vốn tại tỉnh Thanh Hóa.
Trong vòng 5 năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặc dù kinh tế của tỉnh Thanh hóa vẫn tiếp tục phát triển nhưng không ít những khó khăn xuất hiện có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Nổi bật là các yếu tố sau đây:
- Tình hình kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trên toàn thế giới từ đầu năm 2008. Lạm phát cao, thâm hụt thương mại kỷ lục, khủng hoảng thanh khoản trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, thị trường ngoại tệ biến động thất thường và niềm tin của giới đầu tư ngày càng suy giảm nghiêm trọng là những biểu hiện cho thấy năm 2008 là một năm đầy xáo trộn, khó khăn. Sau hàng loạt những biện pháp thắt chặt tiền tệ, điều hành lãi suất bằng việc ấn định lãi suất cơ bản và trần lãi suất cùng sự điều hành đồng bộ của chính sách tài khoá và tỷ giá hối đoái đã phần nào giúp cho nền kinh tế vĩ mô đi vào ổn định nhưng cũng đã khiến hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp bị tổn thương. Điều đó gây ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động, niềm tin của người gửi tiền. Bên cạnh đó Cục dự trữ Liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất cho vay đồng USD, trên thị trường luôn khan hiếm đồng nội tệ, nhu cầu về vốn, nhu cầu đầu tư trên các ngành, lĩnh vực tăng mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế. Tỉnh Thanh Hóa cũng chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới, chính vì vậy mà công tác huy động vốn của các NHTM trong tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đã dẫn đến cuộc đua huy động vốn giữa các ngân hàng trên địa bàn, nhất là vào cuối năm 2007, đầu năm 2008: lãi suất huy động tăng cao không ngờ, đã có lúc lên đến trên 19%. Không chỉ đơn thuần gia tăng lãi suất như trước đây mà các NHTM đã chú trọng hơn đến việc đa
dạng hóa sản phẩm huy động vốn (Chứng chỉ tiền gửi, phát hành Giấy tờ có giá với lãi suất bậc thang…) đi kèm với các giải pháp Marketing hấp dẫn như: tặng quà, dự thưởng,…Sự cạnh tranh giữa các NHTM đã đem lại cho người dân nhiều lợi ích từ việc được hưởng lãi suất cao đến có nhiều cơ hội lựa chọn cho đầu tư hơn, nhưng cũng làm tăng nguy cơ rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt diễn ra đồng thời trên 2 mặt : Một mặt, cạnh tranh diễn ra giữa các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp từ đó ngân hàng khó khăn trong việc tìm kiếm doanh nghiệp cho hoạt động tài trợ của mình. Mặt khác, cạnh tranh diễn ra trong nội bộ hệ thống các NHTM với nhau và với các định chế tài chính phi ngân hàng trong hoạt động huy động vốn.
- Với sự ra đời của nhiều ngân hàng và các kênh thu hút vốn khác trên địa bàn như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán tạo cơ hội cho người dân lựa chọn kênh đầu tư của mình sau cho có lợi nhất dẫn đến mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn càng cao.
- Việc phát triển công nghệ truyền thông trong tỉnh tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể quảng cáo, tiếp thị được sản phẩm huy động vốn của mình đến gần với công chúng hơn, dẫn đến hoạt động huy động vốn cũng phát triển hơn.
- Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng có nhiều khu công nghiệp mới như: KCN Cảng Lễ Môn, KKT Nghi Sơn, KCN Tây Bắc Ga… mọc lên nhiều nhà máy mới cũng tác động đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn.
- Và đi kèm theo với việc mọc lên các KCN, KKT là công tác đền bù giải tỏa để hình thành các khu công nghiệp, khu dân cư phát triển nhanh tạo ra cơ hội cho các tổ chức tín dụng thu hút được nguồn vốn tạm thời của người dân.
- Tâm lý của người dân trên địa bàn đang còn lo sợ rủi ro khi gửi tiền vào ngân hàng, họ đang có thói quen giữ vàng hoặc tiền mặt tại nhà, hoặc cho vay nợ lãi trên thị trường chợ đen. Chính vì vậy việc huy động vốn cũng có nhiều ảnh hưởng.