Công tác giải ngân

Một phần của tài liệu Tổng quan về Ngân hàng phát triển Việt Nam .doc (Trang 25 - 35)

Giải ngân trong năm: 21.877 tỷ đồng (trong đó giải ngân cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất: 7.243 tỷ đồng, tín dụng đầu tư: 14.634 tỷ đồng), đạt 98,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (bao gồm cả NM lọc dầu Dung Quất), 86% kế hoạch NHPT giao tại Công văn số 2333/NHPT-TDTW và 74% kế hoạch cập nhật đến 31/12/2007 (không bao gồm cả NM lọc dầu Dung Quất).

Giải ngân vốn tín dụng đầu tư tăng dần theo các quý (Quý I: 1.708 tỷ đồng, Quý II: 2.865 tỷ đồng, Quý III: 3.510 tỷ đồng và Quý IV: 6.551 tỷ đồng). Một số dự án có vướng mắc đã lâu nhưng trong năm 2007 đã bắt đầu giải ngân: DAP Hải Phòng, Nhà máy bột giấy Thanh Hoá...Tuy nhiên số vốn giải ngân trong năm vẫn đạt thấp so với kế hoạch của NHPT, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác cân đối nguồn vốn của NHPT.

Ngoài các nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước;năng lực của chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu; sự biến động của giá cả thị trường...cũng cần đánh giá về sự nỗ lực, chủ động của hệ thống trong việc phối hợp với các cấp chính quyền, các nhà đầu tư chưa thật sự quyết liệt. Cá biệt có trường hợp chủ đầu tư cố tình chiếm dụng vốn của nhà thầu nên không tích cực hoàn thiện hồ sơ giải ngân để tránh nhận nợ với NHPT. Ngoài ra có hiện tượng một số chi nhánh chưa nghiên cứu kỹ hướng dẫn của NHPT về các giải pháp tháo gỡ, đẩy mạnh giải ngân nên lúng túng, bị động khi xử lý công việc... ; Cơ chế điều hành kế hoạch năm 2007 không ổn định cũng ảnh hưởng tới việc giải ngân của các Chi nhánh.

- Trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng trong năm 2007 là khoảng 38%, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay của NHPT năm 2007

so với năm 2006: 48%, tăng nhanh so với các năm trước (năm 2006 so với 2005 là 26%). Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2007 so với 2006: 17%, 2006 so với 2005: 10% và 2005 so với 2004: 7% .

- Trong năm 2007, đã có 113 dự án vay vốn tín dụng đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng, 1.203 dự án đã thanh lý hợp đồng tín dụng. Hiện tại toàn ngành đang quản lý, cho vay 5.922 dự án.

- Chi nhánh giải ngân đạt 100% kế hoạch : Nam Định, Ninh Bình, Cao Bằng, Thanh Hoá, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu. (Tuy nhiên, trong số này có một số chi nhánh quy mô giải ngân không lớn và chủ yếu là giải ngân vốn kiên cố hóa kênh mương, ví dụ: Cà Mau, Bạc Liêu).

- Chi nhánh giải ngân đạt thấp (dưới 70% kế hoạch theo công văn số 2333/ NHPT-TDTW): Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Lai Châu, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế, Bình Định, Phú Yên, Vũng Tàu, Trà Vinh.

2.2

. 1.2 Thu nợ

Công tác thu nợ trong năm 2007 đạt cao so với kế hoạch điều chỉnh. Cụ thể là thu nợ gốc đạt 7.104 tỷ đồng, đạt 94% kế hoạch, tăng 1.438 tỷ đồng; thu nợ lãi đạt 2.193 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch, tăng 515 tỷ đồng so với năm 2006. Như vậy cả hệ thống đã đạt được 95% kế hoạch thu nợ gốc và 99,5% kế hoạch thu nợ lãi. Tuy nhiên so với kế hoạch đặt ra đầu năm thì tỷ lệ này chỉ là 78% kế hoạch thu nợ gốc và 80% kế hoạch thu nợ lãi. Việc thu nợ không đạt kế hoạch đã ảnh hưởng đến cân đối nguồn vốn và việc thực hiện kế hoạch tài chính của NHPT.

Ngoài các nguyên nhân khách quan như: giá cả thị trường biến động, một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ do cạnh tranh, UBND tỉnh không

bố trí kế hoạch NSNN để trả nợ, thiên tai, dịch bệnh..., các nguyên nhân chủ quan từ hệ thống NHPT là:

- Công tác dự đoán, dự báo, thông tin tín dụng và khả năng phân tích đánh giá thị trường trong khâu thẩm định dự án còn bị động.

- Việc phối hợp và hỗ trợ của trung ương với chi nhánh và giữa các chi nhánh trong việc thu nợ và xử lý các khoản nợ quá hạn kéo dài vẫn chưa được sát sao, chặt chẽ, còn lúng túng, chưa chuyên nghiệp, kiến thức pháp luật còn hạn chế.

- Có tình trạng một số chi nhánh chỉ đạo thực hiện chưa thường xuyên, liên tục và quyết liệt đối với từng bộ phận, cá nhân để bám sát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư để thu nợ hoặc đề xuất hướng xử lý. Cá biệt có một số dự án chủ đầu tư cho thuê, cho mượn nhưng chi nhánh không phát hiện kịp thời, gây nhiều khó khăn trong quá trình xử lý tồn đọng.

Các Chi nhánh thu nợ (gốc và lãi) dưới mức trung bình của hệ thống: SGD I, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

2.2.1 .3 Chất lượng nợ

- Dư nợ: 53.163 tỷ đồng, tăng 17% so với 31/12/2006. Dư nợ dài hạn của NHPT (bao gồm cả vốn ODA) chiếm khoảng 10,7% dư nợ của hệ thống ngân hàng (dư nợ toàn hệ thống ngân hàng 968.000 tỷ đồng, tốc độ tăng tín dụng

37,8%). Trong đó, phải kể đến lãi đến hạn thu chưa thu được: 1.302 tỷ đồng. Trong đó của chương trình mía đường và đánh cá xa bờ chiếm gần 30%.

- Nợ quá hạn đến 31/12/2007 là 3.084 tỷ đồng, chiếm 5,8% dư nợ, giảm 152 tỷ đồng so với 31/12/2006 (NQH 2006 chưa loại khoanh nợ giao thông). Trong đó nợ quá hạn của chương trình đánh cá xa bờ chiếm khoảng 13%, các dự án hạ tầng giao thông chiếm 37% nợ quá hạn của hệ thống (nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng 2%/dư nợ), điều này chứng tỏ chất lượng nợ đang là vấn đề đáng quan tâm của NHPT trong thời gian tới.

- Nợ quá hạn tăng mạnh trong tháng 12, đặc biệt là 15 ngày cuối tháng (phát sinh hơn 910 tỷ đồng nợ quá hạn). Các chi nhánh có nợ quá hạn và lãi treo tăng so với 31/12/2006: Cao Bằng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Đồng Nai, Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế, Bắc Ninh, Yên Bái.

- Các chi nhánh có nợ quá hạn thấp (dưới 2% dư nợ): Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Long An.

- Theo kết quả phân loại dư nợ đến 30/9/2007, dư nợ bình thường chiếm 82% (tăng so với thời điểm 30/6/2007: 6.213 tỷ đồng), dư nợ khó khăn tạm thời chiếm 10,8% (giảm so với thời điểm 30/6/2007: 2.696 tỷ đồng), dư nợ khó thu chiếm 5,3% (giảm so với thời điểm 30/6/2007: 339 tỷ đồng) và dư nợ không có khả năng thu chiếm 1,8% (giảm so với thời điểm 30/6/2007: 0,7 tỷ đồng). Dư nợ không có khả năng thu vẫn chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc chương trình đánh cá xa bờ, các dự án đã giải thể, phá sản, chủ đầu tư chết, mất tích... Toàn hệ thống có 3 chi nhánh không có nợ khó thu và nợ không có khả năng thu: An Giang, Bình Dương, Điên Biên.

- Các khoản nợ xấu, nợ quá hạn kéo dài, không có khả năng thu vẫn xử lý chậm, làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính của NHPT. Nguyên nhân là do chính sách quản lý nợ của NHPT chưa được ban hành đồng bộ. Việc theo dõi, đánh giá chất lượng nợ của NHPT chưa kịp thời, định hướng đề xuất xử lý nợ sau đánh giá thường chậm do thủ tục hành chính và vướng mắc trong cơ chế chính sách.

- Công tác xử lý nợ: Trong năm 2007, NHPT đã trình Bộ Tài chính 66 dự án xử lý nợ với tổng số tiền đề nghị xử lý hơn 500 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là khoanh nợ (269 tỷ đồng) và gia hạn nợ (126 tỷ đồng). Đến nay đã đượcBộ Tài chính chấp thuận xử lý 127 dự án (bao gồm cả các dự án đã trình trong năm 2006) với tổng số tiền xử lý khoảng 920 tỷ đồng, trong đó:

+ Gia hạn nợ: 19 tỷ đồng; + Khoanh nợ: 666 tỷ đồng; + Xoá nợ gốc: 57 tỷ đồng; + Xoá nợ lãi: 178 tỷ đồng.

Mặc dù xử lý nợ thực hiện khá mạnh trong năm 2007, nhưng nợ quá hạn và lãi treo vẫn ở mức cao chứng tỏ năm 2007 đã phát sinh thêm nợ quá hạn mới khá nhiều (nếu đã loại trừ nợ giao thông, nợ quá hạn của NHPT theo cách phân loại hiện nay cao gấp gần 2 lần nợ quá hạn của hệ thống các ngân hàng thương mại). Nợ quá hạn đến 31/12/2007 giảm 152 tỷ đồng so với 31/12/2006, trong khi đó số nợ gốc được xử lý trong năm là hơn 700 tỷ đồng, như vậy trong năm 2007 nợ quá hạn mới phát sinh thêm khoảng 550 tỷ đồng, chiếm 18% nợ quá hạn tại thời điểm 31/12/2007 (đây là mức tăng cao so với các năm trước đây).

- Chương trình đánh cá xa bờ: đến nay đã bán được 814/1.016 con tàu với số tiền thu được sau bán đấu giá là 134,2 tỷ đồng, bằng khoảng 17,5% dư nợ. Số tàu đã bán chủ yếu là tàu của các pháp nhân (521 con tàu). Gần 100% dư nợ (gốc

và lãi) còn lại là không có khả năng thu. Còn lại 202 tàu chưa bán trong đó có 17 tàu tại chi nhánh Bến Tre không thuộc đối tượng bán và 185 tàu tiếp tục bán đấu giá.

- Tổng dư nợ của chương trình đánh cá xa bờ đến nay là 775.701 triệu đồng, trong đó dư nợ của các tàu chưa bán đấu giá là 224.616 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- NHPT đã hoàn thiện hồ sơ để xử lý nợ vay cho 186 dự án đánh bắt hải sản xa bờ, trong đó chủ yếu là chủ đầu tư đã bán tàu và không còn tồn tại (136), chủ đầu tư đã bán tàu và không còn khả năng trả nợ (43) và 7 tàu bị đắm, mất tích do thiên tai, bị đâm chìm, bị bắt.

2.2

.1 .4 Tình hình phân cấp:

- Thực hiện chủ trương đẩy mạnh tìm kiếm dự án mới trong năm 2007, các chi nhánh đã tích cực tuyên truyền, quảng bá chính sách mới đến rộng rãi các chủ đầu tư. Sau khi NHPT ban hành Quyết định số 342/QĐ-NHPT ngày 23/7/2007 về quy định phân cấp, uỷ quyền trong hoạt động tín dụng Nhà nước, 57/62 chi nhánh đã thẩm định và chấp thuận cho vay 209 dự án theo phân cấp với số vốn vay theo báo cáo thẩm định gần 12.000 tỷ đồng. Tập trung vào hầu hết các ngành nghề: đóng tàu; dược phẩm; nuôi trồng, chế biến nông lâm thuỷ sản; vật liệu xây dựng; xã hội hoá y tế, giáo dục; thuỷ điện; đầu tư phương tiện vận tải; cấp thoát nước...

- Trên cơ sở báo cáo thẩm định của các chi nhánh, NHPT đã có văn bản cảnh báo đối với 73/209 dự án. Nội dung cảnh báo tập trung vào các vấn đề: tính khả thi của nguồn vốn tự có, cho vay vượt phân cấp, thời gian thu hồi vốn, mức vốn cho vay ...

- Một số tồn tại: hồ sơ, báo cáo chi nhánh gửi không đầy đủ nên NHPT hạn chế thông tin để thực hiện giám sát. Nội dung báo cáo thẩm định của nhiều chi nhánh còn sơ sài, không đính kèm bảng tính toán, chưa thực hiện đầy đủ các nội dung cần thẩm định. Một số chi nhánh chỉ gửi báo cáo thẩm định khi có văn bản đề nghị thông báo kế hoạch giải ngân mà không gửi ngay khi thẩm định xong.

- Số vốn giải ngân trong năm của các dự án mới được phân cấp khoảng 1.440 tỷ đồng, chiếm gần 10% số vốn giải ngân trong năm. Các chi nhánh không phát sinh dự án mới trong năm 2007: Đà Nẵng, Sở Giao dịch II.

* Riêng về Hỗ trợ sau đầu tư đạt kết quả như sau:

Đến nay, NHPT đã ký hợp đồng hỗ trợ SĐT 2.784 dự án với tổng số vốn hỗ trợ khoảng 3.533 tỷ đồng. Hiện tại, đang cấp hỗ trợ cho 1.850 dự án với số vốn hỗ trợ theo hợp đồng khoảng 3.340 tỷ đồng. Số vốn đã cấp từ đầu năm 260 tỷ đồng, đạt 65% kế hoạch được giao, bằng 95% kế hoạch NHPT đã thông báo, tăng 31% so với năm 2006. Số vốn cấp trong 15 ngày cuối tháng 12 chiếm hơn 50% số vốn cấp cả năm.

- Số vốn cấp hỗ trợ SĐT đạt thấp tập trung vào các dự án chuyển tiếp. Nguyên nhân:

+ Đối tượng hỗ trợ SĐT thu hẹp. Trong năm 2007 chỉ phát sinh 24 dự án mới. + Hiện nay còn nhiều dự án đang phải khắc phục tồn tại sau kiểm tra vì thế phải tạm dừng việc cấp hỗ trợ sau đầu tư.

+ Một số chủ đầu tư không trả được nợ cho tổ chức tín dụng theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.

2.2.2 Tín dụng xuất khẩu

- Doanh số cho vay: 9.563 tỷ đồng của 1.753 hợp đồng xuất khẩu, tăng 16% so với năm 2006. Cơ cấu doanh số cho vay như sau:

Bảng 2.2 Cơ cấu doanh số cho vay năm 2007

Theo thị trường Theo mặt hàng Theo loại hình DN

Thị trường tỷ trọng Mặt hàng tỷ trọng Loại hình DN tỷ trọng

- Mỹ 11% -Nông-lâm-thuỷ sản 65% - DNNN 45% - Nhật 9% - Thủ công mỹ nghệ 7% - Công ty cổ phần 25% - Châu Âu 27% - Công nghiệp 11% - DN tư nhân 10% - Châu Á 18% - Máy tính 1% - Công ty TNHH 20% - Khác 35% - Gạo 16% - Hợp tác xã 0,05%

(Theo: Báo cáo tổng kết năm 2007 VDB)

- Thu nợ gốc: 6.900 tỷ đồng, giảm 1.500 tỷ đồng so với năm 2006; Thu nợ lãi: 173 tỷ đồng, tương đương năm 2006.

- Dư nợ bình quân: 2.878 tỷ đồng, đạt 115% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 95,8% kế hoạch do NHPT xây dựng.

- Nợ quá hạn 45 tỷ đồng, chiếm 0,8% dư nợ, giảm 58 tỷ đồng so với 31/12/2006. Nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở nhóm hàng nông lâm thuỷ sản (52%), loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH (62%).

Doanh số cho vay xuất khẩu đã được đẩy mạnh đáng kể, đặc biệt là 4 tháng cuối năm do NHPT đã thực hiện các hoạt động quảng bá hình ảnh, tiếp thị chính sách, phân cấp mạnh hơn cho các chi nhánh, đẩy mạnh cho vay theo hạn mức, đơn giản hoá thủ tục vay vốn. Số vốn giải ngân cho chương trình của Chính phủ chiếm tỷ trong lớn trong doanh số cho vay (23%).

Mặc dù NHPT đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tín dụng xuất khẩu năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ giao, tuy nhiên doanh số cho vay của NHPT đối với lĩnh vực xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô của cả nước (1,25%); nếu không tính dầu thô thì tỷ lệ này là 1,5%; nếu chỉ tính trong các mặt hàng thuộc đối tượng NHPT cho vay thì tỷ lệ này là 5,4%. (Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước khoảng 48.000 triệu USD, doanh số cho vay của NHPT khoảng gần 600 triệu USD).

Công tác thu hồi nợ quá hạn đã được thúc đẩy, quyết liệt và phù hợp với đặc điểm từng khoản nợ, từng doanh nghiệp nên nợ quá hạn đã giảm đáng kể (hơn 56% so với 31/12/2006), đặc biệt là các khoản nợ quá hạn kéo dài.

- Các chi nhánh hoàn thành vượt mức kế hoạch cao và không có nợ quá hạn: An Giang, Long An, Bình Phước, Khánh Hoà, Trà Vinh.

Một số tồn tại:

- Vẫn chưa đẩy mạnh được hoạt động cho vay xuất khẩu tại các tỉnh miền núi phía bắc là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ lẻ và xuất khẩu chủ yếu theo đường tiểu ngạch.

- Lãi suất vay vốn tăng nên không hấp dẫn doanh nghiệp vay vốn.

- Về cơ chế bảo đảm tiền vay: vẫn gặp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho, chuyển tiền thanh toán trực tiếp từ ngân hàng nước ngoài về NHPT, chưa có hệ thống xếp hạng khách hàng, hệ thống các biện pháp phòng ngừa rủi ro còn hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các hoạt động nghiệp vụ chưa được đa dạng, đặc biệt các sản phẩm dịch vụ đi kèm nghiệp vụ cho vay, thanh toán quốc tế chưa triển khai do đó cũng hạn chế thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu Tổng quan về Ngân hàng phát triển Việt Nam .doc (Trang 25 - 35)