnh:

- Trong những năm gần đây, nhận thức được ưu điểm của các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hầu hết các NHTM đều nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân, tăng cường cơ cấu lại nguồn khách hàng theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững. Các sản phẩm dịch vụ NHBL đều được các ngân hàng quan tâm và triển khai các cuộc vận động chiến dịch để lôi kéo được nhiều khách hàng.

- Ngân hàng NNo&PTNT là ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng nhất trong hệ thống ngân hàng, có số lượng khách hàng lớn, giữ vững vị thế là một trong những NHTM Nhà nước có thị phần huy động vốn và dư nợ tín dụng cao nhất trên địa bàn. Agribank cũng là thương hiệu được khách hàng nhận biết đến nhiều đặc biệt là phân khúc khách hàng bán lẻ là các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay công nghệ hiện đại hóa ngân hàng cũng đã được phát triển mạnh đến cấp huyện.

- Ngân hàng TMCP Công thương: Có nhiều chính sách ưu đãi, cơ chế hoạt động khá linh hoạt, tự chủ trong công tác điều hành, đặc biệt về chính sách giá (thỏa thuận) do đó có khả năng vận động lôi kéo khách hàng.

- NHTMCP Techcombank có đội ngũ nhân viên tạo được hình ảnh chuyên nghiệp, có chính sách giá phí cạnh tranh khá hấp dẫn thu hút khách hàng cá nhân.

* Điểm yếu:

- Đối với hệ thống NHNo&PTNT: Mạng lưới hoạt động rộng lớn, đội ngũ cán bộ nhân viên nhiều nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các chi nhánh trên địa bàn và ngay trên cùng địa bàn Thành phố (có 3 chi nhánh cấp 1 cạnh tranh trực tiếp với BIDV) cũng phản ánh mức độ chênh lệch và không đồng đều trong hoạt động (bao gồm cả trình độ cán bộ chưa đồng đều).

- Đối với Ngân hàng TMCP Công thương và các đối thủ khác: Một phần còn hạn chế về khả năng chiếm lĩnh thị trường do mạng lưới hoạt động còn mỏng. Bên cạnh đó đối với địa bàn miền núi nghèo, đa số trình độ dân trí thấp thì hình ảnh thương hiệu hoạt động của các NHTMCP gần như ít tác động hơn.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Đơn vị: tỷ đồng

Chi nhánh NHTM tại Yên Bái

Huy động vốn Dư nợ tín dụng Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ DNTD/HĐV Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 BIDV 1.220 1.894 1.555 1.955 1,97 1,44 127% 103%

Agribank 2.650 3.247 3.083 3.110 2,84 3,4 116% 95%

Viettinbank 343 494 399 488 8,94 9,15 116% 98%

Techcombank 14 80,8 1,5 9 0 0 10% 11%

(Nguồn: Báo cáo Thống kê Ngân hàng Nhà nước tỉnh Yên Bái năm 2011 -2012)

- Đánh giá về BIDV Yên Bái: Hiện tại Chi nhánh luôn giữ vững ưu thế là một NH hoạt động kinh doanh hiệu quả trên địa bàn, có thương hiệu và hình ảnh gây được nhiều ấn tượng trong những năm gần đây. Chi nhánh duy trì được nền khách hàng quan trọng, thân thiết gắn bó qua nhiều năm hoạt động. Sản phẩm dịch vụ BIDV cung cấp trên địa bàn khá đa dạng, phong phú nên có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Thị phần hoạt động của BIDV có xu hướng ngày càng tốt hơn, tuy nhiên để đạt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng hoạt động và tăng cả về thị phần trong những năm tới đây là một thách thức lớn đối với chi nhánh khi mà môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng khó khăn và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

2.1.3.2 Công tác huy động vốn:

Là một ngân hàng lớn và có uy tín lâu năm trên địa bàn, BIDV Yên Bái luôn coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Công tác huy động vốn tại chỗ từ nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cư, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức trên địa bàn luôn được chú trọng. Nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước.

Chi nhánh đã vận dụng một cách linh hoạt các loại hình sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như: tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm lộc xuân may mắn, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…

Chi nhánh luôn chủ động bám sát những biến động lãi suất trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Kết hợp với việc sử dụng các hình thức

khuyến mại như tặng quà, dự thưởng… đã góp phần thu hút khách hàng đến với Chi nhánh và nâng cao nguồn vốn huy động cho Chi nhánh.

Bảng 2.2: Các loại nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Yên Bái 2010 - 2012.

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vốn huy động tiền gửi+ phát hành GTCG 916 1.220 1.894 Tỷ trọng 70,30% 76,4% 84% Vốn vay 2,48 2,91 3.04 Tỷ trọng 0,19% 0,18% 0,13% Vốn TTUT 16,34 19,45 20,15 Tỷ trọng 1,25% 1,22% 0,89% Vốn điều lệ và Quỹ 334 340 325 Tỷ trọng 25,63% 21,29% 14,42% Vốn khác 34,16 14.64 11,81 Tỷ trọng 2,62% 9,16% 5,23% Tổng nguồn vốn 1.303 1.597 2.254

(Nguồn:Bảng cân đối kế toán BIDV Yên Bái 2010-2012)

Biểu 2.2: Các loại nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Yên Bái

Kể từ năm 2007, cùng với cả hệ thống, BIDV Yên Bái đã triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung FTP (Fund Transfer Pricing), chuyển từ cơ chế bao cấp trong điều hoà vốn nội bộ sang quan hệ mua và bán vốn, hướng đến thông lệ chung của hoạt động ngân hàng giúp giảm chi phí vốn, tập trung sức mạnh lợi thế cạnh tranh của hệ thống. Với cơ chế này Hội sở chính sẽ xác định giá mua vốn và bán vốn phù hợp cho từng thời kỳ, các chi nhánh, đơn vị thành viên khi có nhu cầu cho vay sẽ mua vốn của Trung ương theo giá bán vốn FTP và ngược lại toàn bộ nguồn vốn huy động được của chi nhánh sẽ bán về cho Trung ương theo giá mua vốn FTP. Thu nhập của Chi nhánh chính là phần chênh lệch lãi suất giữa giá bán vốn FTP của Trung ương cho Chi nhánh với lãi suất cho khách hàng vay và chênh lệch giữa giá mua vốn FTP của Trung ương với lãi suất huy động của khách hàng. Cơ chế này giúp cho các Chi nhánh luôn chủ động trọng việc xác định lãi suất cho vay và huy động để đảm bảo có lãi trong mua bán vốn với Trung ương.

Từ cuối năm 2011, ngân hàng Techcombank nhảy vào thị trường Yên Bái và liên tục áp dụng mọi biện pháp lôi kéo khách hàng bằng lãi suất, bằng các

hình thức tặng quà khuyến mại đã làm cho BIDV Yên Bái gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn. Và việc điều chỉnh lãi suất trong 2 năm trở lại đây đã tác động đến tâm lý của người gửi tiền.

Mặc dù vậy nhưng Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong việc giữ vững nền khách hàng và nguồn vốn hiện có, giúp cho nguồn vốn trong năm vẫn có sự tăng trưởng đáng ghi nhận. Ban lãnh đạo chi nhánh tiếp tục quan tâm chú trọng trong chỉ đạo điều hành huy động vốn, đặc biệt đối với công tác huy động vốn dân cư và thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng.

Bên cạnh đó Hội sở chính triển khai kịp thời cơ chế động lực huy động vốn của năm 2012 đã khuyến khích việc tăng trưởng huy động vốn hiệu quả đối với chi nhánh.

2.1.3.3. Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng (cho vay) luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro xong cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Tại BIDV Yên Bái, thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tới trên 80% tổng nguồn thu của Chi nhánh. Do vậy, hoạt động này luôn được chú trọng hàng đầu. Là một ngân hàng có truyền thống từ lâu trong các hoạt động cho vay phục vụ đầu tư phát triển đặc biệt là cho vay các dự án lớn của nền kinh tế, Chi nhánh BIDV Yên Bái nói riêng cũng như cả hệ thống ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung rất có uy tín trong hoạt động tín dụng. Thị phần tín dụng của chi nhánh luôn chiếm trên 30% thị phần tín dụng của địa bàn, hầu hết các doanh nghiệp lớn của tỉnh đều có dư nợ vay tại Chi nhánh.

Đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh qua các năm đều cao nhưng vẫn nằm trong khả năng nguồn vốn và giới hạn tín dụng do Trung ương giao. Điều này giúp Chi nhánh hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo an toàn, phát triển bền vững và từng bước nâng cao sức mạnh, vị thế và hình ảnh của chi nhánh.

Bảng 2.3: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Yên Bái

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 11/10Tăng trưởng12/11 1. Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.279 1.555 1.955 21,5% 25,7% 2. Cơ cấu tín dụng:

+ Theo kỳ hạn

-Dư nợ cho vay ngắn hạn 462 529 669 14,5 14,5 -Dư nợ cho vay trung dài hạn 817 1.02

6

1.286 25,5 25,5

+ Theo đối tượng khách hàng

-Dư nợ của KH Doanh nghiệp 1.089 1.331 1.636 22,2 22,2

-Dư nợ KH cá nhân 190 224 319 17,8 17,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDV Yên Bái 2011 - 2012) Biểu 2.3: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt

Nam – chi nhánh Yên Bái năm 2010-2012

Về cơ bản, Chi nhánh đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị, cá nhân trên địa bàn và nhu cầu vốn trung dài

hạn phục vụ các dự án kinh tế trọng điểm, đồng thời tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu hồi nợ, thu lãi treo, xử lý nợ xấu và thu nợ hạch toán ngoại bảng (kể cả hình thức phát mại bán tài sản) nhằm hoàn thành tốt kế hoạch đề ra và đưa các tỷ lệ cơ cấu tín dụng theo đúng giới hạn được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.

Mặc dù thời gian gần đây các ngân hàng đều có xu hướng mở rộng các hoạt động của mình sang phát triển các dịch vụ phi tín dụng xong có thể nói trong khoảng thời gian trước mắt nguồn thu chính của các ngân hàng vẫn là từ tín dụng.

Qua số liệu phản ánh tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh từ năm 2010-2012 (Bảng 2.3), ta thấy: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn còn có một số điểm hạn chế. Đó là Chi nhánh chủ yếu cho vay đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, dư nợ của các khách hàng cá nhân còn thấp, các sản phẩm tín dụng bán lẻ chưa phát

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 59 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w