Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 81 - 84)

c, Kế hoạch của chi nhánh về hoạt động huy động vốn năm 2013 và mục tiêu đến 2015:

3.4.3. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

triển Việt Nam

Là đơn vị trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên những chỉ đạo, định hướng của Hội sở chính có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Để hoạt động huy động vốn tại BIDV Thanh Hoá phát triển và đạt được thành công hơn nữa trong những năm tới, đề nghị Hội sở chính xem xét, thực hiện các nội dung sau:

- Hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý, điều hành hoạt động huy động vốn: hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, phân giao kế hoạch và đánh giá thực hiện kế hoạch. Việc phân giao chỉ tiêu kế hoạch cần gắn với khả năng, điều kiện triển khai thực hiện tại mỗi địa bàn, đơn vị. Các chỉ đạo cụ thể về hoạt động huy động vốn cần được cập nhật theo sát tín hiệu thị trường, hướng dẫn kịp thời, đầy đủ cho các chi nhánh triển khai.

- Xây dựng một danh mục sản phẩm, đa dạng, phong phú, lợi ích và hợp lý với khách hàng, trong đó lựa chọn một số sản phẩm có tính cạnh tranh cao để đầu tư, phát triển thành sản phẩm “lõi” của BIDV, tạo sự khác biệt với các ngân hàng khác, tạo ra thương hiệu của BIDV.

- Rà soát, chuẩn hoá quy trình, thủ tục theo hướng đơn giản, thân thiện, dễ tiếp cận để nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

- Đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng trung tâm tâm hỗ trợ khách hàng qua điện thoại (Contact Center) để nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng, đồng thời tăng cường kênh phân phối sản phẩm.

- Xây dựng chương trình PR hình ảnh BIDV thân thiện, thống nhất, hiệu quả trên các kênh thông tin đại chúng. Nâng cao hiệu quả khai thác các kênh thông tin chính thức: Website BIDV và trang thông tin nội bộ Intranet.

- Đẩy mạnh khai thác ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy nhanh tiến độ tự động hoá các quy trình, đồng thời hỗ trợ công tác quản lý hoạt động huy động vốn.

- Xây dựng và triển khai cơ chế tài chính, cơ chế động lực kịp thời theo hướng gia tăng ngân sách cho hoạt động huy động vốn và đảm bảo hỗ trợ phân phối thu nhập theo doanh số huy động đối với từng cán bộ.

- Nâng cao chất lượng giao dịch khách hàng thông qua việc đẩy mạnh triển khai áp dụng và giám sát thực hiện 10 nguyên tắc giao dịch khách hàng đối với cán bộ giao dịch khách hàng. Công tác giám sát được thực hiện thường xuyên tại chi nhánh, Hội sở chính triển khai các đợt đánh giá định kỳ và đột xuất, có cơ chế xử lý thưởng, phạt rõ ràng.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huy động vốn theo hướng đào tạo nâng cao các kiến thức về huy động vốn và kỹ năng mềm cho đối tượng đã được đào tạo cơ bản, cập nhật kiến thức về sản phẩm dịch vụ, kỹ năng bán hàng cho các đối tượng mới.

- Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của cán bộ QHKH theo hướng tập trung công tác marketing, chăm sóc khách hàng, bán hàng, tư vấn dịch vụ, giảm thiểu các hoạt động tác nghiệp.

- Hoàn thiện và triển khai chính sách về tuyển dụng, đào tạo, chính sách động lực để khuyến khích, động viên đối với lực lượng lao động hiện tại và thu hút nguồn lao động có chất lượng từ bên ngoài vào BIDV

KẾT LUẬN

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động then chốt của các ngân hàng thương mại, tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận và sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Những năm qua, hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả khả quan. Tổng nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên qua các năm, đáp ứng tốt nhu cầu cho vay và đầu tư của ngân hàng. Nhìn chung nguồn vốn huy động của BIDV Thanh Hóa tăng trưởng ổn định với cơ cấu huy động vốn tương đối hợp lý bảo đảm một hoạt động kinh doanh tổng thể an toàn cho ngân hàng. Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, BIDV Thanh Hóa luôn khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cùng với những chính sách huy động nhạy bén và phù hợp, có nhiều phương thức huy động đa dạng phong phú, lãi suất huy động uyển chuyển với tình hình thị trường tại từng thời điểm thì Chi nhánh đã thu hoạch được những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những vấn đề cần phải khắc phục, giải quyết để tăng cường hơn nữa kết quả hoạt động huy động vốn và đạt được mục tiêu đề ra.

Mặc dù đã cố gắng nhưng khó có thể bao quát được toàn bộ các vấn đề nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

1. Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nguyễn Thị Mùi, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2004.

2. Các nghiệp vụ NHTM, GS. Lê Văn Tư, NXB Thống Kê 2011.

3. Quản trị Ngân hàng thương mại, Peter S. Rose, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2001.

4. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, DAVID COX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997.

5. Báo cáo thường niên của BIDV Thanh hóa từ năm 2007 đến năm 2012. 6. Báo cáo tín dụng của ngân hàng Nhà nước từ năm 2007 đến năm 2012. 7. http://www.Bidv.com.vn.

8. http://vi.wikipedia.org. 9. http://tailieu.vn.

10. http://vi.wikipedia.org.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w