Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc (Trang 70 - 75)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SMEs DỆT MAY VIỆT NAM THỜI ĐIỂM TRƯỚC KHI GIA NHẬP

1.1Giải pháp về vốn

3. Phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN

1.1Giải pháp về vốn

1.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp SMEs DMVN.

SMEs DMVN xuất phát hầu hết từ các doanh nghiệp tư nhân do vậy vốn chủ yếu chiếm tỷ lệ lớn và quan trọng trong doanh nghiệp là vốn tự có.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có của SMES DMVN sẽ giúp cho SMEs DMVN có thể chủ động trong việc lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tự cân đối với các nguồn lực và có thể có những điều chỉnh hợp lý đối với những biến động trên thị trường. Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có là một việc cần thiết và quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp.

Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có hiệu quả thì SMEs DMVN cần phải lập ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách cụ thể hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Vốn tự có là một nguồn quan trọng và cơ bản nên chỉ sử dụng để đầu tư vào những mục đích thiết thực như đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ, nhà xưởng, …Sau mỗi kỳ kinh doanh SMEs DMVN cần phải có những cân đối kế toán về nguồn vốn tự có hiện tại của mình để có những kế hoạch đầu tư cho những kỳ kinh doanh sau.

Để có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có thì SMEs DMVN cần phải có đội ngũ lãnh đạo có khả năng vạch định điều chính các kế hoạch sản xuất có khoa học. Bên cạnh đó hệ thống kế toán của SMEs cần phải làm việc nghiêm túc, rõ ràng minh bạch trong việc cân đối các nguồn vốn tự có.

1.1.2 Đa dạng hóa các hình thức sở hữu các SMEs DMVN.

Hiện nay, hình thức sở hữu vốn chủ yếu trong SMEs DMVN là sở hữu tư nhân và ngoài ra còn có sở hữu nước ngoài và rất ít SMEs DMVN là thuộc sở hữu của Nhà Nước. Chính vì vậy cần phải khuyến khích hơn nữa việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong SMEs DMVN thực hiện đúng theo các đường lối của Đảng và Nhà nước.

Việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu các doanh nghiệp sẽ tạo ra một khối lượng lớn các doanh nghiệp trong một ngành. Với số lượng nhiều daonh nghiệp như vậy sẽ tạo ra cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, có như vậy thì SMEs mới thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng, liên tục cải tiến mẫu mã sản phẩm từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu sẽ tạo ra một hệ thống SMEs trong ngành DM, có như vậy các SMEs mới có thể giúp đỡ hỗ trợ với nhau về tất cả các phương diện để tạo điều kiên tốt cho việc sản xuất của mình.

SMEs DMVN đa dạng hóa các hình thức sở hữu bằng cách huy động vốn trong công nhân của mình thành lập nên các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn. Tại các địa phương đặc biệt là các làng nghề có truyền thống về ngành dệt

hoặc các làng nghề may có thể huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để có thể lập nên các hợp tác xã có sản xuất các sản phẩm có liên quan đến ngành dệt may. Trong quan điểm chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đa dạng hóa các hình thức sở hữu là một trong những ưu tiên hàng đầu. Do vậy, đối với ngành Dệt May một ngành công nghiệp mũi nhọn thì việc đa dạng dạng hóa các hình thức sở hữu SMEs chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ của của Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan.

1.1.3 Kêu gọi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Dệt may Việt nam là một ngành công nghiệp truyền thống, ngành trọng điểm đối với nền kinh tế hơn thế nữa Việt Nam có những điều kiện về thiên nhiên, khí hậu, xã hội chính trị ổn thuận lợi cho việc đầu tư phát triển SMEs Dệt may. Thực tế, những năm gần đây có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng các SMEs trong ngành Dệt may điều đó đã chứng minh rằng SMEs DM thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng vào SMEs DM là một việc hết sức có ý nghĩa đối với việc phát triển SMEs DM. Bởi vì, nhận được sự đầu tư đó không đơn thuần chỉ là nhân được sự đầu tư về vốn mà còn học hỏi được về phương thức quản lý, sản xuất kinh doanh, học hỏi được các công nghệ hiện đại, các tác phong làm việc công nghiệp hiệu quả và chính xác.

SMEs DM có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có truyền thống đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam từ lâu vì họ đã hiểu rất rõ về môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. SMEs DM cũng có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng mới thực hiện đầu tư vào Việt Nam, bởi họ sẽ lựa chọn các ngành công nghiệp truyền thống mũi nhọn có thể mang lại lợi nhuận cao để đầu tư. SMEs DMVN có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các phương thức như hợp tác liên doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài khác.

Để có thể thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, từ phía SMEs DM cần phải có những nỗ lực cần thiết. Đó là nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tạo ra

thương hiệu và sự uy tín đối với khách hàng. Cần phải tuân thủ đúng những tiêu chuẩn về chất lượng, về mẫu mã, và về thời gian nếu như được yêu cầu từ phía các nhà đầu tư. Không những thế cần phải được sự hỗ trợ tư phía nhà nước đó là tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, hành lang pháp lý thông thoáng bằng việc ban hành các chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài.

1.2Giải pháp về nguồn nguyên phụ vật liệu.

1.2.1 Tăng tỉ lệ nội địa hóa đối với nguyên liệu:

Nguyên phụ liệu là một đầu vào hết sức quan trọng đối với SMEs DMVN, đây là yếu tố quyết định rất lớn đến năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN so với các SMEs trong khu vực. Tuy nhiên bài toán của SMEs DMVN đó chính là phải nhập khẩu nguyên phụ liệu rất lớn để sản xuất đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đẩy cao chi phí sản xuất. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng với các điều kiện về khí hậu, đất đai, về các vùng trồng nguyên liệu rộng lớn thì Việt Nam có đủ điểu kiện để sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của ngành Dệt may Việt Nam.

Ngành Dệt may Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa sử dụng nguyên phụ liệu vào năm 2010 là 50%. Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu này thì SMEs DMVN nói riêng và ngành DMVN nói chung cần phải có những chiến lược kế hoạch dài hạn đầu tư vào việc xây dựng để phát triển các vùng nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất. Để có thể đầu tư phát triển các vùng nguyên phụ liệu thì các SMEs DMVN cần phải xác định các vùng nguyên vật liệu quan trọng có tiềm năng để tập trung đầu tư và đồng thời khai thác thêm các vùng nguyên liệu mới. Khi xây dựng và phát triển được các vùng nguyên liệu thì đây sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu rất quan trọng cho quá trình sản xuất của SMEs DMVN. Từ đó, SMEs DMVN có thể chủ động hơn trong việc sản xuất do không phải phụ thuộc các nguyên liệu nhập ngoại nữa. Hơn nưa, việc tự sử dụng nguyên liệu được sản xuất trong nước sẽ làm giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho SMEs DMVN.

Dưới đây, đề tài đưa ra một số giải pháp để đầu tư phát triển vào các vùng nguyên vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất của SMEs DMVN.

 Đầu tư hơn nữa cho các vùng chuyên canh trồng bông, dâu tằm với các giống có năng suất cao, chất lượng ổn định. Để có thể làm điều này các doanh nghiệp của ngành Dệt may cần phải có những hỗ trợ trực tiếp cho người dân tại các vùng nguyên liệu này. Đó là sự hỗ trợ về vốn, về các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng, hỗ trợ về phân bón,…những biện pháp hỗ trợ này có thể tăng năng suất cây trồng vào tạo mối liên kết giữa nhà sản xuất với những người dân tại vùng nguyên liệu.

 Khuyến khích nhân dân ở nhiều địa phương có tiềm năng và điều kiện khí hậu phù hợp trồng các loại cây nguyên liệu này. Vì đây là các loại cây ngắn ngày, dễ trồng, dễ chăm bón và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để có thể tạo ra lòng tin ở nhân dân thì các SMEs DM cần phải bảo đảm cam kết đầu ra cho các sản phẩm được trồng tại vùng nguyên liệu này để người dân có thể an tâm sản xuất.

 Có thể tăng năng suất của các vùng trồng bông thông qua việc trồng xen canh bông với các cây lương thực khác như đỗ, sắn, ngô,..Đồng thời tăng cường thâm canh các loại cây nguyên liệu này để có thể tăng vụ sản xuất.

1.2.2 Tăng cường đầu tư phát triển các doanh nghiệp sản xuất phụ liệu cho SMEs DMCN:

Cũng giống như nguyên liệu hiện nay bài toán về phụ liệu là một bài toán khó đối với SMEs DMVN, không thể giải quyết được trong thời gian ngắn. Một hạn chế rất lớn của SMEs DMVN đó là đến 90% phụ liệu phải nhập khẩu để sản xuất chính điều này đã làm giảm năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN. Do vậy, SMEs DMVN cần phải có những chính sách phát triển hơn nữa các ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ cho việc sản xuất của mình. Để có thể đạt được mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ nhập khẩu phụ liệu chỉ còn ở mức 60-70% thì nghành DMVN thì cần phải có những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của ngành phụ liệu.

Dưới đây, đề tài đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh việc phát triển các doanh nghiệp phụ trợ cho ngành DMVN.

Cần phải có sự liên kết giữa các SMEs dệt may và SMEs sản xuất các phụ liệu. Cụ thể ở việc cần phải tổ chức các hội chợ nội bộ giới thiệu nguyên phụ liệu giữa các SMEs thành viên với nhau. Đây là tiền đề cho việc nhanh chóng hình thành

các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may giúp cho SMEs có đầy đủ thông tin về giá cả và các loại nguyên phụ liệu để có thể khi có đơn đặt hàng từ khách hàng có thể tính ngay được giá thành cụ thể , chào hàng trong thời gian gần nhất.

Cần khuyến khích xây dựng và phát triển các doanh nghiệp sản xuất các nguyên phụ liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất cho SMEs DMVN nói riêng và các doanh nghiệp DM nói chung.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc (Trang 70 - 75)