Các hình thức huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 52 - 58)

đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa.

2.2.3.1. Huy động vốn từ các khoản tiền gửi. a, Tiền gửi thanh toán:

Trong những năm gần đây đứng ở cấp độ một chi nhánh, có thể nói BIDV Thanh Hóa là một chi nhánh đứng hàng đầu trong việc quan hệ với các khách hàng lớn. Đây không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả của một chiến lược huy động vốn lâu dài, trong đó rất coi trọng đến các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Các khách hàng lớn là những công ty, các tổ chức kinh tế có tình hình tài chính lành mạnh, quy mô làm ăn lớn. Ngoài ra chi nhánh cũng đặc biệt quan tâm đến các tổ chức, các quỹ, các trung tâm có nguồn vốn lớn và ổn định như: Trung tâm đấu giá, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, Quỹ đất, … Đây là những tổ chức kinh tế đóng góp phần lớn nguồn tiền gửi không kỳ hạn cho ngân hàng. Ta xem bảng sau:

Bảng 2.13: Tiền gửi thanh toán đến cuối kỳ

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

TGTT 408 369 384 248 225 321

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Thanh Hoá)

Tiền gửi thanh toán cuối kỳ qua các năm 2007 đến 2011 giảm dần từ 408 tỷ năm 2007 xuống còn 225 tỷ năm 2011. Năm 2012 tăng 43% so với năm 2011 đạt 321 tỷ đồng.

Bên cạnh việc thu hút TGTT của các tổ chức, Chi nhánh còn tập trung vào việc tăng trưởng số lượng tài khoản thanh toán cá nhân được đánh giá qua bảng sau:

Bảng 2.14: Số lượng và số dư trung bình tài khoản thanh toán cuối kỳ của cá nhân tại BIDV Thanh Hoá

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Số lượng TKTT cá

nhân (TK) 10.587 15.284 23.764 28.673 34.201 40.637 Số dư trung bình

(triệu đồng) 0,8 1,2 1.9 1.7 1.7 2,1

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Thanh Hoá)

Số lượng tài khoản cá nhân tại BIDV Thanh Hoá là khá lớn và liên tục tăng qua các năm, năm 2007 số lượng TK là 10.587, năm 2008 tăng 44% so với năm 2007, năm 2009 đạt 23.764 TK, tốc độ tăng trưởng năm 2010 là 20,7% so với năm 2009, năm 2011 là 19,3% so với năm 2010. Mặc dù số dư trung bình trên một tài khoản năm 2010 và 2011 giảm so với năm 2009 nhưng với số lượng lớn tài khoản thanh toán thì tổng số dư tiền gửi thanh toán của cá nhân cũng là một nguồn vốn giá rẻ tương đối lớn đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Năm 2012 số lượng tài khoản cá nhân đạt 40.637 TK và số dư trung bình là 2,1 triệu đồng. Đây là số lượng rất khả quan mà Chi nhánh đạt được trong năm năm 2012 với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ Chi nhánh.

Để có được lượng TKTT của cả tổ chức và cá nhân như trên Chi nhánh cũng phải đưa ra nhiều biện pháp để thu hút như ưu đãi phát hành thẻ miễn phí cho khách hàng cá nhân, tạo các mối quan hệ tốt đối với các tổ chức, khuyến khích các khách hàng mở tài khoản đổ lương cho cán bộ, công nhân,…Tuy nhiên, công tác này vẫn còn khó khăn do chi phí quảng cáo, tiếp thị còn thấp, chưa tạo lập được nhiều mối quan hệ với các tổ chức…Cần có những giải pháp thu hút khách hàng mở TKTT ngày càng nhiều để có thể tận dụng được nguồn tiền giá rẻ này

b, Tiền gửi tiết kiệm:

Có thể nói nghiệp vụ huy động TGTK là nghiệp vụ có đầu tiên của bất cứ Ngân hàng nào từ xưa đến nay. Các tầng lớp dân cư có khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm) đem gửi vào ngân hàng. Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn (ví dụ như tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm năng động, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm bằng ngoại tệ, bằng vàng...). Chính vì vậy đây là khu vực có mức độ cạnh tranh cao nhất giữa các ngân hàng và các TCTD khác.

Hiện nay, BIDV Thanh Hóa có 07 phòng giao dịch với nguồn vốn và được phân bố rải rác trên địa bàn. Ngay từ đầu chi nhánh đã hết sức coi trọng công tác đặc biệt này. Nó được thể hiện qua việc các phòng giao dịch đều được ưu tiên trang bị các máy móc thiết bị, môi trường sạch đẹp, khang trang... Hầu hết cán bộ giao dịch viên tại hội sở chi nhánh và các phòng giao dịch đều nắm vững và thực hiện xử lý tốt tất cả các giao dịch liên quan đến TGTK. Ngân hàng thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo trình độ nghiệp vụ cho các nhân viên. Chi nhánh đã đưa ra các chế độ thưởng, phạt, các hình thức khuyến khích đối với các cá nhân và tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ huy động vốn cũng như không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả của những việc trên là nguồn TGTK ngày càng tăng, phát triển với một sự vững chắc ổn định qua từng năm.

Bảng 2.15. Tiền gửi tiết kiệm Đơn vị tính:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TGTK 574 512 698 1.017 1.098 1.339 Tiền gửi VNĐ 447 402 555 803 879 1.136 Tỷ trọng tiền gửi VNĐ/TGTK(%) 78 79 80 79 80 85

Tiền gửi Ngoại tệ 126 110 143 214 219 203 Tỷ trọng tiền gửi Ngoại

tệ/TGTK(%) 22 21 20 21 20 15

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Thanh Hóa)

Nguồn TGTK của ngân hàng là rất quan trọng. Nguồn này đáp ứng phần lớn cho hoạt động tín dụng. Qua các năm nguồn TGTK của ngân hàng đều tăng lên. Điều này phản ánh công tác huy động từ nguồn TGTK rất được Chi nhánh chú trọng và tập trung khai thác. Nguồn tiền gửi VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi tiết kiệm và đạt từ 78% đến 85% qua các năm. Tiền gửi ngoại tệ tăng giảm không ổn định và ở mức thấp. Năm 2007 đạt 126 tỷ, năm 2008 giảm 13% so với năm 2007. Từ năm 2009 – 2011 lượng tiền gửi ngoại tệ tăng dần nhưng đến năm 2012 thì lượng ngoại tệ lại giảm 7% so với năm 2011 đạt 203 tỷ đồng. Để tăng trưởng nguồn vốn huy động tiết kiệm bằng ngoại tệ, chi nhánh cần có một chiến lược huy động vốn đa dạng, có một cơ chế lãi suất linh hoạt và phải làm thế nào để thu hút được các nguồn ngoại tệ ở từng gia đình, từng cửa hàng kinh doanh.

c, Tiền gửi TCKT:

Đây là loại tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các tổ chức này có nguồn tiền nhàn rỗi, chưa sử dụng đến ngay tại thời điểm gửi tiền, để nâng cao lợi ích của các tổ chức thì những khoản tiền này được đem gửi tại BIDV Thanh Hóa.

Nguồn tiền gửi này xét về mặt tiện ích thì không bằng TGTT, song lại có lãi cao hơn hẳn. Các doanh nghiệp, tổ chức xã hội có nhu cầu chi trả tiền theo một chu kỳ xác định: 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng,... Họ có thể gửi vào khoản mục này vừa đáp ứng cho nhu cầu của mình vừa có lãi cao. Trong các năm qua ngân hàng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Tiền gửi có kỳ hạn có lãi suất cao hơn so với TGTT. các doanh nghiệp đã tận dụng điều này và đã nghiên cứu, tính toán chu kỳ kinh doanh của mình để chuyển một phần TGTT sang tiền gửi có kỳ hạn. Ngân hàng có một lượng tiền để có thể sử dụng một cách ổn định hơn và doanh nghiệp có lãi hơn. Đây là một trong nhiều cách thức nhằm đa dạng hoá hình thức huy động, thu hút thật nhiều nguồn vốn của chi nhánh. Tuy nhiên cũng như TGTK, nguồn tiền gửi này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa các loại tiền. Ta có thể thấy được qua bảng sau:

Bảng 2.16. Tiền gửi tổ chức kinh tế.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2011Năm 2012Năm

TG TCKT 441 461 559 697 571 576

Tiền gửi VNĐ 409 454 534 687 555 569

Tỷ trọng tiền gửi

VNĐ/TGTCKT(%) 93 98 96 98 97 98

Tiền gửi Ngoại tệ 32 6 25 9 16 8

Tỷ trọng tiền gửi Ngoại

tệ/TGTCKT(%) 7 2 4 2 3 2

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Thanh Hóa)

Qua bảng 2.16 ta thấy, nguồn tiền gửi VNĐ của các TCKT chiếm tỷ trọng rất cao qua các năm đều trên 90% so với tổng tiền gửi TCKT, năm 2010 và 2012 còn đạt 98%. Tiền gửi ngoại tệ của các TCKT chiếm tỷ trọng rất nhỏ do trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có rất ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên ngoại tệ có phần khan hiếm.

hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi là có hạn và thị phần trên địa bàn càng ngày bị chia nhỏ cho các tổ chức khác.

2.2.3.2 Huy động vốn qua đi vay:

Để đáp ứng với nhu cầu vốn đầu tư cho vay, chi nhánh còn huy động nguồn bằng hình thức đi vay thông qua phát hành các công cụ nợ. Phát hành các công cụ nợ đem lại cho chi nhánh một nguồn đáng kể có tính ổn định cao và chi phí thấp hơn hẳn so với việc phải đi vay từ các TCTD.

Bảng 2.17. Phát hành Giấy tờ có giá (GTCG).

Đơn vị:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Phát hành GTCG 6.225 91.785 181.371 2.902 3.888 117.239 Tiền VNĐ 120 87.811 179.559 2.902 1.270 106.304 Tỷ trọng tiền VNĐ/GTCG(%) 2 96 99 100 33 91 Tiền Ngoại tệ 6.105 3.974 1.812 - 2.618 10.935 Tỷ trọng tiền Ngoại tệ/GTCG(%) 98 4 1 0 67 9

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Thanh Hóa)

Phát hành GTCG qua các năm cũng không được ổn định, năm 2007 huy động được 6.225 triệu đồng tương ứng 98% là đồng ngoại tệ còn đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng không đáng kể. Sang năm 2008 thì huy động bằng cách phát hành GTCG đã có bước nhảy vọt, tăng lên 1474% so với năm 2007 tức số tuyệt đối tăng lên 85.560 triệu đồng. Nhưng trong năm 2008 thì cơ cấu huy động từ phát hành GTCG thay đổi hoàn toàn theo loại tiền. Lúc này đồng tiền VNĐ lại chiếm phần lớn tỷ trọng đạt 96% so với tổng lượng tiền phát hành tương đương 87.811 triệu đồng. Năm 2009 lượng phat hành GTCG tăng gần gấp đôi so với

năm 2008 và tỷ trọng đồng nội tệ vẫn chiếm rất lớn đạt 96% so với tổng ngườn huy động qua phát hành GTCG. Năm 2010 và năm 2011 do tình hình kinh tế thế giới khó khăn cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước, kéo theo tình hình kinh tế trong tỉnh cũng gặp khó khăn, chính vì vậy mà ngân hàng phát hành GTCG ở mức rất thấp, năm 2010 chỉ huy động nội tệ. Năm 2012, phát hành GTCG tăng 3015% so với năm 2011 đạt 117.239 triệu đồng và đồng Việt Nam chiếm 91% so với tổng lượng phát hành GTCG.

2.2.3.3. Huy động vốn từ các nguồn khác:

Chi nhánh đã xác định, trong tương lai các ngân hàng sẽ cạnh tranh chủ yếu về mặt dịch vụ. Vì vậy chi nhánh đã hết sức chú ý nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ như: thanh toán bằng séc, bảo lãnh, các hoạt động tư vấn… Nguồn tiền ký gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế thực hiện các dịch vụ đó ngày càng tăng đóng góp nhiều vào nguồn vốn huy động của ngân hàng. Năm 2012, nguồn này đạt trên 4,8 tỷ đồng và hứa hẹn sẽ tăng trưởng nhiều qua từng năm.

Qua các hình thức huy động vốn ta có thể thấy một cách rõ nét, toàn cảnh bức tranh huy động vốn của chi nhánh Thanh Hóa trong vài năm qua. Điều này là rất quan trọng để Chi nhánh có thể tự đánh giá được mình cũng như xác định mình cần phải làm gì để chi nhánh luôn có được một nguồn vốn dồi dào, ổn định, có chất lượng cao trong tương lai.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w