Nguồn nguyên phụ liệu phụ thuộc thị trường bên ngoà

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 32 - 34)

Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may là nguyên nhân chính làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới.

Theo số liệu thống kê, cả ngành dệt và may đều thiếu nguyên phụ liệu trầm trọng. Mỗi năm ngành dệt cần hàng trăm ngàn tấn bông xơ, nhưng với 24.000 ha diện tích trồng bông, nguồn bông trong nước hiện chỉ đáp ứng được chưa tới 10% nhu cầu. Hơn nữa, năng suất trồng bông ở Việt Nam khá thấp. Chất lượng bông nội địa kém, không đủ tiêu chuẩn dáp ứng sản xuất hàng xuất khẩu. Tỷ lệ tiêu hao sợi nội địa cũng cao hơn sợi ngoại nhập (tỷ lệ hao hụt sợi nội địa là 1,7-

1,8kg/sợi/1kg vải so với 1,3- 1,4kg/sợi/1kg vải đối với sợi ngoại nhập)33. Do vậy, ngành dệt đã phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu (90% nguyên liệu bông xơ, 100% xơ sợi hoá học, 100% thuốc nhuộm và chất trợ dệt phải nhập khẩu từ nước ngoài) (biểu 10). Chính sự phát triển chậm chạp của ngành dệt là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành may rơi vào tình trạng tương tự- thiếu nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất. Do chất lượng và chủng loại vải dệt nội địa không đáp ứng được yêu cầu may xuất khẩu nên hàng năm, 40% nhu cầu vải dệt kim và 60% nhu cầu vải dệt thoi cho ngành may cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài34. Không chỉ nhập khẩu vải nguyên liệu, hiện nay hầu hết các phụ liệu khác ngành may xuất khẩu cũng phải nhập ngoại. Nguyên nhân một phần do sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú ý đúng mức, hiện mới chỉ cung cấp được một số loại như chỉ của Tootal, dây kéo của dệt Phong Phú, nhãn mác của Việt Tiến… với số lượng rất hạn chế, một phần do khách hàng nước ngoài (bên đặt gia công) yêu cầu phải sử dụng nguyên liệu do họ cung cấp.

Biểu 10: So sánh tỷ lệ nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc

* Nguồn số liệu từ Vinatex, http:// www.vinatex.com

Việc không tự cung ứng được nguồn nguyên phụ liệu khiến sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam bị giảm sút đáng kể so với các nước chủ động được 33 Vân Anh. “Mục tiêu 9,5 tỷ USD và những khó khăn của ngành dệt may”. T/chí Ngoại thương, số 2 và 3 (1/2008).

nguồn nguyên phụ liệu. Trung Quốc- một đối thủ cạnh tranh gay gắt với Việt Nam- là một ví dụ điển hình. Khác với Việt Nam, Trung Quốc đã thiết lập được mối liên hệ giữa các ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn (up stream- down stream) nên tự cung cấp được đến 80% nguyên phụ liệu cho ngành may, đồng thời trở thành quốc gia cung ứng nguyên liệu lớn nhất cho công nghiệp dệt may thế giới (biểu 10).

Có thể thấy, việc thiếu công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là nguồn cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may là nguyên nhân chính khiến cho ngành dệt may Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị trường thế giới. Việc bị phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh mà còn khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam luôn rơi vào thế bị động, và dễ gặp rủi ro. Chỉ một biến động trong thị trường nguyên liệu thế giới cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của ngành. Hơn nữa, việc không tự cung cấp được nguồn nguyên liệu thượng nguồn khiến các doanh nghiệp khó có thể tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu dạng mua nguyên liệu bán thành phẩm mà phải chấp nhận tình trạng may gia công, dẫn đến hệ quả là bị lệ thuộc, lợi nhuận thu được thấp. Điều này lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấp nhận gia công xuất khẩu là chính, chiếm đến 80% kim ngạch xuất khẩu. Ngay trong năm 2007, mặc dù kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may vươn lên dẫn đầu với 7,78 tỷ USD, nhưng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng lên tới gần 7 tỷ USD. Như vậy, lợi nhuận thực chất ngành dệt may thu về rất ít, chỉ khoảng gần 800 triệu. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ không chỉ làm lợi nhuận thu về giảm mà còn làm ngành công nghiệp dệt may Việt Nam ngày càng thiếu đi tính cạnh tranh, phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w