- Trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, hiệu suất sử dụng thấp
1. Mục tiêu của ngành dệt may giai đoạn sau khi gia nhập WTO
Ngành dệt may Việt Nam đã có chiến lược phát triển đến năm 2010 xuất khẩu đạt 9– 10 tỷ USD. Tuy nhiên, trong năm 2007, ngành dệt may đã đạt được
những thành tích nổi bật với kim ngạch nhập khẩu đạt 7,8 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2006, là 1 trong 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Đây được coi là kết quả không thể tốt hơn trong năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO. Mục tiêu trước mắt của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2008 là đạt 9,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Nếu mục tiêu này được hoàn thành thì Việt Nam sẽ hoàn thành kế hoạch năm 2010 trước 2 năm.
Ngày 10/3/2008, Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 36/2008/QĐ-TTg. Chiến lược đưa ra mục tiêu cụ thể giai đoạn 2008-2010, ngành dệt may tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 16-18%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 20%. Giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 12-14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%. Doanh thu toàn ngành đến 2010 đạt 14,8 tỷ USD, tăng lên 22,5 tỷ USD vào năm 2015 và lên 31 tỷ USD trong đó, xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020. Việt Nam cũng phấn đấu trở thành 1 trong 5 nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới vào giai đoạn 2015- 2020.
Để đạt được mục tiêu đó, trước mắt, ngành dệt may sẽ thực hiện một số chương trình trọng điểm từ nay đến 2010, bao gồm: chương trình đầu tư sản xuất nguyên liệu sản xuất xơ sợi tổng hợp cho nhu cầu dệt và sản xuất bông xơ nội địa đáp ứng 15% nhu cầu kéo sợi đến 2010; đầu tư phát triển 1 tỷ mét vải thoi phục vụ xuất khẩu vào 2015; đầu tư hạ tầng, xây dựng 3 khu công nghiệp dệt nhuộm có hạ tầng cấp nước sạch và xử lý nước thải để thu hút đầu tư; chương trình nhanh chóng thời trang hóa ngành dệt may.48