1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO

74 1,5K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại khóa luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỷ XX qua đi, thế kỷ XXI đã tới, thế giới đã đi qua những chặng đườngdài đầy thử thách song cũng đầy vinh quang Xu hướng hiện tại và tương lai củathế giới là hoà bình, hợp tác và cùng phát triển

Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trên, đều cố gắng hoà nhịp với dòngchảy chung của thế giới Nhu cầu phát triển kinh tế, xây dựng đất nước khôngcho phép chúng ta đứng ngoài xu thế, cuộc chơi chung của nhân loại Biểu hiệntích cực mới đây nhất thể hiện sự chủ động hội nhập của Việt Nam vào nền kinh

tế thế giới là việc chúng ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO) Việc gia nhập WTO chắc chắn sẽ đem lại cho Việt Namnhiều cơ hội để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng đưa đến nhiều khókhăn trở ngại Nền kinh tế Việt Nam có duy trì được tốc độ cao, ổn định haykhông hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh cũng như khả năng ứng phóvới những thách thức của nền kinh tế nói chung và của từng ngành nói riêng.Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có một chiến lược dài hạn nhằm mụctiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó tập trung vào phát triểnmột số ngành công nghiệp chủ lực Chiến lược này không nằm ngoài mục tiêuchuẩn bị cả về lượng và chất để phát triển nền kinh tế, tạo chỗ dựa vững chắckhi hội nhập vào nền kinh tế quốc tế

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, cũng như nhiều nướckhác trên thế giới, ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ViệtNam Với lợi thế là ngành vừa cung cấp hàng hoá trong nước, thu hút nhiều laođộng, đồng thời là ngành có lợi tức cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đấtnước, công nghiệp dệt may luôn được chú trọng đầu tư, phát triển Chiến lượcphát triển kinh tế, với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấukinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bắt đầu từ Đại hội

VI (1986) Đảng Cộng Sản Việt Nam, và được cụ thể hoá và phát triển ở các đạihội sau, đã đem lại cho ngành dệt may những động lực và định hướng phát triểnmới: “ Phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt, may, da giầy, giấy, các mặt

Trang 2

hàng thủ công mỹ nghệ; đầu tư hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, nâng chấtlượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; chuyển dần việc gia công dệt may, đồ dasang mua nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; coi trọng nâng caonăng lực tiếp thị để mở rộng thị trường; khắc phục sự lạc hậu của ngành sợi, dệt,gắn với phát triển bông và thị trường tơ tằm….”1

Những khởi sắc của ngành công nghiệp dệt may những năm gần đây, đặc biệt

là sau một năm Việt Nam gia nhập WTO là một minh chứng rõ nét cho khảnăng vượt qua thách thức, vươn lên của ngành dệt may Vấn đề đặt ra là, trongnhững năm tới đây, khi phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngànhdệt may còn đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực ngày càngmạnh như Trung Quốc, Ấn Độ?

Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng của ngành công nghiệp dệtmay đối với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đã

là thành viên của WTO, người viết đã chọn đề tài khoá luận: “Thực trạng và

giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO”

Trong quá trình viết, người viết đã cố gắng sử dụng các phương pháp nhưphân tích, so sánh, minh họa, đối chiếu, kiểm nghiệm thực tế nhằm đưa ra nhữngđánh giá mang tính toàn diện, đúng đắn về năng lực cạnh tranh của ngành côngnghiệp dệt may, cũng như định hình rõ những cơ hội, thách thức đặt ra đối vớingành dệt may sau khi gia nhập WTO, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất, giảipháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành

Nội dung chính của khoá luận sẽ được trình bày ở ba chương:

Chương I: Vấn đề dệt may trong WTO

Chương II: Khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam

Chương III: Chính sách và biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàngdệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Do đây là một đề tài có phạm vi bao quát rộng, trình độ và khả năng nghiêncứu của người viết còn nhiều hạn chế, nên khoá luận không tránh khỏi những sai

1 Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng Sản Việt Nam Nxb Chính trị quốc gia năm 1996,

trg 181

Trang 3

sót Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và bạnđọc.

CHƯƠNG I VẤN ĐỀ DỆT MAY TRONG WTO

1 Vấn đề dệt may trong Vòng đàm phán Urugoay

Dệt may với đặc điểm là một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động,luôn là một ngành nhạy cảm, không chỉ về khía cạnh kinh tế, mà cả khía cạnhchính trị đối với nhiều nước Vấn đề dệt may, vì thế, luôn là đề tài được nhiềunước thành viên WTO, đặc biệt là những nước nhập khẩu và xuất khấu hàng dệtmay đặc biệt quan tâm

Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm củanhiều lao động nên ngành công nghiệp dệt may thường được chính phủ các nướcbảo hộ, nằm ngoài các nguyên tắc chung về thương mại tự do của GATT/WTO

Vì thế, trong suốt 30 trước khi diễn ra vòng đàm phán Urugoay (1986- 1994),thương mại quốc tế về dệt may chỉ được thực hiện dựa trên các thoả thuận vềhạn ngạch song phương như: Hiệp định ngắn hạn về thương mại hàng dệt vàbông (STA) năm 1961, Hiệp định dài hạn về hàng dệt và bông (LTA) năm 1963-

1973, Hiệp định hàng đa sợi (MFA) năm 1974- 1994

Các hiệp định dệt may này đều duy trì việc thực hiện thương mại dệt maydựa trên các thoả thuận hạn ngạch song phương có tính chất phân biệt đối xửgiữa những nước xuất khẩu và cho phép các nước nhập khẩu hàng dệt may được

áp dụng các biện pháp hạn chế khi có sự gia tăng đột ngột về khối lượng hoặcgiá trị nhập khẩu dẫn đến nguy cơ gây rối loạn thị trường nước nhập khẩu Phạm

vi các mặt hàng bị áp hạn ngạch cũng ngày càng gia tăng: nếu như hai thoả

Trang 4

thuận đầu (STA và LTA) chỉ hạn chế xuất khẩu đối với hàng dệt may bông sợi

tự nhiên thì Hiệp định đa sợi MFA mở rộng phạm vi hạn chế sang cả mặt hàngbông sợi nhân tạo Các biện pháp hạn chế này nhìn chung mang tính phân biệtđối xử giữa hàng hoá các nước, và “hầu như hoàn toàn để hạn chế số lượng nhập

khẩu từ các nước đang phát triển” 2

Về khía cạnh pháp lý, việc duy trì những hạn chế số lượng là trái với cácnguyên tắc, qui định của GATT Tuy nhiên, việc ra đời các thỏa thuận trên, đặcbiệt là Hiệp định MFA đã tạo ra “cái ô pháp lý để có thể vi phạm những nguyên

tắc của GATT” 3

Về khía cạnh kinh tế, vô hình trung những hiệp định này không chỉ tạo ra sựphân biệt đối xử giữa hàng dệt may xuất khẩu của các nước đang phát triển màcòn làm gia tăng sự bảo hộ ở các nước phát triển đối với lĩnh vực dệt may (donước nhập khẩu được quyền áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khi thịtrường trong nước bị ảnh hưởng do lượng nhập khẩu của hàng dệt may đột ngộttăng, tác động tiêu cực đến công nghiệp dệt may trong nước, mà không tính đến

sự chênh lệch giá do lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển đem lại chứkhông phải do sự hỗ trợ từ phía nhà nước4) Có thể thấy, hệ thống này rất bất lợi

cho các nước đang phát triển vốn có tiềm năng trong lĩnh vực này và điều này đãphần nào gây ra tình trạng bóp méo thương mại, làm chậm đi quá trình phát triểnkinh tế ở cả các nước xuất khẩu và nhập khẩu, đồng thời làm giảm đi tính cạnhtrạnh của ngành công nghiệp dệt may Do đó, các hiệp định dệt may thường vấpphải sự phản đối của các nước đang phát triển Các nước này đòi hỏi phải đưavấn đề dệt may vào khuôn khổ của các nguyên tắc, qui định của GATT

Trước tình hình đó, vòng đàm phán Urugoay (1986- 1994) đã đưa dệt mayvào quĩ đạo điều chỉnh của GATT/WTO, xóa bỏ sự phân biệt đối xử qua chế độhạn ngạch dệt may xuất nhập khẩu, xoá bỏ quyền áp đặt hạn ngạch của các nướcphát triển, đưa lĩnh vực dệt may dần trở thành lĩnh vực được tự do hoá Sự ra đờicủa Hiệp định hàng dệt may (ATC) năm 1994 thay thế cho Hiệp định MFA

2 TS Nguyễn Hữu Khải “Hiệp định hàng dệt may và đôi điều suy nghĩ về xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam”

Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 10 (90), 2003.

3

Bộ Ngoại giao Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr 252.

4Bộ Ngoại giao Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr 415.

Trang 5

được coi là bước ngoặt lớn trong lịch sử thương mại dệt may thế giới Bắt đầu từđây, vấn đề dệt may không còn nằm ngoài quĩ đạo chung của GATT- WTO màcũng chịu sự chi phối của các nguyên tắc, qui định của tổ chức này như bất kỳvấn đề thương mại quốc tế nào khác.

2 Hiệp định hàng dệt may ATC

Hiệp định hàng dệt may ATC ra đời thay thế cho Hiệp định hàng đa sợi MFAchính là nỗ lực nhằm đưa thương mại quốc tế trong lĩnh vực dệt may trở lạikhuôn khổ các nguyên tắc tự do hoá và không phân biệt đối xử của WTO Đâyđược coi là hiệp định quốc tế chính thức điều tiết thương mại hàng dệt may, theo

đó các nước nhập khẩu phải xoá bỏ hạn ngạch và các nước nhập khẩu không

được phân biệt đối xử giữa các nước xuất khẩu.

Về cơ bản, ATC gồm những nội dung chính: đưa ra chương trình hội nhậpbằng việc yêu cầu những nước nhập khẩu hàng dệt may hiện đang duy trì hạnngạch phải xoá bỏ từng phần trong vòng 10 năm (phụ lục 1); đưa ra chươngtrình tự do hoá những biện pháp hạn chế số lượng, theo đó hạn ngạch liên tụcgiảm (cho đến khi bỏ hẳn hạn ngạch) bằng cách tăng tỉ lệ hạn ngạch gia tăng hạnngạch hàng năm Ngoài ra, ATC cũng đưa ra một cơ chế bảo vệ đặc biệt để giảiquyết các trường hợp phát sinh gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sảnxuất trong nước, đồng thời đề cập đến việc thành lập Cơ quan theo dõi giám sáthàng dệt may (TMB) để giám sát việc thực hiện Hiệp định)

- Những điểm tiến bộ của ATC so với MFA

Mặc dù cả ATC và MFA đều nhằm điều chỉnh thống nhất mặt hàng dệt maynhưng nhìn chung, ATC có nhiều điểm tiến bộ và gần với các nguyên tắc củaGATT (WTO) hơn

Thứ nhất, do ra đời sau và có hiệu lực khi Hiệp định chung về thuế quan vàthương mại GATT đã được chính thức chuyển thành WTO- một tổ chức kếnhiệm GATT nhưng có địa vị pháp lý, phạm vi và tính ràng buộc cao hơn, cơchế hoạt động chặt chẽ hơn nên ATC cũng có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽhơn so với MFA MFA là một hiệp định tuỳ ý, các nước có thể tham gia hoặc

Trang 6

không Cho đến năm 1994, khi MFA hết hạn có 40 thành viên tham gia, trongkhi đó, ATC là hiệp định trong khuôn khổ WTO và mang tính ràng buộc pháp lýđối với cả 150 nước thành viên.

Thứ hai, trong khi MFA là một cam kết mở, được gia hạn nhiều lần (4 lần giahạn trong suốt 21 năm tồn tại) và đi kèm với nó là 90 hiệp định song phương và

29 hiệp định không nằm trong MFA và những biện pháp đơn phương hạn chếhàng nhập khầu dệt may5 thì ATC lại thể hiện là một hiệp định có tính ổn địnhcao ATC đã định ra được một lịch trình thực hiện gồm 4 giai đoạn trong vòng

10 năm Theo đó, toàn bộ hệ thống hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng trong lĩnhvực dệt may từ những năm 60 sẽ được dỡ bỏ vào thời điểm 1/1/2005 và mặthàng dệt may sẽ được điều tiết bởi những qui định của WTO Như vậy, việcthực hiện theo ATC được thực hiện một cách ổn định theo một lịch trình đãđược định sẵn

Thứ ba, là việc thành lập Cơ quan theo dõi giám sát hàng dệt may TMB và

Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) với thủ tục tố tụng hoàn chỉnh Điều nàyđảm bảo rằng việc thực hiện ATC sẽ được giám sát chặt chẽ hơn, và việc giảiquyết tranh chấp là theo trình tự thống nhất và phán quyết đưa ra có tính pháp lýbắt buộc thực hiện

Thứ tư, trong khi MFA là một ngoại lệ, trái với nguyên tắc thương mại tự docủa GATT- WTO khi cho phép sử dụng những biện pháp hạn chế số lượng thìATC lại đặt ra mục tiêu chính là đưa thương mại dệt may tuân thủ những quiđịnh của WTO bằng cách yêu cầu các nước thành viên phải loại bỏ dần các hạnchế số lượng và giảm thuế ATC chỉ cho phép các nước áp đặt những hạn chếkhi họ chứng minh được qua quá trình điều tra rằng sự gia tăng hàng nhập khẩunày chính là nguyên nhân gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến hàng dệt maytrong nước Hơn nữa, những hạn chế này nếu được sử dụng, sẽ phải áp dụng bắtbuộc cho hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn, không có sự phân biệt đối xử vớihàng nhập khẩu từ bất kỳ nước nào ( trong khi MFA cho phép áp dụng hạn chế

số lượng với hàng xuất khẩu từ một hoặc nhiều nước, tùy từng trường hợp)

5 Bộ Ngoại giao Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr 252.

Trang 7

3 Tác động của ATC đối với nhóm nước đang phát triển

Nhóm các nước đang phát triển được coi là một trong những nhóm nước chịutác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất từ hiệp định hàng dệt may ATC do các nướcnày vốn có tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực này và chiếm số lượng lớn trong sốcác nước xuất khẩu hàng dệt may

Sự ra đời của hiệp định ATC, với mục đích xoá bỏ sự phân biệt đối xử quachế độ hạn ngạch xuất khẩu, xoá bỏ quyền áp đặt hạn ngạch của các nước pháttriển nhằm tự do hoá lĩnh vực dệt may được xem là một thuận lợi rất lớn cho cácnước đang phát triển có lợi thế trong lĩnh vực này Nhờ tự do hoá thương mại,thị trường xuất khẩu của các nước đang phát triển được mở rộng Không chỉ mởrộng được thị trường, việc xoá bỏ hạn ngạch còn là cơ hội thuận lợi để các nướcxuất khẩu gia tăng kim ngạch, khối lượng xuất khẩu tùy theo năng lực của mình.Bên cạnh đó, do sản phẩm dệt may từ các nước đang phát triển được tạo điềukiện thâm nhập vào thị trường các nước phát triển trên cơ sở cạnh tranh bìnhđẳng sẽ làm gia tăng sức cạnh tranh của hàng hoá từ các nước này do tận dụngđược lợi thế vốn có về nguồn lao động dồi dào, giá cả rẻ hơn, cộng với việc chấtlượng sản phẩm ngày càng nâng cao do tiếp thu được thêm công nghệ mới, trình

độ quản lý do quá trình hội nhập mang lại Một yếu tố tích cực nữa là do có sựcạnh tranh gia tăng sẽ dẫn tới giảm giá hàng may mặc tại thị trường các nướcphát triển Điều này cũng là một yếu tố tích cực, kích thích nhu cầu tiêu dungmặt hàng này, dẫn đến gia tăng nhập khẩu từ các nước đang phát triển Mộtthuận lợi nữa là trong hiệp định ATC, các nước phát triển bên cạnh việc dỡ bỏchế độ hạn ngạch còn phải cam kết hỗ trợ kỹ thuật, tạo điều kiện cho các nướcđang phát triển cơ hội tìm hiểu trước về nhu cầu thị trường tại nước nhập khẩu, “tạo ra sự tăng trưởng đáng kể về khả năng tiếp cận thị trường cho các nhà cungcấp qui mô nhỏ và sự phát triển các cơ hội kinh doanh thương mại cho các đốitượng mới tham gia lĩnh vực thương mại hàng dệt và may mặc” (điều 1, khoản

2, hiệp định ATC)6

6 Bộ Thương mại Các văn kiện cơ bản của WTO Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, trg.23

Trang 8

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hiệp định ATC cũng tạo ranhững thách thức đáng kể đối với các nước đang phát triển.

Thứ nhất, việc dỡ bỏ hạn ngạch, bên cạnh việc thúc đẩy tự do hoá thươngmại cũng khiến cho các nước đang phát triển phải cạnh tranh gay gắt hơn Nếunhư trước đây, hạn ngạch khiến cho các nước có tiềm năng lớn không thể xuấtkhẩu được nhiều nhưng cũng đồng thời giữ cho một số nước khác một thịtrường xuất khẩu tối thiểu do hạn ngạch đem lại, thì nay, các nước buộc phải tựgiành lấy thị phần trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, dựa trên thực lực Mặc dù cólợi thế về nguồn lao động, nhưng các nước đang phát triển cũng có những hạnchế nhất định về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, nền sản xuất nhỏ lẻ, thủ công…Điều này là một bất lợi lớn cho các nước đang phát triển khi phải cạnh tranh trênmột sân chơi ngang bằng với các nước công nghiệp phát triển vốn có lợi thế vềnhững yếu tố trên Tuy nhiên, đây chỉ là những khó khăn chung đối với cácnước đang phát triển là thành viên WTO, còn đối với một bộ phận các nướcđang phát triển khác cũng tham gia vào thương mại dệt may thế giới nhưng chưaphải là thành viên WTO vào thời điểm ATC hết hiệu lực (ví dụ như Việt Nam)thì khó khăn còn nhân lên gấp bội Mặc dù cũng vấp phải những khó khăn nhưnhững nước đang phát triển là thành viên WTO, nhưng các nước như Việt Namlại không được hưởng những lợi ích của việc dỡ bỏ hạn ngạch, cạnh tranh bìnhđẳng Đây là một điều hết sức khó khăn, vì các nước chưa phải là thành viênWTO, trong khi vẫn bị áp chế độ hạn ngạch, lại phải chịu sự cạnh tranh gay gắthơn do các nước thành viên khác đã được gia tăng và dỡ bò dần hạn ngạch.Thứ hai, bên cạnh việc phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu, giờđây, các nước đang phát triển còn phải đối mặt với nguy cơ bị cạnh tranh và mấtthị phần ngay trên thị trường nội địa do tự do hoá thương mại Điều này tạo nênsức ép buộc các nước đang phát triển phải điều chỉnh, đưa ra những chính sáchthương mại phù hợp với hoàn cảnh mới và những biện pháp cần thiết để bảo vệnền sản xuất nội địa nhằm nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn bị cho thời kỳ thươngmại tự do

Trang 9

Thứ ba, mặc dù Hiệp định ATC đã đưa ra một lộ trình rõ ràng cho việc dỡ bỏcác hạn ngạch dệt may, nhưng trong giai đoạn đầu, các nước phát triển chỉ thựchiện qui định này đối với các sản phẩm không phải là bảo hộ hàng đầu, còn cácmặt hàng quan trọng hiện đang được hạn ngạch bảo hộ sẽ bị dồn xuống cuối tiếntrình do mục đích duy trì bảo hộ nền công nghiệp trong nước, và nỗi lo sợ vấpphải sự phản đối của làn sóng lao động thất nghiệp từ những nước này Như vậy,hiệu quả do Hiệp định ATC mang lại trong thời gian đầu thường thấp, các nướcđang phát triển sẽ chậm được hưởng những lợi ích do ATC đem lại trong khivẫn phải cạnh tranh gay gắt với nhau để giành thị phần Thực tế cho thấy, tronggiai đoạn đầu thực hiện Hiệp định ATC từ 1995- 2000, hàng dệt may của cácnước đang phát triển chỉ tăng 4,5% trong khi các nước phát triển đã tăng 9%trong cùng khoảng thời gian đó.7

Tóm lại, Hiệp định ATC không chỉ đem lại những lợi ích cho các nước đangphát triển như nhiều ngừơi vẫn nghĩ, trái lại, nó cũng đồng thời đưa đến nhiềuthách thức, bất lợi cho các nước này Việc tận dụng được lợi ích của ATC đếnđâu hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, độ nhạy bén của từng quốc gia

4 Thị trường dệt may thế giới sau khi ATC hết hiệu lực

Đến thời điểm 1/1/2005, hiệp định hàng dệt may ATC chính thức hết hiệulực, nhưng câu chuyện về dệt may không phải đã kết thúc, ATC không phải đãđược xếp sang một bên sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử Trái lại, sự kếtthúc của ATC lại mở ra nhiều vấn đề rất mới cho ngành công nghiệp dệt maycác nước và sự thay đổi vị trí trong thị trường dệt may thế giới Mặc dù thời hạn

dỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch đã được thoả thuận từ 10 năm trước, tức là các nước

đã có hơn 10 năm để chuẩn bị cho thời điểm này Tuy nhiên, ở vào thời điểmnày, khi Hiệp định dệt may ATC đã chính thức được dỡ bỏ thì nhiều nước vẫncòn đang trong tình trạng lúng túng Hơn hai năm đã trôi qua kể từ khi hiệp địnhdệt may được dỡ bỏ, những tác động của việc dỡ bỏ này đã và đang được cảmnhận trên thế giới theo nhiều chiều hướng khác nhau Có thể thấy, thời kỳ hậu

7 Bộ Thương mại, Vụ chính sách thương mại đa biên Tác động của hiệp định đàm phán thương mại đa biên

Urugoay Nxb Thống kê Hà Nội 2000, trg 144.

Trang 10

hạn ngạch đã tạo cho bức tranh thị trường dệt may thế giới nhiều mảng màu rấtđối lập.

Nhóm nước xuất khẩu hàng dệt may, mà hầu hết là các nước đang phát triển,được coi là bị tác động trực tiếp nhất từ việc dỡ bỏ hạn ngạch dệt may Trongkhi Hiệp định ATC hết hạn được cho là mang lại lợi ích rất lớn cho một số nướcxuất khẩu, thì đồng thời, nó cũng khiến nhiều nước xuất khẩu khác đối mặt vớinguy cơ bị mất thị phần do không có khả năng cạnh tranh

Nhóm nước được coi là có lợi thế khi hiệp định này kết thúc bao gồm cácnước như Trung Quốc, Ấn Độ, và ở mức độ thấp hơn có thể là Pakistan và TháiLan Các nước này, đặc biệt là Trung Quốc, đã có sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡngcho sự kiện này bằng việc đầu tư thêm hàng triệu đô la đầu tư cho công nghệ,thông qua các chiến lược giảm giá, cộng với khả năng tiếp cận hầu như vô hạnvới nguồn nhân công rẻ và có năng suất, cơ sở hạ tầng tốt và các thể chế hoạtđộng có hiệu quả Sự tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc và Ấn Độ trongnhững năm đầu tiên của thời kỳ hậu ATC đã chứng minh cho tiềm năng to lớncủa các nước này Theo một đánh giá gần đây của WTO, thị phần của TrungQuốc trên thị trường dệt may thế giới có thể tăng từ 17% khi còn chế độ hạnngạch, lên 50% sau khi hạn ngạch được xoá bỏ8 Tuy nhiên, sự tăng nhanh về thịphần của Trung Quốc và Ấn Độ cũng đồng nghĩa với việc sự thu hẹp thị trườngcủa các nước xuất khẩu nhỏ hơn do thị phần bị rơi vào tay các nước trên

Đối lập với tương lai sáng sủa của một số nước được coi là cường quốc vềxuất khẩu hàng dệt may nói trên là một thực trạng khác, ít tươi tắn hơn, thuộc vềcác nước đang và chậm phát triển, nơi mà sự chuẩn bị cho thời kỳ hậu ATC cònnhiều bất cập, lúng túng Đối với các nước này hạn ngạch không phải là vấn đềcản trở khả năng xuất khẩu của họ Trái lại, trong nhiều năm qua, hạn ngạchchính là điểm tựa, giúp các nước này kiềm chế được các đối thủ cạnh tranh, bảo

vệ được hoạt động xuất khẩu, giúp họ giữ được thị phần vốn khiêm tốn củamình tại các thị trường nhập khẩu lớn Thế nhưng, trong lúc hệ thống hạn ngạchcòn hiệu lực, các nước này đã không chú trọng phát triển ngành này, mà quá phụ

8 Việt Nga “Ai được lợi khi xóa bỏ chế độ hạn ngạch dệt may?” T/chí Ngoại thương, số 18 (6/2005).

Trang 11

thuộc vào cái ô hạn ngạch, vì thế, giờ đây, nguy cơ bị thua thiệt do không có khảnăng cạnh tranh là rất lớn, đặc biệt đối với các nước nghèo Bangladesh vàCampuchia chính là hai trường hợp điển hình Tại Bangladesh, ngành dệt maychiếm tới 75% thu nhập về xuất khẩu của cả nước Thế nhưng, thực tế cho thấyBangladesh trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may lớn không phải do nước nàytận dụng được những lợi thế so sánh của mình mà chủ yếu là nhận được sự đối

xử ưu ái của Liên minh châu Âu (EU) khi Liên minh này giành cho Bangladeshnhững ưu đãi về thuế quan song song với việc không quy định hạn ngạch đối vớihàng xuất khẩu của nước này Theo đánh giá của Chủ tịch Hiệp hội các công tysản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Bangladesh thì 1/3 doanh nghiệp dệt may,phần lớn là vừa và nhỏ, có thể sẽ bị phá sản và khoảng 200 đến 300 ngàn người

sẽ mất việc làm sau thời điểm Hiệp định ATC hết hiệu lực do không thể cạnhtranh nổi với các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ Campuchia cũng rơi vàotình trạng tương tự, khi mà khu vực dệt may mấy năm qua đã giúp cho sự hồisinh của nền kinh tế nước này nhờ việc thâm nhập vào các thị trường lớn như

Mỹ và EU theo chế độ hạn ngạch với kim ngạch trung bình khoảng 1,4 tỷ USD,chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của nước này Việc dỡ bỏ hạn ngạch có thểkhiến cho nền công nghiệp dệt may của Campuchia rơi vào khủng hoảng, đe doạcông việc của hơn 300 ngàn công nhân, phần lớn là nữ9

Mặc dù theo dự báo, tương lai cho các nước đang và chậm phát triển có vẻkhá ảm đạm nhưng thực tế cho thấy, hai năm vừa qua, không chỉ Trung Quốc,

Ấn Độ mà cả Bangladesh, Campuchia vẫn thu được những lợi nhuận đáng kể.Phần lớn các dự báo đều cho rằng các nước nghèo sẽ không sống sót được, tuynhiên khủng hoảng lại không xảy ra vào năm 2005 Câu trả lời là mặc dù chế độhạn ngạch được dỡ bỏ nhưng các thị trường lớn như Mỹ, EU đã tăng cường cáchàng rào bảo vệ phù hợp với các điều kiện của WTO nhằm bảo vệ cho ngành dệtmay nội địa trước sự gia tăng ồ ạt của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc Nhữnghàng rào này đã phần nào giúp các nước như Bangladesh, Campuchia giữ được

9 Mạnh Cường “Bức tranh công nghiệp dệt may thế giới sau 1 năm WTO bãi bỏ hạn ngạch” T/chí Lao động và

Xã hội, số 277 (12/2005).

Trang 12

thị phần tại các thị trường lớn, kiềm chế sự gia tăng thị phần của những nước cókhả năng xuất khẩu lớn như Trung Quốc Tuy nhiên, giai đoạn này sẽ không kéodài lâu Các nhận định đều cho rằng, năm 2008, khi mà các hàng rào bảo vệhoàn toàn được dỡ bỏ, thì khủng hoảng sẽ thực sự xảy ra Lúc đó, những nước

có khả năng cạnh tranh kém sẽ thực sự bị tổn thương trước sự gia tăng nhanhchóng về thị phần của những nước xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, ẤnĐộ

5 Tác động của xu hướng phát triển thị trường dệt may thế giới tới Việt Nam

Có thể thấy, việc dỡ bỏ chế độ hạn ngạch theo Hiệp định ATC vô hình trung

đã chia các nước xuất khẩu hàng dệt may thành hai nhóm nước, một nhóm đượchưởng lợi và một nhóm bị thua thiệt Ngoài ra, còn một nhóm nhỏ các nướckhác, mà tác động của việc dỡ bỏ chế độ hạn ngạch và lợi ích thực tế còn chưa

rõ ràng và phụ thuộc nhiều vào quan hệ đối ngoại của mình, đó chính là cácnước chưa phải là thành viên WTO vào thời điểm Hiệp định này hết hiệu lực,

mà Việt Nam là một ví dụ điển hình Đối với Việt Nam, việc chưa trở thànhthành viên của WTO vào năm 2005 đã đặt ngành dệt may Việt Nam đứng trước

sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới

Sau khi Hiệp định ATC hết hiệu lực, ngành dệt may Việt Nam phải đươngđầu với hai khó khăn lớn: thứ nhất là việc không được hưởng những lợi ích doviệc kết thúc Hiệp định ATC mang lại do chưa là thành viên WTO- tất nhiên bấtlợi này không phải do bản thân ATC gây nên mà do nước ta không là thànhviên của WTO nên không được hưởng lợi từ các nguyên tắc cơ bản của WTO đểbảo vệ các thành viên của mình; thứ hai, chúng ta phải cạnh tranh trên một thịtrường khốc liệt hơn nhiều, khi mà các đối thủ của ta trong lĩnh vực dệt may vốn

đã có nhiều thế mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ… nay lại được tiếp thêm sứcmạnh từ việc dỡ bỏ chế độ hạn ngạch Như vậy, trong khi các nước như TrungQuốc, Ấn Độ sẽ tự do xuất khẩu vào các thị trường thì Việt Nam sẽ vẫn bịkhống chế về hạn ngạch theo các Hiệp định thương mại song phương ở nhiều

Trang 13

mặt hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh Hơn thế nữa, phần hạn ngạch vốn

đã bị khống chế của Việt Nam lại rất dễ có nguy cơ bị các đối thủ khác chiếmnốt do họ có nhiều lợi thế, khả năng cạnh tranh lại cao hơn Ngoài ra, bên cạnhviệc không được hưởng thêm gì từ hạn ngạch, Việt Nam còn gặp phải những bấtlợi do các nước nhập khẩu có thể áp đặt các biện pháp tự vệ tạm thời trong vòng

3 năm kể từ năm 2005 để bảo vệ nền sản xuất trong nước trước những tác độngcủa việc dỡ bỏ hạn ngạch

Nhìn chung, việc Hiệp định ATC hết hiệu lực vào ngày đầu tiên của năm

2005 đã khiến ngành dệt may Việt Nam đứng trước những khó khăn, bất lợi lớn.Tuy nhiên, qua thực tế hơn hai năm kể từ khi ATC hết hiệu lực cho thấy ViệtNam đã nỗ lực rất nhiều để tháo gỡ dần những khó khăn này Đầu tiên, phải kểđến thành công của Việt Nam trong việc đàm phán gia nhập tổ chức thương mạithế giới WTO Hiệp định ATC hết hiệu lực từ 1.1.2005 thì đến cuối năm 2006,Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO Như vậy, Việt Nam đã gạtđược khó khăn thứ nhất- bất lợi do không phải là thành viên WTO Từ sau năm

2006, ngành dệt may Việt Nam không còn gặp trở ngại do bị áp đặt hạn ngạch

mà có thể cạnh tranh bình đẳng hơn, theo đúng các nguyên tắc về tự do hoáthương mại của WTO Như vậy, mặc dù ATC hết hiệu lực, nhưng Việt Nam chỉ

bị bất lợi về hạn ngạch trong ngắn hạn Và trong khoảng thời gian khó khăn khicác nước khác đã được dỡ bỏ hạn ngạch đó, Việt Nam vẫn thu được những kếtquả lớn từ xuất khẩu hàng dệt may Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may tronghai năm 2005, 2006 đều tăng ở mức cao (phụ lục 2) Có được điều này là do cácdoanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn như May 10,Việt Tiến… đã có những sự chuẩn bị hết sức chu đáo cho thời kỳ “hậu” hạnngạch này Hầu hết các doanh nghiệp vẫn giữ vững được thị phần do đã chútrọng đến việc cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng, đồng thời chuyển hướng sangcác mặt hàng phi hạn ngạch và mở rộng sang các thị trường mới Theo đánh giácủa Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) về khả năng cạnh tranh xuất khẩuhàng dệt may vào Mỹ sau 1/1/2005 thì ở châu Á, chỉ có Việt Nam có thể cạnhtranh được với Trung Quốc và là lựa chọn thứ hai sau Trung Quốc về nguồn

Trang 14

cung hàng dệt may10 Có thể thấy, bất chấp những bất lợi do việc dỡ bỏ hạnngạch, hàng dệt may Việt Nam vẫn được đánh giá cao trên thị trường quốc tế vềkhả năng cạnh tranh.

Mặc dù được đánh giá cao và vẫn đứng vững sau khoảng thời gian ATC hếthiệu lực, cộng với việc đã gạt bỏ được bất lợi về hạn ngạch sau khi gia nhậpWTO, nhưng ngành dệt may Việt Nam không nên quá lạc quan khi mà các nướccạnh tranh với Việt Nam đang dần củng cố thêm sức mạnh để vươn lên tronggiai đoạn hậu hạn ngạch này Hơn thế nữa, dù đã là thành viên của WTO thì khókhăn lớn nhất do việc dỡ bỏ hạn ngạch mang lại vẫn còn đó: đó là việc phải cạnhtranh bằng chính thực lực trên một sân chơi bình đẳng Bên cạnh đó, việc gianhập WTO cũng đem lại thách thức cho dệt may Việt Nam khi phải cạnh tranhngay tại thị trường nội địa Qua những đánh giá mới đây của WTO về trườnghợp của Bangladesh và Campuchia có thể thấy lao động rẻ không còn là lợi thếmang tính chất quyết định đến khả năng cạnh tranh mà yếu tố then chốt vẫn lànăng suất và chất lượng- hai yếu tố mà Việt Nam chưa thực sự mạnh Vì vậy,gia nhập WTO sẽ không phải là con đường rộng mở cho dệt may Việt Nam khi

mà năng lực cạnh tranh của ngành chưa được củng cố thêm Để có thể đứng vàohàng ngũ các nước được hưởng lợi thời kỳ phi hạn ngạch, nhiệm vụ tối quantrọng đối với ngành dệt may Việt Nam lúc này là phải có chiến lược dài hạnnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam, sau khi đã gianhập WTO

10 Mạnh Cường “Bức tranh công nghiệp dệt may thế giới sau 1 năm WTO bãi bỏ hạn ngạch” T/chí Lao động

và Xã hội, số 277 (12/2005).

Trang 15

CHƯƠNG II KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

MAY VIỆT NAM

1 Tổng quan tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Ở Việt Nam, các ngành thủ công truyền thống như đan, thêu, dệt lụa đã có từrất lâu đời Tuy nhiên, ngành công nghiệp dệt may ở Việt Nam chỉ chính thứchình thành với sự ra đời của khu công nghiệp dệt Nam Định năm 188911 Từ saukhi Việt Nam hoàn toàn thống nhất (1976), ngành dệt may Việt Nam đã pháttriển nhanh chóng về năng lực, qui mô sản xuất do việc chính phủ tiếp quản toàn

bộ các nhà máy, xí nghiệp Dệt- May ở phía Nam như công ty dệt Thắng Lợi,Việt Thắng, công ty may Nhà Bè, Việt Tiến,… và tiếp tục xây dựng nhiều nhàmáy lớn trên cả nước như nhà máy sợi ở Hà Nội, Vinh, Huế, Dệt Kim HoàngThị Loan… Từ đây, ngành Việt Nam ngày càng phát triển, đóng vai trò quantrọng trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêudùng trong nước

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu hàng dệt may từ năm 1976 Hàng dệt may ViệtNam được xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu theo các hiệp định giacông với khối lượng lớn, đầu vào, đầu ra do Nhà nước quyết định dựa trên yêucầu của các nước nhập khẩu Nhờ việc xuất khẩu này, ngành dệt may đã cónhững bước tiến vượt bậc, tạo việc làm và đổi về từ 55- 60 ngàn tấn bông xơmỗi năm từ Liên Xô, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước12

Đến đầu những năm 1990, khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ,ngành dệt may Việt Nam cũng lâm vào khủng hoảng về thị trường cũng nhưnguồn nguyên liệu và thiết bị sản xuất Tuy nhiên, cũng vào thời điểm khó khănnhất này, ngành dệt may Việt Nam đã tìm ra lối thoát nhờ công cuộc đổi mới

11 UNIDO & DSI Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam Nxb Chính trị Quốc gia 1999, trg 139.

12 Bùi Xuân Khu “Ngành dệt may Việt Nam 45 năm góp phần xây dựng đất nước” Website Bộ Công thương:

http://www.moi.gov.vn

Trang 16

toàn diện của đất nước song song với việc tận dụng được quá trình chuyển dịchsản xuất trong ngành công nghiệp dệt may từ các nước phát triển sang các nướcđang và kém phát triển diễn ra mạnh mẽ trên qui mô toàn thế giới Từ đây,ngành công nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới, bướcvào giai đoạn phát triển mới với những thay đổi về chất rất quan trọng Từ chỗchỉ sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và thực hiện một phần theo Nghị địnhthư hàng năm với Liên Xô và các nước Đông Âu, đầu ra, đầu vào do Nhà nướcquyết định, các doanh nghiệp Dệt- May Việt Nam nay đã chủ động từ khâu chọnmua nguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tự định giá mua,giá bán… Giờ đây, sản phẩm dệt may của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trườngkhắp các châu lục, thoả mãn được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính như

EU, Mỹ, Nhật Bản

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam được đánh giá là một trong những ngànhcông nghiệp trọng điểm, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Ngành dệt may không chỉ cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, tạo việclàm cho một lực lượng lớn lao động mà còn mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn từxuất khẩu đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

1.1 Qui mô, tốc độ tăng trưởng

Về qui mô, nếu như năm 1990, ngành dệt có 129 DNNN, 1.979 HTX và hộ

cá thể, về may có 166 DNNN, 620 HTX và hộ cá thể, thu hút hàng trăm ngànlao động13 Đến năm 1999, số lượng lao động toàn ngành đã đạt khoảng 1 triệungười Hiện nay, theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), toànngành có khoảng 2.000 DN dệt may, thu hút hơn 2 triệu lao động Trong đó,doanh nghiệp Nhà nước chiếm 5%, doanh nghiệp có vốn FDI chiếm 25% vàphần lớn là doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần Như vậy, ngành dệt mayhiện nay không chỉ tăng về số lượng doanh nghiệp mà còn mở rộng sang nhiềuthành phần kinh tế như tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư

13 Bùi Xuân Khu “Ngành dệt may Việt Nam 45 năm góp phần xây dựng đất nước” Website Bộ Công thương:

http://www.moi.gov.vn

Trang 17

nước ngoài chứ không chỉ gói gọn dưới hình thức doanh nghiệp quốc doanh,hợp tác xã và các hộ cá thể như trước kia

Chính việc mở rộng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vựcdệt may đã tạo điều kiện cho ngành mở rộng qui mô và năng lực sản xuất Nếunhư năm 1990, sản lượng ngành dệt là 50 ngàn tấn sợi, 450 triệu mét vải ( khổ0,8m), ngành may sản xuất được 150 triệu sản phẩm Đến năm 1999, sản lượngkéo sợi đã tăng gấp đôi, đạt 100 ngàn tấn, sản xuất được 500 triệu mét vải (khổ

0,8m), ngành may sản xuất được 250 triệu sản phẩm Hiện nay, năng lực sản

xuất toàn ngành, nếu so với năm 1990, đã tăng lên rõ rệt Đối với ngành dệtnăng lực kéo sợi tăng gấp 5 lần, ngành may số lượng sản phẩm tăng gấp 10 lần(bảng 1) Năng lực cung ứng nguyên liệu cho ngành dệt ngày càng cải thiện: xơbông 10.000 tấn/năm (5% nhu cầu); xơ sợi tổng hợp: 50.000 tấn (30% nhu cầu),sợi xơ ngắn: 260.000 tấn (60% nhu cầu)14

Bảng 1: Năng lực sản xuất ngành dệt- may

Ngành Trang thiết bị Năng lực sản xuất/năm Ngành sợi

Ngành dệt thoi

Ngành dệt kim

Ngành may

2,5 triệu cọc sợi 20.000 máy dệt 4.000 máy 300.000 máy may CN

265.000 tấn

680 triệu m2 150.000 tấn 1,25 tỷ sản phẩm

* Nguồn số liệu từ Vinatex, http://www.vinatex.com

Nhìn chung, từ năm 1993, sau khi ngành dệt may có sự chuyển hướng và mởrộng thị trường xuất khẩu, qui mô và năng lực sản xuất của ngành đã được cảithiện rất nhiều, góp phần nâng cao giá trị sản lượng của ngành Trong nhữngnăm gần đây, giá trị sản lượng của ngành dệt may luôn ở mức cao và có tốc độtăng trưởng khá nhanh

Trong giai đoạn 2000- 2006, tăng trưởng giá trị tổng sản lượng của ngành dệtmay luôn cao hơn mức tăng trưởng giá trị tổng sản lượng chung của toàn bộngành công nghiệp (biểu 1) Tốc độ tăng trưởng cao của toàn ngành dệt may có

sự đóng góp chủ yếu là từ ngành may Giá trị sản lượng của ngành may trong

14Nguyễn Hoài “Chiến lược thay đổi chất cho dệt may Việt Nam” Website của Thời báo kinh tế VN

http://www.vneconomy.vn

Trang 18

những năm gần đây tăng rất nhanh, có thời điểm đỉnh cao như năm 2003, mứctăng trưởng của ngành đạt tới 27,9% Nhìn chung, tăng trưởng giá trị sản lượngcủa ngành may thường cao hơn mức tăng của toàn bộ ngành dệt may cũng nhưtoàn bộ ngành công nghiệp Trong khi đó, mức tăng giá trị sản lượng của ngànhdệt lại rất thấp, không bắt kịp được với tốc độ tăng trưởng của ngành may (biểu1) Sự phát triển chậm chạp của ngành dệt không chỉ làm giảm tốc độ tăng giá trịtổng sản lượng chung của toàn ngành dệt may mà còn thể hiện một thực tế làngành dệt chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phục vụ trong nước và xuất khẩu,cũng như nhu cầu về nguyên liệu cung ứng cho ngành may

Về kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may khá cao, làmột trong những ngành công nghiệp có tỷ lệ tăng kim ngạch xuất khẩu nhanhnhất cả nước Mặc dù những năm 1990- 1991, do sự tác động của những thayđổi về chính trị, xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu,

Biểu 1: Giá trị tăng trưởng sản lượng ngành dệt may

(theo giá so sánh năm 1994)

Gía trị tổng SL toàn ngành CN CN Dệt CN May CN Dệt + May

* Nguồn: Niên giám thống kê 2006, http://www.gso.gov.vn

Biểu 2: Tỉ lệ tăng KNXK của ngành dệt may

Trang 19

Tỉ lệ tăng KNXK ngành dệt may Tỉ lệ đóng góp của ngành dệt may vào tổng KNXK

xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng (mức tăng trưởngnăm 1991 là -44,5%- phụ lục 2) Tuy nhiên, ngành dệt may đã có những nỗ lựcđáng kể, vượt qua giai đoạn khó khăn này, bước vào giai đoạn phát triển mới từnăm 1992, mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu sang các nước trongkhu vực và trên thế giới Nếu như năm 1991- 1999 tốc độ tăng trưởng kim ngạchxuất khẩu bình quân toàn ngành đạt khoảng 10% năm, thì đến giai đoạn 2000-

2007 tốc độ tăng trưởng trung bình là 20,7% (xấp xỉ tốc độ tăng trưởng kim

ngạch xuất khẩu chung của cả nước là 21,2%) 15 Riêng năm 2006, tỉ lệ tăng kim

ngạch xuất khẩu của ngành là 20,45% Đặc biệt, năm 2007, ngành dệt may vươnlên dẫn đầu về trị giá kim ngạch xuất khẩu với 7,8 tỉ USD, tăng 33,4% so vớinăm 2006 (phụ lục 2) Đây là con số tăng trưởng khá ấn tượng của toàn ngành,cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước và lần đầu tiên vượt kim ngạchxuất khẩu của dầu thô, đồng thời Việt Nam cũng lọt vào top 10 nước và vùnglãnh thổ xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới16 Tuy nhiên, trong khi những nămgần đây giá trị kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu củangành luôn ở mức cao nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch lại không ổnđịnh, có những năm rất thấp, chỉ đạt 3,7% (biểu 2) Nguyên nhân của việc tăng

15 Tổng cục thống kê Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm đổi mới Nxb Thống kê Hà Nội 2006, trg 16.

16 PV “Việt Nam vào top 10 nước xuất khẩu dệt may” http://www.mofa.gov.vn

Trang 20

giảm không ổn định này một phần là do những năm gần đây, ngành dệt mayViệt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, trong khi năng lực cạnhtranh của ngành còn yếu (vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn trong chươngsau).

Có thể thấy, sau gần 20 năm thực hiện chiến lược chuyển hướng, ngành dệtmay đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về qui mô và tốc độ tăngtrưởng, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Điều này đã giúpcho ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực trongchiến lược phát triển kinh tế của nước ta, đóng góp một phần rất lớn cho kimngạch xuất khẩu chung của cả nước Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng nhanhnhưng có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành chưa thật ổn định (biểu 2),năng lực sản xuất của ngành, đặc biệt là ngành dệt còn khá khiêm tốn, chưa đápứng được nhu cầu nguyên liệu phục vụ xuất khẩu

1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Hiện nay, hàng dệt may VN đã có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới, trong

đó có ba thị trường lớn nhất là Mỹ, EU và Nhật Bản (biểu 3) Ngoài ra, sảnphẩm dệt may của Việt Nam cũng được xuất khẩu sang một số thị trường khácnhư: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Liên bang Nga…

Biểu 3 : Thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may VN

Mỹ 55%

Nhật Bản 10%

Thị trường khác 17%

EU 18%

* Nguồn: Số liệu từ Vinatex, http://www.vinatex.com

1.2.1 Thị trường Mỹ

Trang 21

Mỹ là một thị trường đơn lẻ nhưng lại có nhu cầu rất lớn về hàng dệt may,khoảng 65 tỷ USD/năm17 Đây được coi là thị trường xuất khẩu hàng dệt maylớn, nhiều tiềm năng của Việt Nam.

Biểu 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ

(Triệu USD)

2.7 16.8 23.6 26 26.4 38 49 45

951 1,973 2,474 2,640

3,044 4,470

Nguồn số liệu từ Tổng cục Hải quan, http://www.customs.gov.vn

Sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ, Mỹ thông qua quyết định

bỏ cấm vận đối với Việt Nam ngày 3/2/1994, hàng dệt may Việt Nam đã có cơhội tiếp cận với thị trường Mỹ Nhờ đó, ngay trong năm 1995(sau khi bỏ cấmvận), kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ đã đạt 16,78 triệuUSD (trong khi năm 1994 chỉ đạt 2,66 triệu USD) Tuy nhiên, do chưa đượchưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và tối huệ quốc (MFN) nên hàng dệtmay của Việt Nam phải chịu mức thuế suất khá cao, khiến cho kim ngạch xuấtkhẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ còn rất khiêm tốn (biểu 4)

Tuy nhiên, đến tháng 11/2001, Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA) đã cóhiệu lực sau khi chính thức được phê chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho xuấtkhẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này Theo đó, hàng dệt may ViệtNam được hưởng một biểu thuế thấp hơn nhiều so với trước kia (các mặt hàngxuất khẩu chủ yếu như áo khoác, áo len mức thuế giảm trung bình đến 40%)18.Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã làm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may củaViệt Nam sang Mỹ tăng vọt Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt

17 Henrik Schaumburg- Muller “Vietnamese Garment Enterprises After the Termination of the Multi- Fiber

Agreement” Copenhagen Business School March, 2007.

18 Phi Ngọc “BTA những cơ hội chưa tận dụng” T/chí Nhà quản lý, số tháng 8/2007.

Trang 22

Nam sang Mỹ đạt 951 triệu USD (tăng 21 lần so với năm 2001), và đạt giá trịngày càng cao vào các năm sau đó (biểu 4)

Biểu 5: Tỷ lệ nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ năm 2005

Trung Quốc 22%

Các nước khác 74%

Việt Nam 4%

* Nguồn: Số liệu từ Bộ thương mại Mỹ Dẫn theo: Henrik Schaumburg- Muller

“Vietnamese Garment Enterprises After the Termination of the Multi- Fiber Agreement” Copenhagen Business School March, 2007.

Hiện nay, Mỹ vẫn đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may ViệtNam, chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành và có tốc

độ tăng trưởng đều hàng năm Việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO vào tháng11/2006 càng làm mở rộng cơ hội xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này

do không còn bị khống chế bởi số lượng hạn ngạch nhập khẩu Tuy nhiên, thịtrường Mỹ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam do việc BộThương mại Mỹ (DOC) đặt ra yêu cầu giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ ViệtNam 6 tháng một lần ngay sau khi hạn ngạch được xoá bỏ Đến tháng 11/2007,

Mỹ vẫn quyết định duy trì “Cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ ViệtNam” đến hết năm 2008 Việc giám sát này khiến các doanh nghiệp có thị phầntại Mỹ chịu nhiều thiệt hại, không chỉ số lượng đơn hàng bị giảm xuống mà uytín của các doanh nghiệp này còn bị giảm sút trên thị trường thế giới Bên cạnh

đó, Việt Nam còn vấp phải sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt với các nước xuấtkhẩu dệt may khác, mà đứng đầu là Trung Quốc kể từ khi các nước này khôngcòn bị áp dụng chế độ hạn ngạch khi xuất khẩu vào Mỹ sau khi Hiệp định ATChết hiệu lực

Tuy tại thị trường Mỹ, Việt Nam còn vấp phải nhiều khó khăn và đây cũng làthị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng Mỹ cũng đồng thời là thị trường nhiều

Trang 23

tiềm năng cho Việt Nam Mặc dù Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất củahàng dệt may Việt Nam, nhưng đối với Mỹ, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Namlại không đáng kể so với nhu cầu tiêu thụ rất lớn từ thị trường này (biểu 5) Vìvậy, nếu Việt Nam nâng cao được năng lực cạnh tranh, khắc phục được nhữngkhó khăn trên thì đây sẽ là một thị trường hứa hẹn cho dệt may Việt Nam.

1.2.2 Thị trường EU

Liên minh châu Âu (EU), với 25 nước thành viên và số dân lên tới gần 500triệu người, được đánh giá là một thị trường rộng lớn cho các nước xuất khẩuhàng dệt may Hàng năm, nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc của thị trường EUvào khoảng 87 tỷ USD và hàng dệt khoảng trên 53 tỷ USD19 Mặt khác, chính

EU cũng là khối nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ hai thế giới, sau TrungQuốc Tuy nhiên, những năm gần đây, lượng buôn bán trong nội khối EU có xuhướng giảm sút, còn lượng hàng nhập khẩu từ các nước châu Á có xu hướngtăng do EU muốn tận dụng nguồn lao động rẻ, dồi dào từ châu Á nên tăng lượnghàng gia công từ các nước này Vì vậy, EU được coi là thị trường đầy tiềm năngcho các nước xuất khẩu dệt may châu Á, trong đó có Việt Nam

Trước những năm 1990, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Namsang EU hầu như không đáng kể do hai bên chưa bình thường hoá được quan hệ.Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triểnmạnh sau khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa hai bên được ký kết ngày15/12/1992 và được thực hiện từ năm 1993 với tốc độ tăng trưởng bình quântrên 23%/năm trong 5 năm 1993-1997 Sau đó, hai bên còn tiếp tục ký hiệp địnhcho giai đoạn 1998- 2000, cho phép nâng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từViệt Nam sang EU lên 40% so với giai đoạn 1993- 1997, với mức tăng trưởng

từ 3- 6%/năm, và tiếp theo là hiệp định cho giai đoạn 2000-2002, trong đó camkết mở rộng thị trường, EU đồng ý tăng thêm khoảng 30% hạn ngạch về dệtmay cho Việt Nam20

19

Th.s Lê Thị Ngọc Lan “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU thời hậu hạn

ngạch” T/chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, số 14 (4/2006).

20 Nguyễn Thị Hường “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU’ T/chí

Kinh tế và dự báo, số 2 (2002).

Trang 24

Kể từ khi ký kết các hiệp định thương mại, kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmay của Việt Nam sang EU liên tục tăng Đặc biệt là giai đoạn năm 1998- 2000(biểu 6).

Từ ngày 1.1.2005, cùng lúc với việc Hiệp định hàng dệt may ATC hết hiệulực, EU cũng xoá bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam Đây làmột dấu mốc rất quan trọng, tạo cơ hội thuận lợi cho hàng dệt may Việt Namxâm nhập vào thị trường này, cạnh tranh bình đẳng với các nước xuất khẩu khác

đã là thành viên của WTO

Hiện nay, EU là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớnnhất của Việt Nam (chiếm tỷ lệ 18%, đứng thứ hai, sau Mỹ) Kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam vào thị trường EU luôn đạt mức cao với những con số khá

0 200

* Nguồn số liệu từ Tổng cục Hải quan, http://www.customs.gov.vn

Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu dệt may vào EUthường không ổn định, lúc tăng lúc giảm và giá trị không cao (năm 2002 là 570triệu USD, thấp hơn cả mức năm 1998 là 620 triệu USD) Lý giải cho hiệntượng này là do hàng dệt may của Việt Nam đang phải cạnh tranh hết sức khốcliệt với Trung Quốc- một nước có tiềm lực xuất khẩu rất lớn lại được hưởngthuế quan ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường EU do đã là thành viên củaWTO Trong khi đó, mặc dù được bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu nhưng kim ngạchxuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU cũng không tăng như dự đoán

Trang 25

do Việt Nam vẫn bị áp thuế nhập khẩu lên tới 12%21 Dự báo trong năm 2008,khi EU dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc, thị phần của Việt Nam tại EU

sẽ bị ảnh hưởng rất đáng kể Bên cạnh đó, hiện nay, trước sự gia tăng ồ ạt củahàng dệt may từ các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, EU đang có xuhướng tăng cường các hàng rào phù hợp với các luật lệ của WTO để bảo vệ chongành công nghiệp dệt may nội địa của mình Điều này cũng là một trở ngại choviệc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếutập trung vào các mặt hàng truyền thống, dễ làm như áo jacket, áo sơ mi, quầnâu,… Trong đó, mặt hàng áo Jacket luôn chiếm vị trí chủ yếu trong cơ cấu xuấtkhẩu hàng dệt may sang EU (chiếm hơn 50%)22 Trong khi đó, các mặt hàng đòihỏi kỹ thuật cao như áo sơ mi cao cấp, complet… thì hầu hết các doanh nghiệpViệt Nam không có khả năng đáp ứng được Chính vì vậy, mặc dù trước đây, sốlượng hạn ngạch bị hạn chế, nhưng vẫn còn nhiều hạn ngạch bị bỏ trống dokhông có doanh nghiệp tham gia

Hai hình thức xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường EU là: xuấtkhẩu trực tiếp theo giá FOB, chỉ mới chiếm 30%; gia công xuất khẩu, chiếm tới70%23 Trong hình thức gia công, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các nướctrung gian như Hàn Quốc, Đài Loan- với vị trí là nhà đặt hàng, còn các nhà nhậpkhẩu EU đóng vai trò là chủ hàng nước ngoài và là nguồn cung ứng chính vềnguyên phụ liệu

Đối với thị trường EU, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nếucác doanh nghiệp tiếp tục khai thác tốt thì vẫn còn cơ hội vì nhu cầu hàng dệtmay của thị trường này rất lớn và đa dạng

1.2.3 Thị trường Nhật Bản

Cho đến trước thời điểm Hiệp định ATC chấm dứt hiệu lực, Nhật Bản vẫn làthị trường xuất khẩu phi hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam

21 Th.s Lê Thị Ngọc Lan “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU thời hậu hạn

ngạch” T/chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, số 14 (4/2006).

22 Dương Đình Giám “Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Dệt- May Việt Nam” T/chí

Công nghiệp Việt Nam, số tháng 4/2001.

23 An Nhi “Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU: Tiềm năng lớn-thách thức nhiều” T/chí Kinh tế và dự

báo, số 9 (2007).

Trang 26

Từ năm 1994, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào NhậtBản tăng rất nhanh Đặc biệt, với sự có mặt của tổ chức JETRO- Tổ chức xúctiến thương mại Nhật ở Việt Nam, sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được tạođiều kiện hết sức thuận lợi để thâm nhập thị trường khó tính này Từ năm 1994,JETRO đã cử nhiều chuyên gia sang giúp các công ty may Việt Nam phát triểncác mặt hàng mà thị trường Nhật có nhu cầu, hướng dẫn thiết kế sản phẩm phùhợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật và tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn chấtlượng JIS (Japanese Industrial Standard) Tổ chức JETRO ra đời một mặt nhằmphát triển nền thương mại điều hoà, cân đối giữa Nhật và các nước bạn hàng,nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu vàothị trường này.

Từ năm 1995, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật đã cónhững tín hiệu tích cực Năm 1995, lần đầu tiên Việt Nam lọt vào danh sách 10nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản Đặc biệt, năm 1997 ViệtNam vươn lên vị trí thứ 7 trong số các nước xuất khẩu quần áo lớn nhất vào thịtrường Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là 3,6% và hàng dệt kim là 2,3%24

Biểu 7: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của VN

sang Nhật Bản (Triệu USD)

91.7 134.5

261.8 352.3 441.9

501.6

321 280

620 588 570 580

763 875 627 705

0 200 400 600 800 1000

Trị giá

1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006

* Nguồn số liệu từ Tổng cục Hải quan, http://www.customs.gov.vn

Từ sau năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ởchâu Á, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật giảm đáng

kể Tuy nhiên, đến năm 1999, với việc Việt Nam và Nhật Bản chính thức giànhcho nhau quy chế tối hụê quốc về thuế (26/5/1999), xuất khẩu hàng dệt may của

24 Nhóm tác giả thuộc Viện nghiên cứu thương mại Thị trường dệt may thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt

Nam Bộ Thương mại, 1999.

Trang 27

Việt Nam sang Nhật đã có dấu hiệu phục hồi (biểu 7) Năm 2000, kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam sang Nhật là 620 triệu USD, tăng cao hơn so với thờiđiểm đỉnh cao là năm 1997 Tuy nhiên, giai đoạn 2001-2003, kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam có dấu hiệu giảm sút và chững lại do vấp phải sự cạnh tranhgay gắt từ nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… Sự cạnh tranh gaygắt này không chỉ làm giảm thị phần của Việt Nam mà còn gây ra tình trạnggiảm giá liên tục trên thị trường Nhật Bản (từ năm 1998, giá hàng dệt may trênthị trường Nhật giảm bình quân 12%/năm)25 Điều này đã làm giảm đáng kể kimngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này.

Tuy nhiên, từ năm 2004 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may củaViệt Nam sang Nhật lại có dấu hiệu tăng nhanh (biểu 7), cho thấy chỗ đứng củahàng dệt may Việt Nam tại thị trường này vẫn khá vững chắc Hàng may mặcViệt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không chỉ tăng nhanh về kimngạch mà còn đa dạng về chủng loại và tăng mạnh về khối lượng Các mặt hàngnhư áo khoác gió nam, quần áo cho người lái xe tải, áo sơ mi, quần âu… lànhững mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Hiện nay,Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam, chiếm tỷtrọng khoảng 10% (biểu 3) Việt Nam hiện đang là quốc gia xuất khẩu dệt mayvào Nhật Bản lớn nhất khối ASEAN, chiếm 34%26

Tuy hàng dệt may Việt Nam đang chiếm được cảm tình tại thị trường NhậtBản nhưng hiện Việt Nam còn gặp không ít khó khăn ở thị trường này Từ khihiệp định ATC hết hiệu lực, Việt Nam phải cạnh tranh ngày càng gay gắt vớinhững nước có tiềm lực xuất khẩu rất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ Ngoài ra,Nhật Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ với mặt hàng dệt may trong các thỏathuận về đối tác chiến lược (EPA) với 6 nước trong khu vực Đông Nam Á gồmSingapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Brunei và Thái Lan theo đó cácnước này sẽ được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu hàng dệt may vào NhậtBản, trong khi hàng dệt may của Việt Nam vẫn chịu mức thuế khoảng 10% do

25 Nhóm tác giả thuộc Viện nghiên cứu thương mại Thị trường dệt may thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt

Nam Bộ Thương mại, 1999.

26 Mai Phan “Đối phó với thách thức của hàng dệt may 2008” T/chí Thương mại, số 9 (2008).

Trang 28

hiện nay gần 80% nguồn nguyên phụ liệu sản xuất của ng ành dệt may đượcnhập khẩu từ nhiều nước khác nhau, bao gồm cả những nước ngoài khu vựcASEAN và Nhật Bản27

Mặc dù tỉ trọng hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản còn khákhiêm tốn nếu so sánh với Trung Quốc (hàng dệt may Việt Nam tại thị trườngNhật Bản hiện chiếm khoảng 4% trong khi hàng Trung Quốc chiếm tới 80%)nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được niềm tin với khách hàngNhật28 Trong số các thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam như

Mỹ, Nhật Bản, EU thì Nhật Bản cũng là thị trường mà hàng Việt Nam có sứccạnh tranh khá nhất, thể hiện qua việc giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt maysang thị trường này liên tục tăng nhanh trong thời gian vừa qua Vì vậy, trongtương lai, Việt Nam cần phải chú ý tiếp tục nâng cao khả năng xuất khẩu, khaithác tối đa thị trường còn chứa đựng nhiều tiềm năng này

1.2.4 Các thị trường khác

Ngoài ba thị trường chính nói trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang các thịtrường khác như Liên bang Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước Trung Đông,Canada, Thổ Nhĩ Kỳ…

Trong số các thị trường trên, thị trường châu Á cũng là một trong những nơiViệt Nam xuất khẩu sang với khối lượng lớn Hàng năm, Việt Nam xuất khẩumột sản phẩm khá lớn sang các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,Singapore… Năm 2007, Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam 160,8 triệu USD, HànQuốc 84,8 triệu USD (phụ lục 3) Tuy nhiên, các nước này không phải là thịtrường tiêu thụ, mà là đóng vai trò nước trung gian, thuê Việt Nam gia công rồisau đó xuất khẩu tiếp sang nước thứ ba

Ngoài ra, bên cạnh việc khôi phục lại xuất khẩu sang thị trường truyền thống

là Nga và các nước Đông Âu, hiện nay Việt Nam cũng đang tìm hướng pháttriển sang các thị trường mới Thị trường Trung Đông là một hướng đi mới cho

27 Vân Anh “Mục tiêu 9,5 tỷ USD và những khó khăn của ngành dệt may” T/chí Ngoại thương, số 2 và 3

(1/2008).

28 Nguyễn Hoàng Khung “Xuất khẩu dệt may: một năm vượt khó vươn lên” T/chí Thương mại, số 1+ 2, 2008

Trang 29

xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Xuất khẩu sang thị trường này có nhiềuthuận lợi như nhu cầu nhập khẩu cao do công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùngtrong nước chưa phát triển, vận tải đường biển tuy xa nhưng tuyến đường kháthuận lợi Mặc dù kim ngạch còn thấp nhưng trong tương lai, thị trường này cònhứa hẹn nhiều tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam.

2 Năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm rộng, thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi

mô Nhưng tựu trung lại, năng lực cạnh tranh của một ngành chính là “năng lựcduy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước”29 Những yếu

tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành gồm có: yếu tố sản xuất (vốn,nguồn lao động, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị), marketing, cơ chế hoạtđộng của ngành, các chính sách của chính phủ…

Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam, có thể đưa

ra một số nhận định dưới đây

2.1 Lợi thế của ngành dệt may Việt Nam

Lợi thế lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam chính là nguồn lao động Côngnghiệp dệt may vốn là ngành cần nhiều sức lao động Các sản phẩm dệt maythường có tỷ trọng giá trị lao động sống cao Ngành dệt may Việt Nam hiện naythu hút hơn 2 triệu lao động, trong đó phần lớn là lao động nữ Trong khi đó,dân số hiện nay của Việt Nam vào khoảng 84 triệu người, trong đó, số ngừơi ở

độ tuổi lao động (từ 15-59 tuổi) chiếm hơn 60%30 Có thể thấy, tiềm năng vềnguồn nhân lực của Việt Nam còn chưa được khai thác hết Con số 2 triệu nhâncông của ngành dệt may còn quá nhỏ so với số lượng lao động trong độ tuổi laođộng đang tìm kiếm cơ hội việc làm Như vậy, lợi thế về nguồn nhân lực củangành dệt may còn rất lớn, có thể khai thác tiếp trong tương lai

Bên cạnh đó, giá nhân công rẻ cũng là một thuận lợi cho ngành dệt may ViệtNam Giá lương công nhân ngành dệt may ở Việt Nam vào loại thấp nhất trong

29 TS Nguyễn Thị Thanh Hà “Khả năng cạnh tranh của ngành dệt trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế Việt

Nam với khu vực và thế giới” Dẫn theo: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và doanh nghiệp Việt Nam Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 2001, trg 203-207.

30 Nguồn số liệu từ Tổng cục thống kê, http://www.gso.gov.vn

Trang 30

số các nước xuất khẩu hàng dệt may Ngay cả Trung Quốc vốn được đánh giá là

có lợi thế về giá nhân công rẻ cũng ở mức 0,34 USD/giờ, trong khi ở Việt Namgiá nhân công ngành dệt may là 0,18 USD/giờ31 Điều này giúp các doanhnghiệp Việt Nam giảm bớt được chi phí đầu vào, có được mức giá bán cạnhtranh so với các nước khác Lợi thế về giá nhân công cũng là một yếu tố thu hút

sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi cân nhắc các quyết địnhđầu tư vào các dự án của ngành dệt may Việt Nam

Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam còn một số lợi thế khác như: lợi thế củamột ngành công nghiệp chủ lực Việt Nam đang trong giai đoạn tích luỹ để côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do vậy ngành dệt may xuất khẩu được coi làmột trọng điểm đầu tư trong chính sách kinh tế xã hội của Việt Nam Nhờ điềunày, ngành dệt may được sự quan tâm, chăm chút, tạo điều kiện hết sức thuậnlợi từ phía Nhà nước để phát triển Bên cạnh đó, lợi thế về môi trường chính trị

xã hội ổn định cũng là điều kiện tốt để ngành dệt may Việt Nam phát triển thuậnlợi

2.2 Hạn chế của ngành dệt may Việt Nam

2.2.1 Yếu tố sản xuất

- Vốn thiếu, hiệu quả sử dụng thấp

Như đã đề cập ở trên, ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệptrọng điểm trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên rất đượcchú trọng đầu tư Mặc dù là ngành sử dụng nhiều lao động, song ngành dệt maycũng cần không ít vốn để đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năngsuất lao động Tuy nhiên, vấn đề vốn lại là một hạn chế đối với ngành dệt mayViệt Nam

Vốn đầu tư cho ngành dệt may được huy động nhiều nguồn như: vốn ngânsách Nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay Ngân hàng Những nămgần đây, tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư cho ngành dệt may khá cao, đặc biệt là từnăm 2001, năm đầu tiên thực hiện chương trình đầu tư tăng tốc 10 năm theo

31 Nguyễn Thị Thu Hương “Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập

WTO” T/chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1(71), 2007

Trang 31

Quyết định 55/CP của Chính phủ, vốn đầu tư cho ngành dệt may, đặc biệt làngành dệt tăng rất nhanh Năm 2005, vốn sản xuất của các doanh nghiệp dệt đãtăng 262%, vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may cũng tăng 262%

so với năm 2000 (biểu 8)

Biểu 8: Vốn SXKD của doanh nghiệp dệt, may (Tỷ đồng)

17199 9666

20210 11342 25205

* Nguồn số liệu từ Niên giám thống kê 2006, http://www.gso.gov.vn

Tuy có những tăng trưởng nhưng nhiều năm qua vốn vẫn là một vấn đề nangiải, đặc biệt là đối với ngành dệt Mặc dù Nhà nước đã có chính sách ưu tiên hỗtrợ về vốn đầu tư cho các doanh nghiệp dệt (chủ yếu là doanh nghiệp quốcdoanh) để đổi mới trang thiết bị Nhưng hiện nay, hơn 70% tổng vốn đầu tư chophát triển ngành dệt vẫn phải nhờ vào tài trợ từ các ngân hàng, các tổ chức tíndụng trong và ngoài nước và đầu tư nước ngoài Còn đối với toàn ngành dệtmay, vốn tự có của các doanh nghiệp cũng chỉ chiếm khoảng hơn 10% tổng vốnhoạt động của toàn ngành32 Phần lớn vốn đầu tư các doanh nghiệp có được làvay từ ngân hàng với chi phí thực tế vay vốn cao Hơn nữa, các khoản vay nàythường là ngắn hạn, còn tỉ lệ vốn trung và dài hạn là rất nhỏ Đã có nhiều doanhnghiệp do thiếu các nguồn vốn trung và dài hạn đã phải dùng các nguồn vayngắn hạn để đầu tư Cơ cấu vốn mạo hiểm, lãi suất cao, thời gian vay ngắn đãlàm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất

32 Nguyễn Thị Thu Hương “Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập

WTO” T/chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1 (1/2007).

Trang 32

Bên cạnh việc thiếu vốn, hiệu suất sử dụng vốn kém hiệu quả cũng là mộtnguyên làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam so với cácđối thủ cạnh tranh Trong khi Trung Quốc và Hồng Kông có tỉ lệ giá trị gia tăng

từ vốn khá cao (12,2% và 12,9%) thì giá trị gia tăng từ vốn của Việt Nam lại vàohàng thấp nhất (chỉ đạt 3,8%) (biểu 9) Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốncủa ngành dệt may không tốt, giá trị gia tăng thấp, khiến lợi nhuận thu về khôngcao

Biểu 9: Giá trị gia tăng từ vốn của ngành dệt may các nước (%)

%

* Nguồn nghiên cứu của WTO, http://www.wto.org

Nhìn chung, việc thiếu vốn thường làm cho các doanh nghiệp Việt Namtrong việc lập kế hoạch sản xuất, nâng cấp máy móc, thiết bị Đồng thời, việc sửdụng vốn thiếu hiệu quả cũng làm giá trị gia tăng nhận được từ vốn của ViệtNam kém xa các đối thủ cạnh tranh Vì vậy, có thể nói vốn là một trong nhữngnguyên nhân cơ bản làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệtmay của Việt Nam

- Nguồn nguyên phụ liệu phụ thuộc thị trường bên ngoài

Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may là nguyên nhân chính làm giảm khảnăng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới

Theo số liệu thống kê, cả ngành dệt và may đều thiếu nguyên phụ liệu trầmtrọng Mỗi năm ngành dệt cần hàng trăm ngàn tấn bông xơ, nhưng với 24.000 hadiện tích trồng bông, nguồn bông trong nước hiện chỉ đáp ứng được chưa tới10% nhu cầu Hơn nữa, năng suất trồng bông ở Việt Nam khá thấp Chất lượngbông nội địa kém, không đủ tiêu chuẩn dáp ứng sản xuất hàng xuất khẩu Tỷ lệtiêu hao sợi nội địa cũng cao hơn sợi ngoại nhập (tỷ lệ hao hụt sợi nội địa là 1,7-

Trang 33

1,8kg/sợi/1kg vải so với 1,3- 1,4kg/sợi/1kg vải đối với sợi ngoại nhập)33 Dovậy, ngành dệt đã phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu (90%nguyên liệu bông xơ, 100% xơ sợi hoá học, 100% thuốc nhuộm và chất trợ dệtphải nhập khẩu từ nước ngoài) (biểu 10) Chính sự phát triển chậm chạp củangành dệt là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành may rơi vào tìnhtrạng tương tự- thiếu nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất Do chất lượng vàchủng loại vải dệt nội địa không đáp ứng được yêu cầu may xuất khẩu nên hàngnăm, 40% nhu cầu vải dệt kim và 60% nhu cầu vải dệt thoi cho ngành may cũngphải nhập khẩu từ nước ngoài34 Không chỉ nhập khẩu vải nguyên liệu, hiện nayhầu hết các phụ liệu khác ngành may xuất khẩu cũng phải nhập ngoại Nguyênnhân một phần do sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú ý đúng mức, hiệnmới chỉ cung cấp được một số loại như chỉ của Tootal, dây kéo của dệt PhongPhú, nhãn mác của Việt Tiến… với số lượng rất hạn chế, một phần do kháchhàng nước ngoài (bên đặt gia công) yêu cầu phải sử dụng nguyên liệu do họcung cấp.

Biểu 10: So sánh tỷ lệ nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc

Bông xơ

tự nhiên

Vải các loại

Sợi dệt Phụ liệu

(chỉ, mex, khoá )

Chất nhuộm

Tỷ lệ %

Việt Nam Trung Quốc

* Nguồn số liệu từ Vinatex, http:// www.vinatex.com

Việc không tự cung ứng được nguồn nguyên phụ liệu khiến sức cạnh tranhcủa hàng dệt may Việt Nam bị giảm sút đáng kể so với các nước chủ động được

33 Vân Anh “Mục tiêu 9,5 tỷ USD và những khó khăn của ngành dệt may” T/chí Ngoại thương, số 2 và 3

(1/2008).

34 Số liệu từ Vinatex, http://www.vinatex.com

Trang 34

nguồn nguyên phụ liệu Trung Quốc- một đối thủ cạnh tranh gay gắt với ViệtNam- là một ví dụ điển hình Khác với Việt Nam, Trung Quốc đã thiết lập đượcmối liên hệ giữa các ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn (up stream-down stream) nên tự cung cấp được đến 80% nguyên phụ liệu cho ngành may,đồng thời trở thành quốc gia cung ứng nguyên liệu lớn nhất cho công nghiệp dệtmay thế giới (biểu 10).

Có thể thấy, việc thiếu công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là nguồn cung cấpnguyên phụ liệu cho ngành dệt may là nguyên nhân chính khiến cho ngành dệtmay Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị trường thế giới Việc bị phụ thuộc vàonguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh

mà còn khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam luôn rơi vào thế bị động, và

dễ gặp rủi ro Chỉ một biến động trong thị trường nguyên liệu thế giới cũng cóthể ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của ngành Hơn nữa, việc không tựcung cấp được nguồn nguyên liệu thượng nguồn khiến các doanh nghiệp khó cóthể tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu dạng mua nguyên liệu bán thành phẩm mà phảichấp nhận tình trạng may gia công, dẫn đến hệ quả là bị lệ thuộc, lợi nhuận thuđược thấp Điều này lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấpnhận gia công xuất khẩu là chính, chiếm đến 80% kim ngạch xuất khẩu Ngaytrong năm 2007, mặc dù kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may vươn lên dẫn đầuvới 7,78 tỷ USD, nhưng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng lên tới gần

7 tỷ USD Như vậy, lợi nhuận thực chất ngành dệt may thu về rất ít, chỉ khoảnggần 800 triệu Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ không chỉlàm lợi nhuận thu về giảm mà còn làm ngành công nghiệp dệt may Việt Namngày càng thiếu đi tính cạnh tranh, phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới

- Nguồn nhân lực trình độ chưa cao, năng suất lao động thấp

Hiện nay, lợi thế lớn nhất của dệt may Việt Nam là nguồn lao động dồi dào,giá rẻ Tuy nhiên, thực tế cạnh tranh trên thị trường dệt may thế giới cho thấyđây không còn là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, mà thay vào đó là yếu

tố năng suất lao động Theo đánh giá hiện nay, lao động của ngành dệt may Việt

Nam còn rất yếu về chất và các doanh nghiệp dệt may thường vấp phải khó khăn

Trang 35

do thiếu lao động lành nghề, có trình độ và khả năng thích ứng với công nghệcao.

Trên thực tế, mặc dù nguồn lao động ngành dệt may Việt Nam khá dồi dào,nhưng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo rất thấp, chỉ một số ít có kinh nghiệm và taynghề kỹ thuật cao Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng năng suất laođộng của ngành rất kém Năng suất lao dộng của ngành dệt may Việt Nam nhìnchung chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của các nước ASEAN35

Tuy nhiên, vấn đề trình độ lao động vẫn không phải là hạn chế duy nhất củangành Vấn đề các doanh nghiệp lo ngại nhất hiện nay là việc khả năng giữ châncông nhân kém Nguyên nhân của tình trạng này là do nhìn chung, mặt bằnglương của công nhân ngành dệt may còn thấp so với các ngành khác Công nhânkhông gắn bó với công việc mà thường tìm đến những nơi trả lương cao hơn, sốlượng công nhân mới tuyển vào không bù đắp nổi số lượng công nhân chuyển

đi Điều này khiến cho các doanh nghiệp luôn rơi vào tình trạng bị động về laođộng, trong khi nguồn lao động tuy có dồi dào, nhưng lại không đáp ứng đượcyêu cầu về trình độ, tay nghề

Biểu 11: Giá trị gia tăng từ lao động của ngành dệt may các nước (%)

Canada Mỹ Đài Loan Hồng Kông Trung Quốc Ấn Độ Việt Nam

Lao động đã qua đào tạo Lao động chưa qua đào tạo

* Nguồn số liệu từ nghiên cứu của WTO, http://www.wto.org

Một hạn chế nữa về nhân lực là ngành dệt may hiện nay thiếu đội ngũ cán bộquản lý, kinh doanh có trình độ chuyên môn cao Sự yếu kém về năng lực của

35 Dương Đình Giám “Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành Công nghiệp Dệt- May Việt Nam” T/chí

Công nghiệp Việt Nam (4/2001).

Trang 36

đội ngũ những người quản lý và điều hành sản xuất tại các doanh nghiệp cũngảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chi phí sản xuất

Những hạn chế trên khiến cho ngành dệt may, tuy có lợi thế về lương và laođộng vào loại thấp nhất thế giới nhưng lại được đánh giá là sử dụng lao độngkhông hiệu quả bằng các nước khác Xét về giá trị gia tăng nhận được từ laođộng, Việt Nam luôn ở mức gần như thấp nhất khi so sánh với các đối thủ cạnhtranh Trong khi Hồng Kông có tỉ lệ giá trị gia tăng từ lao động chưa qua đào tạo

và đã qua đào tạo lần lượt là 22,6% và 7,9% thì tỉ lệ này của Việt Nam thấp hơnrất nhiều, lần lượt là 9% và 1,2% (biểu 11) Có thể thấy, hiệu suất sử dụng laođộng trong ngành dệt may của Việt Nam rất thấp là một bất lợi lớn cho ngànhdệt may, khi mà năng suất lao động, chứ không phải là lợi thế lao động dồi dào,giá rẻ là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng của ngành

- Trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, hiệu suất sử dụng thấp

Một trong những yếu tố làm hạn chế năng lực sản xuất và cạnh tranh củangành dệt may là tình trạng trang thiết bị và công nghệ lạc hậu Theo đánh giácủa Tổ chức Liên hợp quốc UNDP thì ngành dệt may Việt Nam đang ở trình độcông nghệ bậc 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế hệ, đặc biệt làngành dệt36

Hiện nay, hầu hết công nghệ của các nhà máy dệt, nhuộm đều quá lạc hậu(đã sử dụng trên 20 năm, 80% là máy dệt thoi khổ hẹp), chủng loại nghèo nàn vàthiếu đồng bộ giữa các khâu, mức tiêu hao nguyên liệu, phụ liệu lớn Dâychuyền nhuộm hoàn tất cũng đã lạc hậu, phần lớn là thiết bị khổ hẹp, tiêu haonhiều hoá chất, thuốc nhuộm, dẫn đến chi phí cao Bên cạnh đó, hiệu suất sửdụng thiết bị lại không cao, chỉ khoảng 60% Hơn nữa, mức độ đổi mới thiết bịcông nghệ mỗi năm chỉ khoảng ½ mức tối thiểu của các nước trong khu vực37.Trong khi đó, trang thiết bị ngành may có được cải tiến hơn, tăng nhanh về sốlượng và chất lượng, nhất là tính năng và công dụng Tuy nhiên, trang thiết bị

36 Số liệu từ nguồn nghiên cứu của WTO, http://www.wto.org

37 TS Võ Phước Tấn “Các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt

Nam” T/chí Phát triển kinh tế, số 197 (2007).

Trang 37

ngành may so với các nước trong khu vực, ví dụ như Trung Quốc, vẫn lạc hậukhoảng 5-7năm38.

Một hạn chế nữa là cơ khí phục vụ ngành dệt may vừa thiếu vừa kém Cácdoanh nghiệp cơ khí trong nước không chỉ ít, mà còn hạn chế về năng lực Cácdoanh nghiệp này chỉ có thể sản xuất các phụ tùng, trang thiết bị nhỏ lẻ như máytrải vải, máy kiểm tra vải, máy hút hơi là, máy cắt vải… Đây hầu hết là các sảnphẩm phục vụ ngành may, còn phụ tùng cho ngành dệt hầu như không doanhnghiệp nào trong nước tham gia sản xuất, các doanh nghiệp dệt phải nhập từnước ngoài Hiện nay, ngành dệt nhập khẩu gần như 100% thiết bị Mặc dù nhậpkhẩu toàn bộ thiết bị nhưng cũng chỉ có khoảng gần 50% là thiết bị mới đượcnhập khẩu, phần còn lại là thiết bị cũ, lạc hậu39

Những hạn chế trên khiến cho sản phẩm ngành dệt làm ra có chi phí caonhưng chất lượng lại không đáp ứng được nhu cầu của ngành may xuất khẩu Cómột nghịch lý là, sản phẩm ngành dệt làm ra tuy chưa nhiều nhưng vẫn bánchậm, một số doanh nghiệp hàng tồn kho vẫn cao và kinh doanh thua lỗ

Nhìn chung, do công nghệ còn lạc hậu, hiệu suất sử dụng thấp dẫn đến chiphí nhân công cao mà giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm của ngành lạithấp, khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới

Khái quát lại có thể thấy, những phân tích về vốn, khả năng cung ứng nguyênphụ liệu, lao động và thiết bị, công nghệ đã chỉ ra rất nhiều yếu kém về yếu tốđầu vào của ngành dệt may Những yếu kém này làm chi phí đầu vào trung giancủa ngành dệt may Việt Nam tăng lên rất cao (tới 86%) Điều này làm cho giá trịgia tăng của ngành dệt may Việt Nam thấp nhất trong số các nước được so sánh(14%), kém xa các đối thủ cạnh tranh như Hồng Kông (43,3%), Trung Quốc(32,9%) (bảng 2) Với tỉ lệ giá trị gia tăng thấp như vậy, lợi nhuận thu được củangành dệt may Việt Nam sẽ rất thấp, khả năng tích lũy cho việc tái đầu tư khôngđáng kể Điều này càng khiến cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành

38 Nguyễn Thị Thu Hương “Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập

WTO” T/chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1(71), 2007.

39 Vân Anh “Mục tiêu 9,5 tỷ USD và những khó kh ăn của ngành dệt may” T/chí Ngoại thương, số 2 (01/2008).

Ngày đăng: 27/03/2013, 14:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: So sánh tổng GTGT và chi phí đầu vào trung gian ngành dệt - Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 2 So sánh tổng GTGT và chi phí đầu vào trung gian ngành dệt (Trang 38)
Sơ đồ 1: Việt Nam trong chuỗi sản xuất & tiêu thụ hàng dệt may - Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Sơ đồ 1 Việt Nam trong chuỗi sản xuất & tiêu thụ hàng dệt may (Trang 40)
Bảng 4- Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hóa theo ngành - Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 4 Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hóa theo ngành (Trang 46)
Bảng 3 : Mức thuế bình quân theo cam kết của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 3 Mức thuế bình quân theo cam kết của Việt Nam (Trang 46)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w