1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc

95 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 781,5 KB

Nội dung

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Trang 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG1 Lý do lựa chọn đề tài:

Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam đã có nhiều khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội Việt Nam- một quốc gia Á Châu có một xuất phát điểm thấp do chịu hậu quả của sự thống trị lâu năm của chế độ phong kiến, cuộc chiến tranh kéo dài hơn 80 năm của thực dân Pháp và gần 20 năm của đế quốc Mỹ, nhưng đến nay Việt Nam đã có vị thế đáng kể trong khu vực và quốc tế Những thành tựu đạt được đó phải kể đến những nỗ lực xây dựng đất nước của toàn thể nhân dân và sự lựa chọn đúng đắn trong con đường phát triển của Đảng và Nhà Nước Đối với kinh tế, Đảng và Nhà nước thực hiện những chính sách tập trung phát triển vào những ngành mũi nhọn, trọng điểm cho quá trình công nghiệp hóa và huy động phát triển đa dạng hóa các loại hình,thành phần kinh tế Ngành Dệt may là một trong số những ngành đó- được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm cho mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Trong bối cảnh hiện nay, khi kinh tế đã phát triển không chỉ bó hẹp trong một quốc gia mà còn lan rộng ra khu vực và toàn cả thế giới do vậy xu thế hội nhập là một điều tất yếu đối với các quốc gia Việt Nam đang dần dần thực hiện việc hội nhập với nền kinh tế thể hiện ở việc là thành viên của các tổ chức kinh tế của khu vực và tham gia vào các diễn đàn kinh tế như ASEAN, APEC, AFTA,…Tuy nhiên, sự kiện Việt Nam gia nhập vào WTO được đánh giá là một bước tiến mới của quá trình hội nhập Ngày 7/11/2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO)-dấu mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam Việc gia nhập vào WTO đã tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thử thách, mà đối tựợng chịu tác động trực tiếp chính là các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).

Trong những năm gần đây, SME có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nứớc nhà Theo con số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay có trên 350 000

Trang 2

SME chiếm 95% tổng số công ty đang hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn khoảng 85 tỷ USD, chiếm khoảng 28,92% trong tổng số vốn của tổng số các công ty đang hoạt động Các SME hàng năm đóng góp hơn 40% cho GDP, tạo ra 50% việc làm mới và thu hút khoảng 50,13% tổng số lao động trong doanh nghiệp, tạo ra 78% mức bán lẻ Doanh thu của các SME chiếm 22,07%, lợi nhuận chiếm 11,78% và hàng năm nộp vào ngân sách Nhà nuớc chiếm 17,46% Có thể nhận thấy rằng các SME đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng nền kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề xã hội.

Sự kiện Việt Nam gia nhập vào WTO đã có ảnh huởng trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế, dệt may là một trong những ngành được coi là mũi nhọn và chịu nhiều tác động sau sự kiện này Dệt may là một ngành kinh tế lớn của Việt Nam với trên 2000 doanh nghiệp, sử dụng khoảng 2 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ 2 sau dầu khí, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Năm 2007, ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 7,8 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2004 và xếp thứ 9 trong các nước xuất khẩu ngành hàng may mặc trên thế giới Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 9,3 tỷ USD Nếu như trong khoảng thời gian đầu 2008, ngành dệt may đã đạt được những bứớc tăng trưởng khá mạnh thì đến cuối năm năm 2008 đầu năm 2009, Dệt may Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt đối với các SME Nếu những khó khăn của các SME Dệt may không có những hướng giải quyết kịp thời thì sẽ không thể lường trước những hậu quả đến tăng trưởng của ngành nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.

Để có thể đạt đựợc mục tiêu “Phát triển ngành Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới” thì cần có những giải pháp nào để hỗ trợ cho các SME Dệt may, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập Bởi vì, có thể nhận thấy rằng chiếm tỷ lệ 78-80% trong số các doanh nghiệp trong ngành DM, SMEs có một vị trí quan trọng dẫu vậy so với các doanh

Trang 3

nghiệp lớn trong nước và SMEs DM của các nước trong khu vực thì năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN còn thấp hơn nhiều Do vậy, công tác nâng cao năng lực cạnh tranh cho SMEs DMVN là một bài toán khó không những của riêng ngành Dệt may mà còn là của Chính phủ mà hiện tại vẫn chưa có lời giải phù hợp Đặc biệt, sau 2 năm gia nhập WTO nhưng SMEs Dệt may Việt Nam vẫn chưa nhận thức hết được những thách thức, áp lực cạnh tranh khi hội nhập, dẫn đến việc thiếu chuẩn bị, thiếu phương án đối phó khi sản xuất kinh doanh khó khăn do phải cạnh tranh với hàng ngoại và mức thuế nhập khẩu Dệt may đã giảm tới 2/3.

Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnhtranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO” làm đề tài cho chuyên

đề thực tập của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Với việc phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam vào thời điểm trước và sau khi gia nhập WTO để từ đó đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các SME Dệt may trong điều kiện hội nhập sâu Bởi vì, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các SMEs DMVN đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao khả năng đóng góp trong GDP của SMEs ngành Dệt may nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tựơng nghiên cứu trong đề tài này là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

(SMEs) trong ngành Dệt may Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng năng lực cạnh

tranh của các SMEs Dệt May Việt Nam sau thời điểm Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về SMEs nói chung và SMEs DMVN nói riêng, các lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các yếu

Trang 4

tố đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các cam kết và hiệp định của ngành DMVN khi gia nhập WTO.

Đề tài đi vào phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh của các SMEs DMVN thời điểm trước và sau khi gia nhập WTO.

Từ những thực trạng về năng lực cạnh tranh của các SMEs DMVN đã phân tích ở trên từ đó đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao năng lực của các SMEs DM trong giai đoạn nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu.

Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả,

phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp suy luận logic.

5 Kết quả dự kiến

Đề tài hy vọng sẽ đưa ra được một vài giải pháp mang tính thực tiễn và tính hiệu quả cao trong việc góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các SMEs DMVN Nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành Dệt may nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.

I.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của SME.1.Khái niệm

Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được sử dụng ở các nước trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ XX và đựợc phát triển vào giữa những năm 50 của thế kỷ này Tuy vậy, ở VN khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ mới được biết đến vào đầu những năm 1990 Trong từng giai đoạn khác nhau có những khái niệm và quan điểm khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước được phân loại dựa vào tiêu chí số lao động trong biên chế và theo phân cấp Trung ương- địa phương có doanh nghiệp loại 1, 2, 3 Theo cơ sở phân loại đó thì doanh nghiệp nhỏ và vừa tương ứng với doanh nghiệp loại 2 và loại 3.

Theo công văn số 681/CP-KCN của Chính phủ ban hành ngày 20/6/1998 về việc định hướng chiến lược và chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong đó quy định “doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có vốn đăng

ký dưới 5 tỷ đồng và lao động thường xuyên dưới 200 người” Đây có thể coi là văn

bản đầu tiên đưa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, là cơ sở để cho phép thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho khu vực này.

Theo nghị định số 90/2001/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong Điều 3 của Nghị định đã đưa ra khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng

ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặcsố lao động trung bình hằng năm không quá 300 người”.

Đây được xem là văn bản pháp luật đầu tiên chính thức quy định về doanh nghiệp nhỏ và vừa, là cơ sở để các chính sách và biện pháp hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Khái niệm trên được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả

Trang 6

nước Trong đề tài này sử dụng khái niệm trên để nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.Đặc điểm của SME

2.1 Đặc điểm của SMEs Việt Nam

Đặc điểm về vốn: đối với các SMEs có quy mô về vốn nhỏ, theo quy định thì

SMEs có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, bởi xuất phát của SMEs chủ yếu là từ các doanh nghiệp tư nhân Với quy mô vốn nhỏ nên các SMEs gặp khó khăn trong việc đầu tư để thay đổi công nghệ, mở rộng sản xuất hơn nữa SMEs cũng rất ít có cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài trừ các nguồn từ chính sách của nhà nước.

Đặc điểm về lao động: lao động ít và trình độ tay nghề thấp là đặc điểm nổi

bật nhất của SMEs VN.

Đặc điểm về công nghệ: công nghệ sử dụng trong các SMEs VN đều là các

công nghệ cũ kỹ đã lạc hậu từ rất lâu Có những SMEs công nghệ đã lạc hậu từ khoảng 10 năm thậm chí là 15 năm Mức đổi mới công nghệ chỉ bằng 5% so với SMEs trong nước cũng như khu vực Tỷ lệ dành cho đổi mới công nghệ so với tổng doanh thu hàng năm rất ít thậm chí là không có.

Đặc điểm về thị trường: với quy mô nhỏ năng lực tài chính hạn hẹp tuy nên

sản phẩm của SMEs chỉ đáp ứng với nhu cầu của một vài đối tượng nên phân đoạn thị trường của SMEs cũng được coi là hẹp.

2.2 Đặc điểm của SMEs Dệt may Việt Nam.

Cũng giống như các SMEs Việt Nam thì SMEs DMVN cũng có những đặc điểm chung giống với SMEs khác, tuy nhiên lại có những đặc điểm khác biệt đặc trưng riêng cho ngành của mình đó là:

Đặc điểm về lao động: một đặc điểm nổi bật đặc trưng cho SMEs DM VN

đó là có số lượng lao động đông, trong đó tỷ lệ nữ giới chiếm một tỷ trọng lớn Về chất lượng của người lao động trong SMEs DMVN đang còn non kém về trình độ tay nghề, về kỹ thuật chuyên môn Chủ yếu lao động trong SMEs DM là lao động phổ thông, chỉ có rất ít lao động phụ trách bộ phận kỹ thuật là có trình độ nghề cơ bản.

Trang 7

Đặc điểm về vốn: nếu các doanh nghiệp lớn về DM là những doanh nghiệp

đã tồn tại từ lâu nên đồng nghĩa với việc họ có một nguồn vốn tương đối lớn thì ngược lại các SMEs DM lại sở hữu nguồn vốn nhỏ hơn Tuy nhiên do đặc điểm của ngành thì vốn sở hữu trong SMEs DM được đánh giá là ở mức trung bình so với các SME công nghiệp khác.

Đặc điểm về nguyên liệu: đối với ngành Dệt may một đặc điểm rất quan

trọng và khác biệt với các ngành khác đó là sử dụng khối lượng nguyên phụ liệu lớn tuy nhiên phải đến 90% nguyên phụ liệu này lại phải nhập khẩu từ nước ngoài SMEs phải đối mặt với khó khăn đó là năng lực tài chính hạn chế nhưng hầu hết các nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài Đây là một đặc điểm khác biệt, nổi bật và rất quan trọng của SMEs DMVN.

Đặc điểm về công nghệ: cũng giống như các SME trong các ngành công

nghiệp khác thiết bị máy móc của SME rất lạc hậu, công nghệ thị chậm cải tiến Hầu hết các công nghệ trong SMEs DM phải lạc hậu đến 20 năm các nhà máy phân xưởng của nhiều SMEs được xây dựng từ thời chiến tranh và đang xuống cấp nghiêm trọng Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu như cho mức thang điểm 10 về công nghệ của ngành Dệt may thì công nghệ của SMEs chỉ đạt điểm 3-3,5 tức là nằm ở vị trí sau so với SMEs DM của các nước trong khu vực Một đặc điểm nổi bật của SMEs DMVN đó là sự phát triển không cân đối giũa thiết bị công nghệ của ngành may và ngành Dệt Nếu như công nghệ may trong SMEs đạt tới tầm hiện đại của thế giới thì công nghệ Dệt lại rất lạc hậu và cũ kỹ Sự phát triển không cân đối này đã làm giảm năng lực cạnh tranh của SMEs DM so với doanh nghiệp lớn trong nội bộ ngành cũng như SMEs DM của các nước trong khu vực có quy mô tương đương.

3.Vai trò của SME.

3.1 Vai trò của SMEs Việt Nam

Đóng góp quan trọng vào GDP của nền kinh tế: các SME ngày càng có

những đóng góp quan trọng vào GDP của nền kinh tế Nếu vào những năm 1990

Trang 8

những đóng góp này còn chưa đáng kể thì đến năm 2005, tỷ lệ đóng góp vào GDP của các SME vào khoảng 24-25,5%, năm 2007 thì tỷ lệ này là xấp xỉ 40%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: các SME được thành lập tại khu vực nông thôn,

vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa làm giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và tính hiệu quả của nền kinh tế: sự ra đời của

các SME trên cùng một ngành sẽ làm giảm bớt tính độc quyền buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh và liên tục đổi mới thì mới có thể tồn tại và phát triển được Chính điều này đã nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế.

Đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước: tỷ lệ đóng góp vào ngân sách

nhà nước (NSNN) của các SME đang có xu hướng tăng dần trong thờigian tới đây Tỷ lệ đóng góp vào NSNN theo các năm 2001,2002 và 2007 lần lượt là 6,4%, 7,2% và 17,46%.

Góp phần tăng tốc độ áp dụng công nghệ: các SME linh hoạt trong việc áp

dụng các phát minh mới và sáng kiến kỹ thuật Do phái đối mặt với cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn nên thường xuyên cải tiến công nghệ để tạo ra sự khác biệt.

Tăng thu hút vốn: tỷ lệ vốn của các SME trong tổng số các doanh nghiệp của

nền kinh tế tăng nhanh theo thời gian Tỷ lệ này trong năm 2008 là 28,92%.

Tạo ra một khối lượng việc làm lớn, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinhxã hội: theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, năm 2007 các SME tạo ra

50% việc làm mới và số lao động của các SME chiếm đến 50,13% tổng số lao động trong các doanh nghiệp.

3.2 Vai trò của SMEs Dệt may Việt Nam

Cũng giống như các SMEs VN, SMEs DM cũng có những vai trò tương tự như các SMEs Tuy nhiên, với đặc điểm của ngành DM thì SMEs DM có những đóng góp quan trọng và nổi bật sau đây

Tạo ra một khối lượng việc làm lớn: tính đến cuối năm 2008, có 2350 SMEs

DM thì có đến 706 657 lao động, số lao động này chiếm đến 13-17% lao động làm

Trang 9

việc trong các DN công nghiệp VN, sử dụng đến 13% lao động của cả nước Các SME DM đã tạo ra khối lượng việc làm lớn đặc biệt là lao động ở nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu: mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 78%

nhưng SMEs DM có những đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu Hàng năm mức đóng góp của SMEs DM vào kim ngạch xuất khẩu vào khoảng 6,1-6,5 tỷ USD và có xu hướng tăng dần theo thời gian Đặc biệt năm 2007, ngành DM được xếp vào Top 10 nhà xuất khẩu Dệt may lớn nhất thế giới.

Đóng góp vào GDP của nền kinh tế: giá trị sản xuất của SMEs DM hàng

năm vào khoảng 40 nghìn tỷ VND, chiếm 6,24% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

II.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.Khái niệm về lý thuyết cạnh tranh doanh nghiệp:

Cạnh tranh là một hiện tượng phổ biến trong tự nhiên, xã hội và kinh tế Trong nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu thì cạnh tranh lại càng trở nên gay gắt Trong điều kiện đó, năng lực cạnh tranh thể hiện khả năng “chiến đấu” trong quá trình tồn tại và phát triển của các sản phẩm, các doanh nghiệp và cả quốc gia Cạnh tranh của doanh nghiệp là một loại hình cạnh tranh trong kinh doanh Hiện nay vẫn còn nhiều vẫn còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn dang đặt và cần được làm rõ như: cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Hệ thống chỉ tiêu để đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm những hệ thống nào? Các yếu tố nào tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? các yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp?

Khái niệm năng lực cạnh tranh được sử dụng cả ở phạm vi vĩ mô và vi mô Năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế được chia làm ba cấp độ: năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Trang 10

Nếu như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được thể hiện bằng năng lực

cạnh tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế của nền kinh tế

quốc gia, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế Còn năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc duy trì lợi thế

cạnh tranh, mở rộng thị phần để thu lợi nhuận Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở của năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và cũng có nhiều quan điểm cũng như nhiều hệ thống tiêu thức đo lường về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đến nay, khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn còn chưa được hiểu một cách thống nhất Sau đây, đề tài đưa ra một vài khái niệm cơ bản và đáng chú ý về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp do các tổ chức và các doanh nghiệp đưa ra.

Khái niệm thứ nhất, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy

trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp” Đây là một khái niệm

được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong các doanh nghiệp trên phạm vi toàn thế giới Theo khái niệm này thì năng lực cạnh tranh chính là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đồi thủ và khả năng thu lợi của doanh nghiệp Đây là cách

tiếp cận tương đồng với Lý thuyết thương mại truyền thống nghĩa là nghiên cứu

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên cách tiếp cận của “kinh tế trọng cung”, chú trọng tới mặt cung, chủ yếu quan tâm đến khâu bán hàng của người sản xuất kinh doanh Do vậy, hạn chế trong khái niệm này đó là chưa bao hàm được các phương thức, các yếu tố duy trì năng lực cạnh tranh, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khái niệm thứ hai, do Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế(OECD) có trích dẫn khái niệm về năng lực cạnh tranh theo Từ điển Thuật ngữ chính sách thương

mại(1997) Theo đó “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực của một

doanh nghiệp không bị các doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế” Như

vậy, hiểu theo khái niệm này thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng

Trang 11

chống chịu trước sự tấn công của các doanh nghiệp khác Hạn chế của khái niệm này là khái niệm này mang tính định tính cao và rất khó đo lường bằng định lượng.

Khái niệm thứ ba, là khái niệm do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

(OECD) “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất tương đối cao trên

cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triểnbền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” Theo Poter, năng suất lao động là

thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh.

Có thể nhận thấy rằng các khái niệm trên chưa gắn kết được việc thực hiện các mục tiêu và các nhiệm vụ của các doanh nghiệp lại với nhau.

Đối với Việt Nam một nước có nền kinh tế còn non kém nhưng hiện nay khi đã gia nhập WTO phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gắt gao, thì việc đưa ra một khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng và không hề đơn giản.Ở đây qua việc tổng hợp các quan niệm và khái niệm khác nhau từ đó đưa ra khái niệm cuối cùng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau:

“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi

thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút vàsử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt được lợi ích kinh tế cao và bềnvững”.

Tóm lại, có thể nhận thấy rằng năng lực cạnh tranh là một chỉ tiêu tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu tạo thành và có thể xác định cho một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp trong một nhóm ngành.

2.Các tiêu thức để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có nhiều hệ thống tiêu thức đánh giá Tuy nhiên, có 2 hệ thống tiêu thức hay được sử dụng hiện nay trên thế giới là hệ thống 6 Ms của Philip Kolter và theo mô hình “Kim cương” của Micheal Porter.

2.1 Mô hình “ Kim cương”- Micheal Porter

Trang 12

Trong mô hình “Kim cương” về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp do Giáo sư Micheal Porter- Đại học Harvard đề xuất, mô hình “Kim Cương” đưa ra khung khổ phân tích để hiểu bản chất và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Theo mô hình “Kim Cương”năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố, mối nhóm yếu tố làm thảnh một đỉnh của cấu trúc “Kim Cương”.

- Các điều kiện yếu tố: bao gồm con người, các yếu tố vật chất, tri thức.

trường nội địa.

không có sự cạnh trạnh quốc tế đối với ngành kinh doanh hoặc các ngành có liên quan.

tranh trong nước.

Như vậy, theo mô hình “Kim Cương”, việc đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa dựa vào khả năng bên trong của doanh nghiệp vừa phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp

Trang 13

2.2 Hệ thống tiêu thức 6 Ms- Phillip Kolter

Trong hệ thống của Phillip Kolter, có 6 tiêu thức để đánh giá năng lực cạnh tranh.

- Vốn (Money).

- Nguyên vật liệu (Material) - Thiết bị công nghệ (Machinery) - Nhân lực (Manpower).

-Thị trường (Marketing)

Vốn: vốn chính là yếu tố đầu vào của doanh nghiệp và là một yếu tố sản xuất

cơ bản của doanh nghiệp Vốn ở đây được hiều bao gồm: quy mô vốn, khả năng huy động vốn, khả năng sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính, Hơn thế nữa, vốn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác, bởi vì việc huy động vốn kịp thời sẽ đảm bảo cho việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về nguyên vật liệu, thuê nhân công, mua thiết bị, tổ chức bán hàng, marketing sản phẩm,…Bên cạnh đó, sử dụng vốn có hiệu quả như là quay vòng vốn nhanh có vai trò quan trọng giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm Như vậy, có thể thấy rằng vốn có một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nguyên vật liệu: là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng đối với các doanh

nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Đối với các doanh nghiệp có thể nói, nguyên vật liệu chính là cơ sở cho việc sản xuất cho doanh nghiệp mình Nguyên vật liệu ở đây, bao gồm có khả năng tìm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, khă năng dự trữ nguyên vật liệu, , Nguyên vật liệu ảnh hưởng đến quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như sự khác biệt với các doanh nghiệp khác Do vậy, khi nói đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không thể bỏ qua nhân tố này.

Thiết bị công nghệ: đối với các doanh nghiệp thiết bị công nghệ tác động

đến việc giảm tiêu hao năng lượng, rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ việc tăng năng suất tạo ra những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ Do

Trang 14

vậy, yếu tố công nghệ sẽ là một yếu tố quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Trong đó vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải chú ý hiện nay đó là cần phải cập nhật các thông tin về công nghệ, chuyển giao công nghệ, tăng cường cải tiến công nghệ, tập trung vào R&D,…

Nhân lực: nhân lực ở đây là một khái niệm tổng hợp được nói đến bao gồm

lực lượng lao động của doanh nghiệp và năng lực tay nghề của lao động Lao động là lực lượng sản xuất trực tiếp sử dụng các phương tiện, thiết bị máy móc để tạo ra sản phẩm và lao động cũng là yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Trình độ của lao động là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tính đặc trưng riêng của sản phẩm, dẫn đến ảnh hưởng tới chi phí và giá thành của sản phẩm Như vậy, có thể nhận thấy rằng nhân lực chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Quản lý: Trong một doanh nghiệp, năng lực tổ chức và quản lý của daonh

nghiệp chính là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp hay nói rộng ra chính là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế Quản lý của doanh nghiệp ở đây được hiểu là trình độ của đội ngũ quản lý bao gồm trình độ tổ chức, quản lý và điều hành doanh nghiệp Tất cả các nhiệm vụ trên của đội ngũ quản lý đều tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, do vậy quản lý chính là một yếu tố khôn thể thiếu để đo lường năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.

Thị trường: được hiểu ở đây có thể là đầu ra của doanh nghiệp khả năng nắm

nhu cầu của thị trường, khả năng trong việc thực hiện các hoạt động marketing Khả năng Marketing tác động trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần tăng doanh thu, tăng thị phần của sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp Chính vì vậy, đây là một nhân tố quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hệ thống tiêu thức này được sử dụng ở cả 3 cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.

Trang 15

Hiện nay, hệ thống tiêu thức 6 Ms của Philip Kolter vẫn được sử dụng khá phổ biến trên thế giới và các doanh nghiệp trong nước Trong đề tài này, sử dụng hệ thống 6 Ms làm tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của các SMEs DMVN.

III.Các cam kết khi gia nhập WTO có ảnh hường tới SMEs DMVN.1.Giới thiệu chung về WTO

WTO có tên đầy đủ là Tổ chức thương mại thế giới- World TradeOrganization Tổ chức này được thành lập và đi vào hoạt động từ 1/1/1995 với mục

tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại tự do thuận lợi và minh bạch.

WTO là tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi

hiệp định chung về thương mại và thuế quan-GATT 1947(chỉ giới hạn về thương

mại hàng hóa) và là kết quả trực tiếp của “Vòng đàm phán URugoay”(bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư) Tính đến ngày 11/1/2007, thời điểm Việt Nam chính thức là thành viên của WTO tổ chức này đã có 150 thành viên Thành viên của WTO là các quốc gia ví dụ như Việt Nam, Hoa kỳ… hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…

1.1Nhiệm vụ của WTO:

WTO được thành lập với 4 nhiệm vụ chủ yếu:

khổi WTO và cả những cam kết trong tương lai nếu có

định, cam kết mới về tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.

của WTO

 Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên

1.2Các quy định của WTO.

Trang 16

WTO là một tập rất nhiều quy định, được sắp xếp theo một hệ thống nhất định Cụ thể, hệ thống các quy định tronmg WTO được chia thành 3 nhóm, bao gồm:

định chung là tập hợp các nguyên tắc thương mại có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với tất cả các thành viên WTO, tập trung vào 3 lĩnh vực:

- Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS)

Các bảng cam kết vê mở cửa thị trường là tập hợp các cam kết giảm thuế quan và lộ trình mở cửa đồi với từng loại dịch vụ của từng thành viên

Mỗi thành viên WTO có bảng cam kết riêng với mức cam kết và lộ trình thực hiện riêng (là kết quả của đàm phán được với các thành viên khác trong WTO)

Trong WTO có một số hiệp định mà chỉ một số thành viên WTO ký kết và chỉ có hiệu lực với các thành viên này Người ta gọi các hiệp định này là hiệp định thương mại nhiều bên(để phân biệt với 16 hiệp định chung mà tất cả các thành viên WTO đều có nghĩa vụ thực hiện) Hiện nay, chỉ còn 02 hiệp định trong số này có hiệu lực.

Mặc dù khá dài và phức tạp, các hiệp định trong WTO tuân thủ theo một số nguyên tắc chủ đạo, trong đó có những nguyên tắc trực tiếp tác động đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp.

Trang 17

 Nguyên tắc tối huệ quốc(MFN) theo nguyên tắc này mỗi nước thành viên, phải dành sự đối xử không phân biệt cho hàng hóa và dịch vụ đến từ các nước thành viên WTO khác nhau.

Như vậy, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường theo nguyên tắc này sẽ được cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp xuất khẩu đến từ nước khác.

thành viên phải đối xử hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước thành viên khác(sau khi đã hoàn tất các thủ tục thuế quan) không kém thuận lợi hơn hàng hóa dịch vụ nội địa của mình.

Với nguyên tắc này, doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường nhập khẩu về cơ bản sẽ được cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nội địa nước nhập khẩu đó

thuế quan.

Theo nguyên tắc này, các thành viên WTO phải cam kết cắt giảm dần thuế quan và chỉ sử dụng hệ thống thuế quan này để bảo vệ sản xuất trong nước, phải bãi bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan(hạn ngạch, cấp phép nhập khẩu) trừ một số trường hợp hạn hữu được phép.

Với nguyên tắc này, việc nhập khẩu hàng hóa sẽ trở nên rõ ràng và dễ dự đoán hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu.

WTO phải công khai, rõ ràng, dễ dự đoán trong các thủ tục, quy trình hay quy định liên quan đến thương mại.

Với nguyên tắc này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình mà không phải mất quá nhiều chi phí Ngoài ra, minh bạch hóa cũng giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nhận biết và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Trang 18

2.Các cam kết của ngành Dệt may

2.1 Cam kết đa phương:

Về dệt may, các thành viên WTO sẽ không đựơc áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam khi vào WTO (riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể biện pháp trả đũa nhất định) Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không đựơc áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của nước ta.

2.2 Cam kết về cắt giảm thuế suất theo lộ trình

Gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường trong nước cho hàng hóa nước ngoài, chủ yếu thông qua cắt giảm thuế nhập khẩu.

Cam kết về thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may(từng nhóm sản phẩm và trong so sánh với cam kết cắt giảm thuế quan đối với tất cả các mặt hàng) được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 1: Cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu trong WTO đối với hàng DMVN

STT Chỉ tiêu Thuế suất

3 Thuế suất bình quân

ngành dệt may 37,3 % 13,7% 13,7% Ngay khi gia nhập WTO

Nhìn vào biểu cam kết thuế quan đối với sản phẩm dệt may, có thể thấy một số điểm quan trọng như sau:

Trang 19

Không có lộ trình cho việc cắt giảm: Việt Nam phải cắt giảm thuế quan đối với

hàng dệt may xuống mức cuối cùng ngay khi Việt Nam gia nhập WTO(ngày 11/1/2007) trong khi lộ trình cắt giảm thuế quan đối với các hàng hóa khác thường là từ 5-7 năm; do đó ngành dệt may sẽ không có thời gian chuẩn bị mà phải lập tức cạnh tranh nay với hàng nhập khẩu được cắt giảm thuế quan kể từ ngày 11/1/2007.

Mức cắt giảm thuế cao: hàng dệt may có mức cắt giảm thuế nhập khẩu cao nhất

trong toàn bộ Biểu cam kết về cắt giảm thuế quan đối với tất cả các loại hàng hóa, trong đó có nhóm hàng giảm thuế nhiều nhất là xơ, sợi, vải, quần áo, đồ may sẵn Tuy nhiên mức cam kết này vẫn là thấp so với các cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng dệt may trong các cam kết tự do hóa thương mại mà Việt Nam đã ký kết và đã thực hiện theo lộ trình( khu vực mậu dịch tự do ASEAN- AFTA; khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc ACFTA; khu vực mậu dịch tự do ASEAN- HÀn Quốc AKFTA) Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đàm phán các hiệp định về khu vực mậu dịch tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và New Zealand Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt nhiều hơn với hàng Dệt may từ các nước có cam kết tự do hóa thương mại với Việt Nam so với hàng dệt may đến từ các nước thành viên WTO khác.

Bảng 2: Cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng DMVN trong các hiệp định thương mại khu vực

2.3Hiệp định tự do hóa thương mại theo ngành: Hiệp định dệt may

Theo cam kết của WTO, các nước mới tham gia vào WTO th́ phải tham gia hiệp định tự do một số ngành Dệt may là một trong số 3 ngành đầu tiêm tham gia vào hiệp định thương mại tự do ngành.

Việc tham gia Hiệp định dệt may, thực hiện đa phương hóa mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định thương mại dệt may với EU, Hoa Kỳ đã dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống còn 12%, quần áo từ 50% xuống 20%,sợi từ 20% xuống 5% Theo Hiệp định Dệt may, số dòng thuế tham gia Hiệp định là 1.170, với mức thuế suất hiện hành là 37,2% thì thuế suất cam kết cuối cùng sẽ giảm còn 13,2%.

Trang 20

Theo các cam kết của WTO, khi việt Nam là thành viên của WTO, các nước thành viên khác có nghĩa vụ đối xử binh đẳng theo nguyên tăc tối huệ quốc và đối xử quốc gia Khi Việt Nam thực hiện hiệp định Dệt may sẽ có những tác động chủ yếu sau đối với ngành Dệt may, xét theo khía cạnh xuất khẩu và sản xuất trong nước:

Đối với xuất khẩu:

Về số lượng xuất khẩu: hạn ngạch vào các thị trường được dỡ bỏ, doanh nghiệp dệt

may có thể tự do xuất khẩu theo nhu cầu thị trường.

Về thuế quan: theo nguyên tắc Tối huệ quốc(MFN), hàng Dệt may Việt Nam nhập

khẩu vào các nước thành viên WTO sẽ được áp dụng các mức thuế tương tự như thuế đối với hàng Dệt may nhập khẩu từ các nước khác vào nước đó.

Về việc mua bán trên thị trường: theo nguyên tắc Đối xử quốc gia(NT), hàng dệt

may Việt Nam khi nhập khẩu vòa một nước thành viên WTO sẽ được đối xử bình đẳng với hàng Dệt may nội địa của họ(về thuế, lệ phí, phí, các quy định liên quan đến việc bán hàng, cạnh tranh…)

Đối với sản xuất trong nước

Những thuận lợi từ việc xuất khẩu của hàng dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO được dự báo kéo theo dòng đầu tư nước ngoài(trực tiếp và gián tiếp) lớn hơn vào ngành dệt may và hạ tầng phục vụ sản xuất dệt may Điều này mang lại cho ngành nhiều lợi thế như:

Khả năng cạnh tranh có thể được tăng cường: với việc bổ sung vốn cho các doanh

nghiệp đang tồn tại và sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới.

Cơ hội tiếp cận với công nghệ: tăng thêm cơ hội tiếp cận với khả năng quản lý và

công nghệ kỹ thuật mới.

Tuy nhiên, những lợi lợi ích và cơ hội nói trên lớn chỉ ở dạng tiềm năng Việc biến các tiềm năng này thành lợi ích kinh tế thực sự phụ thuộc vào năng lực và sự chủ động của từng doanh nghiệp.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SMEs DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO.

Trang 21

I THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC SMEs DỆT MAY VIỆT NAM.

1. Thực trạng về quy mô và số lượng

Ngành Dệt may được xem là một trong những ngành mũi nhọn trọng điểm của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa Trong những năm vừa qua các doanh nghiệp của ngành Dệt may Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế của đất nước Trong đó phải kể đến sự đóng góp về vấn đề giải quyết một khối lượng việc làm lớn và đóng góp lớn cho kim nghạch xuất khẩu Đặc biệt trong những năm gần đây đã chứng kiến sự ra đời và phát triển lớn mạnh của các loại hình doanh nghiệp Dệt may.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 8 năm 2008 cả nước có trên 357 000 doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh với tổng số vốn lên tới 1415 nghìn tỷ đồng, tương đương với 86 tỷ USD Trong số đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ(SMEs) chiếm đến 95%, nghĩa là có khoảng 339 150 doanh nghiệp, tổng số vốn của SMEs lên đến 1 344,25 tỷ đồng tương đương với 81,7 tỷ USD Nếu năm 2001, trung bình cứ 916 người dân thì có một SME, thì đến năm 2008 con số này là cứ 231 người dân thì có 1 doanh nghiệp Mặc dù đây là một con số đáng lưu ý tuy nhiên nếu so với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và mục tiêu mà các nền kinh tế APEC phấn đấu đạt chỉ tiêu là 20 người dân/1 SME thì tỷ lệ trên vẫn còn rất thấp

Trong quan điểm phát triển của Đảng và Nhà nước, ngành Dệt may được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế và vẫn là một ngành có vai trò chủ đạo trong vòng 10 năm tới Sự phát triển nhanh chóng của ngành trong những năm vừa qua đã thể hiện phần nào vị trí của ngành trong toàn bộ nền kinh tế.

Thực trạng về số lượng của SMEs DMVN: Tính đến thời điểm tháng

12/2008, trên toàn quốc có khoảng 2500 doanh nghiệp DM, trong đó có xấp xỉ 1500 doanh nghiệp nằm ở khu vực phía Bắc, số còn lại nằm ở khu vực phía Bắc và miền Trung Ngành DM thu hút khoảng 2,2 triệu lao động dự kiến số lao động sẽ

Trang 22

tăng 3,5-4 triệu lao động vào năm 2010, chiếm 5% tổng số việc làm cả nước và chiếm đến 40% số việc làm trong ngành công nghiệp sản xuất và chế biến Trong ngành DMVN, số lượng SMEs chiếm một tỷ lệ tương đối là 77%, SMEs DM chủ yếu là thuộc thành phần kinh tế nhân Số lượng SMEs DM xấp xỉ khoảng 1950 doanh nghiệp, số lượng lao động của SMEs vào khoảng 1,7 triệu lao động, số lao động này chiếm 3,9% tổng số việc làm của cả nước và chiếm đến 30,91% số việc làm trong ngành sản xuất công nghiệp và chế biến

Bảng3: Số lượng và tỷ lệ % so với tổng số doanh nghiệp DM theo qui mô LĐ

10 – 299 người 624 64% 762 56% 1006 62% 1175 62% 1506 63%

(Tổng hợp từ Nguồn của Tổng cục Thống kê)

Nhận xét: Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy rằng số lượng SMEs trong

ngành Dệt may tăng dần theo thời gian, tỷ lệ của SMEs so với tổng số các doanh nghiệp trong ngành thay đổi trong khoảng 70-77% và trong thời kỳ 2000-2004 số lượng SMEs Dệt may tăng gấp 2,41 lần Từ đó có thể thấy vị trí của SMEs đối với sự phát triển của toàn bộ nghành Dệt may.

Thực trạng về quy mô của SMEs DMVN: So với các doanh nghiệp lớn trong

ngành thì quy mô về lao động của các SMEs có một khoảng cách tương đối xa Trong các doanh nghiệp lớn của ngành Dệt may số lao động thường lên đến hàng nghìn công nhân thì các SMEs chỉ có số lao động tối đa xấp xỉ khoảng 300 công nhân Bảng sau đây thể hiện khá rõ nét sự chênh lệch đó:

BẢNG 4: SỐ LĐ CÓ HỢP ĐỒNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DM

Đơn vị: Người

Trang 23

Tình trạng hợp đồngTổng số Loại hình doanh nghiệp

(Nguồn: Tổng cục Thống kê-tổng hợp từ điều tra doanh nghiệp năm 2002-2007)

Nhận xét: Như vậy, từ bảng trên có thể nhận thấy sự chênh lệch rõ rệt về số

lao động giữa các doanh nghiệp lớn và các SMEs trong ngành DM, số lao động trong các doanh nghiệp lớn nhiều gấp 7,7 lần số lao động trong SMEs Cũng từ kết

quả của Bảng 2, thấy rằng quy mô về lao động trong SMEs đang có xu hướng tăng

lên theo thời gian Số lượng các SMEs có số lao động dưới 10 người đang có xu hướng giảm, trong khi đó quy mô của các SMEs có số lao động 10-300 có xu hướng tăng lên đáng kể Một đặc điểm mang tính đặc thù dễ dàng nhận ra trong các doanh nghiệp DM đó là tỷ lệ lao động nữ chiếm một tỷ lệ khá lớn Trong các doanh nghiệp DM lớn tỷ lệ lao động nữ chiếm đến 79,67% thì tỷ lệ này trong SMEs là 70,63%.

2.Thực trạng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của SMEs DMVN

Về tốc độ tăng trưởng: trong những năm qua, ngành Dệt may có tốc độ tăng

trưởng khá, với tốc độ tăng trưởng của năm trước cao hơn năm sau, với mức đóng góp chiếm 9,55% so với GDP Nếu trong thời kỳ 2000-2004, tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành Dệt may là vào khoảng 14% thì đến thời kỳ 2005-2008, tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành đã là 19-20% Kể từ năm 2002 trở đi ngành Dệt may luôn có tốc độ tăng trưởng là 2 con số và có tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn bộ ngành chế biến công nghiệp Đồ thị dưới đây biểu diễn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành Dệt may trong giai đoạn 2002-2007.

Biểu1: Tốc độ tăng trưởng ngành Dệt may 2002-2007

Trang 24

(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)

Trong sự tăng trưởng của toàn ngành Dệt may có đóng góp không nhỏ của SMEs Dệt may, bộ phận chủ đạo trong toàn bộ ngành Giá trị sản xuất của SMEs Dệt may năm 2007 là 38,844 nghìn tỷ VND, chiếm đến 6,24% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, trong đó giá trị sản xuất sản phẩm của SMEs trong ngành Dệt chiếm đến 42,12% Không những vậy, hầu hết các sản phẩm của SMEs DMVN đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước Theo tính toán của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong thị trường nội địa tổng doanh thu của SMEs DMVN đạt xấp xỉ 156 triệu USD, mặc dầu vậy con số này của SMEs chỉ mới đáp ứng được gần 3,9% nhu cầu trong nước Đây là một tỷ lệ đáng khích lệ đối với SMEs DMVN, tuy nhiên so với những tiếm năng hiện có thì vẫn chưa phải là một tỷ lệ xứng đáng.

Về kim ngạch xuất khẩu:ngành Dệt may được đánh giá là “Á quân” của xuất

khẩu VN, chỉ đứng sau dầu mỏ, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu Dệt may trung bình giai đoạn 2000-2006 là 21% cao hơn so với tốc độ xuất khẩu chung của cả nước là 18% Đặc biệt, trong những năm gần đây ngành DMVN đã thể hiện được vị

Trang 25

trí “Á quân” của mình Năm 2007, ngành DMVN được đứng vào Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhất của thế giới chỉ đứng sau Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mehyco, Hồng Kong, Bawngladet xấp xỉ Indonesia và Mỹ.

Trong những thành tích mà ngành DMVN về xuất khẩu thì tỷ lệ đóng góp của SMEs chiếm đến 76-82% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành DMVN đạt được là 7,785 tỷ USD thì SMEs đóng góp tới 6,0723 tỷ USD chiếm đến 78% so với tổng KNXK của toàn ngành Bảng sau đây thể hiện doanh thu xuất khẩu theo USD của toàn bộ ngành DMVN và của SMEs DMVN.

Biểu 2:Doanh thu xuất khẩu của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Nhận xét: Từ biều đồ thấy rằng, SMEs DMVN chiếm đến 78-80% trong

tổng số các DN của ngành DM và mức đóng góp 76-82% trong KNXK của ngành từ đó thấy được vai trò quan trọng của SMEs Đóng góp vào KNXK của SMEs DMVN tăng theo thời gian về cả số lượng và về tỷ lệ Tuy nhiên, để có thể nâng cao hơn nữa chất và lượng đóng góp của SMEs DMVN thì cần có những giải pháp thiết thực để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN.

Trang 26

Về tình hình lỗ, lãi của SMEs DMVN: cũng giống như các SMEs Việt Nam

khác thì SMEs DMVN cũng mang đặc điểm có năng lực tài chính, năng lực về công nghệ và các yếu tố khác hạn chế nên phải đối mặt với cạnh tranh và khả năng phá sản khi không còn cạnh tranh được là điều tất yếu Bảng dưới đây tổng kết về tình hình các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ của các SMEs và các DN lớn của ngành DMVN, giai đoạn 2002-2007.

B ng 5: S lảng 5: Số lượng doanh nghiệp DMVN làm ăn thua lỗố lượng doanh nghiệp DMVN làm ăn thua lỗ ượng doanh nghiệp DMVN làm ăn thua lỗng doanh nghi p DMVN làm ăn thua lệp DMVN làm ăn thua lỗỗ

Tổng ngành SMEs Doanh nghiệp lớn

Nguồn: Thực trạng các doanh nghiệp 2002-2007 của VCCI

Nhận xét: từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng số lượng SMEs DMVN làm

ăn thua lỗ cao hơn so với mức trung bình của toàn ngành và so với các doanh nghiệp lớn trong nội bộ ngành Số lượng SMEs làm ăn thua lỗ lớn gấp 2.41 lấn so với các doanh nghiệp lớn Điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN còn kém, khă năng cạnh tranh thấp dẫn đến nguy cơ thua lỗ cao nếu môi trường cạnh tranh là gắt gao.

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SMEs DỆT MAY VIỆT NAM THỜI ĐIỂM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO.

1.Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các SME

Vốn được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động sản xuất, nếu bài toán về vốn không được giải quyết thì khả năng tồn tại của doanh nghiệp còn bị đe dạo chứ chưa nói đến khả năng duy trì và mở rộng sản xuất.

SMEs DMVN cũng giống như các SMEs khác đó là mang đặc điểm chung về vốn, vốn ít năng lực tài chính có hạn Quy mô vốn của SMEs DMVN chỉ dưới 10

Trang 27

tỷ VND, quy mô vốn nhỏ hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn trong ngành Dệt May Bởi vì các doanh nghiệp trong ngành Dệt may là những doanh nghiệp có truyền thống lâu năm nên có nguồn vốn tích lũy khá lớn.

Bảng6: Tình hình tài chính c a các doanh nghi p DMVNủa các doanh nghiệp DMVNệp DMVN làm ăn thua lỗ

Nguồn: Thực trạng điều tra các doanh nghiệp 2002-2005

Nhận xét: từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng có một sự khách biệt khá lớn

giữa các doanh nghiệp lớn và SMEs trong ngành Dệt may xét về quy mô vốn Nếu như các doanh nghiệp lớn có tài sản cố định và tài sản dài hạn đóng vai trò quan trọng trong quy mô vốn của mình thì SMEs lại có tài sản lưu động và đầu tư dài hạn lại có vai trò chủ đạo Hầu hết các SMEs đều là các daonh nghiệp xuất phát từ các doanh nghiệp tư nhân do vậy nguồn vốn chủ sở hữu của họ là nguồn chủ yếu khi thành lập doanh nghiệp còn các doanh nghiệp Dệt may lớn hầu hết đều nhận được sự bảo trợ về vốn của Nhà Nước Do vậy, dễ nhận thấy rằng, nguồn vốn chủ sở hữu trong SMEs chiếm tỷ lệ cao hơn so với các doanh nghiệp lớn.

Tóm lại, đối với SMEs DMVN thì đặc điểm dễ nhận thấy trong cơ cấu vốn đó là quy mô vốn còn thấp và khả năng tiếp cận với các nguồn vốn còn hạn chế Đây chính là những nguyên nhân làm cho năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN bị hạn chế so với các doanh nghiệp lớn trong ngành.

Đối với ngành Dệt may, nguyên vật liệu có một vai trò hết sức quan trọng,

bởi vì nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến chất và lượng cũng như hiệu quả sản xuất của sản phẩm Chi phí của nguyên vật liệu chiếm một tỷ lệ lớn trong chi phí trung gian bao gồm: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về cơ sở hạ tầng, chi phí vận chuyển, công đoàn phí, chi phí đặc biệt, chi phí hạn ngạch, Nguyên vật liệu chính

Trang 28

của ngành Dệt may đó là: bông xơ, sợi, các loại hóa dầu cơ bản và các loại thuốc nhuộm.

Trong số các nguyên vật liệu của ngành Dệt may thì Bông và sợi là hai nguyên liệu quan trọng và chiếm tỷ lệ nhiều nhất, tuy nhiên hiện nay 2 đầu vào quan trọng này lại phải nhập khẩu Đây là một vấn đề khó mà các doanh nghiệp Dệt may phải đối mặt, đặc biệt với SMEs khi mà năng lực về tài chính có hạn Việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất tương đương với việc đẩy chi phí sản xuất lên cao và giá thành sản phẩm của SMEs cao tương đối so với sản phẩm của các doanh nghiệp lớn trong nước cũng như nước ngoài Hiện nay, SMEs DMVN các nguyên vật liệu và phụ liệu phải nhập khẩu từ 80-90% nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu là Trung Quốc, Lào và một số nước Đông Âu khác Dưới đây là thực trạng về việc cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp trong ngành DMVN vào thời điểm trước khi gia nhập WTO.

Nguyên liệu Bông và bông xơ: trong những năm gần đây, sản lượng và diện

tích trồng bông của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, nhưng vấn chỉ mới đáp ứng một lượng rất nhỏ cho các SMEs DM Số liệu của Tổng công ty Dệt May Việt Nam cho biết, vụ bông năm 2001-2005 cả nước đã trồng được 25 600 ha bông, đạt sản lượng 8700 tấn bông xơ Trong đó, có những vùng trồng bông lớn diện tích trồng bông đã được mở rộng lên rất nhiều như vùng Dak Lak nếu năm 2000 diện tích trồng bông là 6700 ha thì đến năm 2005 con số này là 19000 ha, chiếm đến 60% diện tích và sản lượng bông của cả nước Diện tích trồng bông của nước ta có thể được coi là lớn nhưng hiện nay SMEs DM phải nhập khẩu khối lượng tương đối lớn Trong giai đoạn 2000-2005, trung bình hàng năm SMEs DM phải chi từ 92-110 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu bông xơ phục vụ cho quá trình sản xuất Lượng bông, xơ trong nước chỉ cung cấp khoảng 7-10% cho quá trình sản xuất của SMEs và SMEs phải nhập khẩu bông xơ đến 90% từ nước ngoài.

Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp về thực trạng sản xuất và nhập khẩu bông xơ của SMEs DMVN giai đoạn 2000-2004

Trang 29

Bảng 7: Thực trạng và sản xuất và nhập khẩu bông xơ của SMEs DMVN giai

Nhận xét: Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng, số lượng sản xuất bông xơ

có xu hướng tăng với mức tăng là 1,2 lần/năm, số lượng bông nhập khẩu có chiều hướng giảm nhưng mức giảm không đáng kể chỉ vào khoảng 0,98 lần/năm Như vậy, hàng năm SMEs còn phải nhập khẩu một lượng đáng kể bông, xơ.

Dâu tằm tơ : theo số liệu thống kê của Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam

(Viseri), trong giai đoạn 2000-2005, diện tích dâu tằm của nước ta vào khoảng 25 000 ha, đứng thứ hai thế giới( chỉ sau Trung Quốc) Mặc dầu vậy, kết quả từ việc trồng dâu lại không thể mang lại không thể so sánh với bên ngoài Về lý thuyết, với diện tích trồng dâu như vậy, Việt Nam có thể trở thành một trung tâm của sản xuất tơ, kén nguyên liệu Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để phục vụ cho quá trình sản xuất của mình thì hàng năm SMEs DM vẫn phải nhập tơ sống chủ yếu từ Trung Quốc để se và dệt lụa với số lượng lên đến 200 tấn/năm Ngoài ra còn phải nhập từ các nguồn khác không chính thức trôi nổi trên thị trường Hà Nội và một số tỉnh phía Nam phải nhập từ Udowbekixtan thì con số tơ sống mà SMEs phải nhập phải lên đến gần 400 tấn/năm.

Các phụ liệu khác: cũng giống như nguyên vật liệu thì hiện nay SMEs DM

phải nhập khẩu nguyên phụ kiện với mức xấp xỉ 100%, nghĩa là hầu hết các nguyên phụ liệu đều phải nhập Các phụ liệu này bao gồm như chỉ màu, chỉ khâu, khuy bấm, mếch dính…tất cả các phụ liệu này có rất ít các doanh nghiệp sản xuất Nếu ngành Dệt may hầu như chỉ chú trọng đến các xí nghiệp Dệt và may thì số lượng

Trang 30

các xí nghiệp dành cho ngành công nghiệp phụ trợ lại rất ít Chính vì vậy, các phụ liệu cung cấp cho ngành Dệt may còn quá “mỏng” là điều dễ lý giải.

Dưới đây là bảng tổng kết về tình hình cung cấp nguyên, phụ liệu cho các SMEs DM trong năm 2005

Bảng 8: Thực trạng sản xuất và sử dụng nguyên, phụ liệu cho các SMEs DM năm 2005

Nguồn: Vinatex& Niên giám thống kê 2005

Nhận xét: Bông và hóa dầu là đầu vào cơ bản của tơ sợi tự nhiên và tổng

hợp, mà các sản phẩm này là đầu vào của quá trình dệt vải cho ngành may Tuy nhiên, SMEs DMVN phải nhập khẩu nguyên liệu và phụ liệu này đến 80% Tỷ lệ nội địa hóa chỉ vào khoảng 20-25%, không thể tận dụng được những tiềm năng có thể có ở trong nước là một hạn chế vì vậy đẩy giá thành lên cao rất nhiều.

Thiết bị công nghệ ở đây được hiểu không đơn thuần chỉ là các thiết bị được sử dụng trong ngành mà còn là việc ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến, việc cải tiến công nghệ cũng như việc chuyển giao công nghệ trong các SMEs.

Thiết bị máy móc lạc hậu và trình độ sử dụng công nghệ còn thấp kém là đặc điểm chung của các SME Việt Nam, SME DMVN cũng nằm trong số đó Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt May, thiết bị của các SME Dệt may còn lạc hậu rất nhiều so với các nước trong khi vực Điển hình như trong ngành Dệt số thiết bị ở mức độ trung bình và dưới trung bình chiếm tới tỷ lệ 70%, thiết bị công nghệ dệt thoi chủ yếu là thiết bị cũ được nhập từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc dù thuộc loại máy của

các hãng nổi tiếng nhưng không có khả năng đáp ứng nhu cầu cao của ngành may.

Trang 31

Ngành May, tuy có khá hơn ngành Dệt nhưng cũng bị đánh giá là lạc hậu, giới chuyên môn máy móc cho rằng thiết bị máy móc của SMEs ngành May lạc hậu 5 năm so với các nước trong khu vực.

a.Về thiết bị máy móc

Những số liệu sau đây về thực trạng trang thiết bị máy móc của SMEs DMVN giai đoạn 2001-2005, theo nguồn tổng hợp của Tổng cục Thống kê và Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

Thiết bị dệt kim : số lượng máy dệt kim tròn của các SMEs khoảng 1290 máy,

máy dệt kim có khoảng 195 máy, trong số đó có đến 20% tương đương với 240 máy là các loại máy móc đầu tư từ những năm 1986 với trình độ thiết bị lạc hậu.

Thiết bị dệt tho i: tổng số máy dệt thoi các loại cảu SMEs là 12090, sản xuất

được khoảng 390 triệu mét vải/năm, 19500 tấn khăn bông các loại, tuy có nhiều công nghệ mới nhưng số lượng máy móc cũ vẫn còn nhiều.

Thiết bị kéo sợi : SMEs DM có khoảng 1 170 000 cọc sợi, 23,3% trong tổng

số đó nghĩa là khoảng 273 000 cọc sợi là được đầu tư mới sản xuất 117 000 tấn sợi/ năm Đa số công nghệ kéo sợi còn rất lạc hậu, trình độ tự động hóa thấp, do vậy hầu hết cá sản phẩm sản xuất ra chất lượng còn chưa cao Chủ yếu công nghệ kéo sợi là công nghệ kéo sợi thô và sản xuất các loại sợi chỉ số thấp.

Thiết bị may : tổng số máy may mà SMEs có là khoảng 156 000 máy có thể

sản xuất khoảng 390 triệu sản phẩm Vào thời gian những năm 1990-1991 các doanh nghiệp của ngành may sử dụng máy may chủ yếu của CHLB Nga, Đức và của một số nước Đông Âu và đến khoảng thời gian 2000-2005 các SMEs còn nhập khẩu từ một sô nước khác như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan Tuy nhiên, lượng máy nhập khẩu này chủ yếu là của các daonh nghiệp Dệt may có vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư thông qua nguồn vốn FDI Còn số lượng các SMEs DM trong nước có số lượng máy nhập khẩu khá khiêm tốn do năng lực tài chính hạn chế và khả năng tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư cũng khó khăn.

b.Khoa học công nghệ

Trang 32

Thiết bị của ngành Dệt : nhóm thiết bị hoàn tất của SMEs ngành Dệt còn lạc

hậu Đối với thiết bị hoàn tất cũ, chiếm tỷ trọng 35% công suất nhưng lại cần phải được thay thế dần do các thiết bị này đã sử dụng trên 35 năm và được sản xuất theo công nghệ cổ điển Đối với các nhóm thiết bị hoàn tất được mua trong thời kỳ 1970-1980 chiếm 30% do vậy chất lượng sản phẩm không cao, cần phải được thay thế dần và cần phải được khôi phục Đối với nhóm thiết bị hoàn tất được mua vào thời kỳ 1986-1996 chiếm tỷ trọng 35% với khoảng 300 đầu máy các loại có khả năng hoàn tất các sản phẩm đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu Với các thiết bị hoàn tất chưa đầy đủ như vậy, do đó các SMEs trong ngành Dệt được trang bị thêm một số thiết bị hỗ trợ như máy chống co cơ học, làm mềm, máy xén, máy tạo huyết Tuy vậy, các công nghệ cao để chống thấm nước, chống nhàu, chống cháy trong các xưởng sản xuất còn rất hạn chế và ít được chú ý trong các SMEs DM Việc sử dụng công nghệ để hoàn tất dạng quần áo may sẵn chưa được áp dụng ở các SMEs DM.

Khâu may: đối với SMEs DM đã có một khâu may tương đối hoàn thiện.

Các dây chuyền may được bố trí vừa và nhỏ với khoảng 28-30 máy, sử dụng 36-40 lao động cơ nhanh, nếu mỗi khi thay đổi mã hàng chỉ có thể 2 ngày sau là ổn định sản xuất cho lô hàng mới Có nhân viên kiểm tra được sắp xếp vào các dây chuyền may để có thể chấn chỉnh hay khắc phục các sự cố trong quá trình sản xuất.

1.4 Về nhân lực

Nguồn nhân lực được nói tới ở đây bao gồm số lượng và chất lượng của lao động Đối với SMEs ngành DM, lao động chiếm một tỷ lệ lớn so với các ngành công nghiệp Do vậy, nhân lực là một yếu tố hết sức quan trọng đối với SMEs DMVN.

Việt Nam là một nước đông dân với khoảng 86 triệu người, là một nước có dân số trẻ do vậy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khá cao Dân số trong độ tuổi lao động vào khoảng 52,8 triệu người, đúng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonexia và đứng thứ 15 trong tổng số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng Trung bình hàng năm có đến 1,6-1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động chính là đội ngũ hùng hậu bổ sung cho lực lượng lao động đáp ứng cho nhu

Trang 33

cầu sản xuất kinh doanh Do vậy, có thể nói rằng SMEs DMVN luôn có một đội ngũ lao động động hết sức dồi dào.

Nguồn nhân lực bao gồm các thành tố như là: số lượng lao động trong SMEs Dệt may, trình độ tay nghề của lao động, kỹ năng của lao động, tình trạng đào tạo nghề trong các SME DM, tiền lương

Lao động cuối năm trong các SMEs May (người)

253613 365395 436432 498226 511278 LĐ trong các SMEs May so với

LĐ trong các SMEs công nghiệp (%)

Nguồn:Tính toán dựa trên Thực trạng các Doanh nghiệp qua kết quả điềutra 2001-2005

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng số lao động trong các

SMEs DM tăng lên theo thời gian với mức tăng trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2001-2005 là 1.2 lần/năm Tỷ lệ lao động trong các SMEs DMVN so với lao động trong các ngành công nghiệp khác chiếm tỷ lệ vào khoảng 14,5% là một tỷ lệ tương đối cao điều này chứng tỏ SMEs DM sử dụng số lượng lực lượng lao động khá nhiều.

Tiền lương: tiền lương trong SMEs DMVN được đánh giá là thấp so với

mức mặt bằng chung Đối với các doanh nghiệp dệt may lớn mức lương là 2,3-3 triệu đồng/tháng, còn trong SMEs DM mức lương chỉ trung bình khoảng 1-1,4 triệu đồng/tháng Thậm chí vào những thời điểm không có hợp đồng, lương tại các SMEs Dệt may trả cho người lao động chỉ vào khoảng 500 000/người/ tháng Đối với các doanh nghiệp nhà nước, mức lương cơ bản là 930 000/người/tháng.

Nhìn chung, giá nhân công của các SME ngành DMVN thấp hơn so với các nước Tiền công lao động trong ngành Dệt May ở nước ta vào khoảng 0,18

Trang 34

USD/giờ, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Indonexia 0,23 USD/giờ, Trung Quốc 0,34 USD/giờ, Thailand 0,87 USD/giờ Tuy vậy năng suất lao động trung bình của nhân công trong các SME Dệt May còn rất thấp chỉ bằng 80% so với Trung Quốc, chỉ bằng 60% so với Hồng Kông và Malaixia.

1.5 Về thị trường.

Nhân tố thị trường trong mô hình 6 Ms có thể được xem như là nhân tố để có thể đánh giá yếu tố đầu ra của doanh nghiệp thông qua thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường Năng lực cạnh tranh của SMEs DM được đánh giá thông qua thị phần chiếm lĩnh sản phẩm của doanh nghiệp đó so với các doanh nghiệp trong nước và so với SMEs DM của nước khác tại thị trường nước ngoài.

Thị trường của SMEs DMVN có thể được chia làm 2 thị trường chính đó là thị trường nội địa trong nước và thị trường xuất khẩu nước ngoài Tuy thị phần chính của SMEs DMVN vẫn là thị trường trong nước nhưng mục đích của SME là hướng ra thị trường nước ngoài và trong những năm qua SMEs DM đã có những đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Thị trường trong nước: phục vụ cho nhu cầu trong nước đây là đối tượng chính mà SMEs DM hướng đến Đối với các khách hàng ở nông thôn chiếm đến 78% dân số, sản phẩm mà họ yêu cầu là những sản phẩm giá rẻ, bền chắc, mẫu mã chỉ cần đạt mức trung bình Đối với các khách hàng ở thị trường thành phố, yêu cầu của họ đối với sản phẩm cao hơn đó là sản phẩm đa dạng trong chủng loại, hấp dẫn trong giá cả, phù hợp với thị hiếu của từng đối tượng, phù hợp với lứa tuổi tuy nhiên giá cả phải chăng

Giai đoạn 2001-2005, tổng tiêu thụ nội địa của SMEs DM đạt được 1,248 tỷ, tốc độ tăng trưởng hàng nội địa đạt 15%, mới chỉ đáp ứng được 7-10% nhu cầu của thị trường trong nước.

Thị trường xuất khẩu: ở giai đoạn trước khi gia nhập WTO thi trường xuất khẩu của SMEs DM ít và số lượng xuất khẩu cũng hạn chế Thời kỳ những năm 1986-1990, thị trường xuất khẩu chính của SMEs DM là các nước xã hội chủ nghĩa

Trang 35

ở Đông Âu Các sản phẩm xuất khẩu cũng rất đơn giản chủ yếu là sản xuất theo hợp đồng ký theo kỳ nên mẫu mã và giá cả không thay đổi Việc thực hiện hợp đồng này được thực hiện dựa trên cơ sở phân công hợp tác kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

Đến giai đoạn sau năm 1994, SMEs DM mới có điều kiện phát triển và có kim ngạch xuất khẩu cao Ngành DMVN có kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ 2 chỉ sau ngành dầu khí

2.Phân tích về năng lực cạnh tranh của các SMEs DMVN

Theo định nghĩa của Việt Nam về doanh nghiệp nhỏ và vừa thì có thể xác định được loại hình doanh nghiệp này thông qua quy mô về vốn hoặc quy mô về lao động Theo quy mô về vốn, một doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu như có quy mô về vốn dưới 10 tỷ VND Theo cách xác định này, thì có một sự chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp lớn và SMEs trong ngành Dệt may Bởi quy mô của các doanh nghiệp Dệt may lớn có thể lến tới đến hàng nghìn lao động thì trong SMEs chỉ giới hạn đến 300 lao động.

Với quy mô về vốn nhỏ thì SMEs chỉ sản xuất với quy mô vừa phải phù hợp với nguồn vốn mà mình có Tuy nhiên, với năng lực tài chính hạn chế đã ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của SMEs so với các doanh nghiệp lớn Năng lực tài chính hạn chế đồng nghĩa với khả năng đầu tư các công nghệ bị hạn chế, khả năng tiếp cận với các nguồn vốn từ ngân hàng khó khăn hơn, khả năng có thể thuê được công nhân có trình độ tay nghề cao cũng hạn chế Do vậy, khả năng mở rộng sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất của người lao động hạn chế.

Bảng 10: Một vài chỉ số đánh giá về sử dụng LĐ của các DN DM

Trang 36

Tổng thu nhập doanh nghiệp

Lao động được trả lương (% của tổng ngành)

Lao động trung bình của doanh nghiệp được trả lương.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê-tổng hợp từ cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2001-2005)

Nhận xét: từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng thu nhập của doanh nghiệp

lớn gấp 15 lần so với SMEs Từ bảng số liệu cũng thấy rằng các chỉ số về lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu, lợi nhuận/lao động của các SMEs trong giai đoạn 2001-2005 là âm, nghĩa là kết quả kinh doanh thấp Bảng điều tra trên cho kết quả rằng có một khoảng cách khá xa giữa các doanh nghiệp lớn và SMEs Dệt may Do vậy, SMEs có một đối thủ cạnh tranh khá nặng ký ngay trong nội bộ ngành đó chính là các doanh nghiệp lớn trong ngành Dệt may Do vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các SMEs Dệt may là một điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của SMEs nói riêng cũng như sự phát triển của ngành Dệt may nói chung.

2.2 Về nguyên, phụ vật liệu:

Từ thực trạng về tình hình cung cấp nguyên phụ liệu cho SMEs DM có tổng kết về thực trạng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu như sau: chỉ có sợi và chỉ may là có khả năng cung cấp cho các SMEs với tỷ lệ trên 50%, còn lại phần lớn các nguyên phụ liệu khác đều phải nhập khẩu trung bình 80-85%, đặc biệt một số nguyên liệu chính như bông, xơ sợi tổng hợp phải nhập khẩu từ 90-100% Toàn bộ số thuốc nhuộm mà SMEs DM sử dụng 100% đều phải nhập khẩu Tỷ lệ chất trợ và hóa chất cơ bản trong nước sản xuất cung cấp cho ngành Dệt may nói chung chiếm từ 5-15% nhưng hầu hết các sản phẩm này đều có giá trị thấp, mặc dù về số lượng nhiều

Trang 37

nhưng số mà SMEs DM có thể sử dụng được chỉ vào khoảng 3.55% tổng nhu cầu của SMEs.

Tóm lại, thấy rằng bức tranh toàn cảnh ngành sản xuất phụ liệu cho ngành DMVN nói chung và cung cấp cho SMEs nói riêng được tổng kết trong 4 chữ “vừa thiếu, vừa yếu” Đây là một yếu tố tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN Bởi vì có thể nói rằng với ngành Dệt may thì nguyên vật liệu có thể được coi là yếu tố đầu vào trực tiếp quan trọng nhất do vậy giá của nguyên vật liệu sẽ tác động nhiều đến giá thành sản phẩm Nguồn nguyên phụ liệu kém đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh của SMEs giảm so với ngay chính các doanh nghiệp lớn trong nội bộ ngành đặc biệt so với SMEs DM của các nước trong khu vực

Trung Quốc là cường quốc xuất khẩu dệt may của thế giới có một hệ thống dệt và may khá đồng bộ, do vậy ngành sản xuất phụ trợ có khả năng cung cấp nguyên phụ liệu đầy đủ cho sản xuất của ngành Đối với các SMEs, thì hàng năm các nguyên liệu như bông, vải và các phụ liệu khác như chỉ, khuy đều 100% là nguyên liệu trong nước cung cấp, chỉ có 12% sợi tổng hợp là phải nhập khẩu từ nước ngoài Để chứng minh cho vai trò của nguyên vật liệu ảnh hưởng đối với năng lực cạnh tranh của các SME DM, một nghiên cứu của Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thấy rằng: chi phí để sản xuất 1 sản phẩm dệt may của SMEs VN cao hơn so với của SMEs Trung Quốc là 28-30%, trong đó chi phí do việc phải nhập khẩu các nguyên phụ liệu của SMEs DMVN chiếm đến 45% so với tổng chi phí

Đối với các SMEs DM của các nước trong khu vực ASEAN như Indonexia, Malaixia có quy mô tương tự của DMVN thì họ hầu như chỉ phải nhập thêm các vật liệu chính như bông còn sợi thì được cung cấp hoàn toàn bởi các doanh nghiệp phụ trợ ở trong nước.

Như vậy, có một kết luận rằng năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN về khả năng cung cấp nguyên phụ liệu đang còn yếu kém so với các SMEs trong khu vực Bởi vì việc bị động trong nguyên vật liệu đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các SME, ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm Theo số liệu thống kê được thì

Trang 38

việc nhập khẩu nguyên phụ liệu của các SMEs DMVN đã đẩy giá thành sản phẩm đội lên 10-15% so với sản phẩm của SMEs Dm trong khu vực.

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs thì điều đầu tiên phải quan tâm đến chính khả năng sử dụng các nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước phải được nâng cao nhiều hơn nữa Đặc biệt trong điều kiện chuẩn bị hội nhập thì yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa đồi với các sản phẩm xuất khẩu vào một quốc gia ngày càng cao thì vấn đề nội địa hóa nguyên phụ liệu cho SMEs DM lại càng quan trọng hơn nữa.

2.3 Về thiết bị công nghệ:

Từ những thực trạng về thiết bị công nghệ của SMEs DMVN có đánh giá tổng quan đó là: thiết bị máy móc của SMEs DMVN nghèo nàn, cũ kỹ; công nghệ thì quá lạc hậu, ở mức dưới trung bình so với công nghệ của SMEs DM các nước trong khu vực; chậm chạp trong việc đổi mới và chuyển giao công nghệ Thiết bị công nghệ non kém dẫn đến năng suất sản xuất giảm, chi phí sản xuất tăng do hao hụt về năng lượng Đó là nguyên nhân góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN trên trường quốc tế.

Mức độ lạc hậu của công nghệ: Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế,

SMEs DMVN đã có nền tảng phát triển từ khá lâu nhưng thật sự khởi sắc vào giai đoạn sau khi Luật doanh nghiệp 2001 Tuy vậy, quá trình nội địa hóa trên sản phẩm may xuất khẩu của các SMEs còn thấp do có sự mất cân đối giữa doanh nghiệp may và doanh nghiệp dệt Nếu như ngành may có những bước phát triển đáng kể thiết bị công nghệ của SMEs ngành may đổi mới đến 95%, trong khi đó ở SMEs ngành Dệt tỷ lệ này chỉ là 40-45%.Theo đánh giá của các chuyên gia thì 70% công nghệ của các SMEs Dệt may đã sử dụng được 20 năm đã được sử dụng 20 năm

Mức độ đổi mới công nghệ của SMEs DMVN: với khả năng vốn hạn hẹp

trong khi vốn đầu tư dành cho công nghệ quá lớn, do vậy hầu như giai đoạn này SMEs DMVN rất ít quan tâm đến đổi mới công nghệ Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị hàng năm của SMEs DMVN chỉ ở mức 5-7% so với 20% của thế giới, 12-15% của SMEs Trung Quốc và Đài Loan Hàng năm, SMEs DMVN đầu tư đổi mới công nghệ thấp, chí phí dành cho đổi mới công nghệ chỉ từ 0-0,1% so với doanh thu là dành cho đổi mới công nghệ, điều đó có nghĩa là nhiều SMEs có những năm

Trang 39

không hề có kinh phí dành cho đổi mới công nghệ Hoặc nếu có thì chỉ là vài năm mới có một lần kinh phí dành cho đổi mới công nghệ do công nghệ đã quá cũ cho việc sản xuất.

Trang thiết bị công nghệ lạc hậu dẫn đến năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN kém đi rất nhiều Bởi vì, công nghệ lạc hậu dẫn tới năng suất sản xuất sản phẩm thấp, tăng chi phí do việc tiêu hao năng lượng lớn tất cả những điều này làm cho giá thành sản xuất sản phẩm cao Giá cao là yếu tố làm giảm tính cạnh tranh của SMEs DM Theo nghiên cứu của Trung tâm tiết kiệm năng lượng tại Tp Hồ Chí Minh (EEC) khảo sát về sự tiêu hao năng lượng trong SMEs DMVN giai đoạn 2001-2005 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng với một xưởng nhuộm công suất 1,5 triệu tấn vải/năm, cần 1,11 triệu lít dầu FO và tiêu hao khoảng 1 triệu KWh điện Tổng số tiền tiêu thụ để phục vụ cho quy trình nhuộm, sấy số vải trên khoảng 5,3 tỷ đồng/năm Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng năng lượng chỉ vào khoảng 74-78% Điều này có nghĩa là chi phí phải bỏ ra do việc sử dụng các công nghệ dẫn đến không hiệu quả trong sản xuất là khoảng 1,17- 1,38 tỷ đồng/năm Trong các SMEs DMVN, quá trình gây lãng phí chủ yếu ở các quy trình sản xuất vận hành như lò hơi và hệ thống hơi; động cơ, hệ thống máy nén khí; hệ thống chiếu sáng nước

Sự phát triển không đồng bộ giưã công nghệ của ngành May và Dệt: Sự phát

triển không đồng bộ về công nghệ giữa SMEs ngành Dệt và ngành May cũng là nguyên nhân làm hạn chế năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN Trong khi trình độ công nghệ của các SMEs ngành May ở mức tương đương với công nghệ hiện đại trên thế giới về thiết bị công nghệ cũng như trình độ áp dụng các công nghệ Trong khi đó đối với ngành dệt, thiết bị công nghệ dệt phải đến 60% là công nghệ đã được sử dụng trên 15 năm, thậm chí là trên 20 năm, các doanh nghiệp dệt đều rất cũ kỹ và xuống cấp nghiêm trọng Sự lạc hậu trong SMEs Dệt không đon thuần là công nghệ lạc hậu mà còn không có sự đồng bộ giữa các khâu, kỹ năng chuyên môn cũng như quản lý chưa thật sự được chú trọng

Trang 40

Để có thể thấy vai trò của thiết bị công nghệ đối với năng suất sản phẩm bảng sau đây đưa ra số liệu thống kê và so sánh sản lượng của các SMEs giữa Việt Nam và của các SMEs của các nước trong khu vực với quy mô tương đương.

Bảng 11: sản lượng ngành may bình quân giai đoạn 2000-2004 của SMEs

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Nhận xét :Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng, sản phẩm của SMEs

DMVN còn thua xa rất nhiều so với các SMEs tong khu vực chỉ bằng 40% số lượng sản phẩm của Trung Quốc, 16% số lượng sản phẩm của Thái lan, 13% số lượng sản phẩm của Indonexia Như vậy, năng lực sản xuất của SMEs còn thua kém rất nhiều so với các SMEs tương đồng về quy mô trong khu vực, năng lực sản xuất yếu chứng tỏ năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN rất yếu.

Trong giai đoạn 2001-2005, năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN về thiết bị công nghệ được đánh giá là non kém so với các doanh nghiệp lớn trong ngành và SMEs DM trong khu vực Thiết bị lạc hậu dẫn đến năng suất thấp và chất lượng sản phẩm không cao làm cho năng lực cạnh tranh thấp là điều dễ hiểu Do vậy, yêu cầu về sự đầu tư đồng bộ hiện đại cho thiết bị công nghệ cho SMEs DMVN để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập sâu là một tất yếu.

2.4 Về Nhân lực:

Trong giai đoạn 2001-2005, có một cách nhìn tổng quát về nguồn nhân lực trong SMEs DMVN đó là nhiều về số lượng nhưng kém về chất lượng thể hiện ở trình độ tay nghề và năng suất lao động còn thấp Sự non kém về chất lượng nguồn nhân lực đã là một yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN so với

Ngày đăng: 03/09/2012, 10:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Mô hình Kim Cương của Porter, 1990(Nguồn: Porter, 1990) - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc
Hình 1 Mô hình Kim Cương của Porter, 1990(Nguồn: Porter, 1990) (Trang 12)
Bảng 1: Cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu trong WTO đối với hàng DMVN - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 1 Cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu trong WTO đối với hàng DMVN (Trang 18)
Bảng 2: Cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng DMVN trong các hiệp định - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 2 Cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng DMVN trong các hiệp định (Trang 19)
Bảng 5: Số lượng doanh nghiệp  DMVN làm ăn thua lỗ - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 5 Số lượng doanh nghiệp DMVN làm ăn thua lỗ (Trang 25)
Bảng 8: Thực trạng sản xuất và sử dụng nguyên, phụ liệu cho các SMEs DM  năm 2005 - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 8 Thực trạng sản xuất và sử dụng nguyên, phụ liệu cho các SMEs DM năm 2005 (Trang 29)
Bảng sau đây phản ánh số lượng lao động trong SMEs DMVN trong giai đoạn  2001-2005. - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng sau đây phản ánh số lượng lao động trong SMEs DMVN trong giai đoạn 2001-2005 (Trang 32)
Bảng 16: Hiện trạng máy móc và thiết bị của các SMEs DMVN 2007 - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 16 Hiện trạng máy móc và thiết bị của các SMEs DMVN 2007 (Trang 52)
Bảng 21: Lộ trình tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm Dệt may. - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 21 Lộ trình tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm Dệt may (Trang 57)
Bảng dưới đây thống kê về tình hình giảm lao động trong SMEs DM - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng d ưới đây thống kê về tình hình giảm lao động trong SMEs DM (Trang 61)
Bảng 25: Hiệu quả sử dụng lao động trong SMEs DMVN - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 25 Hiệu quả sử dụng lao động trong SMEs DMVN (Trang 62)
Bảng 26: Nhu cầu đào tạo mới lao động dệt may giai ddaonj 2008-2010 - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 26 Nhu cầu đào tạo mới lao động dệt may giai ddaonj 2008-2010 (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w