Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO

MỤC LỤC

Tác động của xu hướng phát triển thị trường dệt may thế giới tới Việt Nam

Sau khi Hiệp định ATC hết hiệu lực, ngành dệt may Việt Nam phải đương đầu với hai khó khăn lớn: thứ nhất là việc không được hưởng những lợi ích do việc kết thúc Hiệp định ATC mang lại do chưa là thành viên WTO- tất nhiên bất lợi này không phải do bản thân ATC gây nên mà do nước ta không là thành viên của WTO nên không được hưởng lợi từ các nguyên tắc cơ bản của WTO để bảo vệ các thành viên của mình; thứ hai, chúng ta phải cạnh tranh trên một thị trường khốc liệt hơn nhiều, khi mà các đối thủ của ta trong lĩnh vực dệt may vốn đã có nhiều thế mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ… nay lại được tiếp thêm sức mạnh từ việc dỡ bỏ chế độ hạn ngạch. Mặc dù được đánh giá cao và vẫn đứng vững sau khoảng thời gian ATC hết hiệu lực, cộng với việc đã gạt bỏ được bất lợi về hạn ngạch sau khi gia nhập WTO, nhưng ngành dệt may Việt Nam không nên quá lạc quan khi mà các nước cạnh tranh với Việt Nam đang dần củng cố thêm sức mạnh để vươn lên trong giai đoạn hậu hạn ngạch này.

Năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam

Lợi thế của ngành dệt may Việt Nam

Xuất khẩu sang thị trường này có nhiều thuận lợi như nhu cầu nhập khẩu cao do công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước chưa phát triển, vận tải đường biển tuy xa nhưng tuyến đường khá thuận lợi. Lợi thế về giá nhân công cũng là một yếu tố thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi cân nhắc các quyết định đầu tư vào các dự án của ngành dệt may Việt Nam. Việt Nam đang trong giai đoạn tích luỹ để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do vậy ngành dệt may xuất khẩu được coi là một trọng điểm đầu tư trong chính sách kinh tế xã hội của Việt Nam.

Hạn chế của ngành dệt may Việt Nam .1 Yếu tố sản xuất

Nguyên nhân một phần do sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú ý đúng mức, hiện mới chỉ cung cấp được một số loại như chỉ của Tootal, dây kéo của dệt Phong Phú, nhãn mác của Việt Tiến… với số lượng rất hạn chế, một phần do khách hàng nước ngoài (bên đặt gia công) yêu cầu phải sử dụng nguyên liệu do họ cung cấp. Các doanh nghiệp này chỉ có thể sản xuất các phụ tùng, trang thiết bị nhỏ lẻ như máy trải vải, máy kiểm tra vải, máy hút hơi là, máy cắt vải… Đây hầu hết là các sản phẩm phục vụ ngành may, còn phụ tùng cho ngành dệt hầu như không doanh nghiệp nào trong nước tham gia sản xuất, các doanh nghiệp dệt phải nhập từ nước ngoài. Vì vậy, mặc dù được sản xuất tại Việt Nam, nhưng các sản phẩm lại được gắn tên của các hãng đặt doanh nghiệp Việt Nam như Polo, Nice… Điều này về lâu dài là một bất lợi bởi khách hàng nước ngoài tiêu dùng sản phẩm dệt may Việt Nam nhưng lại không biết là do Việt Nam sản xuất và như vậy chúng ta đã vô tình bỏ qua cơ hội tự giới thiệu mình với thế giới.

Mặc dù Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) ngày càng thể hiện vai trò tích cực thông qua việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, tham gia hoạch định chiến lược phát triển cho toàn ngành, … Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay của Hiệp hội là chưa làm tốt vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, chưa tạo ra sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành và chưa có biện pháp san sẻ đơn hàng, tạo sự hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Điều này biểu hiện trờn cỏc khớa cạnh như: luật lệ khụng rừ ràng, chính sách thuế không ổn định, sự cồng kềnh và quan liêu trong bộ máy hành chính, thủ tục xuất khẩu thường phức tạp… Điều này gây tác động tiêu cực đến tâm lý những nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào ngành dệt may, hạn chế khả năng liên doanh, liên kết, thu hút vốn của ngành.

Bảng 2: So sánh tổng GTGT và chi phí đầu vào trung gian ngành dệt
Bảng 2: So sánh tổng GTGT và chi phí đầu vào trung gian ngành dệt

Tác động của việc gia nhập WTO đến ngành dệt may Việt Nam 1 Cam kết của Việt Nam về dệt may khi gia nhập WTO

Tác động của những cam kết đối với ngành dệt may .1 Tác động tích cực

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, các dự án dệt may lớn đã thu hút được sự quan tâm đầu tư từ phía các đối tác nước ngoài ngay từ đầu năm 2007, cụ thể: Tập đoàn Pamatex Berhad (Malaysia) đã quyết định đầu tư hơn 100 triệu USD vào Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), Công ty Daewon (Hàn Quốc) đầu tư xây dựng một nhà máy may xuất khẩu trị giá 8 triệu USD tại Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng)45.Những tín hiệu này cho thấy ngành dệt may nội địa đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù số tiền trợ cấp thực tế của chính phủ cho ngành dệt may không nhiều (trong 4 năm thực hiện Quyết định số 55, tổng số tiền chính phủ chi để bù lãi suất cho khoản vay ưu đãi của ngành chỉ khoảng 4 triệu USD mỗi năm, nếu tính thêm gần 1 triệu USD để thưởng xuất khẩu và hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại thì tổng số tiền ngành dệt may được trợ cấp mỗi năm là gần 5 triệu USD, trong khi doanh thu xuất khẩu của ngành dệt may hàng năm đạt gần 5 tỷ USD)47, tuy nhiên khi bỏ trợ cấp theo cam kết cũng khiến cho một số doanh nghiệp khó khăn hơn, nhất là những doanh nghiệp được vay nhiều tín dụng ưu đãi. Việc này đã khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thị phần tại Mỹ chịu nhiều thiệt hại, không chỉ số lượng đơn hàng bị giảm (một số nhà nhập khẩu lớn đã tỏ ra dè dặt khi đặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam, thậm chí họ còn rút một số đơn đặt hàng đã đặt trước đây để chuyển sang nước khác ít bị rủi ro hơn) mà còn làm uy tín của các doanh nghiệp này giảm sút trên thị trường thế giới.

Mục tiêu của ngành dệt may giai đoạn sau khi gia nhập WTO

CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO. Mục tiêu trước mắt của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2008 là đạt 9,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu đó, trước mắt, ngành dệt may sẽ thực hiện một số chương trình trọng điểm từ nay đến 2010, bao gồm: chương trình đầu tư sản xuất nguyên liệu sản xuất xơ sợi tổng hợp cho nhu cầu dệt và sản xuất bông xơ nội địa đáp ứng 15% nhu cầu kéo sợi đến 2010; đầu tư phát triển 1 tỷ mét vải thoi phục vụ xuất khẩu vào 2015; đầu tư hạ tầng, xây dựng 3 khu công nghiệp dệt nhuộm có hạ tầng cấp nước sạch và xử lý nước thải để thu hút đầu tư;.

Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may VN sau khi gia nhập WTO

Chính sách của nhà nước

Ngoài việc duy trì chính sách hoàn lại các khoản thuế gián thu, thuế xuất, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, thì vấn đề truy thu thuế nhập khẩu phế liệu đối với các doanh nghiệp cần được cân nhắc kỹ lưỡng, sao cho hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh ngành dệt may đang phải cạnh tranh để tồn tại trong bối cảnh gia nhập WTO: thuế nhập khẩu bị cắt giảm ngay với tỷ lệ cao, mọi trợ cấp bị bãi bỏ. Một yêu cầu quan trọng nữa là nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp dệt may nhanh chóng xác lập và đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tê (ISO 9000, ISO 14000, SA 8000…), bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền, ghi nhãn, mã số, mã vạch theo quy chế và sớm đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp tại thị trừơng quốc tế mà trước hết là các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản. Đây là một việc làm cần thiết, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên WTO, tham dự vào một sân chơi mới với những nguyên tắc, quy định phức tạp, khắt khe, vì nó giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi, thương hiệu, đồng thời là một công cụ đảm bảo cho uy tín, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn trên một sân chơi mới.

Các biện pháp của doanh nghiệp

Đề làm được điều này, ngành dệt may cần tiếp tục triển khai chiến lược phát triển ngành đến năm 2010 và 2015, trong đó tập trung vào chương trình đầu tư sản xuất nguyên liệu sản xuất xơ sợi tổng hợp cho nhu cầu dệt và sản xuất bông xơ nội địa (mục tiêu đặt ra là đáp ứng 15% nhu cầu kéo sợi đến 2010); đầu tư phát triển 1 tỷ mét vải thoi phục vụ xuất khẩu vào 201553.Bên cạnh đó, ngành dệt may cần khẩn trương đầu tư hạ tầng, xây dựng trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu dệt may tại ba trung tâm lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng kết hợp với việc di dời sản xuất về các vùng phụ cận của ba trung tâm trên, tạo thành các cụm công nghiệp dệt may. Bên cạnh đó, cần tiếp tục duy trì mở rộng và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến như ISO 9001:2000, ISO 14000, SA 8000… Bởi vì trong giai đoạn hội nhập, tham gia vào WTO, việc duy trì áp dụng các tiêu chuẩn này không những giúp doanh nghiệp dệt may vượt qua những rào cản kỹ thuật về thương mại (TBT) mà còn giúp doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả, giảm thiểu sản phẩm hỏng, duy trì được chất lượng và tính ổn định của sản phẩm. Thứ tư, các tổ chức hỗ trợ, đại diện thương mại, các thương vụ cần đầu tư, nâng cao hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may trong nước dưới nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức các hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hoá, thời trang, tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu hàng hoá trong tuần lễ văn hoá Việt Nam tại các nước, tìm hiểu, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia vào các cuộc triển lãm, hội chợ, tuần lễ thời trang quốc tế tại nước sở tại….