Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may VN sau khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 54 - 58)

- Trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, hiệu suất sử dụng thấp

2.Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may VN sau khi gia nhập WTO

sau khi gia nhập WTO

2.1 Chính sách của nhà nước

Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc đặt các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào sân chơi toàn cầu được điều chỉnh bởi các luật lệ, nguyên tắc, hiệp định đa

dạng, phức tạp, đòi hỏi có sự thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, về phía chính phủ, việc có những hỗ trợ cho ngành dệt may bằng các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô là cần thiết, nhưng phải được cân nhắc kỹ lưỡng và tiến hành một cách cẩn trọng. Biện pháp được xem là hữu hiệu và có tính chất lâu dài hiện nay là hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, tăng cường xây dựng môi trường pháp luật, chính trị, kinh doanh lành mạnh. Điều quan trọng là các biện pháp này của nhà nước phải hợp pháp, không trái với các qui định, nguyên tắc của WTO và những cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.

Trước tiên, về mặt quản lý hành chính, những cải cách về thủ tục hành chính nên được tiếp tục tiến hành theo hướng giảm bớt các thủ tục rườm rà, phức tạp. Các khâu trong việc cấp phép đầu tư đối với các dự án của ngành dệt may nên được đơn giản hoá hoặc giảm bớt nhằm rút ngắn thời gian xem xét các dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào ngành. Mặt khác, nhà nước nên có những cải cách về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi xuất, nhập khẩu hàng hoá bằng cách giảm bớt các thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục thu thuế rườm rà, bất hợp lý, cải thiện công tác kiểm định chất lượng, rút ngắn thời gian chờ kiểm định…

Về môi trường pháp luật, những mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật, trong đó có Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp nên được tiến hành rà soát, sửa đổi theo hướng ngày càng thông thoáng và minh bạch hoá. Việc rà soát, sửa đổi nên được tiến hành dựa trên những nghiên cứu kỹ lưỡng các nguyên tắc, quy định chung của WTO và luật pháp quốc tế. Nếu những bất cập, yếu kém trong hệ thống pháp luật được điều chỉnh, sửa đổi sẽ giúp cải thiện môi trường pháp luật, môi trường kinh doanh trong nước, tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư vào ngành dệt may cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi ích từ môi trường kinh doanh lành mạnh. Ngoài ra, còn một yêu cầu quan trọng hiện nay là nhà nước cần nhanh chóng ban hành đạo luật về hiệp hội doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các hiệp hội, trong đó có Hiệp hội dệt may nâng cao địa vị pháp lý, phát huy vai trò của mình. Nhà nước cũng nên mở rộng

sự tham gia của Hiệp hội vào quá trình hoạch định chính sách và luật pháp, nên lấy ý kiến của Hiệp hội trước khi ban hành các văn bản pháp luật mới liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp dệt may.

Về chính sách thuế, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc những cam kết với WTO về cắt giảm thuế, bãi bỏ các loại phí, lệ phí hải quan, tính lại mức phí phù hợp với quy định của WTO, việc duy trì chính sách thuế ổn định đối với các mặt hàng liên quan đến ngành dệt may cũng nên được chú trọng. Ngoài ra, bất kỳ điều chỉnh nào về thuế suất đối với các mặt hàng này cũng cần được cân nhắc và có thông báo trước, tránh tình trạng bị động cho các doanh nghiệp. Ngoài việc duy trì chính sách hoàn lại các khoản thuế gián thu, thuế xuất, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, thì vấn đề truy thu thuế nhập khẩu phế liệu đối với các doanh nghiệp cần được cân nhắc kỹ lưỡng, sao cho hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh ngành dệt may đang phải cạnh tranh để tồn tại trong bối cảnh gia nhập WTO: thuế nhập khẩu bị cắt giảm ngay với tỷ lệ cao, mọi trợ cấp bị bãi bỏ. Cụ thể là, mức thuế suất truy thu cần được tính toán lại, giảm bớt theo đúng giá trị của phế liệu chứ không phải ở dạng nguyên liệu nữa và việc truy thu cũng không nên áp dụng trong khoảng thời gian quá dài (5 năm) sẽ gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển lâu dài của ngành nói chung. Ngoài ra, do dệt may là ngành công nghiệp trọng điểm, được ưu tiên, nhà nước nên có sự điều chỉnh, giảm nhẹ các điều kiện để được hưởng ưu đãi vể thuế, như bỏ bớt điều kiện về số lượng lao động (thay vì phải có đủ 3 điều kiện về ngành nghề, địa bàn, số lượng lao động sử dụng bình quân trong năm)49. Như vậy, sẽ giúp cho các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ dễ dàng đạt được những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, nhà nước cũng nên xem xét việc đưa ra những biện pháp hỗ trợ hợp pháp đối với hàng dệt may trong nước khi có sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng nhập khẩu được sản xuất có sự trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu hàng hoá đó. Trường hợp cần thiết, nhà

49Bộ Tài chính. Nghị định 164/2003/NĐ- CP và 152/2004/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành chi tiết Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN). nhập doanh nghiệp (TNDN).

nước có thể áp dụng các biện pháp tự vệ để bảo vệ ngành dệt may trong nước theo những qui định của WTO.

Bên cạnh đó, chính sách giá cũng nên được điều chỉnh hợp lý để giúp các doanh nghiệp dệt may có thể cắt giảm chi phí sản xuất ở mức tối ưu. Hiện tại, chi phí vận chuyển, điện, nước và nước thải đang áp dụng đối với các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam vẫn cao hơn so với mức trung bình của khu vực là 30-35%50. Đặc biệt, trước tình hình lạm phát cao như hiện nay thì việc bình ổn mặt bằng giá cả là một yêu cầu cấp bách nhằm tránh tình trạng giảm cạnh tranh của ngành dệt may do tác động của việc tăng chi phí sản xuất, vận chuyển. Vì vậy, nhà nước nên có những biện pháp ở tầm vĩ mô để bình ổn hoặc trong chừng mực nào đó, giảm bớt phí sử dụng cơ sở hạ tầng, giá điện, nước, nhiên liệu sao cho giá những dịch vụ này đối với ngành dệt may Việt Nam không quá chênh lệch so với các nước khác.

Một yêu cầu quan trọng nữa là nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp dệt may nhanh chóng xác lập và đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tê (ISO 9000, ISO 14000, SA 8000…), bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền, ghi nhãn, mã số, mã vạch theo quy chế và sớm đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp tại thị trừơng quốc tế mà trước hết là các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản. Đây là một việc làm cần thiết, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên WTO, tham dự vào một sân chơi mới với những nguyên tắc, quy định phức tạp, khắt khe, vì nó giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi, thương hiệu, đồng thời là một công cụ đảm bảo cho uy tín, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn trên một sân chơi mới.

2.2 Các biện pháp của doanh nghiệp

Về phía các doanh nghiệp, yêu cần đặt ra hiện nay là phải xây dựng được chiến lược kinh doanh và sản xuất phù hợp. Theo số liệu điều tra, hiện có tới

65% các doanh nghiệp chưa có chiến lược xuất khẩu hàng hoá cho riêng mình51. Có một số doanh nghiệp đã có chiến lược song nội dung lại chưa đầy đủ và thiếu khả thi. Để có một chiến lược xuất khẩu phù hợp, khắc phục được mặt hạn chế, nâng cao năng lực cạnh tranh một cách tối ưu, các doanh nghiệp cần nghiên cứu nghiêm túc, kỹ lưỡng nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu. Dưới đây là các nhóm giải pháp cụ thể các doanh nghiệp có thể sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may.

2.2.1Cải thiện yếu tố đầu vào

Về vấn đề vốn, theo Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010, huy động vốn cho toàn ngành dệt may giai đoạn 2001-2005 là 35 ngàn tỷ đồng, 2006-2010 là 30 ngàn tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân. Trong 4 năm 2002-2005, nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nước chỉ khoảng 1.900 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số vốn cần huy động52. Có thể thấy, nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và nước ngoài đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là sau việc chấm dứt hiệu lực của Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg khiến nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân sách nhà nước không còn nữa. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có biện pháp thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chú trọng khai thác nguồn vốn từ khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài, các tổ chức tín dụng… Một mặt, các doanh nghiệp cần phát huy tối đa nội lực, thay đổi mô hình quản lý, huy động nguồn vốn trong nội bộ doanh nghiệp. Mặt khác, cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá để thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước, đẩy mạnh các hình thức liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để thu hút nguồn vốn nước ngoài. Đồng thời, các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch, biện pháp sử dụng vốn vay hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, ứ đọng vốn hoặc rơi vào cơ cấu vốn mạo hiểm.

Về nguồn nhân lực, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tự đánh giá đây là ưu thế lớn của ngành dệt may và quá phụ thuộc vào lợi thế này. Tuy nhiên, những

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 54 - 58)