Năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 29 - 30)

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm rộng, thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Nhưng tựu trung lại, năng lực cạnh tranh của một ngành chính là “năng lực duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước”29. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành gồm có: yếu tố sản xuất (vốn, nguồn lao động, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị), marketing, cơ chế hoạt động của ngành, các chính sách của chính phủ…

Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam, có thể đưa ra một số nhận định dưới đây.

2.1 Lợi thế của ngành dệt may Việt Nam

Lợi thế lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam chính là nguồn lao động. Công nghiệp dệt may vốn là ngành cần nhiều sức lao động. Các sản phẩm dệt may thường có tỷ trọng giá trị lao động sống cao. Ngành dệt may Việt Nam hiện nay thu hút hơn 2 triệu lao động, trong đó phần lớn là lao động nữ. Trong khi đó, dân số hiện nay của Việt Nam vào khoảng 84 triệu người, trong đó, số ngừơi ở độ tuổi lao động (từ 15-59 tuổi) chiếm hơn 60%30. Có thể thấy, tiềm năng về nguồn nhân lực của Việt Nam còn chưa được khai thác hết. Con số 2 triệu nhân công của ngành dệt may còn quá nhỏ so với số lượng lao động trong độ tuổi lao động đang tìm kiếm cơ hội việc làm. Như vậy, lợi thế về nguồn nhân lực của ngành dệt may còn rất lớn, có thể khai thác tiếp trong tương lai.

Bên cạnh đó, giá nhân công rẻ cũng là một thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam. Giá lương công nhân ngành dệt may ở Việt Nam vào loại thấp nhất trong 29

TS. Nguyễn Thị Thanh Hà. “Khả năng cạnh tranh của ngành dệt trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới”. Dẫn theo: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và doanh nghiệp Việt Nam. Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội 2001, trg 203-207.

số các nước xuất khẩu hàng dệt may. Ngay cả Trung Quốc vốn được đánh giá là có lợi thế về giá nhân công rẻ cũng ở mức 0,34 USD/giờ, trong khi ở Việt Nam giá nhân công ngành dệt may là 0,18 USD/giờ31. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm bớt được chi phí đầu vào, có được mức giá bán cạnh tranh so với các nước khác. Lợi thế về giá nhân công cũng là một yếu tố thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi cân nhắc các quyết định đầu tư vào các dự án của ngành dệt may Việt Nam.

Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam còn một số lợi thế khác như: lợi thế của một ngành công nghiệp chủ lực. Việt Nam đang trong giai đoạn tích luỹ để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do vậy ngành dệt may xuất khẩu được coi là một trọng điểm đầu tư trong chính sách kinh tế xã hội của Việt Nam. Nhờ điều này, ngành dệt may được sự quan tâm, chăm chút, tạo điều kiện hết sức thuận lợi từ phía Nhà nước để phát triển. Bên cạnh đó, lợi thế về môi trường chính trị xã hội ổn định cũng là điều kiện tốt để ngành dệt may Việt Nam phát triển thuận lợi.

2.2 Hạn chế của ngành dệt may Việt Nam

2.2.1 Yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 29 - 30)