Tổng quan về Ngân hàng phát triển Việt Nam
Trang 1BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Địa điểm thực tập: Hội sở chính Ngân hàng phát triển Việt Nam 25A Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Loan Giảng viên hướng dẫn: ThS Phan Hồng Mai
HÀ NỘI, NĂM 2008
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Địa điểm thực tập: Hội sở chính Ngân hàng phát triển Việt Nam 25A Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Loan Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
Trang 3Mục lục
Danh mục các bảng số liệu………5
Chương 1 Tổng quan về Ngân hàng phát triển Việt Nam 6
1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng phát triển Việt Nam 6
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng phát triển 8
1.3 Bộ máy tổ chức của Ngân hàng phát triển 8
● Cho vay đầu tư 13
● Hỗ trợ sau đầu tư 16
● Bảo lãnh tín dụng đầu tư 18
1.4.2.2 Tín dụng xuất khẩu 19
● Cho vay xuát khẩu 19
● Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu 21
Chương 2 Kết quả hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam trong năm 2007 23
2.1 Huy động vốn 23
2.2 Sử dụng vốn 24
2.2.1 Tín dụng đầu tư 25
Trang 42.2.1.1 Công tác giải ngân 25
2.2.4 Cho vay lại vốn ODA 35
2.2.5 Cho vay thí điểm 36
Chương 3 Định hướng phát triển của ngân hàng phát triển Việt Nam năm 2008 38
3.1 Kế hoạch thực hiện năm 2008 của Ngân hàng phát triển 38
3.2 Giải pháp thực hiện của Ngân hàng phát triển 39
3.2.1 Công tác huy động và sử dụng vốn 40
3.2.2 Tín dụng đầu tư 41
3.2.3 Về cho vay lại vốn ODA và quan hệ quốc tế 42
3.2.4 Tín dụng xuất khẩu 43
3.2.5 Hỗ trợ sau đầu tư và ủy thác 43
3.2.6 Kiểm tra nội bộ 44
Danh mục tài liệu tham khảo……….…45
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1 Tóm tắt kết quả năm 2007 …… 25Bảng 2.2 Cơ cấu doanh số cho vay năm 2007 31Bảng 2.3 Số liệu cấp phát thủy điện Sơn La 34Bảng 3.1 Kế hoạch sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển Việt Nam
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂNVIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB – sau đây gọi tắt là Ngân hàng phát triển) được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006 Là một tổ chức Tài chính đặc biệt do Chính Phủ thành lập, theo đó, Ngân hàng phát triển hoạt động mang tính đặc thù riêng
Ngân hàng phát triển là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận Theo yêu cầu ,nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỉ lệ an toàn vốn của VDB và do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định đã bố sung vốn điều lệ lên là 10.000 tỷ đồng tại Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng phát triển (Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2007/QD-TTg ngày 30/03/2007) Như vậy cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, VDB có mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu.
So với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Phát triển hiện nay sẽ được tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả.
So với các NHTM khác, Ngân hàng Phát triển có sự khác biệt là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư Do hoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số
Trang 7ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Trong năm 2007, hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ hoạt động theo nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 Về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
DN vay vốn của Ngân hàng Phát triển với lãi suất cho vay sẽ rẻ hơn vay của các NHTM khác Bởi vì ngân hàng cho vay theo lãi suất thị trường, theo thông lệ quốc tế là lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một khoản phí nhất định (khoảng 1%/năm) Điều này cho thấy sự ưu đãi không chỉ được vay rẻ mà thời hạn cho vay dài sẽ giúp cho đối tượng vay vốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất Hơn nữa, việc khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v cũng được dài hơn nên khách hàng vay vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất và mở rộng đầu tư Theo lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển cho biết, điều kiện cho vay của ngân hàng đơn giản hơn so với vay từ các NHTM khác như không phải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở mức tương đối thấp, bằng 30% giá trị khoản vay Trong tương lai, ngân hàng có dự định trình Chính phủ giảm mức thế chấp xuống còn 15% giá trị khoản vay.
Đặc biệt Ngân hàng phát triển không được huy động tiền gửi bằng đồng
Việt Nam Ngân hàng phát triển được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Trang 81.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng phát triển
• Huy động, tiếp nhận các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo Quy định của Chính phủ.
• Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
• Chính sách tín dụng đầu tư phát triển bao gồm: o Cho vay đầu tư phát triển
o Hỗ trợ sau đầu tư
o Bảo lãnh tín dụng đầu tư
• Chính sách tín dụng xuất khẩu bao gồm: o Cho vay xuất khẩu
o Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
o Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh hợp đồng xuất khẩu.
• Nhận ủy thác quản lý vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa VDB với các tổ chức ủy thác
• Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.
• Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
• Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.
1.3 Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng phát triển
Trang 9Hệ thống Ngân hàng phát triển được tổ chức theo một hệ thống và thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng phát triển bao gồm Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Bộ máy điều hành.
1.3.1 Hội đồng quản lý
Hội đồng quản lý (HĐQL) có 05 thành viên, trong đó có thành viên
chuyên trách và thành viên không chuyên trách Chủ tịch, Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển là thành viên chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ tài chính và các Bộ khác có liên quan.
Nhiệm vụ và quyền hạn chính của Hội đồng quản lý
- Thông qua báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính và quyết toán hàng năm,
HĐQL đưa ra quyết định kế hoạch phát triển, định hướng các hoạt động của Ngân hàng phát triển
- HĐQL quyết định chấp nhận việc thành lập, chia, tách, sát nhập hợp nhất, giải thể Sở giao dịch, chi nhánh và văn phòng đại diện của trong nước và nước ngoài theo đề nghị của Tống giám đốc.
- Giám sát, kiểm tra bộ máy điều hành trong việc thực hiện các Quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước điều lệ của Ngân hàng phát triển và các quyết định của HĐQL.
Tất cả các quyết định của HĐQL phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.
1.3.2 Ban kiểm soát
Trang 10Ban kiểm soát có tối đa 07 thành viên chuyên trách, là các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư…, hiểu biết về pháp luật, không có tiền án, tiền sự và các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật.
Trưởng Ban kiểm soát do HĐQL quyết định bổ nhiệm, miến nhiệm.Các thành viên khác do Chủ tịch HĐQL quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Nhiệm vụ và quyền hạn chính của Ban kiểm soát:
- Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng phát triển.
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính của Ngân hàng phát triển khi xét thấy cần thiết để báo cáo Hội đồng quảnn lý, Bộ tài chính và các cơ quan có liên quan.
- Báo cáo HĐQL về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng phát triển.
1.3.3 Bộ máy điều hành
Điều hành hoạt động của Ngân hàng phát triển là Tổng giám đốc, trợ lý cho Tổng giám đốc có bốn Phó Tống giám đốc và một Kế toán trưởng.
Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng phát triển, chịu trách nhiệm trước Hội đông quản lý, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của Ngân hàng phát triển theo nhiệm vụ và quyền hạn quy định.
Bộ máy điều hành gồm có: Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội; Sở giao dịch I tại Hà Nội và vào ngày 25/7/2007 Sở giao dịch II được thành lập tại TP
Trang 11Hồ Chí Minh; Có 62 Chi nhánh trên cả nước, và các văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.
Các đơn vị thuộc Hội sở chính bao gồm:
- Ban Kế hoạch – Tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc trong công tác tổng hợp phân tích tình hình kinh tế xã hội, thị trường tài chính tiền tệ, hoạch định chiến lược dài hạn và từng thời kì; xây dựng các kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm của NHPT; huy động, tiếp nhận, quản lý các nguồn vốn của NHPT; tổng hợp các kết quả hoạt động của NHPT theo định kì hoặc đột xuất.
- Ban tín dụng trung ương có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc trong việc tổ chức chỉ đạo, thực hiện công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và bảo lãnh tín dụng đầu tư với các dự án thuộc kinh tế trung ương.
- Ban tín dụng địa phương có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và bảo lãnh tín dụng đầu tư với các dự án thuộc kinh tế địa phương.
- Ban tín dụng xuất khẩu có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu, cho vay vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài.
Bên cạnh đó còn có các Ban:
- Ban hỗ trợ sau đầu tư và quản lý vốn ủy thác - Ban quản lý vốn nước ngoài và quan hệ quốc tế - Ban thẩm định.
- Ban tài chính kế toán, kho quỹ.
Trang 12- Ban quản lý tài sản và xây dựng cơ bản nội ngành - Ban Kiểm tả nội bộ.
- Ban tổ chức cán bộ - Ban pháp chế.
Ngoài ra còn có Văn phòng và ba trung tâm: TT Đào tạo và nghiên cứu khoa học, TT Công nghệ thông tin, TT xử lý nợ Đặc biệt có riêng bộ phận Tạp chí Hỗ trợ phát triển Tạp chí đã góp phần cung cấp các ấn phẩm phục vụ công tác chuyên môn, tuyên truyền quảng bá hoạt động, hình ảnh Ngân hàng phát triển trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.4 Hoạt động chính của Ngân hàng phát triển1.4.1 Huy động vốn
- Phát hành trái phiếu Chỉnh phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu của Ngân hàng phát triển và kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật.
- Vay của công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước.
- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài.
Việc huy động các nguồn vốn nói trên với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp.
Ngoài ra còn có các khoản vốn khác
- Vốn Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ sau đầu tư.
-Vốn ODA vay trực tiếp và vốn ODA được Bộ tài chính ủy quyền cho vay
lại.
Trang 13- Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Vốn nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ tổ chức trong và ngoài nước thông qua Hợp đồng nhận ủy thác giữa Ngân hàng phát triển và các tổ chức ủy thác khác.
- Vốn huy động góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
- Vốn do ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và các mục tiêu chương trình của Chính phủ.
- Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
1.4.2 Sử dụng vốn1.4.2.1 Tín dụng đầu tư* Cho vay đầu tư
Đối tượng cho vay: phải thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư được ban hành kèm theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP.Trong đó có quy định rõ theo từng ngành nghề lĩnh vực, cũng như các dự án đầu tư theo quyết định của Chính phủ.
Điều kiện cho vay: cũng giống như các Ngân hàng khác, bao gồm các điều kiện về chủ đầu tư, dự án sản xuất kinh doanh, thủ tục tiến hành Song cần chú ý các điểm khác sau:
- Thuộc đối tượng cho vay.
- Chủ đầu tư thực hiện đảm bảo tiền vay(sẽ được nêu phần sau)
- Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn.
Trang 14Mức vốn cho vay: tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đối với mỗi dự án không bao gồm phần vốn lưu động Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay mức cao hơn 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án(không bao gồm vốn lưu động) mới đủ điều kiện thực hiện thì Ngân hàng phát triển đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét và quyết định.
Thời hạn cho vay: được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng không quá 12 năm Một số dự án đặc thù (Dự án nhóm A, trồng cây cao su, trồng cây thông) cho phép thời gian vay vốn tối đa là 15 năm Tuỳ theo từng dự án và yêu cầu về vốn, Quỹ có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn trong đó chủ yếu là cho vay trung và dài hạn Vay vốn ngắn hạn là vay vốn có thời gian vay dưới 2 năm, từ 2 - 5 năm là trung hạn, từ 5 năm trở lên là dài hạn.
Lãi suất cho vay :
- Lãi suất cho vay đầu tư bằng VND tính bằng lãi suất Chính phủ 5 năm cộng 0,5%/năm Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ; dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện khó khăn ; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120 lãi suất cho vay bằng VND bằng lãi suất Chính phủ kì hạn 5 năm.
- Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất Sibor 6 tháng cộng thêm tỷ lệ % (Lãi suất cho vay này được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn).
Trang 15- Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng.
Quy trình cho vay tín dụng đầu tư:
Cũng như tại các Ngân hàng thương mại, quy trình cho vay tín dụng đầu tư tại VDB có một vài đặc điểm tương tự Song, do tính đặc thù của VDB nên có một vài điểm lưu ý sau:
VDB sử dụng trực tiếp nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự án đầu tư vay vốn với lãi suất ưu đãi để hoàn thành chiến lược do Nhà nước đề ra Chính vì lý do đó nên quy trình cho vay tín dụng đầu tư cũng yêu cầu cao hơn
Sự có mặt của VDB được thể hiện ngay từ khâu lập dự án mang tính khả thi, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư (Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) Sau khi có quyết định đầu tư, chủ dự án gửi Hồ sơ xin vay tới VDB bao gồm:Đơn xin vay vốn; Báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc báo cáo đầu tư đã được thông qua theo quy định của pháp luật; Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Văn bản chấp thuận cho vay của Quỹ hỗ trợ phát triển; Tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình.
Mức vốn cho vay: tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đối với mỗi dự án không bao gồm phần vốn lưu động Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay mức cao hơn 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động) mới đủ điều kiện thực hiện thì Ngân hàng phát triển đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét và quyết định.
Trang 16Thẩm định bảo đảm tiền vay:
Thẩm định bảo đảm tiền vay nhằm hạn chế các rủi ro trong cho vay, góp phần đảm bảo mục tiêu an toàn vốn ngay cả khi cho vay mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay.
Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, khi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác.
Đối với chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, khi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mức vốn vay Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được cho, tặng, chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố các tài sản trên để vay vốn nơi khác.
Khi chủ đầu tư không trả được nợ, hoặc giải thể, phá sản, tổ chức cho vay được xử lý tài sản hình thành bằng vốn vay như đối với tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
Trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án, VDB giám sát việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng tiến độ, đúng quy định của pháp luật Trong trường hợp phát hiện chủ đầu tư sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, VDB sẽ dừng thực hiện giải ngân vốn đầu tư cho dự án và thông báo cho cấp thẩm quyền quyết định đầu tư.
* Hỗ trợ sau đầu tư
Trang 17Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là hình thức hỗ trợ tài chính của nhà nước, theo đó nhà nước sẽ hỗ trợ 1 phần lãi suất cho các dự án đã đầu tư, đi vào hoạt động và hoàn trả được nợ vay Đây cũng chính là biện pháp nhằm tạo điều kiện mở rộng tín dụng trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các chủ dự án
Quy trình hỗ trợ lãi suất sau đầu tư:
Để được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, chủ đầu tư phải gửi cho Quỹ hỗ trợ phát triển hồ sơ xin hỗ trợ lãi suất gồm: i) Đơn xin hỗ trợ lãi suất; ii) Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; iii) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi); iv) Hợp đồng tín dụng với tổ chức cho vay.
Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét, nếu chấp nhận thì làm thủ tục ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất Nếu không chấp nhận thì Quỹ có văn bản gửi chủ đầu tư; đồng thời phải có báo cáo giải trình và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Để được cấp tiền hỗ trợ lãi suất, ngoài việc dự án phải được Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ghi kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển trong năm, chủ đầu tư phải gửi cho Quỹ hỗ trợ phát triển: i) Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng (bản chính); ii) Khế ước nhận nợ (bản sao có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); iii) Chứng từ gốc trả nợ trong năm của chủ đầu tư cho tổ chức tín dụng cho vay vốn.
Điều kiện hỗ trợ sau đầu tư
Trang 18- Dự án thuộc đối tượng hỗ trợ sau đầu tư quy định tại Điều 12 Nghị định này.
- Được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và ký kết hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư.
- Dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã trả được nợ vay
Mức hỗ trợ sau đầu tư: Mức hỗ trợ sau đầu tư bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và 90% lãi suất vay vốn đầu tư áp dụng cho các đối tượng nêu trên Ngân hàng Phát triển Việt Nam cấp hỗ trợ sau đầu tư theo kết quả trả nợ của chủ đầu tư.
* Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư có thể tận dụng tối đa nguồn vốn có thể huy động được, Ngân hàng phát triển cho phép thực hiện bảo lãnh tín dụng đầu tư Đây là một cam kết với Ngân hàng phát triển và tổ chức tín dụng khác về việc trả nợ đầy đủ và đúng hạn của bên đi vay
Quy trình bảo lãnh tín dụng đầu tư:
Để được hưởng bảo lãnh tín dụng đầu tư từ VDB, chủ đầu tư phải gửi đến VDB hồ sơ xin bảo lãnh, bao gồm: Đơn xin bảo lãnh, Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, giấy đề nghị bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho dự án vay vốn đầu tư
VDB sẽ thẩm định và thông báo ý kiến cho tổ chức tín dụng và chủ đầu tư về việc chấp thuận bảo lãnh hay không Nếu được chấp thuận bảo lãnh, VDB ký kết hợp đồng bảo lãnh tín dụng đầu tư với chủ đầu tư về việc bảo lãnh dự án đã
Trang 19được chấp thuận, trong đó quy định rõ thời hạn, mức bảo lãnh và trách nhiệm của các bên.
Mức bảo lãnh và phí bảo lãnh Mức bảo lãnh tương ứng với mức vốn vay, nhưng không vượt quá tổng mức đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động) Chủ đầu tư được bảo lãnh không phải trả phí.
Trách nhiệm tài chính khi chủ đầu tư không trả được nợ
Trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký thì:
- Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày khoản vay đến hạn, chủ đầu tư không trả được nợ, tổ chức tín dụng có yêu cầu bằng văn bản gửi Ngân hàng Phát triển Việt Nam trả nợ thay
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm trả nợ cho tổ chức tín dụng thay chủ đầu tư phần vốn vay quá hạn đã nhận bảo lãnh khi nhận được yêu cầu trả nợ thay
- Chủ đầu tư phải nhận nợ bắt buộc và có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam về số tiền trả nợ thay với lãi suất phạt bằng 150% lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng.
1.4.2.2 Tín dụng xuất khẩu* Cho vay xuất khẩu
Điều kiện cho vay
Sử dụng quy cách Bullets & Numbering khác
Trang 20• Thuộc đối tượng vay vốn: Nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu và nhà
nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng
vay vốn tín dụng xuất khẩu được ban hàng kèm theo Nghị định 151/2006/ NĐ-CP
• Nhà xuất khẩu đã ký kết hợp đồng xuất khẩu Nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu đã ký kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Việt Nam.
• Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và chấp thuận cho vay
• Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ
• Ngoài 4 điều kiện trên còn có:
- Nhà xuất khẩu phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay tại Nghị định này; phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn;
- Nhà nhập khẩu phải được Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương của
nước bên nhà nhập khẩu bảo lãnh vay vốn
Mức vốn cho vay Mức cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng
Thời hạn cho vay
Trang 21- Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nhưng không quá 12 tháng.
- Trường hợp cần thiết, thời hạn cho vay trên 12 tháng thì nhà xuất khẩu mới đủ điều kiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Lãi suất cho vay:
- Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn theo hợp đồng tín dụng
*Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
Gần giống với bảo lãnh tín dụng đầu tư, đối tượng bảo lãnh là nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu, nhưng không vay vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước
Thời hạn bảo lãnh Thời hạn bảo lãnh phù hợp với thời hạn vay vốn theo Hợp đồng tín dụng đã ký giữa nhà xuất khẩu với tổ chức tín dụng nhưng tối đa là 12 tháng.
Mức bảo lãnh, phí bảo lãnh
Trang 22- Mức bảo lãnh cho nhà xuất khẩu vay vốn không quá 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu hoặc giá trị L/C.
- Nhà xuất khẩu được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh bằng 1%/năm trên số dư tín dụng được bảo lãnh.
Trách nhiệm tài chính khi nhà xuất khẩu không trả được nợ: giống với hình thức Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Trên đây là một vài nét sơ lược về hoạt động cơ bản của Ngân hàng phát triển Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động cấp vốn ủy thác và cho vay lại vốn ODA.