1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SMEs DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO

44 565 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 170,73 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SMEs DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO. I. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC SMEs DỆT MAY VIỆT NAM. 1. Thực trạng về quy mô và số lượng Ngành Dệt may được xem là một trong những ngành mũi nhọn trọng điểm của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong những năm vừa qua các doanh nghiệp của ngành Dệt may Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó phải kể đến sự đóng góp về vấn đề giải quyết một khối lượng việc làm lớn và đóng góp lớn cho kim nghạch xuất khẩu. Đặc biệt trong những năm gần đây đã chứng kiến sự ra đời và phát triển lớn mạnh của các loại hình doanh nghiệp Dệt may. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 8 năm 2008 cả nước có trên 357 000 doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh với tổng số vốn lên tới 1415 nghìn tỷ đồng, tương đương với 86 tỷ USD. Trong số đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ(SMEs) chiếm đến 95%, nghĩa là có khoảng 339 150 doanh nghiệp, tổng số vốn của SMEs lên đến 1 344,25 tỷ đồng tương đương với 81,7 tỷ USD. Nếu năm 2001, trung bình cứ 916 người dân thì có một SME, thì đến năm 2008 con số này là cứ 231 người dân thì có 1 doanh nghiệp. Mặc dù đây là một con số đáng lưu ý tuy nhiên nếu so với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và mục tiêu mà các nền kinh tế APEC phấn đấu đạt chỉ tiêu là 20 người dân/1 SME thì tỷ lệ trên vẫn còn rất thấp. Trong quan điểm phát triển của Đảng và Nhà nước, ngành Dệt may được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế và vẫn là một ngành có vai trò chủ đạo trong vòng 10 năm tới. Sự phát triển nhanh chóng của ngành trong những năm vừa qua đã thể hiện phần nào vị trí của ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Thực trạng về số lượng của SMEs DMVN: Tính đến thời điểm tháng 12/2008, trên toàn quốc có khoảng 2500 doanh nghiệp DM, trong đó có xấp xỉ 1500 doanh nghiệp nằm ở khu vực phía Bắc, số còn lại nằm ở khu vực phía Bắc và miền Trung. Ngành DM thu hút khoảng 2,2 triệu lao động dự kiến số lao động sẽ tăng 3,5-4 triệu lao động vào năm 2010, chiếm 5% tổng số việc làm cả nước và chiếm đến 40% số việc làm trong ngành công nghiệp sản xuất và chế biến. Trong ngành DMVN, số lượng SMEs chiếm một tỷ lệ tương đối là 77%, SMEs DM chủ yếu là thuộc thành phần kinh tế nhân. Số lượng SMEs DM xấp xỉ khoảng 1950 doanh nghiệp, số lượng lao động của SMEs vào khoảng 1,7 triệu lao động, số lao động này chiếm 3,9% tổng số việc làm của cả nước và chiếm đến 30,91% số việc làm trong ngành sản xuất công nghiệp và chế biến. Bảng3: Số lượng và tỷ lệ % so với tổng số doanh nghiệp DM theo qui mô LĐ 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số DN 978 1352 1612 1909 2398 Dưới 10 người 62 6% 26 5 20 % 185 11 % 229 12 % 332 14 % 10 – 299 người 62 4 64 % 76 2 56 % 100 6 62 % 117 5 62 % 150 6 63 % (Tổng hợp từ Nguồn của Tổng cục Thống kê) Nhận xét: Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy rằng số lượng SMEs trong ngành Dệt may tăng dần theo thời gian, tỷ lệ của SMEs so với tổng số các doanh nghiệp trong ngành thay đổi trong khoảng 70-77% và trong thời kỳ 2000-2004 số lượng SMEs Dệt may tăng gấp 2,41 lần. Từ đó có thể thấy vị trí của SMEs đối với sự phát triển của toàn bộ nghành Dệt may. Thực trạng về quy mô của SMEs DMVN: So với các doanh nghiệp lớn trong ngành thì quy mô về lao động của các SMEs có một khoảng cách tương đối xa. Trong các doanh nghiệp lớn của ngành Dệt may số lao động thường lên đến hàng nghìn công nhân thì các SMEs chỉ có số lao động tối đa xấp xỉ khoảng 300 công nhân. Bảng sau đây thể hiện khá rõ nét sự chênh lệch đó: BẢNG 4: SỐ LĐ CÓ HỢP ĐỒNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DM Đơn vị: Người Tình trạng hợp đồng Tổng số Loại hình doanh nghiệp DN Lớn SMEs Số lao động có hợp đồng 565.228 500.167 65.061 Trong đó nữ 444.755 398.805 45.950 Số LĐ không được trả công, trả lương 2.003 1.334 669 Trong đó nữ 1.314 1.024 290 (Nguồn: Tổng cục Thống kê-tổng hợp từ điều tra doanh nghiệp năm 2002-2007) Nhận xét: Như vậy, từ bảng trên có thể nhận thấy sự chênh lệch rõ rệt về số lao động giữa các doanh nghiệp lớn và các SMEs trong ngành DM, số lao động trong các doanh nghiệp lớn nhiều gấp 7,7 lần số lao động trong SMEs. Cũng từ kết quả của Bảng 2, thấy rằng quy mô về lao động trong SMEs đang có xu hướng tăng lên theo thời gian. Số lượng các SMEs có số lao động dưới 10 người đang có xu hướng giảm, trong khi đó quy mô của các SMEs có số lao động 10-300 có xu hướng tăng lên đáng kể. Một đặc điểm mang tính đặc thù dễ dàng nhận ra trong các doanh nghiệp DM đó là tỷ lệ lao động nữ chiếm một tỷ lệ khá lớn. Trong các doanh nghiệp DM lớn tỷ lệ lao động nữ chiếm đến 79,67% thì tỷ lệ này trong SMEs là 70,63%. 2.Thực trạng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của SMEs DMVN Về tốc độ tăng trưởng: trong những năm qua, ngành Dệt may có tốc độ tăng trưởng khá, với tốc độ tăng trưởng của năm trước cao hơn năm sau, với mức đóng góp chiếm 9,55% so với GDP. Nếu trong thời kỳ 2000-2004, tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành Dệt may là vào khoảng 14% thì đến thời kỳ 2005-2008, tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành đã là 19-20%. Kể từ năm 2002 trở đi ngành Dệt may luôn có tốc độ tăng trưởng là 2 con số và có tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn bộ ngành chế biến công nghiệp. Đồ thị dưới đây biểu diễn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành Dệt may trong giai đoạn 2002-2007. Biểu1: Tốc độ tăng trưởng ngành Dệt may 2002-2007 (Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam) Trong sự tăng trưởng của toàn ngành Dệt may có đóng góp không nhỏ của SMEs Dệt may, bộ phận chủ đạo trong toàn bộ ngành. Giá trị sản xuất của SMEs Dệt may năm 2007 là 38,844 nghìn tỷ VND, chiếm đến 6,24% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, trong đó giá trị sản xuất sản phẩm của SMEs trong ngành Dệt chiếm đến 42,12%. Không những vậy, hầu hết các sản phẩm của SMEs DMVN đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước. Theo tính toán của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong thị trường nội địa tổng doanh thu của SMEs DMVN đạt xấp xỉ 156 triệu USD, mặc dầu vậy con số này của SMEs chỉ mới đáp ứng được gần 3,9% nhu cầu trong nước. Đây là một tỷ lệ đáng khích lệ đối với SMEs DMVN, tuy nhiên so với những tiếm năng hiện có thì vẫn chưa phải là một tỷ lệ xứng đáng. Về kim ngạch xuất khẩu:ngành Dệt may được đánh giá là “Á quân” của xuất khẩu VN, chỉ đứng sau dầu mỏ, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu Dệt may trung bình giai đoạn 2000-2006 là 21% cao hơn so với tốc độ xuất khẩu chung của cả nước là 18%. Đặc biệt, trong những năm gần đây ngành DMVN đã thể hiện được vị trí “Á quân” của mình. Năm 2007, ngành DMVN được đứng vào Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhất của thế giới chỉ đứng sau Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mehyco, Hồng Kong, Bawngladet xấp xỉ Indonesia và Mỹ. Trong những thành tích mà ngành DMVN về xuất khẩu thì tỷ lệ đóng góp của SMEs chiếm đến 76-82% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành DMVN đạt được là 7,785 tỷ USD thì SMEs đóng góp tới 6,0723 tỷ USD chiếm đến 78% so với tổng KNXK của toàn ngành. Bảng sau đây thể hiện doanh thu xuất khẩu theo USD của toàn bộ ngành DMVN và của SMEs DMVN. Biểu 2:Doanh thu xuất khẩu của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam Nhận xét: Từ biều đồ thấy rằng, SMEs DMVN chiếm đến 78-80% trong tổng số các DN của ngành DM và mức đóng góp 76-82% trong KNXK của ngành từ đó thấy được vai trò quan trọng của SMEs. Đóng góp vào KNXK của SMEs DMVN tăng theo thời gian về cả số lượng và về tỷ lệ. Tuy nhiên, để có thể nâng cao hơn nữa chất và lượng đóng góp của SMEs DMVN thì cần có những giải pháp thiết thực để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN. Về tình hình lỗ, lãi của SMEs DMVN: cũng giống như các SMEs Việt Nam khác thì SMEs DMVN cũng mang đặc điểm có năng lực tài chính, năng lực về công nghệ và các yếu tố khác hạn chế nên phải đối mặt với cạnh tranh và khả năng phá sản khi không còn cạnh tranh được là điều tất yếu. Bảng dưới đây tổng kết về tình hình các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ của các SMEscác DN lớn của ngành DMVN, giai đoạn 2002-2007. Bảng 5: Số lượng doanh nghiệp DMVN làm ăn thua lỗ Tổng ngành SMEs Doanh nghiệp lớn Số lượng doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp lỗ % Số lượng doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp lỗ % Số lượng doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp lỗ % 2 384 1 095 45,9 3 1 685 836 49,6 1 699 259 37,0 5 Nguồn: Thực trạng các doanh nghiệp 2002-2007 của VCCI Nhận xét: từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng số lượng SMEs DMVN làm ăn thua lỗ cao hơn so với mức trung bình của toàn ngành và so với các doanh nghiệp lớn trong nội bộ ngành. Số lượng SMEs làm ăn thua lỗ lớn gấp 2.41 lấn so với các doanh nghiệp lớn. Điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN còn kém, khă năng cạnh tranh thấp dẫn đến nguy cơ thua lỗ cao nếu môi trường cạnh tranh là gắt gao. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SMEs DỆT MAY VIỆT NAM THỜI ĐIỂM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO. 1. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các SME 1.1 Về vốn. Vốn được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động sản xuất, nếu bài toán về vốn không được giải quyết thì khả năng tồn tại của doanh nghiệp còn bị đe dạo chứ chưa nói đến khả năng duy trì và mở rộng sản xuất. SMEs DMVN cũng giống như các SMEs khác đó là mang đặc điểm chung về vốn, vốn ít năng lực tài chính có hạn. Quy mô vốn của SMEs DMVN chỉ dưới 10 tỷ VND, quy mô vốn nhỏ hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn trong ngành Dệt May. Bởi vì các doanh nghiệp trong ngành Dệt may là những doanh nghiệp có truyền thống lâu năm nên có nguồn vốn tích lũy khá lớn. Bảng6: Tình hình tài chính của các doanh nghiệp DMVN Các chỉ tiêu tài chính Doanh nghiệp lớn SMEs Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 45,43 55,56 Tài sản cố định và tài sản dài hạn. 54,37 37,72 Tổng tài sản= tổng nguồn vốn 100 100 Nợ phải trả 65,3 53,91 Nguồn vốn chủ sở hữu 34,47 46,10 Nguồn: Thực trạng điều tra các doanh nghiệp 2002-2005 Nhận xét: từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng có một sự khách biệt khá lớn giữa các doanh nghiệp lớn và SMEs trong ngành Dệt may xét về quy mô vốn. Nếu như các doanh nghiệp lớn có tài sản cố định và tài sản dài hạn đóng vai trò quan trọng trong quy mô vốn của mình thì SMEs lại có tài sản lưu động và đầu tư dài hạn lại có vai trò chủ đạo. Hầu hết các SMEs đều là các daonh nghiệp xuất phát từ các doanh nghiệp tư nhân do vậy nguồn vốn chủ sở hữu của họ là nguồn chủ yếu khi thành lập doanh nghiệp còn các doanh nghiệp Dệt may lớn hầu hết đều nhận được sự bảo trợ về vốn của Nhà Nước. Do vậy, dễ nhận thấy rằng, nguồn vốn chủ sở hữu trong SMEs chiếm tỷ lệ cao hơn so với các doanh nghiệp lớn. Tóm lại, đối với SMEs DMVN thì đặc điểm dễ nhận thấy trong cơ cấu vốn đó là quy mô vốn còn thấp và khả năng tiếp cận với các nguồn vốn còn hạn chế. Đây chính là những nguyên nhân làm cho năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN bị hạn chế so với các doanh nghiệp lớn trong ngành. 1.2 Về nguyên vật liệu. Đối với ngành Dệt may, nguyên vật liệu có một vai trò hết sức quan trọng, bởi vì nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến chất và lượng cũng như hiệu quả sản xuất của sản phẩm. Chi phí của nguyên vật liệu chiếm một tỷ lệ lớn trong chi phí trung gian bao gồm: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về cơ sở hạ tầng, chi phí vận chuyển, công đoàn phí, chi phí đặc biệt, chi phí hạn ngạch, Nguyên vật liệu chính của ngành Dệt may đó là: bông xơ, sợi, các loại hóa dầu cơ bản và các loại thuốc nhuộm. Trong số các nguyên vật liệu của ngành Dệt may thì Bông và sợi là hai nguyên liệu quan trọng và chiếm tỷ lệ nhiều nhất, tuy nhiên hiện nay 2 đầu vào quan trọng này lại phải nhập khẩu. Đây là một vấn đề khó mà các doanh nghiệp Dệt may phải đối mặt, đặc biệt với SMEs khinăng lực về tài chính có hạn. Việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất tương đương với việc đẩy chi phí sản xuất lên cao và giá thành sản phẩm của SMEs cao tương đối so với sản phẩm của các doanh nghiệp lớn trong nước cũng như nước ngoài. Hiện nay, SMEs DMVN các nguyên vật liệu và phụ liệu phải nhập khẩu từ 80-90% nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu là Trung Quốc, Lào và một số nước Đông Âu khác. Dưới đây là thực trạng về việc cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp trong ngành DMVN vào thời điểm trước khi gia nhập WTO. Nguyên liệu Bông và bông xơ: trong những năm gần đây, sản lượng và diện tích trồng bông của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, nhưng vấn chỉ mới đáp ứng một lượng rất nhỏ cho các SMEs DM. Số liệu của Tổng công ty Dệt May Việt Nam cho biết, vụ bông năm 2001-2005 cả nước đã trồng được 25 600 ha bông, đạt sản lượng 8700 tấn bông xơ. Trong đó, có những vùng trồng bông lớn diện tích trồng bông đã được mở rộng lên rất nhiều như vùng Dak Lak nếu năm 2000 diện tích trồng bông là 6700 ha thì đến năm 2005 con số này là 19000 ha, chiếm đến 60% diện tích và sản lượng bông của cả nước. Diện tích trồng bông của nước ta có thể được coi là lớn nhưng hiện nay SMEs DM phải nhập khẩu khối lượng tương đối lớn. Trong giai đoạn 2000-2005, trung bình hàng năm SMEs DM phải chi từ 92-110 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu bông xơ phục vụ cho quá trình sản xuất. Lượng bông, xơ trong nước chỉ cung cấp khoảng 7- 10% cho quá trình sản xuất của SMEsSMEs phải nhập khẩu bông xơ đến 90% từ nước ngoài. Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp về thực trạng sản xuất và nhập khẩu bông xơ của SMEs DMVN giai đoạn 2000-2004 Bảng 7: Thực trạng và sản xuất và nhập khẩu bông xơ của SMEs DMVN giai đoạn 2000-2004. Đơn vị: tấn Năm Sản xuất Nhập khẩu 2000 7020 93600 2001 9750 81120 2002 10920 80309,8 2003 12324 78702,6 2004 12870 77128,5 Nguồn:Website http//www.sme.com.vn Nhận xét: Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng, số lượng sản xuất bông xơ có xu hướng tăng với mức tăng là 1,2 lần/năm, số lượng bông nhập khẩu có chiều hướng giảm nhưng mức giảm không đáng kể chỉ vào khoảng 0,98 lần/năm. Như vậy, hàng năm SMEs còn phải nhập khẩu một lượng đáng kể bông, xơ. Dâu tằm tơ : theo số liệu thống kê của Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam (Viseri), trong giai đoạn 2000-2005, diện tích dâu tằm của nước ta vào khoảng 25 000 ha, đứng thứ hai thế giới( chỉ sau Trung Quốc). Mặc dầu vậy, kết quả từ việc trồng dâu lại không thể mang lại không thể so sánh với bên ngoài. Về lý thuyết, với diện tích trồng dâu như vậy, Việt Nam có thể trở thành một trung tâm của sản xuất tơ, kén nguyên liệu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để phục vụ cho quá trình sản xuất của mình thì hàng năm SMEs DM vẫn phải nhập tơ sống chủ yếu từ Trung Quốc để se và dệt lụa với số lượng lên đến 200 tấn/năm. Ngoài ra còn phải nhập từ các nguồn khác không chính thức trôi nổi trên thị trường Hà Nội và một số tỉnh phía Nam phải nhập từ Udowbekixtan thì con số tơ sống mà SMEs phải nhập phải lên đến gần 400 tấn/năm. Các phụ liệu khác: cũng giống như nguyên vật liệu thì hiện nay SMEs DM phải nhập khẩu nguyên phụ kiện với mức xấp xỉ 100%, nghĩa là hầu hết các nguyên phụ liệu đều phải nhập. Các phụ liệu này bao gồm như chỉ màu, chỉ khâu, khuy bấm, mếch dính…tất cả các phụ liệu này có rất ít các doanh nghiệp sản xuất. Nếu ngành Dệt may hầu như chỉ chú trọng đến các xí nghiệp Dệtmay thì số lượng các xí nghiệp dành cho ngành công nghiệp phụ trợ lại rất ít. Chính vì vậy, các phụ liệu cung cấp cho ngành Dệt may còn quá “mỏng” là điều dễ lý giải. Dưới đây là bảng tổng kết về tình hình cung cấp nguyên, phụ liệu cho các SMEs DM trong năm 2005 Bảng 8: Thực trạng sản xuất và sử dụng nguyên, phụ liệu cho các SMEs DM năm 2005 Mặt hàng Đơn vị tính Sản xuất Nhập khẩu Sử dụng Tỷ lệ nhập khẩu Bông 1000 tấn 8,11 106,08 114,192 93% Xơ sợi tỏng hợp 1000 tấn 0 98,28 98,28 100% Sợi 1000 tấn 186,42 168,48 354,9 47,5% Vải lụa Tr.m 2 404.04 898,56 1661,4 71% Chỉ may 1000 tấn 2,73 1,17 3,9 30% Khóa kéo Tr.m 46.8 109,2 156 70% Nguồn: Vinatex& Niên giám thống kê 2005 Nhận xét: Bông và hóa dầu là đầu vào cơ bản của tơ sợi tự nhiên và tổng hợp, mà các sản phẩm này là đầu vào của quá trình dệt vải cho ngành may. Tuy nhiên, SMEs DMVN phải nhập khẩu nguyên liệu và phụ liệu này đến 80%. Tỷ lệ nội địa hóa chỉ vào khoảng 20-25%, không thể tận dụng được những tiềm năng có thể có ở trong nước là một hạn chế vì vậy đẩy giá thành lên cao rất nhiều. 1.3 Về thiết bị công nghệ. Thiết bị công nghệ ở đây được hiểu không đơn thuần chỉ là các thiết bị được sử dụng trong ngành mà còn là việc ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến, việc cải tiến công nghệ cũng như việc chuyển giao công nghệ trong các SMEs. Thiết bị máy móc lạc hậu và trình độ sử dụng công nghệ còn thấp kém là đặc điểm chung của các SME Việt Nam, SME DMVN cũng nằm trong số đó. Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt May, thiết bị của các SME Dệt may còn lạc hậu rất nhiều so với các nước trong khi vực. Điển hình như trong ngành Dệt số thiết bị ở mức độ trung bình và dưới trung bình chiếm tới tỷ lệ 70%, thiết bị công nghệ dệt thoi chủ yếu là thiết bị cũ được nhập từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc dù thuộc loại máy của các hãng nổi tiếng nhưng không có khả năng đáp ứng nhu cầu cao của ngành may. Ngành May, tuy có khá hơn ngành Dệt nhưng cũng bị đánh giá là lạc hậu, giới chuyên môn máy móc cho rằng thiết bị máy móc của SMEs ngành May lạc hậu 5 năm so với các nước trong khu vực. a. Về thiết bị máy móc Những số liệu sau đây về thực trạng trang thiết bị máy móc của SMEs DMVN giai đoạn 2001-2005, theo nguồn tổng hợp của Tổng cục Thống kê và Hiệp hội Dệt may Việt Nam . Thiết bị dệt kim : số lượng máy dệt kim tròn của các SMEs khoảng 1290 máy, máy dệt kim có khoảng 195 máy, trong số đó có đến 20% tương đương với 240 máycác loại máy móc đầu tư từ những năm 1986 với trình độ thiết bị lạc hậu. Thiết bị dệt tho i: tổng số máy dệt thoi các loại cảu SMEs là 12090, sản xuất được khoảng 390 triệu mét vải/năm, 19500 tấn khăn bông các loại, tuy có nhiều công nghệ mới nhưng số lượng máy móc cũ vẫn còn nhiều. Thiết bị kéo sợi : SMEs DM có khoảng 1 170 000 cọc sợi, 23,3% trong tổng số đó nghĩa là khoảng 273 000 cọc sợi là được đầu tư mới sản xuất 117 000 tấn sợi/năm. Đa số công nghệ kéo sợi còn rất lạc hậu, trình độ tự động hóa thấp, do vậy hầu hết cá sản phẩm sản xuất ra chất lượng còn chưa cao. Chủ yếu công nghệ kéo sợi là công nghệ kéo sợi thô và sản xuất các loại sợi chỉ số thấp. [...]... nhiên, sau khi gia nhập WTO, theo các hiệp ước đã được ký kết thì các thành viên của WTO sẽ phải bãi bỏ hạn ngạch đối với mặt hàng Dệt may của Việt Nam Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho các SMEs DMVN, vì các mặt hàng dệt may có điều kiện giảm giá xuất khẩu và tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình Hệ thống pháp luật trở nên thuận lợi hơn với các hoạt động kinh doanh và các SME Dệt may được... hàng Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO Khi Việt nam là thành viên chính thức của WTO thì nguy cơ bị các thành viên, đặc biệt là các thành viên lớn như Hoa kỳ, EU áp dụng các biện pháp tự vệ Nghĩa là, các nước thành viên lớn sẽ áp dụng hạn ngạch đối với một số loại mã hàng theo điều khoản tự vệ mà khi gia nhập các nước thành viên đã ký cam kết Hành động này sẽ dẫn đến các sản phẩm Dệt may của các SMEs. .. việc bãi bỏ các trợ cấp sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của ngành Dệt may sau khi gia nhập WTO Đối mặt với sức ép cạnh tranh từ việc cắt giảm thuế theo cam kết WTO Trước đây, tại thời điểm khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, để bảo hộ các SMEscác doanh nghiệp Dệt May khác trong nước thì Chính phủ đã thực hiện việc đánh thuế cao đối với các sản phẩm nhập khẩu Mức... thể nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tăng cường sản xuất hàng Dệt kim vì có đến 70% kim ngạch nhập khẩu Dệt may của nước này là hàng Dệt Kim Đối với thị trường Mỹ: một thị trường tiềm năng và mang tính chiến lược có thể khai thác lâu dài của SMEs DMVN Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN còn hạn chế do trong giai đoạn này phải đối mặt với Hiệp Định Dệt may Việt Nam được thực hiện từ ngày... yêu cầu Việt Nam phải kiểm soát số lượng hàng hóa xuất khẩu hàng tháng và sẵn sàng áp dụng các biện pháp tự vệ, điều này đã ảnh hưởng đến lượng hàng Các vụ kiện của cá Basa, các Da trơn, da giẩy, tôm và một số mặt hàng khác là một bài học đáng lưu tâm đối với ngành Dệt May 2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các SME Dệt may Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO 2.1 Về vốn: Nếu xét về quy mô vốn của SMEs DMVN... toán về năng lực cạnh tranh khác 3.2 Về nguyên vật liệu: Có thể nói rằng sau hai năm gia nhập WTO tuy nhiên thực trạng về việc nhập khẩu nguyên vật liệu của SMEs DMVN vẫn còn cao Năng lực về khả năng cung ứng nguồn nguyên vật liệu ngay trong quốc gia vẫn còn bị hạn chế rất nhiều Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của các SMEs DMVN về việc cung cấp nguyên phụ liệu nội sau hai năm gia nhập WTO vẫn không... với các SME Dệt may sau khi gia nhập WTO 1.1Cơ hội Mở rộng thi trường tăng quy mô sản xuất, từ đó được hưởng lợi ích kinh tế từ quy mô sản xuất lớn hơn Theo các quy định của các hiệp định, khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO thì Việt Nam sẽ được các thành viên khác (trong đó có 3 nhà nhập khẩu quan trọng là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản) bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng Dệt May Việt Nam Chính vì vậy, các. .. nhiều so với các SMEs tong khu vực chỉ bằng 40% số lượng sản phẩm của Trung Quốc, 16% số lượng sản phẩm của Thái lan, 13% số lượng sản phẩm của Indonexia Như vậy, năng lực sản xuất của SMEs còn thua kém rất nhiều so với các SMEs tương đồng về quy mô trong khu vực, năng lực sản xuất yếu chứng tỏ năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN rất yếu Trong giai đoạn 2001-2005, năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN về thiết... trong Hiệp định Việt Mỹ Theo hiệp định này tất cả các sản phẩm DMVN khi xuất khẩu sang Mỹ phải chịu các mức hạn ngạch khác nhau cho các sản phẩm Chính vì vậy, thị phần của SMEs DMVN trong thị trường Mỹ chưa đến 1%, một con số rất nhỏ nhưng đủ để chứng tỏ cho năng lực cạnh tranh hạn chế của SMEs DMVN trước thời điểm gia nhập WTO 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SMEs DMVN THỜI ĐIỂM SAU KHI GIA NHẬP WTO 1.Thách... rằng có một khoảng cách khá xa giữa các doanh nghiệp lớn và SMEs Dệt may Do vậy, SMEs có một đối thủ cạnh tranh khá nặng ký ngay trong nội bộ ngành đó chính là các doanh nghiệp lớn trong ngành Dệt may Do vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các SMEs Dệt may là một điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của SMEs nói riêng cũng như sự phát triển của ngành Dệt may nói chung 2.2 . THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SMEs DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO. I. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC SMEs. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SMEs DỆT MAY VIỆT NAM THỜI ĐIỂM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO. 1. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các SME 1.1 Về vốn. Vốn được

Ngày đăng: 18/10/2013, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Về tình hình lỗ, lãi của SMEs DMVN: cũng giống như các SMEs Việt Nam khác - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SMEs DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
t ình hình lỗ, lãi của SMEs DMVN: cũng giống như các SMEs Việt Nam khác (Trang 5)
Để có thể thấy vai trò của thiết bị công nghệ đối với năng suất sản phẩm bảng sau đây đưa ra số liệu thống kê và so sánh sản lượng của các SMEs giữa Việt Nam và của các SMEs của các nước trong khu vực với quy mô tương đương. - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SMEs DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
c ó thể thấy vai trò của thiết bị công nghệ đối với năng suất sản phẩm bảng sau đây đưa ra số liệu thống kê và so sánh sản lượng của các SMEs giữa Việt Nam và của các SMEs của các nước trong khu vực với quy mô tương đương (Trang 18)
Bảng dưới đây, tổng kết tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu của SMEs DMVN hai năm sau khi gia nhập WTO, giai đoạn 2006-2008 - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SMEs DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
Bảng d ưới đây, tổng kết tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu của SMEs DMVN hai năm sau khi gia nhập WTO, giai đoạn 2006-2008 (Trang 28)
Bảng 16: Hiện trạng máy móc và thiết bị của các SMEs DMVN 2007 - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SMEs DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
Bảng 16 Hiện trạng máy móc và thiết bị của các SMEs DMVN 2007 (Trang 30)
Nhận xét: Từ bảng điều tra trên có thể nhận thấy rằng so với các doanh nghiệp - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SMEs DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
h ận xét: Từ bảng điều tra trên có thể nhận thấy rằng so với các doanh nghiệp (Trang 33)
Bảng 21: Lộ trình tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm Dệt may. - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SMEs DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
Bảng 21 Lộ trình tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm Dệt may (Trang 35)
Bảng dưới đây thống kê về tình hình giảm lao động trong SMEs DM - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SMEs DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
Bảng d ưới đây thống kê về tình hình giảm lao động trong SMEs DM (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w