Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Yên Bá

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 92 - 99)

: Quan hệ Chỉ đạoPhòng

2. Cơ cấu tín dụng:

2.2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Yên Bá

2.2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàphát triển Việt Nam- Chi nhánh Yên Bái phát triển Việt Nam- Chi nhánh Yên Bái

2.2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

a.

Nguồn vốn của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm, từng bước đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn ngày càng tăng.

Nhờ coi trọng công tác huy động vốn, đồng thời đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc khách hàng, tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra các sản phẩm mới tiện ích, hiệu quả cho khách hàng, Chi nhánh BIDV Yên Bái đã đạt được một số kết quả trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động trong những năm qua của ngân hàng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tăng trưởng tài sản cả về qui mô, kết cấu và đem lại những kết quả khả quan. Chi nhánh đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa

đất nước bằng việc cung ứng vốn cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Yên Bái luôn là bạn đồng hành của các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh như: sắt thép, điện lực, xăng dầu, các đơn vị thi công những công trình trọng điểm của nhà nước. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn vẫn tăng đều qua các năm đạt khoảng khoảng 20 - 40%, đó là thành công của Chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Vốn huy động của chi nhánh luôn giữ vị trí quan trọng trong khối các NHTM quốc doanh trên địa bàn và là ngân hàng đi đầu trong việc định hướng lãi suất thị trường.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Yên Bái là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc đưa các ứng dụng công nghệ hiện đại vào ứng dụng trong quá trình phục vụ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong hoạt động huy động vốn như: phát hành các loại giấy tờ có giá, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang… Các sản phẩm như đầu tư tự động trên tài khoản, trả lương tự động, ATM, chuyển tiền kiều hối qua trung tâm chuyển tiền tập trung, cung ứng các dịch vụ hoạt động kinh doanh của các khách hàng doanh nghiệp…

b. Quy mô, cơ cấu và tính ổn định của nguồn vốn được cải thiện

Cơ cấu vốn huy động thay đổi theo chiều hướng tích cực, vốn VND và ngoại tệ dần có tỷ lệ ngang nhau. Trong đó tốc độ tăng của VND cao hơn của ngoại tệ.

Nhờ việc đưa ra những mục tiêu và có giải pháp huy động vốn hợp lý khi khai thác tiềm lực các TCKT và dân cư; với các hình thức huy động vốn đa dạng và phương thức trả lãi phù hợp với khách hàng như trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi hàng tháng hàng quý…Chi nhánh đã cung cấp cho khách hàng

nhiều cơ hội khi gửi tiền vào ngân hàng,… Vốn huy động từ các TCKT và ĐCTC có một sự tăng trưởng khá tốt với tốc độ tăng trưởng cao, khoảng 15- 20% với số dư 649 tỷ đồng vào năm 2012. Đây là nguồn vốn lớn đem lại lợi thế cho Chi nhánh bởi vì chi phí của nguồn này là rẻ nhất trong các loại chi phí huy động do phần lớn là tiền gửi thanh toán và tiền gửi ngắn hạn.

Chất lượng dịch vụ đã được cải thiện đáng kể, góp phần thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh. Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng đi liền với việc thu hút tiền gửi cũng được cải thiện cả về số và chất lượng: hiện đại hóa các hệ thống thanh toán, mở rộng và cải thiện hệ thống thanh toán bằng séc, thẻ rút tiền tự động, ủy nhiệm chi, thư tín dụng… Điều này giúp khách hàng có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn các dịch vụ phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Kỳ hạn huy động vốn cũng đã được đa dạng rất nhiều người dân không còn phải giữ của cải và tiền nhàn rỗi nữa mà họ có thể gửi tất cả chúng tới Chi nhánh một cách an toàn và thuận lợi.

Trên cơ sở điều hành lãi suất của ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, Chi nhánh đã đưa ra một chính sách lãi suất huy động hợp lý, thống nhất và có tính cạnh tranh cao, dựa trên nguyên tắc lãi suất dương nhằm đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền. Điều này có vai trò lớn trong việc huy động vốn trong bối cảnh nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát.

c.

Tổng nguồn vốn huy động không kỳ hạn của chi nhánh cũng tăng nhanh. Tổng nguồn vốn không kì hạn tăng giúp Chi nhánh có thể gia tăng được các hoạt động dịch vụ như: chuyển tiền, thu chi hộ, thanh toán L/C, mua bán ngoại tệ….đem lại khoản thu nhập đáng kể cho Chi nhánh từ các khoản phí dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ. Hiện nay, Chi nhánh BIDV Yên Bái là một trong những nơi có hệ thống thanh toán thẻ tốt nhất và tiện dụng nhất trên địa

bàn tỉnh Yên Bái. Nhiều loại hình thanh toán thẻ được đưa ra góp phần gia tăng số vốn huy động không kỳ hạn.

d. Tổng số vốn huy động từ các TCKT và dân cư chiếm tỷ trọng lớn

Tổng số vốn huy động từ các TCKT và dân cư chiếm tới 90% trên tổng số, chứng tỏ đây vẫn là nguồn tạo tiền chủ yếu cho Chi nhánh và vẫn cần phải tập trung khai thác nguồn truyền thống này. Tỷ lệ vốn huy động từ tiết kiệm cũng gia tăng đáng kể. Đây là nguồn cung chủ yếu cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn.

2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Một trong những hạn chế lớn nhất của chi nhánh BIDV Yên Bái hiện nay là huy động vốn trung và dài hạn không đủ để tài trợ cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Nguồn vốn trung dài hạn tại Chi nhánh năm 2012 giảm đáng kể bởi nền kinh tế lạm phát, người dân ưa thích kỳ hạn ngắn hơn. Chính vì thế, Chi nhánh buộc phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang để đáp ứng cho nhu cầu dài hạn và đi vay Trung ương để cho khách hàng vay. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn quá thấp, mất cân đối nghiêm trọng trong tổng nguồn vốn huy động, điều này gây khó khăn cho việc tài trợ các dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia.

- Chính sách về sản phẩm còn chưa được cải thiện nhiều: các sản phẩm huy động vẫn mang tính chất đơn điệu, truyền thống và không linh hoạt. Do đó sẽ kèm theo các mức lãi suất không linh hoạt. Việc triển khai thành công dự án hiện đại hóa ngân hàng đã tạo điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ mới nhưng chưa được thực hiện triệt để và mạnh mẽ. Chất lượng dịch vụ trong hoạt động huy động vốn vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sự phát triển của thị trường đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp một danh mục đa dạng các sản phẩm huy động vốn, đồng thời phải có sự tư

vấn cặn kẽ thì khách hàng mới có thể hiểu và tích cực tham gia.

- Đối với dân cư, hiện nay sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm tiết kiệm truyền thống: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn. Khách hàng chưa được sử dụng các loại hình dịch vụ hiện đại: đầu tư tự động…. Các kỳ hạn huy động đối với sản phẩm tiết kiệm còn hạn chế, chưa có nhiều hình thức để người gửi tiền lựa chọn. Các dịch vụ khác ngoài dịch vụ nhận lãi tiền gửi: thanh toán hộ, chuyển trả, đầu tư… vẫn chưa được áp dụng.

- Các sản phẩm của chi nhánh BIDV Yên Bái vẫn mang nặng tính chất đơn lẻ, chưa có mối liên hệ với nhau, tạo thành nhóm sản phẩm được thiết kế riêng cho từng nhóm khách hàng, đảm bảo khi đã sử dụng một sản phẩm của ngân hàng họ sẽ tiếp tục sử dụng các sản phẩm khác. Do đó khách hàng sẽ có thể phải lựa chọn một ngân hàng khác để sử dụng một loại dịch vụ khác.

- Một bộ phận nhân viên của ngân hàng vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình, chưa nắm vững nghiệp vụ khiến khách hàng cảm thấy chưa hài lòng. Phương thức giao dịch vẫn còn làm mất thời gian của khách hàng, khiến họ phải làm quá nhiều công việc khi nộp rút tiền hoặc tiến hành gửi một khoản tiết kiệm vào ngân hàng hoặc khi tiến hành thanh toán một khoản tiền ra nước ngoài.

- Lãi suất huy động chưa được đa dạng hóa, một phần do hình thức huy động vốn chưa được phân chia cụ thể. Nguyên nhân lãi suất bị khống chế là do lãi suất trần của NHNN nên lãi suất huy động vẫn chưa phản ánh được lãi suất thực trên thị trường. Trong một vài năm gần đây, tuy lãi suất của Việt Nam cũng đã được điều chỉnh theo mức biến động của lãi suất thế giới nhưng vẫn chịu sự quản lý của nhà nước. Cơ cấu lãi suất còn chưa hợp lý, mức lãi suất tiền gửi của các TCKT còn chênh lệch so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm nên khả năng thu hút vốn nguồn vốn nhàn rỗi của các TCKT là chưa cao.

- Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ còn chưa cao do công cụ này có tính lỏng thấp, mối quan hệ qua lãi giữa ngân hàng và thị trường chứng khoán còn lỏng lẻo, chưa có tính hỗ trợ cao.

- Chưa có mạng lưới của chi nhánh BIDV Yên Bái ở các vùng sâu vùng xa của tỉnh, điều này làm mất đi một bộ phận khách hàng tiềm năng của Chi nhánh.

- Chưa có các chương trình và biện pháp quảng bá hình ảnh của Chi nhánh cũng như chưa có các hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra được các giải pháp tốt nhất cho việc gia tăng tổng số vốn huy động.

- Chưa có các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể nhằm đánh giá một cách chuẩn xác hiệu quả huy động và sử dụng vốn. Chưa có các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu các chi phí không cần thiết trong quá trình vận hành bộ máy, điều này làm tăng chi phí huy động vốn dẫn tới nguồn tín dụng sẽ không hấp dẫn đối với khách hàng.

Kết luận chương 2

Sau hơn 55 năm hình thành và phát triển, Chi nhánh BIDV Yên Bái đã trở thành một NHTM có uy tín trên địa bàn tỉnh cũng như trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong những năm qua tuy đã có những bước tiến vượt bậc nhưng vẫn còn có rất nhiều khó khăn. Vì thế để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình huy động và sử dụng vốn cần có các giải pháp cụ thể và đồng bộ trên cơ sở nghiên cứu thị trường, đối tác, khách hàng và chiến lược hoạt động của ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w