Mai Phan “Đối phó với thách thức của hàng dệt may 2008” T/chí Thương mại, số 9 (2008).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 27 - 28)

hiện nay gần 80% nguồn nguyên phụ liệu sản xuất của ng ành dệt may được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau, bao gồm cả những nước ngoài khu vực ASEAN và Nhật Bản27.

Mặc dù tỉ trọng hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản còn khá khiêm tốn nếu so sánh với Trung Quốc (hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Nhật Bản hiện chiếm khoảng 4% trong khi hàng Trung Quốc chiếm tới 80%) nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được niềm tin với khách hàng Nhật28. Trong số các thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU thì Nhật Bản cũng là thị trường mà hàng Việt Nam có sức cạnh tranh khá nhất, thể hiện qua việc giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này liên tục tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Vì vậy, trong tương lai, Việt Nam cần phải chú ý tiếp tục nâng cao khả năng xuất khẩu, khai thác tối đa thị trường còn chứa đựng nhiều tiềm năng này.

1.2.4 Các thị trường khác

Ngoài ba thị trường chính nói trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường khác như Liên bang Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước Trung Đông, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ…

Trong số các thị trường trên, thị trường châu Á cũng là một trong những nơi Việt Nam xuất khẩu sang với khối lượng lớn. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu một sản phẩm khá lớn sang các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… Năm 2007, Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam 160,8 triệu USD, Hàn Quốc 84,8 triệu USD (phụ lục 3). Tuy nhiên, các nước này không phải là thị trường tiêu thụ, mà là đóng vai trò nước trung gian, thuê Việt Nam gia công rồi sau đó xuất khẩu tiếp sang nước thứ ba.

Ngoài ra, bên cạnh việc khôi phục lại xuất khẩu sang thị trường truyền thống là Nga và các nước Đông Âu, hiện nay Việt Nam cũng đang tìm hướng phát triển sang các thị trường mới. Thị trường Trung Đông là một hướng đi mới cho 27 Vân Anh. “Mục tiêu 9,5 tỷ USD và những khó khăn của ngành dệt may”. T/chí Ngoại thương, số 2 và 3 (1/2008).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 27 - 28)