Huy động vốn từ bên ngoài

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán (Trang 61 - 65)

Đối với đối tượng này, ta sẽ không xét đến việc họ có đủ khả năng tài chính để đầu tư hay không vì ở một khía cạnh nào đó có thể xem vốn nước ngoài là vô tận. Chỉ tính riêng tài sản của các quỹ hỗ tương ở Mỹ thì hiện nay cũng đã đạt đến con số 6,5 ngàn tỷ US$. Số vốn trung bình của một quỹ cũng đã vượt quá GDP của Việt Nam.

Những người chuyên đi đầu tư tài chính ở nước ngoài là những người chuyên nghiệp. Do vậy, một khi mà một thị trường chứng minh được khả năng sinh lợi và chuyển về đáp ứng được sự mong đợi của họ thì lập tức nguồn vốn sẽ đổ vào ngay. Theo các chuyên gia nước ngoài thì Việt Nam hiện có ưu thế hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Những ưu thế này có thể tập trung lại thành những nhân tố chính sau:

4.3.2.1. Mức độ ổn định chính trị - xã hội cao.

Điều này là rất rõ ràng vì hầu hết các nước có khả năng cạnh tranh mạnh với Việt Nam ở châu á như Indonesia, Thailan, Philippines, ấn Độ... đều đang

bị nạn khủng bố cũng như xung đột sắc tộc hoành hành. Thực tế này đã được công nhận khi tổ chức PERC (Tổ chức tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế) đánh giá Việt Nam là nơi đầu tư kinh doanh an toàn nhất khu vực châu á - Thái Bình Dương. Môi trường chính trị ổn định sẽ giúp các nhà đầu tư giảm đi rất nhiều các loại rủi ro và yên tâm đầu tư. Nó cũng sẽ gián tiếp góp phần cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng của kinh tế bởi vì chỉ khi chính trị xã hội ổn định thì mức tăng trưởng mới lâu dài.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có những tiềm năng bất ổn về chính trị của mình. Mặc dù các tôn giáo của Việt Nam không có xung đột với nhau nhưng các tôn giáo (Thiên Chúa, Đạo Phật) lại có những mâu thuẫn với Chính phủ. Ngoài ra, Việt Nam còn có sự chống đối của một thiểu số người Việt Nam ở nước ngoài cũng như các thế lực thù địch khác đối với chế độ xã hội chủ nghĩa. Cuối cùng, ở các vùng nông thôn và miền núi Tây Bắc, Tây Nam và Tây Nguyên thỉnh thoảng cũng có một số bất ổn do người dân tộc gây ra. Tuy nhiên, nhận xét chung của các tổ chức nước ngoài là những bất ổn và chống đối với Chính phủ ít có khả năng gây bất ổn cho tình hình kinh tế xã hội.

4.3.2.2. Nến kinh tế tăng trưởng cao và ổn định.

Trước hết phải kể đến GDP, đơn vị đo lường giá trị sản phẩm và dịch vụ của quốc gia có được từ hoạt động kinh tế. Mức GDP tăng cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng. Sau đây là GDP của Việt Nam trong những năm gần đây.

. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2002.

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2010 (dự báo) GDP (%) 9,54 9,34 8,8 5,8 4,8 6,8 7,0 7,1 Gấp đôi năm 2000

(Nguồn: Tổng cục Thống kê ADB, IMF)

Như vậy, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng cao và ổn định: Giai đoạn 1995 - 1997, tốc độ tăng trưởng rất cao (xấp xỉ 2 con số), giai đoạn 1999 - 2000 mặc dù các nước trong khu vực bị khủng hoảng và có mức tăng trưởng âm thì Việt Nam vẫn tăng trưởng tuy không còn cao như trước, và giai đoạn hiện nay, tăng trưởng lại dần phục hồi ở mức rất cao. Mức tăng trưởng này đứng thứ hai châu á, chỉ sau Trung Quốc.

So sánh mức tăng trưởng GDP của Việt Nam và các nước trên thế giới.

2000 2001 2002 (dự báo)

Thế giới 3,8 1,2 1,3

Các nước phát triển 3,5 0,8 0,8

Mỹ 4,1 1,1 1,7

Nhật 2,2 -0,8 -1,5

Khối châu Âu 3,5 1,4 1,1

Đông á 7,0 2,3 3,5 Indonesia 4,8 2,9 3,5 Hàn Quốc 8,8 2,3 4,0 Malaysia 8,3 0,4 2,8 Philippines 4,0 1,7 3,0 TháI Lan 4,4 1,2 2,2 Singapore 9,9 -3,8 2,5 Trung Quốc 8,0 7,4 7,0 Việt Nam 5,5 4,8 5,2

(Nguồn: Ngân hàng thế giới)

Ghi chú: Có thể thấy là theo cách tính của WB thì GDP của Việt Nam thấp hơn hẳn so với bảng trên nhưng WB giải thích rằng đó chỉ do cách tính toán còn xu hướng cũng như mức độ tăng trưởng vẫn giống như Chính phủ Việt Nam cũng như các tổ chức khác xác định.

Chính mức tăng trưởng này đã giúp cho tốc độ gia tăng thu nhập của người dân Việt Nam lên cao hơn các nước láng giềng rất nhiều.

Thu nhập của người dân tăng sẽ góp phần gia tăng tổng cầu của nền kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.

Một yếu tố nữa rất quan trọng cho sự ổn định của nền kinh tế, đó là cán cân thương mại đã diễn ra khá cân bằng. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì sự ổn định trong cung cầu của nền kinh tế, tạo tiền dề cho việc kiềm giữ lạm phát.

. Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2003

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 (5 tháng đầu năm) Xuất khẩu (tỷ US$) 4,1 5,2 7,1 8,9 9,4 11,9 13,6 16,4 5,88 Nhập 5,3 7,5 11,1 11,2 11,4 12,01 14,63 17,70 6,85 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khẩu (tỷ US$) Cán cân (tỷ US$) -1,2 -2,3 -4,0 -2,3 -2,0 -0,2 -1,6 -1,0 -0,97

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, ADB và IMF)

Có thể nhận thấy rằng, mức xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng khá đều nên nhập siêu được giữ ở mức dưới 4%. Các ngân hàng vẫn cân đối ngoại tệ được cho nhập khẩu nhờ vào nguồn kiều hối từ nước ngoài trở về. Dưới đây chỉ là con số kiều hối chuyển về theo đường chính thức (qua ngân hàng, qua hải quan, bưu điện...), còn theo các chuyên gia thì lượng kiều hối chuyển về theo con đường không chính thức cũng rất đáng kể.

. Lượng kiều hối chuyển về nước giai đoạn 1995 - 2003

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Số tiền (tỷ

US$)

0.25 0.29 0.47 0.4 0.95 1.2 1.7 1.8 2

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Có thể thấy từ năm 1999, sau khi Nhà nước bãi bỏ thuế thu nhập cá nhan đánh trên kiều hối và cho phép người nhận được nhận kiều hối bằng ngoại tệ thì số kiều hối gửi về đã tăng lên quá mức 1 tỷ US$ và không ngừng gia tăng vào những năm sau đó. Điều này rất quan trọng vì trên bình diện vĩ mô, kiều hối góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tạo nguồn vốn phát triển sản xuất – kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của người dân.

Chính những thành tựu về giảm nhập siêu, tăng trưởng GDP và thu hút kiều hối nói trên đã giúp cho Việt Nam kiềm giữ được lạm phát từ chỗ siêu mã xuống còn một con số. . Tốc độ lạm phát giai đoạn 1987 - 2003 Năm 1987 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Số tiền (tỷ US$) 774 14.4 12.7 4.5 3.8 9.2 0.7 -0.5 -0.3 2.44 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Như vậy, từ mức lạm phát kỷ lục vào năm 1987, Việt Nam đã thành công khi kiềm giữ được lạm phát xuống mức thấp và thậm chí còn có dấu hiệu giảm phát. Những thành tựu này cho thấy Việt Nam từ chỗ một nước sản xuất

không đủ cho tiêu dùng chuyển sang mức cân bằng hơn. Điều này góp phần rất lớn tạo cho sự ổn định để làm tiền đề cho việc tăng trưởng GDP.

Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định rõ ràng là một lợi thế lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng là nó vẫn đang trong quá trình phát triển và ngày càng có nhiều bằng chứng cho sự phát triển mà nổi bật là sự hình thành TTCK vào cuối năm 2001, tiến độ cải cách doanh nghiệp Nhà nước đang ngày càng tốt hơn, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là rất năng động và hàng loạt các Hiệp định Thương mại đa phương và song phương như Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, AFTA, ASEAN... đang được thực hiện. Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế thế giới thể hiện ở các điều kiện pháp lý ngày càng được sửa đổi, ban hành theo tiêu chuẩn của thế giới... Chính những điều này cho thấy Việt Nam đang dần thay đổi để phù hợp với luật chơi của quốc tế. Từ đó, thị trường Việt Nam mở ra những cơ hội mới cho những nhà đầu tư nước ngoài được cạnh tranh bình đẳng để đầu tư và thu lời tự một thị trường có nhiều tiềm năng.

4.3.2.3. Có những bằng chứng cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư thành công.

Như đã trình bày trong chương 3 về trường hợp của quỹ đầu tư VEIL, trong lúc các quỹ đầu tư ở các thị trường mới nổi ở châu á khác bị thua lỗ nghiêm trọng thì quỹ này vẫn có thể thu hút lợi nhuận ở Việt Nam. Đây là một bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư vẫn có thể thành công tại thị trường Việt Nam nếu có chiến lược đúng đắn.

Tóm lại, với các ưu thế là ổn định chính trị và xã hội cùng mức tăng trưởng cao và ổn định. Việt Nam hiện có ưu thế lớn so với các nước trong khu vực. Tất nhiên, Việt Nam vẫn còn những yếu kém chưa thể khắc phục ngay được như hệ thống thực thi luật pháp, tình trạng độc quyền... nhưng có thể thấy với quyết tâm của Chính phủ Việt Nam cùng sức ép của hội nhập sẽ giúp tình hình ngày một tốt hơn. Với một lợi thế cơ bản như trên, sự lựa chọn Việt Nam để đầu tư là có cơ sở.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán (Trang 61 - 65)