- Để thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao thì trong năm 2008 NHPT cần huy động trên 40.500 tỷ đồng, đảm bảo: Trả nợ vốn huy động đến hạn: 13.800 tỷ đồng; Cho vay tín dụng đầu tư: 18.900 tỷ đồng (gồm 17.000 tỷ đồng dự án chuyển tiếp); Cho vay tín dụng xuất khẩu: cho vay thêm 1.500 tỷ đồng (để đảm bảo dư nợ bình quân 4.000 tỷ đồng; Hỗ trợ sau đầu tư: 440 tỷ đồng (160 tỷ đồng chuyển tiếp và 280 tỷ đồng cấp mới); Dự trữ: 6.000 tỷ đồng.
- Cân đối nguồn để thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao: Vốn gối đầu từ năm 2007 chuyển sang: 11.700 tỷ đồng; Thu nợ: 8.500 tỷ đồng; Huy động mới: 20.000 tỷ đồng; Vốn cấp hỗ trợ sau đầu tư: 440 tỷ đồng. (Không tính 550 triệu USD tiếp nhận cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất và 3.800 tỷ đồng cho vay thí điểm, vốn huy động uỷ thác cho Ngân sách một số địa phương như An Giang, Kiên Giang...)
NHPT đã giao kế hoạch giải ngân tổng thể năm 2008 cho các đơn vị trong toàn hệ thống (28.856 tỷ đồng); để thực hiện được kế hoạch này thì cần thêm hơn 11.500 tỷ đồng. Số vốn này cần được tăng cường huy động từ phát hành Trái phiếu Chính phủ và các hình thức huy động khác của NHPT (Hội sở chính và các chi nhánh). Do vậy, toàn hệ thống cần đẩy mạnh huy động vốn ngay từ đầu năm và thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Hoàn chỉnh cơ chế chính sách và phương án liên quan đến huy động và điều hành vốn nội bộ: Cơ chế phát hành chứng chỉ tiền gửi, mua lại trái phiếu do NHPT phát hành trước hạn; Cơ chế quản lý, điều hành tập trung nguồn vốn gắn với lãi, phí, tiền lương; Cơ chế huy động và sử dụng vốn ngoại tệ.
- Tích cực triển khai ngay từ đầu năm việc huy động vốn trong và ngoài nước từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng.
- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện huy động vốn thí điểm trong hệ thống, từ đó xây dựng phương án huy động - sử dụng vốn phù hợp với đặc điểm của hệ thống, tạo nguồn thu dần tiến tới tự chủ về tài chính.
- Tăng cường công tác lập, xây dựng kế hoạch huy động vốn và kế hoạch hoá nguồn vốn nhàn rỗi, đảm bảo khả năng thanh toán và cân đối tài chính của hệ thống.
- Quản lý tập trung toàn bộ nguồn vốn trong hệ thống đảm bảo tính chính xác, cập nhật của số liệu phục vụ tốt nhất công tác quản lý điều hành.
3.2.2. Tín dụng đầu tư:
- Kế hoạch giải ngân năm 2008 được điều hành theo quý (đối với kế hoạch chi tiết) theo nguyên tắc chỉ điều chỉnh giảm kế hoạch quý đã giao trong những trường hợp đặc biệt; Chi nhánh không được giải ngân vượt kế hoạch quý đã thông báo. Kế hoạch giải ngân tổng thể là cơ sở đề tính toán chỉ tiêu thi đua.
- Hoàn chỉnh sổ tay nghiệp vụ tín dụng đầu tư đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của Nhà nước nhưng phải phù hợp với thực tế.
- Hướng dẫn và xử lý kịp thời các vướng mắc, kiến nghị của các Chi nhánh trong công tác giải ngân. Trường hợp vượt thẩm quyền cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành.
- Tổ chức các đoàn công tác đôn đốc giải ngân, cùng chi nhánh tháo gỡ khó khăn cho từng dự án để đẩy nhanh tốc độ giải ngân.
- Kiểm tra các dự án nhóm A, các dự án kém hiệu quả.
- Chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc về cơ chế nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên cơ sở quản lý chặt chẽ nguồn vốn tín dụng Nhà nước.