Tổng quan chung về hoạt động kinh doanh và quản lý tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……… 2
I/ Tổng quan chung về hoạt động kinh doanh và quản lý tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……… 3
1/ Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty……… 3
2/ Đặc điểm kinh doanh của Công ty……… 7
3/ Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty xi măng Bỉm Sơn……… 11
4/ Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh……… 15
II/ Đặc điểm công tác kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……… 20
1/ Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty……… 20
2/ Chế độ kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……… 22
3/ Hệ thống Báo cáo kế toán trong Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……… 26
4/ Giới thiệu phần mềm FAST Accounting4……… 26
5/ Công tác kiểm tra, kiểm soát số liệu sổ sách và phân tích tài chính tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……… 29
III/ Một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……30
1/ Kế toán TSCĐ……… 30
2/ Kế toán thanh toán………32
3/ Kế toán vật tư, hàng hoá……… 36
4/ Kế toán lao động tiền lương……….37
5/ Kế toán chi phí và tính giá thành ……….38
6/ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả……….40
IV/ Đánh giá chung về tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn………46
1/ Những thành tựu đạt được và ưu điểm……….46
2/ Một số những tồn tại, hạn chế của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn………46
KẾT LUẬN……… 48
phụ lục 49
Trang 2I/Tổng quan chung về hoạt động kinh doanh và quản lý tại Công ty CP ximăng Bỉm Sơn
II/ Đặc điểm công tác kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
III/ / Một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty CP xi măng Bỉm SơnIV/ Đánh giá chung về tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty CP xi măng BỉmSơn
Trang 3I/ Tổng quan chung về hoạt động kinh doanh và quản lý tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
1/ Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
Công ty Xi măng Bỉm Sơn tiền thân là Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn có trụ sởchính tại Bỉm Sơn - Thanh Hoá, nằm gần vùng núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồidào và chất lượng tốt, đây là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măngchất lượng cao Để đáp ứng nhu cầu của đất nước lúc bấy giờ, công ty xi măng BỉmSơn đã được thành lập Hơn 20 năm đi vào hoạt động, công ty xi măng Bỉm Sơn đãgóp phần không nhỏ vào sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng và đặc biệt vào sựtăng trưởng kinh tế của đất nước Để có được thành quả như ngày nay, mỗi cán bộ,công nhân cũng như ban lãnh đạo đã trải qua cả một quá trình lao động lâu dài vànhiều khó khăn Có thể chia quá trình đó thành các giai đoạn lớn như sau:
Cuối thập kỷ 60, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân đang
đi vào giai đoạn ác liệt nhất, Đảng và Nhà nước đã hoạch định một chiến lược xâydựng nhằm tiến hành công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước ngay khi thống nhấtđất nước
Giai đoạn I: Tiến hành xây dựng nhà máy Xi măng Bỉm Sơn (1968 - 1981)
- Tiến hành công tác khảo sát – thăm dò địa chất(1968-1974)
Để chuẩn bị cho việc xây dựng một nhà máy xi măng lớn nhất nước, nhiệm vụquan trọng trước mắt là tiến hành khảo sát thăm dò địa chất Sau một thời gian khảosát thăm dò vùng đất Bỉm Sơn, phương án xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơnđược hoạch định Với vị thế thuận lợi về 4 phương diện cơ bản là: Thị trường tiêu tụsản phẩm rộng lớn, nguồn nguyên vật liệu phong phú, giao thông thuận lợi vànguồn nhân lực dồi dào Ví dụ về nguyên liệu: Đá vôi thuộc dãy núi Tam Điệp vàcác vùng phụ cận với trữ lượng khảo sát là 270 triệu tấn; đất sét ở Bỉm Sơn… Đây
là những điều kiện thuận lợi cơ bản có tính chiến lược của Nhà máy xi măng BỉmSơn
- Quá trình thi công xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn (1974 – 1981)Khi xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Đảng và Nhà nước ta nhận được sựhợp tác, giúp đỡ của nhân dân Liên Xô Theo ký kết giữa hai chính phủ thì Liên Xô
sẽ giúp đỡ chúng ta toàn bộ công nghệ, trang thiết bị hiện đại, thiết kế kỹ thuật đểxây dựng nhà máy với 2 dây chuyền sản xuất xi măng có công suất 1.2 triệutấn/năm Đồng thời Liên Xô đưa sang ta một tập thể chuyên gia có trình độ chuyênmôn cao, giúp ta lắp đặt, xây dựng, vận hành và hiệu chỉnh nhà máy
Sau khi kết thúc công tác thăm dò địa chất, mọi tài liệu về địa chất, địa tầngluận chứng kinh tế kỹ thuật, phương án xây dựng thi công Nhà máy xi măng BỉmSơn được Nhà nước phê duyệt Việc thi công xây dựng nhà máy được khai triểnnhanh chóng
Trong khoảng thời gian (1974 – 1977) tiến hành bước đầu xây dựng cơ sở vậtchất như: xây dựng hệ thống giao thông; xây dựng các trạm biến thế; xây dựng hệthống lấy nước - dẫn nước; các kho bãi, xưởng gia công phụ trợ; hệ thống trộn bêtông và lắp rắp…
Trang 4Sau khi hoàn thành công việc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, bước sang mộtgiai đoạn mới, giai đoạn tổ chức thi công lắp đặt các hạng mục công trình Giaiđoạn này bắt đầu từ tháng 2/1977 đến tháng 2/1982 Đến tháng 10/1981, dâychuyền số 1 đã được lắp ráp hoàn chỉnh, nửa đầu tháng 12 cho vận hành thử và đến28/12/1981 những bao xi măng đầu tiên mác P400 nhãn hiệu “Con voi” của Nhàmáy xi măng Bỉm Sơn chính thức xuất xưởng.
Giai đoạn II: Hoàn thành xây dựng , nhà máy đi vào sản xuất và thực hiện cơchế quản lý mới (1982 – 1990)
Trong giai đoạn này tập trung vào tổ chức bộ máy quản lý và đào tạo đội ngũcán bộ công nhân kỹ thuật cũng như nâng cao đời sống cho hàng ngàn cán bộ, côngnhân, chuyên gia Tổ chức bộ máy quản lý được chú trọng ngay khi nhà máy đi vàohoạt động và ngày được củng cố nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tácquản lý Đặc biệt tham gia kèm cặp, giảng dạy cho đội ngũ công nhân của Nhà máy
có các chuyên gia Liên Xô, bên cạch đó ban lãnh đạo đã chú trọng trực tiếp thamgia cùng với công nhân lắp máy, hiệu chỉnh các thiết bị máy móc Nhờ vậy trình độtay nghề của công nhân trong Nhà máy được nâng lên nhanh chóng
Ngày 3/2/1982, toàn bộ dây chuyền số 1 của Nhà máy đã chính thức đi vàohoạt động Đây là thành quả và là niềm vui đầu tiên sau nhiều năm lao động xâydựng Nhà máy Ngay sau khi bàn giao dây chuyền sản xuất số 1, 2/1982 cán bộcông nhân toàn công trường tập trung thi công xây lắp dây chuyền sản xuất số 2.6/11/1982 dây chuyền sản xuất số 2 đã hoàn thành và chính thức đi vào sản xuất Từ
1983 – 1985 các đơn vị tiếp tục xây lắp phần còn lại, hoàn chỉnh Nhà máy Đến1/1985 thì Nhà máy chính thức được xây dựng hoàn chỉnh
Từ 1986 – 1990 là giai đoạn Nhà máy xi măng chuyển dần từ cơ chế quản lý
cũ sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa Đối với Nhà máy xi măng Bỉm Sơnthì đây cũng là thời kỳ vượt qua những khó khăn thử thách mới như: Các dâychuyên sản xuất thiếu nguyên vật liệu, thiếu phụ tùng thay thế; điện năng cung cấpchưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất; ý thức tổ chức kỷ luật lao động cảu côngnhân còn lỏng lẻo, tâm lý bao cấp còn nặng trong một số cán bộ; công tác tổ chứccán bộ còn nhiều bất cập chưa phù hợp với cơ chế mới Nhằm đưa nhà máy thoátkhỏi tình trạng của cơ chế bao cấp cùng những khó khăn trong những năm 1986-
1990, Đảng bộ Nhà máy không ngừng phát triển và đổi mới, kiện toàn đội ngũ vữngmạnh về cả chất và lượng Đồng thời đi đôi với việc đổi mới, cải tiến công tác tổchức, sắp xếp các đơn vị sản xuất Nhà máy đã dần tự chủ về các mặt hoạt động củamình như tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; chủ động về vốn…Giai đoạn III: Xi măng Bỉm Sơn đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, thựchiện mục tiêu kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường (1991-nay)
Thực hiện mục tiêu sản xuất – kinh doanh thời kỳ này, ban giám đốc đã xácđịnh và nhận thức đúng đắn sự tác động của các chính sách, cơ chế quản lý mới Lãnh đạo Nhà máy đã xác định đúng mục tiêu với giải pháp tích cực, với ý chí tựlực tự cường tìm ra bước đi phù hợp với lực lượng sản xuất của Nhà máy; khơi dậytrí tuệ của người lao động Điều này đã toạ điều kiện làm nảy nở nhiều biện phápquản lý mới , nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được ứng dụng trong sản xuất
Trang 5Cán bộ công nhân kỹ thuật của Nhà máy đã hoàn toàn làm chủ vận hành dây chuyềnsản xuất, không có sự kèm cặp của chuyên gia Liên Xô Đây là một tín hiệu chứng
tỏ xi măng Bỉm Sơn đã trưởng thành một cách vượt bậc
Thực hiện việc tổ chức sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty xi măng Việt Nam
đã quyết định sát nhập Công ty kinh doanh vật tư xi măng số 4 vào Nhà máy ximăng Bỉm Sơn và chính thức đổi tên thành “Công ty xi măng Bỉm Sơn” từ ngày01/9/1993, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty xi măng Việt Nam và BộXây Dựng Như vậy sau 13 năm Nhà máy đi vào sản xuất, đến thời điểm này mớithực hiện đầy đủ việc sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm Thời kỳ 1993 – 1996 sảnxuất kinh doanh có nhiều bước phát triển mới, thu được nhiều thành công như: sảnphẩm sản xuất và tiêu thụ của Công ty đều tăng và vượt công suất thiết kế, mức tăngtrưởng bình quân hàng năm là 9.8%; đi đôi với sản xuất và tiêu thụ, Công ty đãhoàn thành vượt chỉ tiêu nộp ngân sách góp phần ổn định nguồn thu chi ngân sáchđịa phương; ngoài sản lượng thì chất lượng sản phẩm xi măng của Công ty xi măngBỉm Sơn luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước Để tăng cường nâng cao năngsuất chất lượng sản phẩm xi măng, ngày 30/3/1994 theo Quyết định số 124TTg,chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư cải tạo, hiện đại hoá Công ty xi măngBỉm Sơn Chuyển đổi phương pháp sản xuất từ ướt sang khô nâng công suất sảnxuất từ 1,2 triệu tấn/năm lên 1,8 triệu tấn/ năm
Năm 1996, toàn ngành xi măng Việt Nam nói chung và Công ty xi măng BỉmSơn nói riêng gặp rất nhiều khó khăn như thời tiết, thiên tai, giá xi măng biếnđộng… mặt khác các thiết bị công nghệ của Nhà máy vận hành hư hỏng nhiều,thiếu thiết bị phụ tùng thay thế Được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, trựctiếp của Tổng công ty xi măng Việt Nam, của Bộ Xây dựng, Công ty đã khắc phụckhó khăn, đẩy mạnh sản xuất… nhờ đó Công ty đã hoàn thành kế hoạch trong năm.Năm 2006 vừa qua, Công ty đã chính thức được Cổ phần hoá đánh dấu bướcphát triển mới của Công ty xi măng Bỉm Sơn
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty xi măng Bỉm Sơn được biếtđến như một công ty hàng đầu của thị trường trong nước Sản phẩm của Công tyngày càng được thị trường trong va ngoài nước tín nhiệm, ưa chuộng, xi măng sảnxuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó Lưu thông sản phẩm thuận lợi đã tác động thúcđẩy sản xuất , tạo ra chu kỳ quay nhanh đồng vốn, tạo hiệu quả tích luỹ đồng…Công ty không những cung cấp xi măng cho nhu cầu xây dựng phổ biến của nhândân mà còn phục vụ cho nhiều công trình quan trọng mang tính chất quốc gia như:Thuỷ điện Hoà Bình, cầu Thăng Long, bảo tàng Hồ Chí Minh, đường dây 500KVBắc Nam… Sản lượng sản xuất cũng như tiêu thụ không ngừng tăng lên qua cácnăm, chất lượng ngày một năng cao thể hiện qua chỉ tiêu tài chính như Doanh thu,lợi nhuận Đời sống của cán bộ công nhân trong Công ty được cải thiện một cách rõrệt Qua 20 năm, Nhà máy – Công ty xi măng Bỉm Sơn với những thành tựu đạtđược, đã được Đảng – Nhà nước tặng thưởng rất nhiều bằng khen, huân huy chương
và các danh hiệu
Trang 6Để có được những kết quả như thế, bên cạnh những cố gắng không thể khôngnói đến của cán bộ công nhân trong suốt thời gian qua Công ty xi măng Bỉm Sơn
đã có được những thuận lợi như sau:
- Về nguyên liệu: đặt sát vùng nguyên liệu chính (đá vôi và đất sét) với trữlượng lớn Điều đó đồng nghĩa với việc giảm được chi phí do vận chuyểnnguyên liệu cho sản xuất, góp phần hạ giá thành Và trở thành một lợi thếlớn của công ty
- Về vị trí: Công ty xi măng Bỉm Sơn nằm trên quốc lộ 1A, đặt cách ga xelửa Bỉm Sơn 3 km Được thiết kế ở vị trí trung tâm một thị trường gồm cáctỉnh Nam Bắc Bộ, hơn nữa các tỉnh miền Trung và các tỉnh miền Nam làthị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm, chưa kể thị trường các nước ĐôngDương và các nước Đông – Nam Á Đây là lợi thế giúp Công ty mở rộngthị trường tiêu thụ sản phẩm của mình
- Về nguồn nhân lực: Phần đông số công nhân được đào tạo ở các trườngchuyên môn thuộc Tổng Công ty xi măng Bỉm Sơn Được đào tạo năng caotay nghề cũng như trình độ chuyên môn thường xuyên nhằm đáp ứng nhucầu công việc ngày càng cao
- Điểm mạnh của Xi măng Bỉm Sơn là có bề dày hoạt động 25 năm tronglĩnh vực sản xuất, kinh doanh xi măng; sản phẩm đã có uy tín lâu năm trênthị trường; thiết bị dây chuyền sản xuất đạt mức tiên tiến của khu vực, đượcđầu tư thích hợp, tiết kiệm và hiệu quả; hệ thống sản phẩm phong phú, đadạng với chất lượng cao và giá cả hợp lý…
Bên cạnh những thuận lợi trên cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty ximăng Bỉm Sơn có những khó khăn nhất định có thể kể đến như:
- Về công nghệ: Công ty đang duy trì 2 dây chuyền công nghệ sản xuấtClinker với hai phương pháp khác nhau, dây chuyền 1 sản xuất Clinkertheo phương pháp ướt, dây chuyền 2 sản xuất Clinker theo phương phápkhô Vì vậy, việc sắp xếp lao động cho 2 dây chuyền gặp không ít khókhăn
- Máy móc thiết bị công nghệ do Liên Xô cung cấp đã hao mòn và trở nênlạc hậu do thời gian sử dụng lâu Nhiều thiết bị ở trạng thái hư hỏng…Đây là khó khăn cơ bản nhất đối với Công ty xi măng Bỉm Sơn trong sảnxuất và cạnh tranh trên thị trường
- Hiện nay, trong nước có khoảng 13 công ty sản xuất xi măng, clinker vàkhoảng 9 công ty chuẩn bị sản xuất sản phẩm này Theo đó, Xi măng BỉmSơn sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các DN cùng ngành Có DN dotiềm lực mạnh về vốn, dây chuyền công nghệ hiện đại, khấu hao hết đã liêntục giảm giá bán sản phẩm, áp dụng các chính sách quảng cáo khuyến mạilớn kéo dài Ngoài ra, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế,thuế nhập khẩu giảm chỉ còn từ 0-5%, khi đó Công ty sẽ phải đối mặt việcsản phẩm của các nước khác tràn vào Việt Nam, sự cạnh tranh gay gắt vềgiá là điều khó tránh khỏi
Trang 7Với những thuận lợi và khó khăn trên, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã khôngngừng cố gắng nhằm phát huy những thuận lợi biến chúng thành lợi thế cạnh tranhtrên thị trường Đồng thời hạn chế và khắc phục những khó khăn Với sự nỗ lực củatoàn thể công nhân, cán bộ, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã thu được những thành quả
to lớn trong suốt quá trình phát triển của mình
2/ Đặc điểm kinh doanh của Công ty
2.1/ Ngành nghề kinh doanh, chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty
Ngay khi có chủ trương xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, chức năngchính của Nhà máy là sản xuất xi măng bao PC30 và PC40 với các thông số kỹthuật theo tiêu chuẩn của Nhà nước, hàm lượng thạch cao SO3 trong xi măng đạt1,3% - 3% Đồng thời sản xuất Clinker để sản xuất ra xi măng theo tiêu chuẩnISO9002
Nhiệm vụ của Công ty là sản xuất, tiêu thụ và cung cấp xi măng cho các côngtrình trong nước cũng như đáp ứng được nhu cầu cho việc xuất khẩu sang thị trườngnước ngoài ( mà chủ yếu là thị trường của Lào) Ngoài ra, Công ty còn nhiệm vụcung cấp xi măng cho địa bàn theo sự điều hành của Tổng Công ty xi măng ViệtNam để tham gia vào việc bình ổn giá cả trên thị trường
Khi chủ trương xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nhà nước đã đầu tư mộtlượng vốn lớn nhằm xây dựng một Nhà máy xi măng lớn nhất nước ta lúc bấy giờ.Trong suốt hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, nguồn vốn CSH của Công tykhông ngừng thay đổi và tăng lên đáng kể Đây cũng thể hiện được thế mạnh cũngnhư sự phát triển của Công ty Khi có phương án Cổ phần hoá Công ty xi măng, giátrị DN được xác định lại Tại thời điểm 01/01/2005, giá trị DN thực tế của Xi măng BỉmSơn được xác định là 1.741.641.157.992 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốnNhà nước là 930.675.283.963 đồng Theo phương án cổ phần hoá, Công ty dự kiến
có vốn điều lệ 900 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm 72,85%; cán bộ công nhân viênCông ty nắm 7,15% và bán ra bên ngoài 20% - đúng bằng tỷ lệ chào bán thấp nhấttheo quy định tại Thông tư 126/2004/TT-BTC
2.2/ Một số đặc điểm về lao động của Công ty
Một trong những lợi thế của Công ty xi măng Bỉm Sơn là có đội ngũ lao độngđược đào tạo và có tay nghề cao Việc tổ chức, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ,công nhân kỹ thuật được tiến hành song song cùng với quá trình xây dựng Nhàmáy Ngay khi Nhà máy xây dựng xong năm 1980 với đội ngũ cán bộ công nhân có
907 người : 1 PTS khoa hoc, 58 người có trình độ ĐH, 68 người trình độ trung cấp,
780 người là công nhân kỹ thuật Trong những năm tiếp theo, thì đội ngũ cán bộ,công nhân kỹ thuật được đào tạo bổ sung cho nhà máy không ngừng tăng lên Năm
1982 là 1583 người, năm 1983 là 2157 người, năm 1984 là 2259 người…Trong đó,cán bộ công nhân viên có trình độ DDH và trên DDh cũng tăng lên một cách nhanhchóng Đến năm 1995 số này đã lên tới 237 người
Trong những năm gân đây, số lượng cán bộ công nhân viên dần giảm xuống vàdần đi vào ổn định hơn Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty trong 3 năm
2004, 2005, 2006 được thể hiện ở bảng sau:
Trang 8Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
So với khi mới thành lập Nhà máy trình độ của cán bộ công nhân viên năm 2005 đã
có sự phát triển vượt bậc Sau hơn 25 để so sánh được sự thay đổi đó được thể hiệnqua bảng số liệu sau:
2.3/ Thị trường kinh doanh, quy mô và sản lượng sản xuất của Công ty
Một trong những mục đích khi xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn là mở ramột khu công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng lớn nhất khu vực Bắc miền Trung,cung cấp vật liệu xi măng xây dựng cho cả nước, phục vụ các công trình trọng điểmquốc gia Thời gian đầu, thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh lân cận như: ThanhHoá, Nghệ An, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Hà, cả các tỉnh miền Trung và miềnNam
Sau này, sản phẩm đã được tín nhiệm và có mặt trên khắp cả nước Thị trườngtiêu thụ sản phẩm của Công ty đã mở rộng nhiều Hiện nay thị trường tiêu thụ sảnphẩm của Công ty ngoài thị trường trong nước, còn có thị trường các nước ĐôngDương và Đông – Nam Á Đặc biệt là thị trường bên Lào Công ty có các chinhánh, các đại lý ở khắp các tỉnh trên cả nước Công ty có một văn phòng đại diệnbên Lào để tiện cho việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm
Đồng nghĩa với thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhu cầu tiêu thụ ngày mộttăng là quy mô sản xuất cũng tăng theo Thể hiện ở các chỉ tiêu như sản lượng sảnxuất, công suất… Trong những năm đầu do có những hạn chế cũng như khó khăn,nhưng Nhà máy cũng đã cố gắng làm sao cho sản lượng sản xuất đạt đến mức cóthể
Trang 9Chỉ tiêu ĐVT Năm 1982 Năm 1983 Năm 1984
Để thấy rõ hơn sự thay đổi về sản lượng sản xuất trong thời kỳ đầu, được thể
hiện qua biểu đồ tổng hợp kết quả sản xuất từ năm 1982-1999
Biểu đồ sản lượng sản xuất 1982-1999
Thời kỳ đổi mới, với sự tiến bộ về công nghệ, sự tăng lên của nhu cầu… Sản
lượng sản xuất tăng lên đáng kể Đặc biệt là trong 3 năm 2004-2006, được thể hiện
qua bảng số liệu:
Trang 10Đây là thành quả to lớn mà tập thể toàn Công ty đã đạt được và khẳng định vịtrí của mình đối với ngành sản xuất xi măng nói riêng và sự phát triển của côngnghệ sản xuất xi măng nói chung.
2.4/ Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
Tình hình hoạt động của một DN thường căn cứ vào kết quả kinh doanh trongmột thời kỳ Trước hết là chỉ tiêu Doanh thu, Lợi nhuận Trong suốt quá trình hoạtđộng của mình Công ty xi măng đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựngđất nước nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà nước và cho ngân sách địa phương.Chỉ tiêu Doanh thu và Lợi nhuận các năm không ngừng tăng lên Ngay từ khi bắtđầu đi vào hoạt động, lợi nhuận của Công ty đã đạt 8.856.558 đồng Sau hơn 20năm phát triển Công ty đã nộp vào Ngân sách một khoản tương đối lớn
Trong vài năm gần đây, tình hình kinh doanh của Công ty tương đối tốt và cóđược nhiều thành quả đáng khích lệ
so với doanh thu chứng tỏ Công ty có các biện pháp nhằm giảm được các khoản chiphí, góp phần làm tăng lợi nhuân thuần của Công ty lên Để thấy rõ hơn tình hìnhtài chính của Công ty, ta đi tính các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận thuần
LN trên tổng TS 0.066446 0.059854 0.03985
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu tăng lên qua 3 năm từ 2004 đến 2006 tănglên 0.022543 hay tăng lên 43,94812 % Với tốc độ tăng như trên chứng tỏ tình hìnhtiêu thụ sản phẩm của Công ty tốt, đây là một lợi thế mà Công ty cần phát huy
Trang 113/ Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty xi măng Bỉm Sơn
3.1/ Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, chúng ta nhận được sự hợp tác, giúp đỡcủa Chính phủ Liên Xô với một dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến vàhiện đại nhất nước ta vào thời điểm đó Càng về sau này, công nghệ ngày một đượccải tiến theo phương hướng hiện đại hoá Công ty xi măng Bỉm Sơn có 2 khối sảnxuất: khối sản xuất chính và khối sản xuất phụ
*/ Khối sản xuất chính
Khối sản xuất chính gồm có: Xưởng mỏ, xưởng ô tô, xưởng nguyên liệu,xưởng lò nung, xưởng nghiền xi măng, xưởng đóng bao Các xưởng này thực hiệntheo đúng quy trình công nghệ để sản xuất ra xi măng Và mỗi xưởng có chức năngnhiệm vụ riêng trong toàn bộ quy trình ấy Cụ thể như:
- Xưởng mỏ: khai thác đá vôi và đá sét tại các mỏ gần Công ty
- Xưởng ô tô: Vận chuyển đá vôi, đá sét về Công ty
- Xưởng nguyên liệu: Có nhiệm vụ nghiền đá vôi, đá sét để tạo ra hỗn hợpdưới dạng bù
- Xưởng lò nung: Có nhiệm vụ nung hỗn hợp nguyên liệu dưới dạng bùnthành Clinker
- Xưởng nghiền xi măng: Nghiền hỗn hợp Clinker, thạch cao và các chất phụgia thành xi măng
- Xưởng đóng bao: Đưa xi măng bột vào đóng bao sản phẩm
*/ Khối sản xuất phụ
Khối sản xuất phụ gồm có các xưởng: Xưởng sửa chữa thiết bị, xưởng sửachữa công trình, xưởng cấp thoát nước – nén khí, xưởng cơ khí Các xưởng này cónhiệm vụ cung cấp lao động phục vụ cho sản xuất chính như: sửa chữa các thiết bịhỏng, cung cấp điện nước…
3.2/ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ doLiên Xô cung cấp Đây là dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng theo phươngpháp ướt với đặc điểm là dây chuyền công nghệ chê biến kiểu liên tục và phức tạp.Hiện nay, sau hơn 20 năm hoạt động, dây chuyền công nghệ cũ đã trở nên lạc hậu
và trở thành một hạn chế trong nền kinh tế năng động và trong sự cạnh tranh mạnh
mẽ của các Công ty khác trên thị trường Nhận biết được vấn đề trên, ban lãnh đạocủa Công ty xi măng Bỉm Sơn đã có đổi mới dây chuyền công nghệ từ sản xuất theocông nghệ ướt sang sản xuất theo công nghệ khô trên nền tảng cơ sở hạ tầng cũ.Điều này giúp năng cao khả năng cạnh tranh với các DN cùng ngành khác
Có thể khái quát quy trình sản xuất xi măng theo sơ đồ sau:
Trang 12ơ đồ 1: Khái quát quy trình sản xuất xi măng
*/ Quy trình sản xuất theo phương pháp ướt ( Sơ đồ 2)
Ưu điểm: Chất lượng xi măng sản xuất theo phương pháp này có chất lượngtốt, vì các nguyên liệu và phụ gia được trộn đều
Nhược điểm:
- Tốn nhiều nhiên liệu để làm bay hơi nước
- Cần nhiều nhân công phục vụ cho quá trình sản xuất
Khai thác
Nguyên
liệu
Nghiền nguyên liệu
Nung Clinker
Nghiền xi
Trang 13Sơ đồ 2: Dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt
*/ Quy trình sản xuất theo phương pháp khô
Ưu điểm:
- Tốn ít nhiên liệu vì tận dụng khói lò để sấy khô nguyên liệu
- Số công nhân sản xuất là ít hơn vì giảm được một số khâu trong dâychuyền sản xuất so với lò ướt
đập
Sấy
Silô chứa
nghiền mịn
Bể điều
LÒ QUAY
Làm lạnh, ủ clinker
Máy nén
bể chứa
Van điều chỉnh
Sấy
Silô
chứa
Nghiền clinker thành bột xi măng
Phân phối
Đóng bao, xe chuyên dụng
Khói lò
lọc bụiống khói
H2O
Trang 14Nhược điểm:
- Bắt buộc phải có thiết bị lọc bụi
Sơ đồ 3: Dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp khô
Hiện nay với những ưu điểm của sản xuất xi măng theo phương pháp khô thìphương pháp này đang được dần thay thế cho phương pháp ướt
4/ Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
4.1/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Nghiền clinker thành bột xi măng
Khói lò
Lắng bụiKhí thải
ra ống
Trang 15Năm 2006, Công ty tiến hành Cổ phần hoá vì thế mô hình quản lý hoạt độngkinh doanh có sự thay đổi Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông.
4.2/ Các phòng ban và nhiệm vụ chủ yếu trong Công ty
Trang 16Công ty xi măng Bỉm Sơn là Công ty có quy mô tương đối lớn với nhiều cácphòng ban và được phân công nhiệm vụ rõ ràng Có thể nêu ra các phòng chính vớinhiệm vụ chủ yếu sau:
*/ Phòng Kế toán thống kê tài chính
Với chức năng là : quản lý tài chính và giám sát mọi hoạt động kinh tế tàichính trong Công ty, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán theo pháp lệnh kếtoán thống kê
Phòng Kế toán thống kê tài chính có nhiệm vụ : quản lý, theo dõi tài chính, thuchi tiền tệ, thu chi các nguồn vốn, chứng từ hoá đơn thanh toán theo đúng quy địnhpháp lệnh và các văn bản pháp luật Nói một cách khái quát là giám sát băng tiềnđối với tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh như là : xây dựng kế hoạch giáthành sản phẩm, cập nhật số liệu, phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thờivào sổ sách…; lập các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán của Công tytheo quy định và theo yêu cầu
*/ Phòng vật tư thiết bị
Phòng vật tư thiết bị có chức năng : tổ chức, chỉ đạo và thực hiện kế hoạchcung ứng vật tư thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng phục vụ sản xuất kinhdoanh
Nhiệm vụ chủ yếu: Theo dõi cung ứng vật tư, máy móc thiết bị cho sản xuấtnhư: tổng hợp và cân đối nhu cầu vật tư hàng năm; mua sắm vật tư thiết bị; nghiệmthu vật tư hàng hoá mua săm Lập báo cáo thực hiện kế hoạch theo đúng quy định;bảo đảm duy trì hệ thống quản lý chất lượng của Công ty
*/ Phòng cơ khí
Phòng cơ khí có chức năng quản lý các kỹ thuật cơ khí các thiết bị trong dâychuyền sản xuất của Công ty, nhằm đảm bảo các máy móc, thiết bị hoạt động antoàn, ổn định đạt năng suất và hiệu quả cao
Nhiệm vụ: Theo dõi tình hình hoạt động của các thiết bị; lập kế hoạch sửachữa định kỳ của dây chuyền công nghệ và các thiết bị gia công cơ khí; lập quytrình vận hành, sử dụng cho các thiết bị gia công cơ khí; bảo dưỡng, sửa chữa máymóc thiết bị; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy trình quy phạm; cấp phátvật tư phụ tùng cho Công ty; đánh giá chất lượng, tình trạng máy móc, kiểm tra tìnhtrạng kỹ thuật; nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sửachữa…
*/ Phòng năng lượng
Phòng năng lượng có chức năng quản lý kỹ thuật, lĩnh vực điện, điện tự động,nước, khí nén, thiết bị lọc bụi của Công ty nhằm đảm bảo các thiết bị an toàn, ổnđịnh
Nhiệm vụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình liên quan đến việc cung cấp nănglượng cho sản xuất và ác thiết bị điện Tổ chức công tác kiểm tra kiểm định tiêuchuẩn các thiết bị điện, các thiết bị bảo vệ dụng cụ đo lường Xây dựng, chỉ đạothực hiện định mức tiêu hao điện năng , nước, khí nén…
*/ Phòng kỹ thuật sản xuất
Trang 17Phòng kỹ thuật sản xuất có chức năng quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất ximăng, đảm bảo xi măng sản xuất đúng chất lượng theo quy định, quản lý chặt chẽcác quy trình sản xuất sản phẩm, tiến bộ kỹ thuật, định mức nhằm đạt hiệu quả kinh
tế cao
Nhiệm vụ: Theo dõi hoạt động sản xuất các phân xưởng sản xuất chính vàphân xưởng sản xuất phụ, theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm Xây dựng các sảnxuất xi măng, vận hành các thiết bị công nghệ hướng dẫn thực hiện quy trình trongquá trình sản xuất; theo dõi, sử dụng và sửa chữa phần công nghệ, thiết bị côngnghệ; xây dựng các quy định và chủ trì tổ chức nghiệm thu sản phẩm, bán thànhphẩm; quản lý các tài liệu kỹ thuật được giao, bảo đảm bí mật công nghệ của Công
ty Thường xuyên nghiên cứu , nắm bắt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, cảitiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường…
*/ Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng kinh tế kế hoạch có chức năng định hướng chiến lược sản xuất kinhdoanh, xây dựng toàn bộ hệ thống kế hoạch thuộc cac lĩnh vực của Công ty Cả vềcác mặt công tác quản lý kinh tế sửa chữa hợp đồng kinh tế thương mại
Nhiệm vụ : Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và xây dựng đầu tư củaCông ty; kiểm tra theo dõi việc thực hiện kế hoạch của từng đơn vị; tổng hợp kếtquả sản xuất king doanh , tiêu thụ sản phẩm… theo tháng, quý, năm; quản lý chỉđạo kỹ thuật , áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; tổ chức, bảo quản, quản lý, lưu trữcác tài liệu kế hoạch, giữ gìn bí mật các tài liệu, số liệu kế hoạch theo quyết định…
*/ Phòng tổ chức lao động
Phòng tổ chức lao động có chức năng tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, tổchức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý lao động + tiền lương , tiền thưởng vàcác chế độ chính sách khác Công tác đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng kỷ luật …nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch LĐTL, kế hoạch bồi dưỡng; sắp xếp đội ngũcán bộ công nhân phù hợp với trình độ và năng lực; quản lý cán bộ công nhân viên
về phẩm chất, đạo đức, năng lực; xây dựng định mức lao động, cấp bậc công việc,đơn giá tiền lương, hình thức trả lương, phân phối tiền lương cho từng đơn vị vàcho toàn Công ty; thực hiện giải quyết các chế độ về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, lao động, tiền lương thưởng theo đúng quy định của Nhà nước…
Ngoài các phòng ban chính và các xưởng đã nêu ở phần trước, Công ty ximăng Bỉm Sơn còn có nhiều phòng ban làm nhiệm vụ riêng phù hợp với nhu cầuquản lý của Công ty như các phòng : Phòng Điều độ sản xuất, phòng Quản lý xemáy, phòng Thí nghiệm KCS, phòng Kỹ thuật an toàn, phòng Bảo vệ quân sự,phòng Đời sống quản trị Đồng thời Công ty có một hệ thống tiêu thụ bao gồm 1trung tâm giao dịch tiêu thụ, 8 chi nhánh ở các tỉnh thành, 1 văn phòng đại diện bênLào và rất nhiều cac đại lý trên khắp cả nước có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm củaCông ty
Nhận xét
Công ty xi măng Bỉm Sơn là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớncủa ngành công nghiệp sản xuất xi măng của nước ta Để phù hợp với quy mô sản
Trang 18xuất lớn như thế, tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty cần có sự phân công nhiệm
vụ rõ ràng Thông qua việc xem xét mô hình và các phòng ban, phân xưởng trongCông ty xi măng Bỉm Sơn có thể nhận thấy rằng, việc phân công chức năng nhiệm
vụ là tương đối khoa học và hợp lý, phù hợp với nhu cầu quản lý cũng như đặcđiểm sản xuất kinh doanh trong Công ty Tuy nhiên cũng cần hoàn thiện nhằm tinhgiảm bộ máy quản lý mầ vẫn đạt được hiệu quả quản trị và hiệu quả kinh doanh
4.3/ Một số chính sách quản lý tài chính – kinh tế Công ty áp dụng
Cũng như các Doanh nghiệp khác, chính sách quản lý tài chính - kinh tế củaCông ty được thể chế hoá theo các văn bản pháp luật của Nhà nước và quy chế củaTổng Công ty Các quy chế, chính sách này áp dụng tại Công ty xi măng Bỉm Sơn,các chi nhánh, trung tâm giao dịch tiêu thụ và văn phòng đại diện của Công ty tạiCHDCND Lào
Dưới đây là một số chính sách quản lý tài chính – kinh tế đang được Công ty
áp dụng
4.3.1/ Chính sách về quản lý sử dụng vốn và tài sản trong Công ty
Trong chính sách về quản lý sử dụng vốn và tài sản trong Công ty được cụ thểthành các điều Mỗi điều đề cập đến phần khác nhau Có thể nêu ra một số chínhsách như là:
- Quản lý sử dụng tài sản cố định vô hình và hữu hình, về sửa chữa TSCĐ,cho thuê, thế chấp tài sản; thanh lý nhượng bán tài sản; kiểm kê đánh giátài sản và xử lý tổn thất tài sản;
- Quản lý vốn về đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý vốn bằng tiền …
- Quản lý vốn Cổ phần, khoản phải thu, phải trả
- Các khoản đầu tư và việc bảo toàn phát triển vốn
Ví dụ trong chính sách về sửa chữa TSCĐ, có nêu: “Mọi trường hợp sửa chữalớn TSCĐ trong Công ty và các đơn vị phụ thuộc đều lập kế hoạch trình TCT (Tổngcông ty) phê duyệt theo quy định của TCT Công ty lập bảng tổng hợp quyết toánsửa chữa lớn trình TCT duyệt theo quy định của TCT ”
4.3.2/ Chính sách về quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm
Quy định về vấn đề liên quan đến DT, chi phí, giá thành Cụ thể là:
- Các khoản doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Các chính sách liên quan đến chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàngbán bị trả lại
- Chính sách về chi phí bao gồm : chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phísản xuất chung, khấu hao TSCĐ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chiphí hoạt động tài chính, chi phí bất thường
- Quy định về các khoản không được tính vào chi phí hoạt động sản xuấtkinh doanh
Ví dụ Chính sách về Doanh thu quy định Doanh thu bán hàng của Công ty baogồm: DT bán sản phẩm phát sinh tại Công ty; DT bán sản phẩm phát sinh tại cácđơn vị phụ thuộc DT phát sinh ở đâu sẽ phản ánh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuếGTGT ở đó Khi phát hiện những khoản thu nhập để ngoài sô sách, phải truy nộptoàn bộ vào NSNN, người quyết định khoản thu nhập để ngoài sổ kế toán phải chịu
Trang 19trách nhiệm bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật, không được phép bổsung vào kết quả hoạt động SXKD của Công ty
4.3.3/ Chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ cơ quan
- Những quy định chung về lợi nhuận : là kết quả hoạt động kinh doanh toànCông ty bao gồm lợi nhuận hoạt động SXKD và lợi nhuận khác
- Phân phối lợi nhuận do Đại hội đồng cổ đông quyết định
- Quản lý và sử dụng các quỹ cơ quan: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòngtài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng: Cácquỹ này được quản lý tập trung toàn Công ty và được sử dụng cho mụcđích chung của toàn Công ty, được trích nộp về TCT để hình thành quỹchung của TCT theo quy định của TCT
4.3.4/ Lập và nộp BCTC, công bố, công khai, kiểm tra BCTC
- Lập và nộp BCTC : Theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước vàTCT Các công việc trước khi lập báo cáo phai làm, thời hạn nộp báo cáo
- Kiểm tra kiểm toán BCTC: Tự tổ chức thường xuyên kiểm tra đảm bảođúng chế độ và quy định của Nhà nước…
- Công bố công khai tài chính : Quy định về mục đích, nội dung, hình thức,thời điểm công khai
- Nội dung BCTC: Hệ thống BCTC bao gồm các báo cáo theo quy định của
kỳ khi các chuẩn mực, các quy định của Nhà nước có sự thay đổi Các chính sáchnày là cơ sở xây dựng đặc điểm công tác kế toán của Công ty xi măng Bỉm Sơn.Công tác kế toán có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và hiệu quả kinh doanhđối với doanh nghiệp Một doanh nghiệp có bộ máy kế toán tốt sẽ là một lợi thếtrong cạnh tranh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp
Trang 20II/ Đặc điểm công tác kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
1/ Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty
1.1/ Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán của Công ty
Cũng như các doanh nghiệp khác khi tổ chức công tác kế toán phải tuân thủtheo các quy định chung Trước hết, tổ chức công tác kế toán đúng với quy địnhđiều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.Đồng thời phải phù hợp chế độ, chính sách, văn bản pháp quy về kế toán do Nhànước ban hành Tổ chức công tác kế toán còn phải phù hợp với đặc điểm sản xuấtkinh doanh, hoạt động quản lý, quy mô, yêu cầu quản lý của Công ty Để bộ máy kếtoán làm việc có hiệu quả thì công tác kế toán của Công ty phù hợp với trình độchuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kế toán Không ngừng nâng cao đào tạochuyên môn cho cán bộ kế toán nhằm nâng cao công tác kế toán cho Công ty
1.2/ Hình thức tổ chức công tác kế toán
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty là một doanh nghiệp có quy mô sản xuấttương đối lớn Việc tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm nhiều bộphận, chi nhánh Để phù hợp với đặc điểm này, Công ty đã áp dụng hình thức tổchức bộ máy kế toán tập trung – phân tán Có nghĩa là công việc kế toán sản xuấtkinh doanh ở các bộ phận xa Công ty sẽ do kế toán ở các bộ phận đó thực hiện.Định kỳ tổng hợp số liệu và báo cáo cho phòng kế toán tại Công ty Phòng kế toáncủa Công ty thực hiện công việc kế toán tại các bộ phận tại Công ty, tổng hợp sốliệu chung toàn Công ty và có nhiệm vụ lập báo cáo kế toán định kỳ
Như vậy, Công ty đã lựa chọn được phù hợp hình thức tổ chức bộ máy kế toán
và là bước đầu tiên để xây dựng bộ máy kế toán hiệu quả
1.3/ Mô hình tổ chức bộ máy kế toán - nhiệm vụ, chức năng từng bộ phận trong bộ máy kế toán
Để đáp ứng được nhu cầu quản lý và để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinhdoanh của mình, Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán, mô hình bộ máy này có thểkhái quát như sau:
Trang 21Sơ đồ 5: Mô hình bộ máy kế toán Công tyCP xi măng Bỉm Sơn
Như đã trình bày ở phần chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Phòng Kế toán –tài chính - thống kê có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với tài sản và hoạt động sảnxuất của Công ty Phòng Kế toán – tài chính - thống kê có 33 người chia làm 5 bộphận
- Tổ tài chính: Gồm 8 người ( trong đó có 2 thủ quỹ và 1 người quản lý toàn
bộ máy vi tính của phòng) Tổ Tài chính có nhiệm vụ theo dõi các khoảnthanh toán bao gồm: thanh toán với cán bộ công nhân viên, các khoản phảithu, phải trả, thanh toán tạm ứng và khoản thanh toán với Ngân sách Nhànước
- Tổ Kế toán tổng hợp: Gồm có 10 người có nhiệm vụ tính giá thành sảnphẩm, theo dõi khoản thanh toán với người bán, theo dõi TSCĐ, duyệt giáđối với vật tư đầu vào và sản phẩm bán ra, lập Báo cáo tài chính địng kỳ
- Tổ Kế toán vật tư: Gồm có 6 người có nhiệm vụ theo dõi việc nhập xuấttồn kho nguyên vật liệu của Công ty và hạch toán nội bộ
- Tổ Kế toán tiêu thụ sản phẩm: Gồm có người có nhiệm vụ hạch toán vàtheo dõi các nghiệp vụ liện quan đến khâu tiêu thụ sản phẩm tại Công ty vàcác chi nhánh
- Tổ Kế toán nhà ăn: Gồm có người có nhiệm vụ làm công tác thống kê, theodõi tại các bếp ăn của Công ty
Ngoài ra tại các chi nhánh và các trung tâm giao dịch cũng có bộ phận kế toánlàm nhiệm vụ kế toán bán hàng và thu chi các khoản được Giám đốc và Kế toántrưởng phân cấp quản lý 2 phó phòng quản lý từng tổ giúp cho công việc của Kếtoán trưởng được dễ dàng và thuận tiện hơn Trong mỗi tổ có 1 trưởng phòng và 1phó phòng làm nhiệm vụ quản lý công việc thực hiện trong tổ của mình
Tổ kế toán tổng hợp và tính giá
Kế toán chi nhánh
Tổ kế toán nhà ăn
Tổ kế toán tiêu thụ sản phẩm
Trang 22Như vậy với quy mô sản xuất và đặc điểm kinh doanh của mình, Công ty CP
xi măng Bỉm Sơn đã xây dựng được mô hình bộ máy kế toán phù hợp Sự phâncông công việc và phân cấp quản lý trong bộ máy kế toán là tương đối rõ ràng,không chồng chéo đáp ứng nhu cầu cũng như quy định chung của TCT
1.4/ Hình thức kế toán áp dụng của Công ty
Với quy mô sản xuất lớn, các nghiệp vụ phát sinh nhiều với số lượng lớn, hìnhthức kế toán chủ yếu là kế toán máy Bộ phận kế toán được trang bị đầy đủ máytính Phần mềm sử dụng là FAST 2004
Bên cạnh đó Công ty còn sử dụng kế toán thủ công trong một số công việc củaphần hành tiền lương
2/ Chế độ kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
Chế độ kê toán của Công ty áp dụng theo Luật kế toán, tuân thủ Chuẩn mực kếtoán và Chế độ kế toán hiện hành
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31tháng 12 hàng năm
2.1/ Một số chính sách kế toán áp dụng
- Đối với hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thực tế, đượchạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên Giá trị hàng tồn khocuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo từngtháng Dự phòng giảm giá hàng tồn kho lập vào cuối năm khi giá gốc củahàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được
- Đối với TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): TSCĐ hữuhình và vô hình được ghi nhận theo giá gốc TSCĐ thuê tài chính được ghinhận theo giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuêtối thiểu
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng Thời gian khấuhao ước tính như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc: 10 – 20 năm
Máy móc, thiết bị: 5 – 20 năm
Phương tiện vận tải: 5 – 10 năm
Thiết bị văn phòng : 3 – 7 năm
Ngoài ra còn có các chính sách kế toán khác như: nguyên tắc ghi nhận cáckhoản tiền và các khoản tương đương tiền; nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu;nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu; nguyên tắc ghi nhận các khoản chiphí…
Trang 23cơ sở dẫn liệu, là minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là nguồn gốc của
số liệu trên sổ sách
Bên cạnh hệ thống chứng từ sử dụng áp dụng theo quy định, để đáp ứng nhucầu quản lý còn có chứng từ do Công ty tự thiết kế Có 2 cứng từ Công ty tự thiếtkế: Bảng chia lương theo sản phẩm, giấy đề nghị thanh toán tiền mặt Giấy đề nghịchuyển tiền đặc biệt là hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộCông ty đã đăng ký và được Tổng cục thuế chấp nhận cho tự đặt in (HĐ đặc thù) Trải qua thời gian dài hoạt động và kết quả kiểm toán cho thấy hệ thống chứng
từ của Công ty được lập chính xác về thời gian, về quy cách cũng như số liệu
2.3/ Chế độ tài khoản sử dụng trong Công ty
Hệ thống tài khoản của Công ty được lập theo quy định chung của Bộ tàichính Và theo theo Quyết định 15/2006/QD-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của
Bộ tài chính.Nhưng để phù hợp và đáp ứng được việc hạch toán các nghiệp vụ phátsinh chi tiết, rõ ràng, đảm bảo được yêu cầu quản lý thì các Tài khoản được phâncấp chi tiết, hợp lý
Tài khoản cấp 1 và cấp 2 giữ nguyên theo quy định, từ cấp 3 là do Công ty tự
tổ chức thích hợp với nhu cầu hạch toán trong Công ty Do đặc điểm của Công ty là
có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, có nhiều nghiệp vụ liên quan tới nhiều các đốitượng khác nhau nên tài khoản được phân cấp nhiều, số bậc của một số tài khoảntương đối lớn Việc phân cấp tài khoản chi tiết giúp cho Kế toán viên dễ dàng hạchtoán nhưng đồng thời lại gây khó khăn trong việc kiểm soát thông tin tổng hợp
Hệ thống tài khoản của Công ty bao gồm: 38 tài khoản và được chi tiết thànhrất nhiều các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4 và cả cấpCó thể trích ví dụ một số tàikhoản trong Hệ thống danh mục tài khoản của Công ty để thấy rõ được sự phân cấp
và bậc của tài khoản
Trích danh mục tài khoản Công ty xi măng Bỉm Sơn
côn
g nợ
TKsổcái
11111 Tiền Việt Nam tại công ty-VND 1111 3
111111 Tiền mặt tại công ty-quỹ I 11111 4
111111NP TM tại công ty-quỹ I(ngân phiếu) 111111 5 1
111111TM TM tại công ty-quỹI(tiền mặt) 111111 5 1
111112 Tiền mặt tại công ty-quỹ II 11111 4
111112NP TM tại công ty-quỹII(ngân phiếu) 111112 5 1
111112TM TM tại công ty-quỹII(tiền mặt) 111112 5 1
Trang 2411113 Tiền Việt Nam 1111 3 1
111211 Tiền ngoại tệ tại công ty-quỹ I USD 1112 3 1
111212 Tiền ngoại tệ tại công ty-quỹ II USD 1112 3 1
Ngoài các tài khoản ghi kép, Công ty có 2 tài khoản ngoài bảng là :
TK 001 “Tài sản thuê ngoài”
TK 002 “Vật tư, hàng hoá giữ hộ, nhận gia công”
TK 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi”
TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
TK 007 “Ngoại tệ các loại”
TK 008 “ Hạn mức kinh phí”
TK 0081 “Hạn mức kinh phí thuộc Ngân sách TW”
TK 0082 “Hạn mức kinh phí thuộc Ngân sách ĐP”
TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản”
Qua trên ta thấy rằng hệ thống tài khoản của Công ty được mở rất chi tiết làphù hợp với yêu cầu quản lý và công tác hạch toán trong Công ty
2.4/ Chế độ sổ sách – hình thức sổ và hệ thống sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán : Nhật ký chungTất cả hệ thống sổ tổng hợp và sổ chi tiết của Công ty đều theo quy định chungcủa Bộ tài chính Hệ thống sổ bao gồm:
- Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký chuyên dùng như sổ nhật kýtiền mặt, Sổ cái các TK…
- Sổ chi tiết: Bao gồm các sổ của từng phần hành như: Sổ kế toán TSCĐ(Thẻ TSCĐ ), sổ kế toán thành phẩm (thẻ tính giá thành, Bảng tổng hợpchi phí sản xuất…), Sổ kế toán Hàng tồn kho (Bảng tính giá hàng xuấtkho…)…
Trình tự ghi sổ kế toán được khái quát như sau: