Giải pháp cụ thể trước mắt

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán (Trang 75 - 82)

Đó là sửa đổi, bổ sung và nâng cấp các quy định pháp lý, tạo hành lang ban đầu cho việc hình thành công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán theo mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng. Về cơ bản, giảI pháp trước mắt là bổ sung một số quy định liên quan trong Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc bổ sung có thể thực hiện bằng việc nâng cấp một số quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán do Chủ tịch UBCKNN ký ban hành, nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý

của một số quy phạm pháp luật, đồng thời bổ sung một số quy định chưa được đầy đủ theo đánh giá của các nghiên cứu mới đây. Trên cở sở các quy định bổ sung trong Nghị định Chính phủ, rà soát và cụ thể hoá các quy định bằng các văn bản hướng dẫn của Uỷ ban.

+ Các quy định cụ thể cần sửa đổi, bổ sung hoặc đưa vào trong Nghị định 144/2003/NĐ-CP :

o Định nghĩa quỹ đầu tư chứng khoán

Như đã đề cập , định nghĩa về quỹ đầu tư chứng khoán hiện nay bị bó buộc trong phạm vi quá hẹp, là một trong những trở ngại cho việc hình thành các quỹ. Đặc biệt là thuật ngữ”chứng khoán”, nếu hiểu theo phạm vi điều chỉnh trong Nghị định chỉ là các chứng khoán niêm yết. Và thực tế số lượng chứng khoán niêm yết thực tế trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán T. P Hồ Chí Minh hiện còn rất khiêm tốn. Vì vậy, chuyên đề đề nghị cần có sửa đổi cụ thể: - Liên quan tới thuật ngữ chứng khoán là gì, cần thiết phải đưa ra chỉnh sửa khái niệm về tổ chức phát hành theo nghĩa rộng hơn. Nghị định 48/CP- NĐ/1998 và trong Dự thảo sửa đổi Nghị định mới nhất, tổ chức phát hành được coi là pháp nhân được phát hành chứng khoán ra công chúng. Như vây, có thể hiểu là cổ phiếu của các công ty cổ phần, hoặc thành lập theo luật Doanh nghiệp hoặc theo hình thức chuyển đổi sang cổ phần hoá từ các Doanh nghiệp Nhà nước, cũng như trái phiếu công ty không đủ các tiêu chí phát hành ra công chúng, hoặc đã đủ nhưng được phát hành từ trước khi có Nghị định 48 sẽ không được coi là chứng khoán. Như vậy, các quỹ sẽ rất khó phát huy ưu thế của mình là đa dạng hoá danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro, cũng như tiếp cận được với thông tin về các tổ chức cổ phần hoá cũng như các công ty cổ phần mà người đầu tư lẻ không có khả năng và điều kiện tiếp cận.

- Về tỷ lệ đầu tư tối thiểu 60% vốn và tài sản của quỹ vào chứng khoán: thực chất, việc quy định những tỷ lệ cụ thể này hoàn toàn mang tính chủ quan của các cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, các nước trên thế giới đều có quy định tỷ lệ thích hợp cho các quỹ đầu tư vào chứng khoán và việc quy định một tỷ lệ cụ thể hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc xác định vai trò của quỹ đầu tư trong từng nền kinh tế cụ thể cũng như các định hướng, chính sách vĩ mô của Nhà nước đối với sự phát triển các quỹ đầu tư. Vì vậy, chuyên đề cho rằng tỷ lệ 60% nói trên không nhất thiết phải sửa đổi nếu khái niệm về chứng khoán được hiểu theo nghĩa rộng đối với cả các chứng khoán niêm yết và không niêm yết bao gồm cổ phiếu của các công ty cổ phần phát hành ra công chúng, các công ty cổ phần theo luật công ty cũng như cổ phiếu của các công ty cổ phần hoá.

- Để có thể đánh giá việc duy trì tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán theo quy định, cần có hướng dẫn cụ thể tiêu chí xác định các tỷ lệ này. Theo chuyên đề, tỷ lệ này phải được xác định trên tổng tài sản của quỹ tại từng thời điểm báo cáo. Tuy nhiên, việc xác định được một cách tương đối giá trị tổng tài sản của quỹ dựa trên các phương thức định giá, một trong những khó khăn hiện nay liên quan tới hoạt động của quỹ mà chuyên đề sẽ đề cập ở dưới.

o Một số quy định liên quan tới công ty quản lý quỹ:

Như chuyên đề đã đề cập ở trên, việc huy động được vốn để hình thành quỹ hoàn toàn dựa tên cở sở niềm tin của công chúng đối với công ty quản lý quỹ. Vì vậy, mức vốn pháp định cho công ty quản lý quỹ cần phải được xem xét sửa đổi, đồng thời phải bổ sung các quy định về cơ cấu sở hữu của công ty quản lý quỹ cũng như hướng dẫn việc sử dụng vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ.

- Về mức vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ: chuyên đề cho rằng mức vốn pháp định đối với công ty quản lý quỹ tối thiểu phải 20 tỷ đồng. Mức vốn chuyên đề đề xuất hoàn toàn từ phía chủ quan của nhóm nghiên cứu đề tài, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của các nước cùng áp dụng mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng như Việt nam như đã đề cập ở trên. Mức vốn này ngoài lý do chính là đảm bảo tiềm lực tài chính của công ty quản lý quỹ, tạo niềm tin cho người đầu tư, sẽ giới hạn các tổ chức nhỏ tham gia vào việc hình thành công ty quản lý quỹ. Thực tế, chuyên đề được biết do mức vốn pháp định theo quy định hiện hành thấp nên các tổ chức kinh tế nhỏ cũng có thể đứng ra thành lập công ty quản lý quỹ, dẫn đến bản thân tiềm lực của công ty nhỏ, nếu không kiểm soát được sẽ có thể dẫn đến những ảnh hưởng lớn đối với người đầu tư do tính chất xã hội hoá của hình thức đầu tư qua quỹ.

- Việc nâng mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ sẽ làm phát sinh một số vấn đề mà cần thiết phải đưa ra các quy định cụ thể. Cụ thể :

+ Công ty quản lý quỹ được sử dụng tiền của mình để đầu tư vào các công cụ tài chính nào

+ Công ty quản lý quỹ có được sử dụng vốn của mình để đầu tư ban đầu vào các quỹ do mình lập ra nhằm thu hút công chúng đầu tư cũng bằng tạo cơ chế cùng phân chia lợi nhuận cũng như gánh chịu rủi ro giữa công ty và những người đầu tư vào quỹ hay không.

+ Cần phải tách bạch thế nào giữa hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư do công ty quản lý để tránh mâu thuẫn lợi ích.

Về các vấn đề trên đây, chuyên đề đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:

- Việc cho phép các công ty quản lý quỹ được đầu tư một phần vốn và tài sản của mình vào các quỹ như phần chung vốn vào quỹ với người đầu tư là rất cần thiết đặc biệt trong giai đoạn đầu. Việc công ty quản lý quỹ tham gia góp vốn hình thành nên quỹ sẽ góp phần tăng niềm tin cho công chúng đầu tư vì chính bản thân công ty khi góp vốn vào quỹ có nghĩa là công ty sẽ cùng gánh chịu rủi ro với các nhà đầu tư vào quỹ, đồng thời khi”đồng tiền gắn liền khúc ruột”trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của bản thân công ty quản lý quỹ đối với quỹ cũng tăng lên. Tuy nhiên, để tránh mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư, cần thiết phải có quy định cụ thể về tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh đói với những người điều hành các quỹ cũng như những người lãnh đạo của công ty quản lý quỹ nói chung.

- Huớng dẫn cụ thể cho phép công ty quản lý quỹ chỉ được dùng vốn điều lệ đầu tư vào các công cụ tài chính có thu nhập cố định, ví dụ trái phiếu chính phủ, các công cụ của thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, các loại thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Đồng thời, để tránh tình trạng các công ty quản lý quỹ thao túng hoạt động của các quỹ, cần thiết phải đưa ra tỷ lệ hoặc giá trị tài sản tối đa công ty quản lý quỹ được đầu tư vào các quỹ do mình quản lý cũng như quy định cho phép công ty quản lý quỹ chỉ được mua chứng chỉ đầu tư của các quỹ khi phát hành lần đầu.

o Các quy định về thành lập công ty quản lý quỹ liên doanh

Như đã nêu trên, với các quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi muốn thành lập công ty quản lý quỹ liên doanh.

Chuyên đề đề xuất một số giải pháp cụ thể dưới đây:

- ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư để ra văn bản hướng dẫn về các trình tự, cũng như thủ tục liên quan tới việc thành lập công ty quản lý quỹ liên doanh. Theo chuyên đề, do hiện nay chưa có bộ luật riêng để điều chỉnh các hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như các tổ chức tham gia trên thị trường, công ty quản lý quỹ liên doanh vẫn phải chịu sự điều chỉnh của văn bản pháp lý cao nhất liên quan, đó là luật Đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của ngành chứng khoán cũng như của bản thân loại hình kinh doanh quản lý quỹ, rất cần ý kiến quyết định trong việc hình thành tổ chức này cũng như sự quản lý và giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

- Về phía Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, cần có các quy định hướng dẫn cụ thể, đặc thù (nếu có) đối với các công ty quản lý quỹ liên doanh trong huy động vốn, thực hiện việc đầu tư, các chế độ báo cáo...

o Các quy định về ngân hàng giám sát (người thụ uỷ)

Vai trò của tổ chức giám sát đặc biệt quan trọng đối với các quỹ đầu tư dù theo mô hình nào. Tổ chức giám sát chính là người được các nhà đầu tư uỷ thác giám sát hoạt động các bên tham gia vào hoạt động của quỹ nhằm bảo đảm quyền lợi cho họ. Vai trò giám sát cần phải có các quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của người thụ uỷ đi đôi với quyền lợi họ được hưởng.

Vì vậy, chức năng bảo quản tài sản và giám sát hoạt động đầu tư nếu do cùng một tổ chức đảm nhiệm cần phải tách biệt. Mối quan hệ tín thác theo nghĩa đầy đủ thường xuyên được thực hiện tại bộ phận tách biệt của cùng một ngân hàng để cô lập việc xung đột lợi ích có thể nảy sinh khi thực hiện hoạt động tín thác và lưu ký đối với cùng một khách hàng. Ngân hàng giám sát có thể cùng đảm nhận chức năng bảo quản và giám sát nhưng phải tổ chức thành hai bộ phận bảo quản tài sản và giám sát phải tách biệt nhau. Bộ phận giám sát phải đảm nhận chức năng hoàn toàn độc lập, được hưởng quyền lợi riêng và chịu trách nhiệm giám sát hoạt động quỹ thay mặt các quyền lợi của những người đầu tư vào quỹ. Vì vậy, bộ phận giám sát được Uỷ ban Chứng khoán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà nước chấp thuận trên cơ sở một số tiêu chí và chịu trách nhiệm báo cáo với các cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động liên quan tới quỹ. Cũng tương tự như đối với các tổ chức kiểm toán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể lựa chọn và ra chấp thuận cho một số ngân hàng làm chức năng giám sát. Các công ty quản lý quỹ được lựa chọn ngân hàng giám sát từng quỹ do mình quản lý trong số các ngân hàng được chấp thuận.

Do đó, cần bổ xung một số quy định liên quan tới trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức giám sát:

- Quy định các tiêu chí về vốn, tình hình tài chính cũng như tiềm nằmg đối với các ngân hàng đống thời đảm nhận chức năng bảo quản vá giám sát.

- Quy định việc tách bạch về tổ chức giữa hoạt động giám sát và hoạt động bảo quản tài sản của quỹ cũng như tách bạch giữa chi phí cho việc giám sát và chi phí bảo quản tài sản của quỹ. Chi phí bảo quản tài sản có thể thấp nhưng chi phí giám sát có thể ở mức cao hơn rất nhiều để tương đương với trách nhiệm của người giám sát.

- Tổ chức giám sát phải thực hiện chế độ báo cáo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động của các quỹ mà mình giữ vai trò thụ uỷ.

- Các thông tin mà tổ chức giám sát được tiếp cận trực tiếp để thực hiện chức năng của mình.

- Khi một công ty quản lý quỹ muốn thay đổi người giám sát, công ty phải tuyên bố rõ với cơ quan quản lý là UBCKNN các lý do chính đáng trong việc thay đổi các tổ chức giám sát.

o Bổ sung các quy định về trách nhiệm bồi thường vật chất

Các tổ chức tham gia hoạt động của quỹ, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình với các sai sót và hành vi gây thiệt hại đến quyền lợi của người đầu tư của mình. Các quy định này sẽ đưa hoạt động của công ty quản lý quỹ và tổ chức giám sát/bảo quản vào cùng với nhau nhưng phân định trách nhiệm riêng rẽ với các nhà đầu tư của quỹ đối với các hành động bất chính có thể gây thiệt hại đến quyền lợi của nhà đầu tư. Điều này sẽ tạo cơ hội cho cả hai bên trong việc áp dụng chính sách đối với từng bên và vận hành quỹ một cách hợp lý.

o Các quy định về người đầu tư là những người thụ hưởng của quỹ

Như đã đề cập, hiện nay khái niệm về người thụ hưởng ( người hưởng lợi của quỹ hay người đầu tư trong các văn bản hiện hành) cũng như các quyền liên quan đến họ đều chưa được đề cập đầy đủ các văn bản liên quan. Vì vậy, cần có quy định cụ thể về việc tham gia vào ký kết hợp đồng tín thác của người thụ hưởng, quyền truy đòi đối với đối với tổ chức giám sát nếu quyền lợi của họ bị thiệt hại do sự tách trách đối với tài sản tín thác của tổ chức trên.

o Quy định thống nhất phương thức định giá các tài sản của quỹ

Các quy định này sẽ là cơ sở để xác định giá trị tài sản ròng của quỹ. Các bên tham gia vào định giá tài sản của quỹ có một phương thức thống nhất khi thực thi công việc, tránh việc định giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực của tài sản, dẫn đến giá trị tài sản ròng không được phản ánh đúng được hiệu quả đầu tư thực của quỹ.

Một số nguyên tắc cơ bản về định giá tài sản của quỹ đã được đưa ra trong Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ như

- Các chứng khoán niêm yết được xác định bằng giá niêm yết tại trung tâm Giao dịch Chứng khoán

- Các loại Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu trả lãi hàng năm. Tín phiếu Kho bạc được xác định trên cơ sở chiết khấu các giá trị nhận được trong tương lai về giá trị hiện tại theo thời gian đáo hạn.

Ví dụ: Tín phiếu Kho bạc được xác định bằng công thức F

P = --- 1 + r x d/365

Trong đó:

P Giá tín phiếu kho bạc tại ngày tính toán F Mệnh giá tín phiếu

r Lãi suất của tín phiếu

d Số ngày còn lại từ ngày tính toán đến ngày đáo hạn - Chứng khoán không niêm yết và các tài sản khác được xác định bằng cách

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán (Trang 75 - 82)