Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 41 - 52)

Trong những năm qua, BIDV đã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn mới dành cho đối tượng khách hàng cá nhân với những tính năng và kỳ hạn đa dạng, phong phú, đáp ứng cho các phân đoạn khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất linh hoạt theo số dư, theo thời gian, tiết kiệm lãi suất thả nổi, tiết kiệm với thời hạn ngắn theo tuần giúp khách hàng tối ưu hoá lợi ích. Tuy nhiên, từ tháng 9/2011, NHNN kiểm soát chặt chẽ lãi suất và các hình thức huy động để tạo sự bình ổn trên thị trường nên nhiều sản phẩm phải dừng triển khai, đến nay ngoài sản phẩm tiền gửi thanh toán và tiết kiệm thông thường, BIDV đang có 8 sản phẩm tiền gửi đặc thù. Việc triển khai các sản phẩm huy động mới luôn được BIDV Thanh Hoá quan tâm chú trọng,

đặc biệt, lựa chọn các sản phẩm có tính năng phù hợp với tâm lý, thị hiếu của người dân trên địa bàn để tập trung triển khai nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Trong các năm 2010, 2011, thị trường tài chính có nhiều biến động, hầu hết các ngân hàng đều khó khăn về nguồn vốn, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn do tác động của thị trường bất động sản, cũng như những biến động bất thường về giá vàng, tỷ giá ngoại tệ… Trước tình hình đó, các ngân hàng đã đua tranh quyết liệt để giành giật nguồn vốn, chủ yếu bằng công cụ lãi suất, nhiều ngân hàng áp dụng các hình thức khuyến mại bằng tiền, lãi suất khiến lãi suất liên tục vượt trần quy định của NHNN, lãi suất thực lên 15-16% cuối năm 2010, 17-20% từ cuối quý I/2011 đến đầu tháng 9/2011 và tiếp tục huy động vượt trần lãi suất trong tháng 12/2011 lên 17-18%. Để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn, BIDV Thanh Hoá đã kịp thời theo sát chỉ đạo định hướng của Hội sở chính, bám sát thông tin thị trường và thị hiếu, tâm lý của khách hàng để đưa ra những chính sách phù hợp như chính sách lãi suất, chính sách tiếp thị, chăm sóc khách hàng... Ta có thể đánh giá tình hình huy động vốn của BIDV Thanh Hóa qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Nguồn vốn huy động tại BIDV Thanh Hoá.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH Số dư cuối kỳ 961 1097 1000 1050 1300 1356 1600 1716,6 1900 1804 2230 2279 Số dư bình quân 739 926 980 950 1050 1147 1410 1396 1700 1560 1830 1891,7 % số dư CK của TH so với KH(%) 114 105 104 107 95 102

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Thanh Hóa từ năm 2007-2012)

Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, nhìn chung Chi nhánh đều hoàn thành kế hoạch huy động vốn qua các năm, riêng năm 2011, do nghiêm túc tuân thủ thực hiện các chỉ đạo của Hội sở chính, NHNN, việc thực hiện các chính sách khách hàng đôi khi còn thiếu linh hoạt... đã gây bất lợi, làm giảm khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác, ảnh hưởng tới kết quả huy động vốn của BIDV Thanh Hoá, năm 2011, chỉ tiêu huy động vốn của Chi nhánh không hoàn thành kế hoạch được giao và chỉ đạt 95% kế hoạch. Còn năm 2012 lại là năm đầu tiên thực hiện hoạt động kinh doanh theo mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần, triển khai đề án tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Chi nhánh vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch giao và có mức tăng trưởng huy động vốn mạnh nhất trong 6 năm gần đây. Ta có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động theo các tiêu chí khác nhau.

2.2.2.1. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền:

Phân tích huy động vốn theo loại tiền cho ta thấy biến động của nguồn nội tệ cũng như ngoại tệ để đề ra các chiến lược thúc đẩy huy động nội tệ hoặc ngoại tệ tùy theo nhu cầu của Ngân hàng và tình hình biến động của thị trường cũng như chính sách tiền tệ của NHNN.

Bảng 2.7: Cơ cấu huy động vốn của BIDV Thanh Hóa theo loại tiền.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

VNĐ 923 938 1191 1493 1565 2057

% trong nguồn huy động(%) 84 89 88 87 87 90

Ngoại tệ 174 112 165 223,6 239 222

% trong nguồn huy động(%) 16 11 12 13 13 10

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Thanh Hóa từ năm 2007-2012)

Trong cơ cấu nguồn tiền gửi như bảng 2.7 thì chủ yếu là đồng nội tệ, đồng ngoại tệ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và giá trị tuyệt đối của nguồn vốn ngoại tệ còn khá khiêm tốn so với tiềm năng: nguồn tiền gửi ngoại tệ tăng, giảm không ổn định qua các năm. Năm 2008, 2009 lại giảm so với năm 2007 là do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới những năm đó có nhiều bất ổn, tỷ giá đồng USD thay đổi liên tục nên huy động vốn ngoại tệ cũng giảm. Năm 2010,2011,2012 tỷ trọng của đồng ngoại tệ có xu hướng gia tăng với tỷ trọng rất nhỏ nhưng không đáng kể so với tổng nguồn vốn. Điều này đặt ra cho ngân hàng một vấn đề lớn là ngân hàng phải gia tăng các hình thức huy động vốn bằng ngoại tệ đáp ứng các nhu cầu vay về ngoại tệ của khách hàng.

Nguồn vốn VNĐ luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn (trên 80%). Khối lượng vốn tăng dần qua các năm từ 2007 đến 2011 và đến năm 2012 thì tăng vọt lên với lượng huy động vốn VNĐ là 2.057 tỷ đồng tăng 31% so với năm 2011.

Để thay đổi được cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ như bảng 2.7, Chi nhánh đã thực hiện thay đổi lãi suất của từng loại tiền tệ trong từng thời điểm. Tuy nhiên, việc thay đổi này còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới và trong nước cũng như sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước và các chính sách của Hội sở chính.

2.2.2.2. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn:

Hình thức có kỳ hạn của ngân hàng rất đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người gửi. Hiện nay ngân hàng đang huy động với các thời hạn: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng là kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng. Thời hạn đa dạng đã đáp ứng mọi mục đích của người gửi tiền: gửi với mục đích sinh lợi, gửi với mục đích thanh toán, gửi với mục đích an toàn... Ngân hàng tạo mọi thuận lợi cho người gửi tiền, ngân hàng cũng nhận được sự tán thưởng, đánh giá cao của khách hàng thể hiện qua kết quả huy động. Qua bảng số liệu 2.8 cho ta thấy được kết quả huy động vốn theo kỳ hạn của BIDV Thanh Hóa như sau:

Bảng 2.8: Cơ cấu huy động vốn tại BIDV Thanh Hóa theo kỳ hạn.

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trung, dài hạn 425 258 180 254 280 928,6

% trong nguồn huy động 39 24,6 13,3 14,8 15,52 40,8

Ngắn hạn 672 792 1176 1462,6 1524 1350,4

% trong nguồn huy động 61 75,4 86,7 85,2 84,48 59,2

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Thanh Hóa từ năm 2007-2012)

Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tính theo thời gian, thì nguồn vốn ngắn hạn luôn rất lớn, chiếm khoảng 55 - 85% tổng nguốn vốn. Nguồn vốn ngắn hạn này huy động từ dân cư, doanh nghiệp và được các ngân hàng khác điều chuyển đến. Ngày nay các doanh nghiệp cũng có xu hướng gửi tiền vào các khoản mục ngắn hạn: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng... thay vào chỉ gửi vào tiền gửi không kỳ hạn như trước kia. Các doanh nghiệp đã tính toán kỹ lưỡng chu kỳ kinh doanh của mình, từ đó tìm ra giải pháp tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận.

cứ ngân hàng nào. Đây là nguồn chủ yếu để ngân hàng tiến hành cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay trung và dài hạn rất cao, từ đó ngân hàng kiếm được nhiều lợi nhuận. Lấy nguồn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn là một cách để giảm bớt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng không nhiều, chiếm một tỷ trọng nhỏ. Hơn nữa, khoảng dao động giữa các năm khá xa: thấp nhất 13,3% (năm 2009), cao nhất 40,8% (năm 2012). Riêng năm 2012, Chi nhánh đã ý thức được tầm quan trọng của nguồn huy động trung dài hạn nên có nhiều phương thức, giải pháp thúc đẩy hoạt động này và kết quả thu được rất khả quan, nguồn huy động chiếm trên 40% tổng nguồn huy động. Đây là một kết quả đáng khích lệ với Chi nhánh.

Với nhiều sản phẩm khác nhau, các kỳ hạn khác nhau phù hợp với nhu cầu của khách hàng, Chi nhánh đã thu được kết quả huy động vốn theo kỳ hạn như bảng 2.8. Tuy vậy, vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn tổng nguồn vốn là do tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, NHNN liên tục có công văn thay đổi lãi suất do đó khách hàng không lựa chọn sản phẩm tiết kiệm trung dài hạn mà chủ yếu chọn sản phẩm ngắn hạn để quay vòng. Vì vậy, Chi nhánh cần có những giải pháp tối ưu hơn nữa để có thể chuyển dịch được cơ cấu nguồn vốn này.

2.2.2.3. Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng:

Tại BIDV Thanh Hóa, nguồn tiền gửi được huy động từ nhiều đối tượng khách hàng như TCKT – XH, dân cư, Định chế Tài chính và được thể hiện qua bảng 2.9 sau:

Bảng 2.9: Cơ cấu huy động vốn tại BIDV Thanh Hóa theo đối tượng khách hàng.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007Năm Năm 2008 2009Năm Năm 2010 2011Năm Năm 2012

Từ TCKT-XH 508 420 553,3 570,7 456,2 401 % trong nguồn huy động 46 40 40,8 33,2 25 18 Từ dân cư 589 630 792 1067,7 1153,8 1525 % trong nguồn huy động 54 60 58,4 62,2 64 66,9

Từ ĐCTC - - 10,7 78,2 194 353

% trong nguồn huy động - - 0,8 4,6 11 15,1

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Thanh Hóa từ năm 2007-2012)

Theo bảng số liệu 2.9 ta thấy: trong cơ cấu tiền gửi thì tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 50%) trong tổng nguồn vốn huy động và tăng dần theo các năm từ 2007 đến 2012. cụ thể năm 2007 chiếm 54% tương ứng là 589 tỷ đồng. Năm 2008 đạt 630 tỷ đồng đạt 58% tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 lượng tiền gửi của dân cư tăng nhẹ lên 58,4%. Năm 2010, 2011 tiền gửi dân cư tiếp tục tăng nhẹ và đến năm 2011 thì lượng tiền này đạt 1.525 tỷ đồng chiếm 66,9%. Nguồn tiền gửi dân cư luôn là ngồn ổn định và lâu dài, chính vì vậy Chi nhánh cũng rất chú trọng và tập trung vào việc tăng trưởng và phát triển nguồn tiền gửi này và đã có những giải pháp hữu hiệu để thu hút.

Bên cạnh số lượng đông đảo khách hàng tiền gửi cá nhân, chi nhánh Thanh Hóa cũng chú trọng huy động từ các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trên địa bàn. Lợi ích của nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là lãi suất thường thấp hơn so với tiền gửi tiết kiệm cá nhân và giá trị tiền gửi thường lớn nên doanh số huy động của chi nhánh tăng nhanh, tuy nhiên mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào các món tiền gửi này cao làm tăng độ rủi ro trong hoạt động huy động vốn. Chi nhánh đã tạo lập được mối quan hệ thân thiết với một số các doanh nghiệp

trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: Cty Hoàng Anh Gia Lai Thanh Hóa, Nhà máy mía đường Lam Sơn, Nhà máy mía đường Nông Cống, Nhà máy thủy điện Cửa Đạt, Cty MTV Quản lý Đường Sắt Thanh Hóa, Cty TNHH phân bón Tiến Nông, Cty CP HUD 4, Tổng Cty XD Thanh Hóa, BHXH tỉnh Thanh Hóa, TCTy Viễn Thông Quân Đội – Chi nhánh Thanh Hóa...Đây là những tổ chức KT – XH lớn đem lại những nguồn tiền gửi đáng kể cho Chi nhánh. Với số liệu từ bảng trên ta thấy rằng tiền gửi từ khách hàng TCKT – XH tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2007 đạt 508 tỷ đồng, năm 2008 lại giảm 18% so với năm 2007, năm 2009 và 2010 lại tăng chậm trở lại đạt 553,3 tỷ và 570,7 tỷ đồng. Đến năm 2011 và 2012 lại giảm dần do hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn do nguồn vốn thanh toán chậm được giải ngân, năm 2011 chỉ đạt 456,2 tỷ đồng, năm 2012 lại giảm xuống 12% so với năm 2011(phần giảm chủ yếu từ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai: 40 tỷ) và đạt 401 tỷ đồng. Việc giảm tỷ lệ tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế xã hội trong những năm qua là một dấu hiệu bất lợi trong hoạt động của BIDV. Vì đây là một thị phần không chỉ giúp cho Ngân hàng phát triển hoạt động huy động vốn một cách ổn định mà còn tạo điều kiện thuận lợi để triển khai nhiều loại hình dịch vụ khác của ngân hàng.

Vốn huy động từ dân cư và các TCKT là chủ yếu, Chi nhánh đã triển khai được các sản phẩm tiết kiệm theo tuần, sản phẩm tiết kiệm linh hoạt… để khuyến khích các TCKT tham gia, thu hút được lượng tiền lớn từ đối tượng này. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, các doanh nghiệp xây lắp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giai ngân, chính vì vậy nguồn tiền nhàn rỗi của họ cũng giảm dẫn đến hoạt động huy động vốn từ luồng khách hàng này cũng gặp khó khăn hơn.

2.2.2.4. Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn:

Nguồn vốn chi nhánh huy động được sử dụng vào các hoạt động tín dụng, điều chuyển vốn nội bộ và các hoạt động khác, trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng - hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho chi nhánh. Để đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn chúng ta phải đặt nó trong mối quan hệ với sử dụng vốn, xem xét công tác huy động vốn có phù hợp với sử dụng vốn hay không và

tính cân đối giữa các kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn có đảm bảo an toàn theo quy định của Ngân hàng nhà nước hay không. Nếu huy động nhiều vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn sẽ gây rủi ro mất khả năng thanh toán, hơn nữa về mặt kinh tế sẽ không hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải kèm theo dự trữ bắt buộc. Vì thế, để đảm bảo mục đích an toàn và sinh lợi, BIDV Thanh Hóa phải tìm cách huy động được nguồn vốn tăng trưởng không ngừng, có chi phí và kỳ hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.

Bảng 2.10:Tình hình huy động, cho vay vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1. Nguồn vốn huy động 1.097 1.050 1.356 1.716,6 1.804 2.279

2. Dư nợ cho vay 875 1.005 1.156 1.407 1.696 1.909

3.Chênh lệch Huy

Động-Cho Vay 222 45 200 309,6 108 370

4. Dư nợ cho

vay/NVHĐ(%) 80 96 85 82 94 84

(Nguồn số liệu:Báo cáo thường niên từ năm 2007 - 2012)

Qua bảng 2.10 cho thấy sử dụng vốn của Chi nhánh Thanh Hóa chiếm tỷ trọng lớn so với tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng dư nợ tín dụng tăng, giảm không ổn định nhưng số tuyệt đối qua các năm từ 2007 – 2012 và luôn chiếm trên 80% nguồn vốn huy động. Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động năm 2008 và 2011 cao đạt 96% và 94%, các năm còn lại cũng đạt trên 80%. Thực tế trên cho thấy công tác tín dụng của Chi nhánh luôn bám sát với nguồn vốn huy động, cố gắng không để lãng phí nguồn tiền huy động, nâng cao lợi ích cho Chi nhánh nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro.

Để xác định công tác huy động vốn có nhịp nhàng với sử dụng vốn hay không ta đi sâu phân tích tính cân đối giữa các kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn

cho vay.

a, Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn ngắn hạn và cho vay ngắn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w