Vân Anh “Mục tiêu 9,5 tỷ USD và những khó khăn của ngành dệt may” T/chí Ngoại thương, số 2 (01/2008).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 37 - 40)

- Trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, hiệu suất sử dụng thấp

39 Vân Anh “Mục tiêu 9,5 tỷ USD và những khó khăn của ngành dệt may” T/chí Ngoại thương, số 2 (01/2008).

dệt may Việt Nam- vốn đã thua kém nhiều nước trong khu vực- càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Bảng 2: So sánh tổng GTGT và chi phí đầu vào trung gian ngành dệt may một số nước Đơn vị: % Canada Mỹ Đài Loan Hồng Kông Trung Quốc Ấn Độ Việt Nam Tổng GTGT 41,2 32,6 30,3 43,4 32,9 31,8 14,0 Chi phí đầu vào trung gian 58,8 67,4 69,7 56,6 67,1 68,2 86,0

* Nguồn số liệu nghiên cứu của WTO, http://www.wto.org

2.2.2 Chất lượng sản phẩm

Hiện nay, chất lượng sản phẩm ngành dệt may tuy đã có những cải thiện nhưng nhìn chung chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, tỷ lệ giá cả/ chất lượng cao, thường cao hơn các nước trong khu vực khoảng 10- 15%, cao hơn Trung Quốc khoảng 20%40.

Chất lượng sản phẩm ngành dệt thường không đáp ứng được yêu cầu may xuất khẩu. Vải dệt trong nước thường có khổ hẹp, chất lượng lại thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, sản phẩm dệt kim của Việt Nam cũng chưa đáp ứng được yêu cầu may xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Mỹ, do tiêu chuẩn sợi vải dệt chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của Mỹ đưa ra. Thực tế là, có nhiều trường hợp vải ngành dệt sản xuất thử để đem đi chào hàng đã được chấp nhận, nhưng khi đưa vào sản xuất đại trà thì chất lượng lại không ổn định và không đạt như mẫu đã chào, buộc khách hàng phải huỷ hợp đồng.

Đối với ngành may, những năm gần đây, do có những cải tiến về thiết bị, công nghệ nên chất lượng sản phẩm nâng cao, đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp may chỉ đảm bảo được chất lượng cho các mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật không mấy phức tạp như áo sơmi, jacket, quần âu…

40Nguyễn Anh Tuấn, Diệp Thị Mỹ Hảo. “Ngành dệt may Việt Nam sau khi ATC hết hiệu lực: vấn đề và giải pháp”. T/chí Nghiên cứu kinh tế, số 323 (4/2005). pháp”. T/chí Nghiên cứu kinh tế, số 323 (4/2005).

còn những mặt hàng yêu cầu các kỹ thuật phức tạp hơn như comple, veston… thì rất ít các doanh nghiệp có thiết bị công nghệ hiện đại để sản xuất.

Một hạn chế nữa là năng lực thiết kế thời trang của các doanh nghịêp còn rất yếu kém, chỉ mới được quan tâm nghiên cứu gần đây, nên còn nhỏ bé và mang tính hình thức. Mặc dù đặc trưng của hàng may mặc là tính thời trang nhưng hàng may mặc Việt Nam thường không đa dạng về mẫu mã, sản phẩm ít tính tạo dáng thời trang, không bắt nhịp được với xu hướng thời trang trên thế giới. Đây là một hạn chế khiến hàng dệt may của Việt Nam thua kém Trung Quốc- một đối thủ cạnh tranh tỏ ra rất nhạy bén trong việc đưa ra những mẫu mã sản phẩm đa dạng, chất liệu và màu sắc phong phú, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

2.2.3 Marketing và phát triển thị trường

Marketing cũng là một khâu yếu kém của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Mặc dù ngành dệt may đã xuất khẩu sản phẩm sang rất nhiều thị trường trên khắp thế giới trong suốt mấy chục năm qua, nhưng các doanh nghiệp chủ yếu vẫn nhận may gia công, không có nhiều nguồn khách hàng trực tiếp. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu như vẫn chưa tiếp cận được với các khách hàng của mình. Tình trạng này bắt nguồn từ sự yếu kém trong khâu marketing của các doanh nghiệp trong nước. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều thiếu kỹ năng, kinh nghiệm marketing, nghiên cứu, phát triển thị trường. Tình trạng thiếu thông tin về thị trường xảy ra ở hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này thường bị hạn chế về nguồn nhân lực và vật lực. Việc tìm kiếm thông tin thị trường chủ yếu thông qua tham tán thương mại, tổ chức xúc tiến thương mại chứ bản thân các doanh nghiệp cũng chưa chủ động trực tiếp nghiên cứu thị trường. Vì thế, các thông tin về thị trường có được thường chậm, thiếu chính xác, không đầy đủ trong khi mặt hàng dệt may lại có tính thời vụ cao nên sản phẩm dệt may Việt Nam thừơng chậm đổi mới. Điều này tác động không nhỏ đến khả năng tìm kiếm, chiếm lĩnh thị trường của ngành dệt may Việt Nam. Nếu so với khả năng chiếm lĩnh thị trường của Trung Quốc, rõ ràng doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa năng động và nhạy bén bằng Trung Quốc. Một ví dụ điển hình là việc thị trường Việt Nam

tràn ngập quần áo Trung Quốc còn quần áo Việt Nam lại vắng bóng trên thị trường Trung Quốc.

Sơ đồ 1: Việt Nam trong chuỗi sản xuất & tiêu thụ hàng dệt may

* Nguồn: Van,Dang Nhu. “Vietnamese T&G firms in the global value chain: if and how value added pays off?”. Center of Analysis and Forecast, Vietnamese Academy of Social Sciences, June, 2005

Một yếu kém khác về khả năng tiếp cận thị trường là sự yếu kém trong hoạt động phân phối sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được kênh tiêu thụ sản phẩm của mình cả ở thị trường trong và ngoài nước. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa có văn phòng đại diện và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài để giao dịch trực tiếp với khách hàng mà chỉ xuất khẩu thông qua các nước trung gian và các kênh phân phối, bán lẻ của nước ngoài (sơ đồ 1). Còn ở trong nước, nếu xét về cơ cấu thị trường, thị trường nội địa thường yếu thế hơn so với xuất khẩu (tiêu thụ nội địa chỉ chiếm khoảng 25%)41. Điều này thể hiện khả năng tiếp cận thị trường nội địa của các doanh nghiệp còn kém, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro khi xuất khẩu gặp khó khăn.

Về khả năng thiết kế và xây dựng, phát triển thương hiệu nhìn chung đây vẫn là khâu yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, chỉ một số ít các nhãn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w