Vốn thiếu, hiệu quả sử dụng thấp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 30 - 32)

Như đã đề cập ở trên, ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên rất được chú trọng đầu tư. Mặc dù là ngành sử dụng nhiều lao động, song ngành dệt may cũng cần không ít vốn để đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, vấn đề vốn lại là một hạn chế đối với ngành dệt may Việt Nam.

Vốn đầu tư cho ngành dệt may được huy động nhiều nguồn như: vốn ngân sách Nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay Ngân hàng... Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư cho ngành dệt may khá cao, đặc biệt là từ năm 2001, năm đầu tiên thực hiện chương trình đầu tư tăng tốc 10 năm theo

31Nguyễn Thị Thu Hương. “Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO”. T/chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1(71), 2007 WTO”. T/chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1(71), 2007

Quyết định 55/CP của Chính phủ, vốn đầu tư cho ngành dệt may, đặc biệt là ngành dệt tăng rất nhanh. Năm 2005, vốn sản xuất của các doanh nghiệp dệt đã tăng 262%, vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may cũng tăng 262% so với năm 2000 (biểu 8).

Biểu 8: Vốn SXKD của doanh nghiệp dệt, may (Tỷ đồng)

* Nguồn số liệu từ Niên giám thống kê 2006, http://www.gso.gov.vn

Tuy có những tăng trưởng nhưng nhiều năm qua vốn vẫn là một vấn đề nan giải, đặc biệt là đối với ngành dệt. Mặc dù Nhà nước đã có chính sách ưu tiên hỗ trợ về vốn đầu tư cho các doanh nghiệp dệt (chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh) để đổi mới trang thiết bị. Nhưng hiện nay, hơn 70% tổng vốn đầu tư cho phát triển ngành dệt vẫn phải nhờ vào tài trợ từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước và đầu tư nước ngoài. Còn đối với toàn ngành dệt may, vốn tự có của các doanh nghiệp cũng chỉ chiếm khoảng hơn 10% tổng vốn hoạt động của toàn ngành32. Phần lớn vốn đầu tư các doanh nghiệp có được là vay từ ngân hàng với chi phí thực tế vay vốn cao. Hơn nữa, các khoản vay này thường là ngắn hạn, còn tỉ lệ vốn trung và dài hạn là rất nhỏ. Đã có nhiều doanh nghiệp do thiếu các nguồn vốn trung và dài hạn đã phải dùng các nguồn vay ngắn hạn để đầu tư. Cơ cấu vốn mạo hiểm, lãi suất cao, thời gian vay ngắn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất.

32Nguyễn Thị Thu Hương. “Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO”. T/chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1 (1/2007). WTO”. T/chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1 (1/2007).

Bên cạnh việc thiếu vốn, hiệu suất sử dụng vốn kém hiệu quả cũng là một nguyên làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh. Trong khi Trung Quốc và Hồng Kông có tỉ lệ giá trị gia tăng từ vốn khá cao (12,2% và 12,9%) thì giá trị gia tăng từ vốn của Việt Nam lại vào hàng thấp nhất (chỉ đạt 3,8%) (biểu 9). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngành dệt may không tốt, giá trị gia tăng thấp, khiến lợi nhuận thu về không cao.

Biểu 9: Giá trị gia tăng từ vốn của ngành dệt may các nước (%)

* Nguồn nghiên cứu của WTO, http://www.wto.org

Nhìn chung, việc thiếu vốn thường làm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập kế hoạch sản xuất, nâng cấp máy móc, thiết bị. Đồng thời, việc sử dụng vốn thiếu hiệu quả cũng làm giá trị gia tăng nhận được từ vốn của Việt Nam kém xa các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, có thể nói vốn là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 30 - 32)