- Trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, hiệu suất sử dụng thấp
55 Nguyễn Hoàng Khung “Xuất khẩu dệt may: Một năm vượt khó vươn lên” T/chí Thương mại, số 1+ 2 (2008).
Nam cũng nằm trong diện bị điều tra của EU và bị áp các biện pháp tự vệ hạn chế nhập khẩu. Ngoài ra, đối với thị trường EU, các doanh nghiệp cần chú trọng việc phân đoạn thị trường, tập trung vào các thị trường ngách với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nhằm tăng thêm thị phần. Doanh nghiệp cần đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng như: dòng sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã sang trọng phục vụ khách hàng có thu nhập cao và dòng sản phẩm phục vụ khách hàng có thu nhập thấp, yêu cầu về chất lượng và mẫu mã cũng vừa phải. Trong đó, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu lâu dài là tập trung vào sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá trị gia tăng lớn thay vì chỉ tập trung vào sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng tầm trung như hiện nay nhằm gia tăng lợi nhuận và tránh cạnh tranh trực diện với Trung Quốc và các nước vốn cũng đang có ưu thế về xuất khẩu các mặt hàng bình dân.
Bên cạnh việc duy trì các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp cũng cần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới như Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ… Trong bối cảnh gia nhập WTO, cơ hội về thị trường cho dệt may Việt Nam là rất lớn, vì vậy, các doanh nghiệp không nên quá chú trọng vào các thị trường truyền thống mà bỏ lỡ cơ hội ở nhiều thị trường mới, nhiều tiềm năng. Các doanh nghiệp nên đầu tư thoả đáng vào việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin nhằm tiếp cận nhiều thị trường mới. Giải pháp này vừa giúp Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm bớt áp lực cạnh tranh trên các thị trường truyền thống, đồng thời giảm bớt rủi ro do các thị trường như Mỹ, EU áp dụng các biện pháp tự vệ hạn chế nhập khẩu, hoặc khởi kiện chống bán phá giá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tăng cường mối liên hệ với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới bởi các tập đoàn này có nhiều điều kiện trong việc thu thập thông tin về thị hiếu, kiểu dáng mới và mở rộng mạng lưới tiếp thị ra nhiều thị trường mới, đưa ra quyết định sản xuất với các doanh nghiệp.
Đối với thị trường trong nước, ngành dệt may cần khẩn trương xây dựng và phát triển hệ thống phân phối, bán lẻ hàng dệt may của toàn ngành nhằm tránh để mất thị phần ngay trên thị trường nội địa. Thị trường trong nước với 36% là
độ tuổi 23- 3556, với thu nhập ngày càng cao và nhu cầu mua sắm hàng may mặc lớn sẽ là thị trường bán lẻ hấp dẫn. Vì vậy, ngành dệt may cần nhanh chóng đầu tư, mở rộng mạng lưới phân phối, hệ thống các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc nhằm nhanh chóng nắm giữ thị trường nội địa trước khi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài tràn vào.
Tuy nhiên, dù xây dựng được đội ngũ marketing chuyên nghiệp, phát triển được nhiều thị trường nhưng hàng dệt may Việt Nam vẫn chỉ dừng ở mức độ may gia công thì vẫn không thể có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế, và tất cả các nỗ lực trên sẽ đem lại lợi nhuận cho các nước trung gian chứ không phải cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, vấn đề xây dựng, quảng bá thương hiệu vẫn là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hiện nay, một số sản phẩm dệt may của Việt Nam đã xây dựng cho mình thương hiệu riêng trên thị trường trong nước và quốc tế như sản phẩm của May Việt Tiến, May 10, gấm Thái Tuấn… nhưng hầu hết đều chưa thật sự nổi tiếng và chưa nhiều. Để khắc phục tình trạng này, bước đầu các doanh nghiệp có thể tập trung quảng bá thương hiệu cho sản phẩm mình nhận may gia công để giành được đơn hàng, tạo uy tín với khách hàng. Sau đó, các doanh nghiệp phân loại các nhóm khách hàng, xác định tập trung vào nhóm khách hàng nào doanh nghiệp định hướng tới. Tiếp đến, các doanh nghiệp cần tập trung sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhóm khách hàng đó. Khi sản phẩm đã có chỗ đứng, doanh nghiệp chọn các sản phẩm chủ lực để mua bản quyền thương hiệu, sau đó có thể liên kết sản xuất với các công ty lớn như các công ty thuộc Vinatex nhằm nâng cấp và đảm bảo chất lượng ổn định. Sau đó, các doanh nghiệp thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình trên các kênh như phương tiện truyền thông, website, triển lãm và hội chợ thời trang các nước57…Ngoài giải pháp mua lại bản quyền thương hiệu, các doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế, cho ra nhiều mẫu mã mới của riêng mình, chủ động tìm kiếm thị trường, tiếp
56Nguồn số liệu từ Tổng cục thống kê, http://www.gso.gov.vn
57TS. Võ Phước Tấn. “Các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam”. T/chí Phát triển kinh tế, số 197 (2007). Nam”. T/chí Phát triển kinh tế, số 197 (2007).
cận khách hàng để tự gây dựng được thương hiệu cho riêng mình. Bên cạnh việc xuất khẩu thông qua thương hiệu và kênh phân phối của nước ngoài, ngành dệt may cũng cần nhanh chóng xây dựng kênh phân phối riêng, thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp mở các chi nhánh, văn phòng đại diện, cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại nước ngoài để thu hút thêm lượng khách hàng trực tiếp.
2.2.4 Thiết lập, củng cố quan hệ liên kết trong và ngoài ngành
Hiện nay, đại đa số các doanh nghiệp dệt may trong cả nước là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực còn nhiều hạn chế. Vì vậy, khi tham gia vào WTO, các doanh nghiệp cần liên kết hoặc sát nhập lại với nhau để tận dụng được lợi thế của mỗi bên, giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực đầu tư phát triển và khai thác thị trường, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn bên ngoài.
Về các quan hệ liên kết, vấn đề mấu chốt hiện nay là ngành dệt may phải giải quyết tốt mối quan hệ liên kết dọc dệt- may. Để có thể giải được bài toán nguyên phụ liệu cho ngành may, thực hiện một chu trình sản xuất khép kín, các doanh nghiệp dệt may cần có sự liên kết, phối hợp với nhau. Hiện nay, mối liên kết này đã bắt đầu được các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh lớn đặc biệt chú trọng. Một ví dụ điển hình là Tổng công ty dệt may Việt Nam Vinatex với một chiến lược bài bản, chú trọng đầu tư nâng cấp các nhà máy nhuộm và dệt nhằm tăng cường khả năng cung cấp vải cho ngành may.
Các doanh nghiệp dệt may, muốn nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh cũng cần giải quyết tốt mối quan hệ ngang giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Một giải pháp hữu hiệu đã được thực tế kiểm chứng đem lại hiệu quả tốt đó là thực hiện mô hình mẹ- con. Đối với các doanh nghiệp dệt, nếu áp dụng thành công mô hình liên kết này sẽ giúp ngành dệt tập trung được nguồn lực, nâng cao hiệu quả một cách đáng kể. Các doanh nghiệp dệt nếu liên kết lại, cùng chia sẻ chi phí tìm kiếm thông tin thị trường, hợp tác và phân công hoá trong đầu tư và sản xuất sẽ làm giảm tình trạng trùng lặp, dư thừa, cạnh
tranh nội bộ không cần thiết. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ tiếp kiệm được chi phí trong việc tìm kiếm thông tin, đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp, cùng hợp tác để thực hiện những đơn hàng khối lượng lớn. Đối với ngành may, mô hình liên kết vệ tinh (các doanh nghiệp quốc doanh chủ đạo là công ty mẹ, các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương và các thành phần kinh tế khác là công ty con) cần được tiếp tục duy trì và mở rộng. Các doanh nghiệp may vừa và nhỏ cần liên kết với nhau hoặc liên kết với một doanh nghiệp lớn hơn để tận dụng lợi thế về vốn, kỹ thuật. Đây là biện pháp hết sức cần thiết, vì khi Việt Nam đã gia nhập WTO, chúng ta sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ có tiềm lực rất lớn, các doanh nghiệp Việt Nam nếu không liên kết lại sẽ dễ bị mất thị phần, có thể dẫn đến phá sản do không thể cạnh tranh nổi. Vì vậy, liên kết theo mô hình công ty mẹ- con được coi là giải pháp tối ưu, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng tối đa lợi thế của công ty mẹ vốn có tiềm lực về vốn, kỹ thuật, trình độ quản lý và thế mạnh trong giao dịch thương mại, giúp tìm kiếm hợp đồng về cho các công ty con.
Một giải pháp hữu hiệu khác là các doanh nghiệp dệt may cần chú ý phát triển mối liên kết ngược với khách hàng. Các doanh nghiệp cần tạo dựng mối liên hệ với các khách hàng, thiết lập các kênh thông tin riêng với khách hàng để cùng thiết kế, phát triển sản phẩm, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh biện pháp mở rộng quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp, việc mở rộng quan hệ ngoài ngành cũng cần được các doanh nghiệp chú trọng. Các doanh nghiệp cần tạo dựng mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức, trung tâm xúc tiến thương mại, đồng thời thiết lập mạng lưới thông tin với các tổ chức này cũng như với các doanh nghiệp trong ngành để có được những thông tin kịp thời, chính xác, đồng bộ về thị trường và sản phẩm.
Ngoài ra, để giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh, việc phát huy vai trò của Hiệp hội dệt may là rất cần thiết. Hiệp hội cần tăng cường hoạt động, làm tốt chức năng trao đổi, cung cấp thông tin kinh tế kỹ thuật giữa các doanh nghiệp để kết hợp thế mạnh, nguồn lực của các doanh nghiệp, tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn phương án kinh doanh
phù hợp, điều tiết sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò, năng lực hoạt động, Hiệp hội cũng cần thu hút thêm nhiều hội viên, kể cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích sự tham gia của các thành viên là nhà quản lý, chuyên gia am hiểu lĩnh vực dệt may. Hiệp hội cũng cần phát huy mạnh hơn vai trò đại diện cho các doanh nghiệp thành viên khuyến nghị với Chính phủ về hoàn thiện các chính sách vĩ mô liên quan đến ngành. Bên cạnh đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn ở thị trường bên ngoài, Hiệp hội nên chú trọng tham gia hoạt động ở các tổ chức dệt may khu vực và quốc tế như như Liên đoàn Dệt may Đông Nam Á (AFTEX), Ủy ban quốc tế về dệt may (ITCB), Liên đoàn May mặc quốc tế (IAF)… để vận động, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp trong chính sách thương mại khu vực và thế giới.
Vai trò của các tổ chức hỗ trợ, đại diện thương mại, thương vụ tại nước ngoài
Bên cạnh các giải pháp từ phía nhà nước, doanh nghiệp thì các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại từ phía các tổ chức hỗ trợ, đại diện thương mại tại nước ngoài cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may, đặc biệt trong việc tìm kiếm thông tin thị trường và quảng bá thương hiệu dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại qua các kênh này hiện vẫn chưa thực sự hiệu quả, doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn chưa tận dụng được nguồn thông tin cũng như cơ hội quảng bá hình ảnh của mình. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do các doanh nghiệp chưa thực sự nhanh nhạy, chủ động liên kết với các kênh này, mặt khác, các tổ chức hỗ trợ, đại diện thương mại, thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Trong bối cảnh đất nước đã gia nhập WTO, ngành dệt may vấp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới.
Thứ nhất, nhà nước và các doanh nghiệp trong ngành dệt may cần có những khoản đầu tư, hỗ trợ thích đáng cho các tổ chức hỗ trợ, thương vụ tại các nước, đặc biệt là thương vụ tại các nước là thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam để giúp các tổ chức, thương vụ có thêm nguồn lực, kinh phí để hoạt động hiệu quả, có khả năng tổ chức được các hoạt động quy mô, chất lượng hơn.
Thứ hai, để nâng cao chất lượng thông tin về thị trường, sản phẩm, một mặt cần đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, thu thập thông tin tại các tổ chức này, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp mở văn phòng đại diện, chi nhánh, trung tâm xúc tiến thương mại để cùng hỗ trợ, chia sẻ thông tin với các tổ chức hỗ trợ, đại điện thương mại và thương vụ của nhà nước, tạo thành một mạng lưới thông tin quy mô, đồng bộ và gắn kết, đảm bảo tính liên tục.
Thứ ba, các tổ chức, thương vụ tại nước ngoài cần tranh thủ lực lượng Việt kiều trong việc giúp tìm hiểu thông tin thị trường, mở kênh tiêu thụ, vận động sự ủng hộ tại nước sở tại… Đây là một kênh xúc tiến thương mại hiệu quả, nhanh và tốn ít chi phí do lực lượng Việt kiều ngày càng đông, lại có lợi thế phân bố rộng, thông thạo ngôn ngữ, am hiểu thị trường và tập quán, thị hiếu của các đối tượng tiêu dùng tại nước sở tại.
Thứ tư, các tổ chức hỗ trợ, đại diện thương mại, các thương vụ cần đầu tư, nâng cao hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may trong nước dưới nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức các hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hoá, thời trang, tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu hàng hoá trong tuần lễ văn hoá Việt Nam tại các nước, tìm hiểu, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia vào các cuộc triển lãm, hội chợ, tuần lễ thời trang quốc tế tại nước sở tại…
Thành tựu của ngành công nghiệp dệt may là một điểm sáng dễ nhận thấy trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Ngành công nghiệp dệt may, với tư cách là một ngành công nghiệp chủ lực, đã đóng góp rất nhiều vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá và chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước. Với những điều kiện, lợi thế nhất định, ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua không chỉ đóng góp đáng kể vào việc phục vụ nhu cầu trong nước, giải quyết việc làm, mà còn tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Hơn thế nữa, ngành dệt may Việt Nam đã tự vươn lên, khẳng định mình, chiếm được chỗ đứng trên thị trường dệt may thế giới. Việc trở thành ngành công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước và lọt vào top 10 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của ngành dệt may.
Tuy nhiên, những thành công bước đầu của ngành dệt may sau 1 năm gia nhập WTO chưa phải là một sự đảm bảo vững chắc cho sự phát triển của ngành trong tương lai. Chúng ta không thể phủ nhận thực tế là tuy có những điều kiện, lợi thế nhất định, song ngành dệt may còn không ít những yếu điểm, hạn chế cần khắc phục. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn rất yếu so với các đối thủ cạnh. Những hạn chế về vốn, nguồn nhân lực, khả năng cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào, hoạt động marketing, cũng như những bất