Nguồn nhân lực trình độ chưa cao, năng suất lao động thấp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 34 - 36)

Hiện nay, lợi thế lớn nhất của dệt may Việt Nam là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Tuy nhiên, thực tế cạnh tranh trên thị trường dệt may thế giới cho thấy đây không còn là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, mà thay vào đó là yếu tố năng suất lao động. Theo đánh giá hiện nay, lao động của ngành dệt may Việt Nam còn rất yếu về chất vàcác doanh nghiệp dệt may thường vấp phải khó khăn

do thiếu lao động lành nghề, có trình độ và khả năng thích ứng với công nghệ cao.

Trên thực tế, mặc dù nguồn lao động ngành dệt may Việt Nam khá dồi dào, nhưng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo rất thấp, chỉ một số ít có kinh nghiệm và tay nghề kỹ thuật cao. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng năng suất lao động của ngành rất kém. Năng suất lao dộng của ngành dệt may Việt Nam nhìn chung chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của các nước ASEAN35.

Tuy nhiên, vấn đề trình độ lao động vẫn không phải là hạn chế duy nhất của ngành. Vấn đề các doanh nghiệp lo ngại nhất hiện nay là việc khả năng giữ chân công nhân kém. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhìn chung, mặt bằng lương của công nhân ngành dệt may còn thấp so với các ngành khác. Công nhân không gắn bó với công việc mà thường tìm đến những nơi trả lương cao hơn, số lượng công nhân mới tuyển vào không bù đắp nổi số lượng công nhân chuyển đi. Điều này khiến cho các doanh nghiệp luôn rơi vào tình trạng bị động về lao động, trong khi nguồn lao động tuy có dồi dào, nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu về trình độ, tay nghề.

Biểu 11: Giá trị gia tăng từ lao động của ngành dệt may các nước (%)

* Nguồn số liệu từ nghiên cứu của WTO, http://www.wto.org

Một hạn chế nữa về nhân lực là ngành dệt may hiện nay thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh có trình độ chuyên môn cao. Sự yếu kém về năng lực của

35Dương Đình Giám. “Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành Công nghiệp Dệt- May Việt Nam”. T/chí Công nghiệp Việt Nam (4/2001). Công nghiệp Việt Nam (4/2001).

đội ngũ những người quản lý và điều hành sản xuất tại các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chi phí sản xuất.

Những hạn chế trên khiến cho ngành dệt may, tuy có lợi thế về lương và lao động vào loại thấp nhất thế giới nhưng lại được đánh giá là sử dụng lao động không hiệu quả bằng các nước khác. Xét về giá trị gia tăng nhận được từ lao động, Việt Nam luôn ở mức gần như thấp nhất khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Trong khi Hồng Kông có tỉ lệ giá trị gia tăng từ lao động chưa qua đào tạo và đã qua đào tạo lần lượt là 22,6% và 7,9% thì tỉ lệ này của Việt Nam thấp hơn rất nhiều, lần lượt là 9% và 1,2% (biểu 11). Có thể thấy, hiệu suất sử dụng lao động trong ngành dệt may của Việt Nam rất thấp là một bất lợi lớn cho ngành dệt may, khi mà năng suất lao động, chứ không phải là lợi thế lao động dồi dào, giá rẻ là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng của ngành.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 34 - 36)