Thị trường bán lại

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán (Trang 65 - 72)

Các quỹ đầu tư dù là quỹ đóng hay quỹ mở đều hoạt động dưới hình thức dự án, tức là hoạt động sau một thời gian (thường là 10 - 15 năm) thì sẽ bán lại các khoản đầu tư của mình để trả tiền lại cho cổ đông. Do vậy, quỹ rất cần một nơi để bán lại chúng một cách nhanh chóng mà không bị thua thiệt, tức là

quỹ mong muốn những khoản đầu tư của mình có tính thanh khoản cao. Muốn bán nhanh chóng thì quỹ cần phải có nơi để bán và có người sẵn lòng mua.

Ta có thể thấy được điều này qua ví dụ minh hoạ TTCK như một cái chợ thông thường. Nếu vậy thì nơi đó cần có những yếu tố nào để người đến chợ có thể mua bán được dễ dàng? Như ta đã biết thì chợ được cấu thành bởi người bán (cung - người bán chứng khoán) và người mua (cầu - người mua chứng khoán), và ban quản lý chợ (trung tâm). Chợ chỉ có thể sôi động nếu có đông người mua, người bán, hàng hoá và được hoạt động dưới sự quản lý, giám sát của ban quản lý để đảm bảo các hoạt động mua bán được diễn ra dễ dàng và công bằng. Do hàng hoá của TTCK là một loại giấy tờ đặc biệt, tự thân nó không có gía trị mà giá trị của nó nằm ở chỗ lòng tin của người mua nó. Để có được lòng tin này thì thị trường phải chứng tỏ cho người tham gia rằng họ đang hoạt động trong một môi trường công bằng và minh bạch. Người quản lý muốn kiểm soát được hoạt động của chợ thì buộc phải đưa ra những luật lệ và tổ chức chợ thành nhiều loại, mỗi loại phù hợp với một loại hàng hoá khác nhau với chất lượng từ thấp đến cao.

Trong chương này, chúng ta đã xem xét đến tiềm năng của cung (các đối tượng đầu tư) và (khả năng huy động vốn). Vấn đề còn lại là tiềm năng đó sẽ được quản lý như thế nào để có thể biến chợ thành một nơi sôi động và giúp cho chứng khoán mang tính thanh khoản cao? Do vậy, trong phần này chúng ta sẽ xem xét tình trạng hiện tại của Việt Nam so với thế giới, những dự báo và các động thái của cơ quan quản lý đối với việc phát triển các loại thị trường.

4.4.1.1. TTCK tập trung (TTTT)

*. Thực trạng.

TTCK Việt Nam ra đời đến nay đã được hơn 3 năm với số công ty niêm yết ban đầu là 2, đó là REE và SACOM với số vốn chỉ hơn 30 triệu US$. Điều kiện để một công ty được niêm yết là có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng, kinh doanh 2 năm liên tiếp có lãi và có tối thiểu 100 cổ đông không phải là nhân viên công ty. Hiện nay, thị trường đã có tổng cộng là 23 công ty, với số vốn là 175 triẹu US$. Số công ty chứng khoán được cấp phép là 13. Quy mô thị trường chiếm khoảng 0,39% GDP. TTCK cũng là nơi niêm yết trái phiếu chính phủ với gía trị khoảng 200 triệu US$.

Như vậy, quy mô thị trường còn quá nhỏ bé, số lượng công ty niêm yết còn quá nhỏ bé so với số lượng các công ty có nhu cầu huy động vốn và nếu so với tổng số công ty trong nền kinh tế hiện nay thì con số đó lại càng nhỏ

bé. Các công ty niêm yết mặc dù là những công ty có kết quả kinh doanh tốt nhưng không phải là những công ty có số vốn lớn và hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng như dầu khí, bưu điện...

Hoạt động của thị trường có thể chia làm 3 giai đoạn sau:

 Giai đoạn từ 20/7/00 đến 25/6/01: Giai đoạn này giá cổ phiếu tăng liên tục và luôn tăng kịch trần với biên độ là 2%. Chỉ số VNindex đạt mức cao nhất là 571,04 điểm. Như vậy, có thể thấy giai đoạn này cầu lớn hơn cung. Điều này có thể lý giải là do TTCK còn quá mới mẻ, nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm nên mua chúng khoán mà không cần phân tích thực tế cũng như triển vọng của các công ty niêm yết.

 Giai đoạn 27/6 đến 5/10/01: Giai đoạn này giá cổ phiếu giảm liên tục và biên độ được nới lỏng từ 2% lên 7%. Giai đoạn này, cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều khuyến cáo đối với người đầu tư, đưa thêm công ty niêm yết vào và thay đổi một số hoạt động giao dịch như tăng biên độ gía, quy định về khối lượng tối đa... Kết quả là chỉ số VNindex đã rớt xuống mức 203 điểm. Như vậy, giai đoạn này cung đã vượt cầu.

 Giai đoạn gừ 7/10/01 đến nay: Giai đoạn này cổ phiếu có giảm giá và cũng có tăng giá nhưng mức tăng giảm không nhiều và ổn định ở mức 173 - 203. Giai đoạn này, cơ quan quản lý đã triển khai áp dụng các biện pháp điều tiết thị trường như phục hồi biên độ giao dịch ban đầu, sau đó tăng lên 3%... Như vậy, giai đoạn này người đầu tư đã có kinh nghiệm hơn và bắt đầu thận trọng hơn trong việc mua bán.

Tóm lại, TTCK ra đời chỉ mới đạt được mục tiêu "khẳng định sự xuất hiện và triển khai hoạt động chứng khoán tại Việt Nam" và giúp người đầu tư có kinh nghiệm thực tế chứ chưa trở thành kênh huy động vốn và phản ánh tình trạng hoạt động của nền kinh tế.

* Quan hệ với thị trường thế giới.

Để tìm hiểu mối quan hệ này, chuyên đề sẽ xem xét mối quan hệ giữa chỉ số VNidex và chỉ số chủ yếu của một số thị trường gồm:

 Các nước công nghiệp phát triển nhất G7: Hoa Kỳ (S&P 500), Nhật Bản (Nikkei 225), Đức (Xetra Dax), Anh (FTSE 100).

 ASEAN: Indonesia (Jakarta Composite - JC)

 Đông á: Trung Quốc (Shanghai Composite - SSEC)

 Một nước có nền kinh tế chuyển đổi: Nga (Moscow Timies - MTMS) Do các chỉ số này khác nhau từ vài năm đến vài nghìn nên để dễ so sánh chuyên đề chọn mốc 28/7/2000 là ngày khai trương TTCK Việt Nam để

chuyển các trị số này về giá trị 100. Chuyên đề cũng xin lưu ý là trong khoảng thời gian từ ngày khai trương đến ngày 1/3/02 thì TTCK Việt Nam chỉ hoạt động 3 phiên (2 - 4 - 6) một tuần. Sau ngày này, hoạt động được nâng lên 5 phiên một tuần.

Có thể thấy thị trường Việt Nam biến động ngược chiều với các thị trường chính trên thế giới và thuận chiều với một thị trường mới thành lập và có nhiều điểm tương đồng là thị trường Trung Quốc. Như vậy, có thể thấy thị trường Việt Nam chưa hoà nhịp với thị trường thế giới và các nhà đầu tư nước ngoài chưa coi Việt Nam là một thị trường để đầu tư.

4.4.1.2. TTCK phi tập trung.

Hiện tại, ngoài các chứng khoán được niêm yết trên TTCK tập trung, các chứng khoán còn lại của các công ty cổ phần được mua bán trên thị trường tự do. Báo chí và người dân thường gọi các chứng khoán này là chứng khoán chợ đen nhưng thực té không phải như vậy vì pháp luật không cấm loại hình này. Đặc điểm của loại hình này là không được các cơ quan quản lý kiểm soát nên mang tính rủi ro cao. ở các nước phát triển, người ta cố gắng hạn chế thị trường này bằng cách tổ chức tốt các thị trường chính thức như thị trường tập trung và thị trường OTC.

ở nước ta, chứng khoán này được giao dịch rất sôi động thông qua môi giới tự do, các mục rao vặt, mạng internet và một số điểm tập trung như quán cafe ở khu vực Hồ Con Rùa. Việc mua bán này có ưu điểm là giao dịch nhanh nhưng lại thiếu thông tin nên dễ bị nhà đầu tư thao túng.

Hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập thị trường cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ do UBCKNN đề xuất (gọi là thị trường bảng II hay Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội). Mặc dù ban đầu thị trường này hoạt động theo hình thức tập trung nhưng định hướng về lâu dài thì đây sẽ là thị trường OTC của Việt Nam. Theo quy định, hàng hóa niêm yết sẽ là chứng khoán của các Công ty có mức vốn điều lệ 5 tỷ trở lên, hoạt động kinh doanh có lãi liên tục 2 năm trước đó và có tối thiểu 20% vốn cổ phần được nắm giữ bởi ít nhất 50 cổ đông nhỏ.

Với những điều kiện này thì hiện có khoảng hơn 200 doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết. Điều này rất quan trọng đối với các quỹ đầu tư vì nó sẽ làm tăng tính thanh khoản của các công ty mà quỹ đầu tư chưa niêm yết được trên thị trường tập trung TPHCM. Những công ty này thuộc loại rủi ro cao nhưng tăng trưởng lợi nhuận nhanh, có triển vọng nhưng chưa ổn định khác hẳn với các công ty niêm yết trên thị trường tập trung TPHCM là những công

ty có độ rủi ro thấp, độ tăng trưởng cao và ổn định, sản phẩm có uy tín. Thị trường bảng II sẽ giúp cho quỹ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn khi muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình.

4.4.1.3. Dự báo và chiến lược phát triển của cac cơ quan quản lý.

Cho đến nay, TTCK tập trung vẫn còn quá nhỏ bé và vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Lúc này, vai trò của những nhà quản lý là rất lớn và quyết định sự lớn mạnh của thị trường. Theo dự báo thì quy mô của TTCK Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.

. Dự báo về quy mô của TTCK Việt Nam đến năm 2010.

2002 2003 2005 2010

Số lượng doanh nghiệp niêm yết 20 40 (15)

100 (200)

500 (700)

Số lượng công ty chứng khoán 10 12+ 20+ 30+

Tỷ lệ tham gia của các quỹ trên thị trường (%)

N/A 20 40 70

Giá chứng khoán niêm yết (triệu US$) 175 700 1.500 11.000 Giá trị chứng khoán nợ (triệu US$) 210 500 2.000 13.000

Quy mô của thị trường (% GDP) 0.5 1.8 3.7 20+

(Nguồn: Dự báo của Công ty Dragon Capital và Uỷ ban chứng khoán)

Với quy mô tăng lên này, tính thanh khoản của các khoản đầu tư của quỹ sẽ được cải thiện rõ rệt. Lý do là thị trường đã nhiều hàng hoá hơn, các công ty chứng khoán cũng sẽ tăng lên tương ứng để phục vụ lượng nhà đầu tư ngày càng tăng. Giá trị và quy mô thị trường ngày một tăng sẽ có tác động mạnh hơn đến nền kinh tế nên sự quan tâm và quản lý của Chính phủ cũng tăng theo. Diều này kết hợp với mức tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, đời sống chính trị xã hội sẽ kéo theo sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài vào thị trường. Bên cạnh đó, số công ty quản lý quỹ cũng sẽ tăng lên mặc dù mức độ cạnh tranh có tăng lên nhưng điều đó cũng góp phần tăng thêm sức cầu đối với hàng hoá. Tóm lại, theo dự báo thì tính thanh khoản của thị trường sẽ được cải thiện rõ rệt trong những năm tới.

Vấn đề đặt ra là đâu là cơ sở khả thi của những dự báo này?

Trước hết, chuyên đề cho rằng muốn phát triển TTCK vai trò của UBCKNN là rất quan trọng nhưng chưa đủ mà cần có sự thống nhất về mặt chiến lược của Chính phủ và sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành khác như Bộ Tài Chính, Bộ Thương mại... theo hướng dẫn mỗi bộ ngành đảm nhận một

công việc riêng. Việc này chỉ có thể thực hiện được nếu Chính phủ quan tâm và có chỉ đạo sát sao. Hiện tại, Chính phủ đã khẳng định sự quan tâm và có chỉ đạo sát sao. Hiện tại Chính phủ đã khẳng định sự quan tâm của mình đối với thị trường này. Điều đó đã được thể hiện trong "Định hướng Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2002 - 2007". Theo đó, na sẽ hướng trọng tâm đến việc hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường, thiết lập sự đồng bộ trong quản lý thị trường, đảm bảo sự an toàn, minh bạch của thị trường nhằm tạo niềm tin cho người đầu tư. Như vậy, sự quan tâm của Chính phủ không dừng ở mức lời nói mà sẽ được đưa vào thành những hành động cụ thể. Điều này cho phép các nhà đầu tư có cơ sở để tin rằng thị trường sẽ phát triển nhờ vào môi trường đầu tư tốt và chính sách mở trong thời gian tới.

Như đã nói ở trên, vai trò của UBCKNN là rất lớn, vì đây là cơ quan trực tiếp điều hành thị trường. Hiện tại, Uỷ ban đã xây dựng xong lộ trình phát triển thị trường đến năm 2010 như sau:

. Lộ trình phát triện TTCK đến 2010.

Mục tiêu Giai đoạn 1 (2003 - 1005) Giai đoạn 2 (2005 - 1010) Hiện đại hoá hệ thống và

nâng cấp hoạt động của TTGDCK TPHCM

Đưa hệ thống giao dịch mới vào vận hành.

Xây dựng hệ thống dự phòng

áp dụng hệ thống ngừng giao dịch tự động

Tăng cung hàng hoá Cho phép chuyển công ty có vốn nước ngoài thành công ty cổ phần.

Gắn cổ phần hoá với việc niêm yết...

Khuyến khích công ty mạo hiểm niêm yết.

Khuyến khúc phát hành trái phiếu chuyển đổi...

Đẩy mạnh cầu Thành lập quỹ đầu tư

Nới lỏng hạn chế và tăng ưu đãi với các tổ chức đầu tư...

Đẩy mạnh việc thành lập quỹ đầu tư

Nới lỏng hạn chế hơn nữa... Phát triển các công ty

chứng khoán

Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng vốn, ưu đãi thuế...

Nâng cấp hệ thống...

Đảm bảo thị trường ổn định Tăng cường giám sát, đặc biệt là hệ thống công bố thông tin

Xây dựng và hoàn thiện cá tổ chức thị trường

Xây dựng trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Xây dựng Hiệp hội Chứng khoán Việt Nam

Xây dựng Sở Giao dịch chứng khoán, thị trường OTC, thành lập các tổ chức định mcs tín nhiệm...

Hoàn thiện khung pháp lý Sửa đổi Nghị định 48/1998/NĐ-CP

Xây dựng pháp lệnh và luật Chứng khoán

(Nguồn: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước)

Ngoài ra, kế hoạch còn chỉ ra những việc phải làm như phối hợp với Bộ Tài Chính nghiên cứu ban hành chính sách thuế, liên kết giữa tổ chức cổ phần hoá và niêm yết, xây dựng tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam, phối hợp với Bộ kế hoạch đầu tư để ban hành Nghị định chuyển công ty có vốn nước ngoài thành công ty cổ phần, thẩm định dự án xây dựng thị trường bảng II (Thị trường dành cho các công ty vừa và nhỏ)...

Như vậy, với kế hoạch này, cơ quan quản lý mong muốn được độc lập về mặt kỹ thuật với nước ngoài (hiện tại thị trường đang sử dụng hệ thống giao dịch của Thailand). Nhờ đó, Việt Nam có thể thực hiện điều chỉnh thị trường

theo mong muốn của mình. Kế hoạch cũng chỉ ra được những việc cần làm để phát triển thị trường, qua đó sẽ tăng tính thanh khoản cho thị trường. Bản kế hoạch này cũng cho thấy cơ quan quan lý đang rất quan tâm đến hoạt dộng của các quỹ đầu tư thông qua hình thức tạo điều kiện thành lập, tăng ưu đãi và đặc biệt là chú trọng đến việc phát triển cả cung lẫn cầu để qua đó nâng dần tầm hoạt động. Các biện pháp kỹ thuật đi kèm sẽ giúp hỗ trợ điều đó.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)