Tìm hiểu về ngân hàng phát triển việt nam- VDB

44 1.6K 18
Tìm hiểu về ngân hàng phát triển việt nam- VDB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về ngân hàng phát triển việt nam- VDB

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN TÌM HIỂU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - VDB Nhóm 10X: 1. Nguyễn Đức Long (nhóm trưởng) 2. Nguyễn Đức Duy 3. Nguyễn Tiến Mừng 4. Nguyễn Tiến Hậu 5. Trần Thị Minh 6. Đỗ Ngọc Sơn 7. Cao Quang Duẩn 8. Nguyễn Lan Hương 9. Trần Thị Hà 10. Phan Văn Ngọc Lớp tín chỉ: Ngân Hàng Phát Triển_2 Hà Nội, tháng 2 năm 2014 Mục Lục 2 Lời mở đầu Quá trình phát triển của các tổ chức tài chính gắn liền với quá trình phát triển kinh tế. Các ngân hàng như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các tổ chức tài chính phi ngân hàng như quỹ đầu tư , các công ty tài chính… đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thu hút tiết kiệm và tài trợ cho phát triển, hạn chế rủi ro và tăng khả năng sinh lời. Phần lớn các trung gian tài chính hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi ích tài chính của chủ sở hữu. Để có một nền kinh tế phát triển đòi hỏi phải có một tổ chức hoạt động với các mục tiêu và đối tượng phục vụ đặc biệt, hướng tới lợi ích kinh tế - xã hội, trước đòi hỏi này một loạt các công ty tài chính phát triển đã ra đời mà tiêu biểu là các Ngân hàng Phát triển. Thực tế, Ngân hàng Phát triển không chỉ hiện diện ở các nước đang phát triển mà đã, đang và sẽ tồn tại ở nhiều nước phát triển như Đức, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Trong lĩnh vực tài trợ các dự án phát triển, các Ngân hàng Phát triển đã không ngừng phát triển với tư cách là các tổ chức tài chính nhà nước như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Nhật Bản hay với tư cách là các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng khu vực ( Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Châu Phi). Dù với vai trò nào, sự đóng góp của các Ngân hàng Phát triển cho sự thịnh vượng của nền kinh tế là rất đáng ghi nhận. Điều này đã thôi thúc nhóm thực hiện đề tài tìm hiểu về Ngân hàng Phát Triển Việt Nam. Dù đã rất cố gắng song vì sự hạn chế về thời gian và dữ liệu nên bài viết của nhóm không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Vì vậy nhóm mong được nhận được sự phản hồi của thầy cô và các bạn để có thể tiến bộ. I. Sự ra đời Ngân hàng phát triển Việt Nam 1. Thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển(1/1/2000-5/2006) Để thực hiện đường lối đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhằm góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 và 3 Trung ương 6 lần 1 khoá VIII, và để tách bạch rõ ràng hơn nữa hoạt động quản lý Nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước, công tác quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước và hoạt động cho vay ưu đãi theo cơ chế chính sách của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/1999/NĐ- CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Tại Điều 1 Nghị định này, Chính phủ đã quy định: “Chính phủ thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước”. Ngày 08/7/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/1999/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, theo đó thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển để huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước. => Sau khi nhận bàn giao, Quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000. Việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển là một bước đi quan trọng trong việc đổi mới quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước - tập trung vào một đầu mối, khắc phục những tồn tại của cơ chế tín dụng đầu tư phát triển trong 10 năm trước theo hướng giảm bao cấp, tăng cường hiệu quả vốn đầu tư, nâng cao tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan cho vay, tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. 2. Ra đời Ngân hàng phát triển Việt Nam - Để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức tài trợ phát triển, phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đã thành lập NHPT trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ HTPT (Quyếtđịnh số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập NHPT) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. -Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT. 4 -Tiếp đó, ngày 30/3/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển Việt Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.Vốn Điều lệ của NHPT là 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển. Tại Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007, Thủ tướng Chính phủ quyết định: Ngân hàng Phát triển Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước, có vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển là 99 năm, kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ -TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập NHPT có hiệu lực. 3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển  Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ;  Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: + Cho vay đầu tư phát triển; + Hỗ trợ sau đầu tư; + Bảo lãnh tín dụng đầu tư.  Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: + Cho vay xuất khẩu; + Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; + Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.  Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác.  Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển. 5  Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo qui định của pháp luật.  Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.  Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao. II. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động của NHPT tới năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 1. Định hướng phát triển hoạt động của NHPT - Hoạt động của NHPT theo sát chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của đất nước; tập trung vốn cho đầu tư các chương trình, dự án phát triển nhằm góp phần chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH và nâng cao năng lực của nền kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu các ngành hàng Việt Nam; hỗ trợ phát triển các vùng miền. NHPT trở thành công cụ tài chính đắc lực của Chính phủ thực hiện chủ trương hỗ trợ phát triển và xuất khẩu. Nâng cao vai trò của NHPT trong việc tham mưu, đề xuất và thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ. Hoạt động của NHPT phải phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành và các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết gia nhập WTO; không phân biệt thành phần kinh tế. - Tổ chức và hoạt động của NHPT được hoàn thiện phù hợp với điều kiện trong nước và thông lệ quốc tế trên nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu về quản trị ngân hàng và quản lý nhà nước. Nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hướng thị trường, công khai minh bạch. - Hoạt động năng động trên thị trường tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu vốn cho ĐTPT và thúc đẩy xuất khẩu; góp phần phát triển thị trường tài chính của đất nước. Xây dựng hoàn chỉnh cơ chế điều hành nguồn vốn hiệu quả trên cơ sở quan hệ kinh tế. Huy động nguồn vốn phải gắn chặt với sử dụng vốn và điều hành, kinh doanh nguồn vốn theo tiêu chí hiệu quả kinh tế; từng bước tự chủ về tài chính.Đẩy mạnh huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động theo hướng tăng cường nguồn vốn dài hạn, huy động vốn trong và 6 ngoài nước bằng cả Việt Nam đồng và ngoại tệ; lãi suất huy động phù hợp với thị trường để thu hút tối đa các nguồn vốn, đảm bảo tính cân đối, thanh khoản giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Xây dựng cơ chế điều hành và xử lý rủi ro thanh khoản bảo đảm tính linh hoạt, nhanh nhạy và hiệu quả. - Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực và phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng NHPT hiện đại, thực hiện tốt chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước. - Tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng; quản lý chặt chẽ tiền vốn, cho vay đúng chính sách, không để thất thất thoát, lãng phí vốn và tiết kiệm chi tiêu. Quản lý tín dụng trên cơ sở thường xuyên thực hiện cơ cấu lại nợ, chuẩn hoá các tiêu chí phân loại nợ, xây dựng cơ chế phòng ngừa và xử lý rủi ro phù hợp với chuẩn mực của hệ thống ngân hàng Việt Nam. - Nâng cao hiệu quả quản lý, cho vay lại các dự án vay vốn ODA và các nguồn vốn nước ngoài; mở rộng hình thức vay lại từ các tổ chức trong và ngoài nước để cho vay theo nguyên tắc NHPT tự chịu trách nhiệm thẩm định, quyết định cho vay, hoàn trả vốn vay và tự chịu rủi ro tín dụng. - Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở phát huy các lợi thế sẵn có về tài trợ các dự án phát triển; mọi hoạt động nghiệp vụ đa dạng nhưng phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và bền vững trên nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật, an toàn và hiệu quả; tăng cường nguồn thu để giảm dần cấp phí quản lý từ NSNN. Phương châm hoạt động của NHPT là: An toàn hiệu quả - Hội nhập quốc tế - Phát triển bền vững 2. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư từ nay đến năm 2015 Để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ tăng trưởng và thúc đẩy xuất khẩu, trên cơ sở các HĐTD đã ký và các dự án tiềm năng, đặc biệt các dự án về hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật dầu khí và chương trình xử lý rác thải, các chương trình cơ khí và điện ; dự kiến nhu cầu vốn cho TDĐT&TDXK trong những năm tới là rất lớn, cụ thể: Bảng 3.1: Dự kiến nhu cầu vốn giai đoạn 2011-2015 Đơn vị : ngàn tỉ đồng 7 T T Nội dung(*) 2011 2012 2013 2014 2015 Cộng 2012- 2015 1 Giải ngân TDĐT 43 50 53 60 65 228 Tốc độ tăng dư nợ TDĐT 28% 25% 19% 20% 18% 2 Thu nợ gốc TDĐT 14,5 17,4 20,1 17,5 19 74 Tốc độ tăng thu nợ 26% 20% 16% -13% 9% 3 Dư nợ TDXK tăng thêm 3,5 4,2 5 6 7 22,2 Tốc độ tăng dư nợ TDXK 16% 16% 17% 17% 18% 4 Dư nợ cho vay khác tăng thêm 14,4 17,2 20,7 24,8 29,8 92,5 5 Trả nợ vốn huy động 20 16 16 10 10 72 Tốc độ tăng hằng năm -23% -20% 0% -38% 0% Tổng nhu 66,4 70 74,6 83,4 93 321 8 cầu Tốc độ tăng hằng năm 18% 18% 14% 18% 17% Ghi chú: (*): Các chỉ tiêu vốn được quy đổi theo tỷ giá hiện hành; không tính nguồn vốn ODA 3. Mục tiêu chung: - Mục tiêu đến năm 2015: Phấn đấu đến năm 2015, NHPT đạt trình độ chuyên nghiệp cao và hiện đại; phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng theo hướng thị trường. Thực sự hội nhập với thị trường quốc tế trên cả 2 phương diện: thị trường vốn và tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa. Vào năm 2015, vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ đạt 20 ngàn tỷ đồng (gấp đôi so với hiện nay), tương đương 1 tỷ USD, đến năm 2020, định chế tài chính của Nhà nước này sẽ được nâng vốn điều lệ lên 30 ngàn tỷ đồng. - Tầm nhìn đến 2020: NHPT trở thành một tổ chức tài trợ phát triển tự chủ về tài chính và hoạt động; không chỉ là công cụ đắc lực trong hỗ trợ phát triển KT-XH trong nước mà còn góp phần đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính với sự đa dạng về dịch vụ và hoạt động năng động trên thị trường vốn khu vực và quốc tế; tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức đảm nhiệm những nhiệm vụ mới trong bối cảnh Việt Nam đã cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Theo Quyết định 1245/QĐ-TTg về việc bổ sung vốn điều lệ cho VDB trong giai đoạn 2013-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc bổ sung vốn điều lệ cho VDB nhằm mục tiêu đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính theo đúng Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020.Cơ cấu lại nguồn vốn hoạt động của VDB theo hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hoạt động, nhằm cải thiện tính thanh khoản và giảm cấp bù lãi suất từ ngân sách nhà nước. Mức vốn điều lệ tăng thêm của VDB được xác định theo nguyên tắc, cơ cấu vốn chủ sở hữu bằng 10% dư nợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (hệ số CAR là 10). 9 Để bảo đảm đủ vốn điều lệ 20 ngàn tỷ đồng vào năm 2015 và 30 ngàn tỷ đồng vào năm 2020, ngoài sử dụng nguồn tích lũy hàng năm của VDB để bổ sung tăng vốn, Bộ Tài chính sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để bổ sung vốn (như đối với các doanh nghiệp nhà nước khác), trong chi đầu tư phát triển hàng năm, ngân sách nhà nước sẽ bố trí nguồn cho định chế tài chính đặc biệt này tăng vốn điều lệ. Theo Quyết định 369/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 2/2013, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013 - 2020 của VDB đạt khoảng 10%/năm; sau năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, vào năm 2020, quy mô tài sản của định chế tài chính này đạt khoảng 500 ngàn tỷ đồng. Cùng với việc nâng vốn điều lệ, nâng quy mô, mở rộng hoạt động, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu VDB nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 7% vào năm 2015, từ 4% - 5% vào năm 2020. VDB phải tập trung vốn tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp nông thôn; xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Hoạt động tín dụng xuất khẩu được tập trung vào những ngành hàng quan trọng đem lại giá trị xuất khẩu cao, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm cấp bù từ ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã giao VDB phối hợp với các bộ ngành hữu quan hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn của các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện để VDB nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô bảo lãnh và tăng cường quản trị rủi ro. Nghiên cứu thực hiện nghiệp vụ cho vay thoả thuận tự bù đắp chi phí đối với các đối tượng đang có quan hệ vay vốn tại VDB nhằm nâng cao hiệu quả sử 10 [...]... kèm theo Quyết định số: 36/QĐ- HĐQL ngày 11/06/2008 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thì nguồn huy động của NHPT gồm:  Vốn chủ sở hữu: - Vốn điều lệ của ngân hàng phát triển; 13  Chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển Vốn huy động: - Phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái... chức kinh tế Việt Nam; 21 - -  - Trường hợp được NHPT chấp thuận cho vay, Khách hàng phải cung cấp bản chính Thư bảo lãnh của Chính phủ hoặc của Ngân hàng trung ương nước nhập khẩu; NHPT và Khách hàng ký kết Hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật hai nước và thông lệ quốc tế Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu c  Khách hàng được Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương của nước bên khách hàng bảo lãnh... kém phát triển, VDB đã kết hợp nỗ lực của chính ngân hàng cùng với các điều kiện kinh tế, pháp luật một cách phù hợp để đáp ứng các yêu cầu về vốn Chiến lược nguồn vốn của ngân hàng là khai thác triệt để các nguồn hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức tài chính, liên kết các dự án trong nước và các nhà tài trợ nước ngoài, phát hành giấy nợ, bên cạnh đó ngân hàng cũng xúc tiến thường xuyên các hoạt động kêu... vốn của ngân hàng phải đảm bảo mối liên hệ về kỳ hạn và lãi suất Với hoạt động chủ yếu là tài trợ cho các dự án dài hạn có khả năng sinh lời thấp hoặc rủi ro cao, yêu cầu dặt ra cho NHPT là phải có nguồn vốn hỗn hợp với lãi suất tương đối thấp, thời gian sử dụng dài và chấp nhận rủi ro Theo Quy chế huy động, tiếp nhận, quản lý, điều hành và sử dụng nguồn vốn trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam... trả cho Ngân sách Nhà nước - Trực tiếp trả cho ngân hàng phục vụ các khoản phí dịch vụ ngân hàng theo quy định 5 Cấp phát và cho vay vốn ủy thác Nguyên tắc quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận uỷ thác 1 Các dự án đầu tư uỷ thác cho NHPT quản lý, thanh toán, cho vay phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về quản lý đầu tư và xây dựng theo quy định hiện hành, được bố trí vào kế hoạch đầu tư hàng năm... Đối tượng cho vay - Khách hàng (nhà nhập khẩu nước ngoài) mua hàng hoá do Việt Nam sản xuất nằm trong Danh mục hàng hoá vay vốn tín dụng xuất khẩu   Điều kiện cho vay - Khách hàng thuộc đối tượng vay vốn quy định tại Điều 29 Quy chế này có đủ các điều kiện dưới đây: - Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Đã ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa vay vốn tín dụng... bảo lãnh phát hànhhoặc đấu thầu tại các trung tâm giao dịch chứng khoán; Đối với các khoản vốn huy động khác: Hợp đồng vay vốn, hợp đồng tiền gửi hoặc tàikhoản tiền gửi Thời hạn huy động - Đối với TPCP, thời hạn vốn huy động tối đa là 15 năm - Đối với các khoản vốn huy động khác: không có hạn chế về kỳ hạn e) Thực trạng huy động vốn của VDB Trong điều kiện vốn trung và dài hạn kém phát triển, VDB đã... cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng 20 Khách hàng phải huy động đủ các nguồn vốn hợp pháp khác như vốn chủ sở hữu, vốn vay các tổ chức, cá nhân để thực hiện hợp đồng, phương án sản xuất kinh doanh - Mức vốn cho vay bằng ngoại tệ do NHPT quyết định trên cơ sở nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của Khách hàng, nhưng không vượt... (BHXH: 6,7%; TKBĐ: 4,2%, Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài: 2%; KBNN: 2,9%); số dư nguồn vốn huy động từ TPCP chiếm 72,2%, các nguồn huy động khác chiếm 12% 2 Tín dụng đầu tư Cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây viết tắt là NHPT) là một trong các hình thứctín dụng đầu tư của Nhà nước đối với các dự án đầu tư thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn và các vùng... cho vay là đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi Việc cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện đối với dự án có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị mà Chủ đầu tư có khả năng cân đối ngoại tệ trả nợ - Về nguyên tắc, vay bằng đồng Việt Nam trả nợ bằng đồng Việt Nam, vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi trả nợ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi Trường hợp Chủ đầu tư vay vốn bằng đồng Việt Nam có nhu . trợ các dự án phát triển, các Ngân hàng Phát triển đã không ngừng phát triển với tư cách là các tổ chức tài chính nhà nước như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Nhật Bản. đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương. TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN TÌM HIỂU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - VDB Nhóm 10X: 1. Nguyễn Đức Long (nhóm trưởng) 2. Nguyễn Đức Duy 3.

Ngày đăng: 01/11/2014, 16:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Sự ra đời Ngân hàng phát triển Việt Nam

    • 1. Thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển(1/1/2000-5/2006)

    • 2. Ra đời Ngân hàng phát triển Việt Nam

    • 3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển

    • II. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động của NHPT tới năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

      • 1. Định hướng phát triển hoạt động của NHPT

      • 2. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư từ nay đến năm 2015

      • 3. Mục tiêu chung:

      • 4. Mục tiêu cụ thể

      • III. Hoạt động của nghiệp vụ

        • 1. Huy động vốn

        • 2. Tín dụng đầu tư

        • 3. Tín dụng xuất khẩu

          • a. Cho nhà xuất khẩu Việt Nam vay

          • 4. Cho vay lại vốn ODA

          • 5. Cấp phát và cho vay vốn ủy thác Nguyên tắc quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận uỷ thác

          • 1. Các dự án đầu tư uỷ thác cho NHPT quản lý, thanh toán, cho vay phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về quản lý đầu tư và xây dựng theo quy định hiện hành, được bố trí vào kế hoạch đầu tư hàng năm của Đơn vị uỷ thác.

          • 2. Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư uỷ thác chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và thực hiện dự án đầu tư theo đúng chế độ, chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

          • 3. Việc quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận uỷ thác được thực hiện theo các quy định tại Hợp đồng uỷ thác quản lý, thanh toán vốn đầu tư hoặc Hợp đồng uỷ thác quản lý, cho vay vốn đầu tư.

          • 4. Thông qua công tác quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư, NHPT giúp Đơn vị uỷ thác quản lý thanh toán, cho vay vốn đầu tư theo đúng quy định; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng vốn đầu tư sai mục đích, sai chế độ, gây lãng phí thất thoát vốn đầu tư.

          • 5. NHPT được hưởng phí quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận uỷ thác.

          • Tiếp nhận quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận uỷ thác

          • 1. Việc tiếp nhận quản lý, thanh toán, cho vay nguồn vốn đầu tư nhận uỷ thác chỉ được thực hiện sau khi Đơn vị uỷ thác và NHPT (Chi nhánh NHPT) đã ký Hợp đồng uỷ thác. Hợp đồng uỷ thác được ký trên cơ sở thoả thuận giữa Đơn vị uỷ thác và NHPT (Chi nhánh NHPT).

          • 2. Trường hợp Đơn vị uỷ thác uỷ thác cho NHPT quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư đối với nhiều dự án và thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Đơn vị uỷ thác trực tiếp ký Hợp đồng uỷ thác với NHPT. Sau khi ký Hợp đồng uỷ thác, NHPT có văn bản giao nhiệm vụ cho các Chi nhánh NHPT trực tiếp quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư uỷ thác cho các dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn từng tỉnh.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan