Chi phí huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàngTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Yên Bá

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 87 - 89)

: Quan hệ Chỉ đạoPhòng

2. Cơ cấu tín dụng:

2.2.2.5. Chi phí huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàngTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Yên Bá

tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Yên Bái

a. Chi trả lãi vay nội bộ

Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn của chi nhánh BIDV Yên Bái nhìn chung là chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và chưa thực sự phù hợp về thời gian giữa huy động và cho vay. Do đó, có những thời điểm Chi nhánh dư thừa vốn được gửi tại Trung ương nhưng có nhiều thời điểm phải vay Trung ương để bù đắp phần thiếu hụt. Qua bảng dưới chúng ta thấy: chi lãi vay nội

bộ tăng qua các năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012 do Chi nhánh không huy động được nhiều vốn phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh. Phần thiếu hụt lớn hơn, Chi nhánh vay nhiều hơn và chi phí vay nội bộ cao là tất yếu.

Bảng 2.13: Số liệu tính toán thu lãi tiền gửi nội bộ và chi lãi vay nội bộ

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2011 so

với 2010 2012

2012 sovới 2011 với 2011

Thu lãi tiền gửi nội bộ 11,432 2,849 -8,583 1,102 -1,747 Lãi tiền vay nội bộ 16,184 30,235 14,051 108,116 77,881

Chênh lệch -4,752 -27,386 -22,634 -

107,014

-79,628

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDV Yên Bái năm 2010-2012)

b. Chi trả lãi tiền gửi

Chi trả lãi tiền gửi của Chi nhánh tăng ở năm 2011 và 2012. Tuy nhiên, tới năm 2012 thì chi phí này tăng mạnh. Nguyên nhân là do năm 2012 là năm chi nhánh gặp nhiều khó khăn về huy động vốn, nguồn vốn huy động được tăng không nhiều nhưng lãi suất huy động tăng rất cao, có lúc lên tới 20%/năm. Cũng như các ngân hàng khác, chi nhánh cũng bị rơi vào vòng xoáy của cuộc chạy đua lãi suất năm 2012. Chi nhánh cũng chịu sự điều chỉnh của NHNN về mức lãi suất huy động tăng. Tuy mức lãi suất tín dụng cũng tăng theo nhưng mức tăng này chậm hơn so với mức tăng lãi suất huy động, do đó sự sụt giảm lãi cũng là đương nhiên. Năm 2010, chi phí trả lãi là 85.067 triệu đồng, năm 2011 là 112.088 triệu đồng. Tới năm 2012 con số này là 218.508 triệu đồng, tăng gần gấp đôi năm 2011.

Bảng 2.14: Số liệu tính toán thu lãi cho vay và chi trả lãi huy động

Chỉ tiêu 2010 2011 2011 so với 2010 2012 2012 so với 2011 Lãi tín dụng nhận về 161.971 188.737 26.766 353.697 164.960 Lãi huy động phải

trả

85.067 112.088 27.021 218.508 106.420

Chênh lệch 76.904 76.649 -255 135.189 58.540

% tăng tương đối -0,33% 76,37%

Số tăng tuyệt đối -255 58.540

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Yên Bái năm 2010-2012)

Chính sách lãi suất là một chính sách vô cùng quan trọng trong huy động vốn. Trước đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Yên Bái áp dụng chính sách lãi suất gần như cố định, biên độ giao động hẹp. Nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM quốc doanh và các NHTM cổ phần khác trên địa bàn, Chi nhánh BIDV Yên Bái đã bắt đầu điều hành bằng chính sách lãi suất linh hoạt, nới rộng biên độ dao động, đặc biệt là đối với phát hành các loại giấy tờ có giá. Đối với hình thức huy động vốn của các TCKT, biên độ giao động lãi suất cũng được nới rộng, không cố định như trước đây.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w