1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

bài 7 bệnh tai giữa

48 3,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 5,4 MB

Nội dung

Bài 7 BỆNH TAI GIỮA I. Viêm tai giữa cấp tính. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và sức đề kháng của cơ thể mà tai giữa có thể bò viêm ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường có ba loại viêm tai giữa là viêm tai giữa xuất tiết, viêm tai giữa sung huyết và viêm tai giữa mũ. 1. Viêm tai giữa cấp xuất tiết dòch thấm (Otite aigue catarrhale transsudative). Viêm tai giữa cấp xuất tiết dòch thấm có đặc điểm là màng nhó bò sung huyết và trong hòm nhó có dòch thấm (transsat), (dòch thấm là một chất lỏng, trong, không có tế bào viêm, do nguyên nhân cơ học sinh ra). Nguyên nhân của viêm tai giữa xuất tiết được xếp làm ba loại: - U ở vòm mũi họng hoặc phù nề ở loa vòi làm tắc sự thông hơi của tai giữa. Không khí trong hòm nhó tiêu dần, áp lực không khí ở tai ngoài cao hơn áp lực trong tai giữa, gây ra sung huyết và xuất tiết ở niêm mạc. Sự mất thăng bằng này còn được thấy ở phi công khi lao từ trên cao xuống thấp hoặc ở những người thợ lặn làm việc trong cái chuông khí nén ở đáy sông. Dò ứng cũng có thể gây giãn mao mạch và dòch thấm ở tai giữa. Nói chung, trong viêm tai xuất tiết do nguyên nhân cơ học là chủ yếu, vấn đề viêm ở đây không đáng kể vì dòch thấm lấy từ trong tai giữa ra đều vô trùng. a. Triệu chứng: Viêm tai giữa xuất tiết dòch thấm thường gặp ở phi công hoặc hành khách đi máy bay. Triệu chứng chức năng: Khi máy bay lao nhanh từ trên cao xuống, người trên máy bay thấy tai bò căng hoặc đau nhói. Độ nửa giờ sau cảm giác đau mất đi và chỉ còn lại cảm giác đầy tai, kèm theo đó bệnh nhân ù tai, ù giọng trầm và khi đi nện gót mạnh xuống đất nghe có tiếng vang trong tai. Bệnh nhân bò điếc nhẹ: điếc giảm bớt khi bệnh nhân nuốt nước bọt hoặc xì mũi. Khi bệnh nhân nói thì lại nghe tiếng của mình vang lên trong tai. Khám bằng âm thoa cho kết quả điếc kiểu dẫn truyền. Trong một số ít trường hơp bệnh nhân chóng mặt. Triệu chứng thực thể: Màng nhó màu hồng, đôi khi ở dọc theo cán búa chúng ta thấy có mạch máu chảy dài từ trên xuống dưới. Ở một số bệnh nhân màng nhó không đỏ nhưng có mức nước ngang tầm rốn nhó hoặc những bong bóng không khí nhỏ bằng đầu đinh ghim rải rác ở mặt trong của màng nhó. Màng nhó bò lõm vào trong với ba hiện tượng: - Cán búa có xu hướng nằm ngang. - Mỏm ngắn của cán búa nhô ra ngoài . - Tam giác sáng thu hẹp lại thành hai vệt sáng hoặc có khi mất hẳn. Màng Srapnen (Shrapnell) bò chùng nhiều hơn bình thường, khi bơm không khí vào vòi ơxtasi bằng ống Ita có thể nghe tiếng thổi rít (do hẹp vòi) hoặc tiếng ran ướt (trong hòm nhó có tiết dòch). b. Diễn tiến bệnh: Nếu được điều trò bệnh sẽ khỏi trong vòng 3 đến 7 ngày. Nếu không, bệnh có thể kéo dài và biến thành viêm tai xuất tiết mãn tính. Viêm tai sung huyết chuyển thành viêm tai mủ rất hiếm. Bệnh hay tái phát và gây hại cho thính lực . c. Điều trò: Đưa không khí vào hòm nhó : bơm không khí vào mũi bằng quả bóng Pôlitze hoặc vào vòi ơxtasi bằng ống thông Ita (xem cách làm ở phần những phương pháp điều trò đại cương về tai). Tiêm atropin, sáng l/4mg, chiều 1/4mg để chống xuất tiết. Nếu là viêm tai do dò ứng kéo dài chúng ta có thể tiêm hydrococtaxyn (1 ml) vào hòm nhó qua vòi ơxtasi (bằng ống thông Ita) hoặc qua màng nhó (tiêm vào gốc sau trên của màng nhó). Trong trường hợp tiết nhầy đặc quánh chúng ta tiêm anpha chymotripxin (alpha chymotrypsine) vào hòm nhó để làm tan chất nhầy hoặc cũng có thể rạch nhó hút chất nhầy ra. Nếu là viêm tai do u vòm mũi họng thì phải giải quyết nguyên nhân bệnh d. Phòng bệnh: Không nên đi máy bay hoặc lặn xuống nước khi bò xổ mũi, ngạt mũi. Nên nuốt nước bọt hoặc làm nghiệm pháp Vansava (Valsalva) khi bắt đầu có triệu chứng thiếu không khí trong tai (nhói trong tai, nghe kém). 2. Viêm tai giữa cấp sung huyết (Otite aigue congestive). Viêm tai giữa sung huyết còn gọi là viêm tai giữa xuất tiết dòch ró là một loại viêm tai giữa cấp tính không mũ. Bệnh này ít khi được phát hiện vì triệu chứng nghèo nàn và thường bò các bệnh viêm đường hô hấp trên che mờ. Nguyên nhân chính của bệnh là viêm vòm mũi họng. Bệnh có thể gặp ở các lứa tuổi nhưng trẻ em dễ mắc hơn người lớn vì viêm mũi, viêm V.A lan vào vòi ơxtasi và làm tắc vòi, gây xuất tiết hòm nhó và tạo điều kiện cho vi trùng phát triển. Nhưng vi trùng ở đây độc tố không mạnh, không đưa đến mưng mủ mà thường dừng lại ở giai đoạn dòch rỉ (exudate). Ở người lớn, viêm tai giữa xuất tiếc dòch rỉ có thể thấy trong viêm mũi cấp (cảm), cúm hoặc viêm xoang cấp. a. Triệu chứng: Đau tai là triệu chứng chính và và cũng là triệu chứng độc nhất. Thỉnh thoảng bệnh nhân đau nhói trong một vài phút, đau sâu trong ống tai, đau lan xuống hàm dưới giống đau răng. Lúc đầu đau nhiều về sau gảm dần. Đặc điểm đau là không kéo dài nhưng hay tái diễn. Các triệu chứng khác như ù tai, điếc thường không có hoặc có rất ít, không làm cho bệnh nhân chú ý. Thể trạng nói chung là tốt và phụ thuộc vào diễn tiến của viêm VA, viêm mũi, viêm xoang. Các triệu chứng thực thể cũng kín đáo: màng nhó hồng hơn bình thường, mạch máu bò giãn đỏ dọc theo cán búa. Tư thế của màng mhó có thay đổi, màng nhó bò lõm vào trong nhưng không rõ rệt như trong viêm tai giữa xuất tiếc dòch thấm. Trong hòøm nhó có tràn dòch nhưng không nhìn thấy mức nước vì khối lượng ít. Tràn dòch này là dòch ró có tính chất viêm (phản ứng Rivalta dương tính). Bệnh diễn biến trong một thời gian rồi khỏi. Khi em bé bò viêm mũi, viêm V.A. thì hiện tượng đau xuất hiện trở lại. Trong một số trường hợp bệnh có thể chuyển thành viêm tai giữa mũ. b. Điều trò: Điều trò cục bộ rất đơn giản, để tự nhiên cơn đau cũng sẽ giảm. Để an ủi bệnh nhân, người ta thường nhỏ glyxerin boratê ấm (40 0 ) vào tai, hai giờ một lần, mỗi lần 5 giọt, hoặc chườm nước nóng vào tai ngoài. Đối với người lớn, cho uống thuốc giảm đau như aspririn, pramidon Điều trò bệnh chủ yếu là phải điều trò viêm mũi, viêm V A, viêm xoang bằng nhỏ mũi, xông thuốc hoặc kháng sinh. Sau mười ngày, khi hiện tượng viêm cấp đã qua và nếu tai có bò ù hoặc có cảm giác nặng thì nên bơm không khí vào vòi ơxtasi. Quan trọng nhất là phải điều trò nguyên nhân gây bệnh, đề phòng những đợt tái phát. Đối với trẻ em nên tiến hành nạo V.A., còn đối với người lớn nên điều trò viêm xoang, mổ vẹo vách ngăn, cắt đuôi cuốn mũi quá phát 3. Viêm tai giữa cấp tính có mủ. Theo đònh nghóa truyền thống, viêm tai giữa cấp tính có mủ là mưng mủ ở hòm nhó, còn viêm xương chũm cấp tính là mưng mủ và viêm xương ở xương chũm. Viêm xương chũm được coi như là một biến chứng của viêm tai giữa. Thật ra các bộ phận của tai giữa như hòm nhó, sào bào, tế bào chũm đều ăn thông với nhau nên mưng mủ ở tai giữa thường kèm theo viêm niêm mạc ở sào bào, do đó nếu quy trình viêm chỉ khu trú ở niêm mạc hòm nhó hoặc lan ra niêm mạc sào đạo, sào bào thì chúng ta vẫn gọi là viêm tai giữa, nhưng nếu quy trình viêm ăn sâu vào đến xương chũm thì chúng ta gọi là viêm tai xương chũm cấp. Giữa hai trạng thái bệnh lý này có những bước trung gian mà bác só cần phải biết vì nếu có bệnh tích xương chũm thì hướng điều trò sẽ khác. Để tiện cho việc trình bày, chúng tôi xin theo phương pháp kinh điển tức là tách viêm tai giữa cấp tính có mủ ra khỏi viêm tai xương chũm cấp. a. Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của viêm tai giữa có mủ là viêm vòm mũi họng. Viêm nhiễm xâm nhập vào tai bằng vòi ơxtasi là chủ yếu, ít khi xâm nhập bằng đường máu hoặc đường bạch huyết. Sự viêm nhiễm này có thể gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng toàn thân như cúm, sởi hoặc những bệnh cục bộ như viêm mũi, viêm xoang, viêm V.A, u vòm mũi họng, hoặc đút nút mũi sau để quá lâu. Viêm tai giữa cấp tính thường gặp ở trẻ em có V.A. hoặc có thể đòa bạch huyết. Rách màng nhó do chấn thương cũng là một nguyên nhân viêm tai giữa cấp tính. b. Cơ thể bệnh: Vi trùng gây bệnh thường là streptôcôc, pnơmôcôc, đặc biệt là loại pneumococcus mucosus. Ngoài ra còn có vi trùng staphylôcôc, proteus, trực trùng PPeiffer. Trước khi màng nhó vỡ, chỉ có một loại vi trùng trong mủ nhưng sau khi vỡ, nhiều loại vi trùng khác xâm nhập vào. Tính chất của mủ chảy ra thay đổi tùy theo giai đoạn của bệnh, lúc đầu lỏng như thanh dòch, đôi khi có máu, sau biến thành vàng loãng, rồi vàng đặc ở thời kỳ toàn phát và cuối cùng trở nên trong sánh và keo thành sợi như tiết nhầy khi viêm sắp hết. Bệnh tích chính là viêm niêm mạc hòm nhó. Niêm mạc trở nên dày, đỏ, chứa nhiều bạch cầu và tiết ra chất dòch rỉ có tính chất viêm rõ rệt (bạch cầu thoái hóa, anbumin nhiều ). Đồng thời niêm mạc của vòi ơxtasi cũng bò viêm và nề làm cho sự lư thông của vòi bò hạn chế. Niêm mạc của sào bào và các tế bào chũm cũng tham gia vào quá trình viêm. Sào bào có thể có mủ nhưng chưa chắc là viêm xương chũm. c. Triệu chứng: Bệnh cảnh của viêm tai giữa cấp tính thay đổi tùy theo tuổi tác, cơ đòa của bệnh nhân và tuỳ theo vi trùng gây bệnh Giai đoạn đầu: Bệnh nhân thường là em bé đang bò xổ mũi, ngạt mũi, đột nhiên bò đau tai nhiều kèm theo sốt cao 40 0 . Khám màng nhó thấy một vùng sung huyết đỏ ở góc sau hoặc ở dọc theo cán búa, hoặc ở màng Srapnen. Giai đoạn toàn phát: Mủ bắt đấu xuất hiện trong hòm nhó. - Màng nhó chưa vỡ: Mủ bò tích trong hòm tai như trong một cái apxe và gây ra những triệu chứng chức năng, toàn thân và thực thể rõ rệt. Triệu chứng chức năng: Đau tai mỗi ngày một tăng, đau nhiều, sâu trong tai, đau theo nhòp đập của mạch, đau lan ra sau tai, ra vùng thái dương hoặc xuống răng làm bệnh nhân không ngủ được. Điếc là triệu chứng quan trọng và thường xuyên. Điếc khá nhiều, điếc theo kiễu dẫn truyền tức là nghiệm pháp Svabach kéo dài, nghiệm pháp Rinơ âm tính, nghiệm pháp Vơbe thiên về bên bệnh (tam chứng Bezold). Bệnh nhân nghe giọng trầm khó khăn. Ngoài ra, còn có những triệu chứng phụ như ù tai, cảm giác đầy tai, tự thính, chóng mặt Triệu chứng toàn thân: Nhiệt độ lên cao và sẽ xuống khi mủ được dẫn lưu. Trẻ nhỏ sốt cao có thể vật vã, co giật hoặc ở trạng thái lả. Triệu chứng thực thể: Toàn bộ màng nhó bò nề và đỏ, không thấy được tam giác sáng, cán búa, mỏm ngắn. Màu sắc của màng nhó hòa lẫn với màu sắc của da ống tai. Ở mức độ nặng hơn màng nhó sẽ phồng lên như mặt kính đồng hồ đeo tay. Điểm phồng nhiều nhất thường khu trú về phía sau. Riêng đối với những màng nhó bò xơ hóa, màng nhó của người già, màu sắc sẽ không đỏ mà trắng bệch, có nhiều mạch máu đỏ tỏa ra từ cán búa như nan hoa bánh xe. Xương chũm có vẻ bình thường nhưng nếu ấn vào đấy bệnh nhân sẽ kêu đau. Hiện tượng này không có gì đáng ngại, nó chỉ là viêm niêm mạc ở sào bào và ở các tế bào mà người ta quen gọi là phản ứng xương chũm. Khám mũi và họng có thể cho chúng ta thấy nguyên nhân của bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm V.A, viêm aman. - Màng nhó vỡ: Màng nhó có thể vỡ do bác só chích để tháo mủ, hoặc vỡ tự phát vào ngày thứ tư của bệnh do sức ép của mủ. Để cho màng nhó tự vỡ lấy không tốt bằng chích rạch vì hai lý do sau: - Lỗ vỡ xuất hiện muộn, mủ tích tụ trong nhiều ngày có khả năng gây ra bệnh tích xương. - Lỗ vỡ thường ở cao và nhỏ, dẫn lưu mủ không được tốt, tạo điều kiện cho viêm kéo dài. Khi màng nhó đã vỡ và mủ chảy ra ngoài thì các triệu chứng sẽ thay đổi. Triệu chứng chức năng và toàn thân: các triệu chứng chức năng bớt hẳn, bệnh nhân không đau tai nữa, nhiệt độ trở lại bình thường, bệnh nhân ăn được ngủ được. Triệu chứng thực thể: Ống tai ngoài đầy mủ, không có mùi. Lúc đầu mủ loãng màu vàng nhạt, sau biến thành mủ vàng đặc. Cần phải chùi sạch mủ mới thấy được màng nhó. Lỗ thủng của màng nhó sẽ khác nhau tùy theo tai có được chích rạch hay không. Nếu có chích rạch thì lỗ thủng sẽ rộng và ở về góc sau dưới của màng nhó. Màng nhó hết phồng. Khi bệnh nhân ngậm miệng, bòt mũi và thổi mạnh vào vòi ơxtasi (nghiệm pháp Valsalva) thì mủ và bọt trào ra ở lỗ thủng, đồng thời có tiếng kêu trong tai của bệnh nhân. Nếu không chích rạch, để cho màng nhó tự vỡ thì lỗ thủng có thể ở bất cứ chỗ nào, bờ dày, đỏ, nham nhở. Trong trường hợp lỗ thủng lớn, mủ được dẫn lưu tốt chúng ta thấy có những triệu chứng giống như là chích rạch. Trái lại nếu lỗ thũng nhỏ, sự dẫn lưu bò hạn chế và triệu chứng ứ đọng tồn tại (đau nhức, sốt, phồng màng nhó), làm nghiệm pháp Vansava không thấy mủ trào ra ở lỗ thủng. Có khi lỗ thủng nhỏ bằng đầu kim và thể hiện bằng một chấm mủ óng ánh đập theo nhòp mạch. Lỗ thủng có thể ở góc sau và trên màng nhó, trên một cái ụ phồng căng giống như cái vú bò . Riêng trong trường hợp viêm tai do cúm, sởi, bạch hầu, màng nhó có thể bò tiêu hủy toàn bộ. Diễn tiến: Nếu mủ được dẫn lưu tốt và cơ thể có sức đề kháng cao thì viêm tai giữa cấp tính mủ có xu hướng lành bệnh. Trường hợp này thường gặp ở những trẻ em khỏe, được chích rạch màng nhó kòp thời. Sau vài tuần mủ bớt dần, trở nên trong, sánh như nhựa chuối và cuối cùng hết hẳn vào tuần thứ ba, bệnh nhân cũng nghe rõ trở lại, màng nhó hết đỏ và trở thành xám, các mạch máu tỏa chung quanh cán búa xuất hiện trở lại trong vòng năm ba ngày rồi biến mất. Mầu ngắn và cán búa rõ dần. Lỗ thủng thường được hàn kín lại, thính lực trở lại bình thường. Nếu mủ không được dẫn lưu tốt và vi trùng có độc tố quá mạnh, bệnh sẽ kéo dài hoặc sinh ra biến chứng. d. Biến chứng: Bệnh có những biến chứng cấp tính và biến chứng kéo dài. Biến chứng cấp tính thường rất nặng và chúng ta sẽ nghiên cứu riêng từng biến chứng trong những phần sau. Biến chứng phổ biến và quan trọng nhất là viêm xương chũm vì từ đấy quy trình viêm sẽ lan ra các bộ phận khác gây ra viêm mê nhó, liệt dây thần kinh mặt, viêm tắc tónh mạch bên, viêm màng não, apxe não Đôi khi quá trình viêm nhiễm không lan bằng đường xương mà qua đường máu, gây ra những biến chứng nội sọ kể trên. Biến chứng kéo dài, hay nói cho đúng hơn sự chuyển thành viêm tai mãn tính là hậu quả của việc không điều trò hoặc điều trò không đúng. Cơ đòa của bệnh nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển biến thành mãn tính viêm mũi, viêm xoang, viêm V.A.Viêm tai giữa cấp tính có mủ có thể để lại những di chứng như: lỗ thủng không hàn lại, màng nhó dính vào hòm nhó, cứng khớp các tiểu cốt, xơ nhó (tympanosclcrose). Những biến chứng này thường gặp ở những trường hợp không được điều trò, không được theo dõi. e. Tiên lượng: Tiên lượng bệnh nói chung không nặng. Nếu phát hiện kòp thời những biến chứng nội sọ và dùng kháng sinh đúng mức thì không có gì đáng ngại. Nhưng riêng trong trường hợp bệnh nhân đã bò vỡ xương đá cũ, viêm tai giữa mủ cấp tính hay đưa đến viêm màng não thậm cấp thì các phương tiện điều trò hiện nay thường bất lực. Về mặt chức năng, sự phục hồi lại hoàn toàn chức năng nghe là hiện tượng phổ biến trừ những trường hợp có biến chứng như viêm mê nhó hoặc xơ dính trong hòm nhó g. Các thể lâm sàng: Ngoài thể điển hình, viêm tai giữa mủ cấp tính còn nhiều thể lâm sàng khác nhau do tuổi tác, thể đòa của bệnh nhân, do bản chất của vi trùng, do sự khu trú của bệnh tích. Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh: Tai giữa của trẻ em dễ bò viêm vì những đặc điểm sau: - Vòi ơxtasi ngắn và rộng, mủ ở vòm mũi họng dễ xâm nhập vào tai. - Chung quanh mạc treo của tiểu cốt còn có nhiều chất thâm nhiễm dạng thạch (infỉltrat gélatiniforme) chưa tan hết. - Mạch máu phân bố nhiều ở chung quanh sào bào. Bệnh cảnh của viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em thường thay đổi tùy theo sức đề kháng của bệnh nhân và được phân ra làm hai loại là thể khỏe và thể suy yếu - Thể khỏe: Thể khỏe thường gặp những trẻ bụ bẫm, bú sữa mẹ. Nhờ sức đề kháng cao nên bệnh khu trú và diễn biến một cách rõ rệt. Em bé sốt 38 – 39 0 , nôn, bỏ bú, hay quấy khóc, tối không ngủ. Bệnh thường khu trú ở một bên. Khám tai thấy màng nhó đỏ, nề, có nhiều tia máu hoặc xám với những chấm óng ánh như hạt sương. Xem màng nhó của rất khó vì ống tai hẹp, có nhiều lông tơ, màng nhó quá nghiêng và có màu đỏ khi em bé khóc, thường phải bôi vaselin và dùng kính lúp mới thấy được chi tiết. Nếu màng nhó được chích rạch sớm thì bệnh sẽ khỏi trong thời gian ngắn (hai tuần) . - Thể suy yếu: Thể suy yếu thường thấy ở nhà trẻ thiếu vệ sinh, trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ hay bò rối loạn đường tiêu hóa. Bệnh thường ở cả hai tai và các triệu chứng lu mờ. Bệnh bắt đầu bằng sốt, chảy mũi, ngạt mũi, bỏ bú, thường có cả triệu chứng tiêu hóa (đi tướt, mất nước, tụt cân ). Các bác só Nhi khoa hay nhấn mạnh vào các triệu chứng như lắc đầu, mặt lúc đỏ lúc tái. Hình ảnh của màng nhó phức tạp, có khi màng nhó đỏ mà lại không có mủ trong hòm nhó hoặc ngược lại màng nhó trắng đục nhưng lại có mủ. Không nên chờ đợi triệu chứng căng phồng màng nhó ở trẻ vì màng nhó của trẻ dày. Hình ảnh được nhiều tác giả nhắc đến là màng nhó mất tam giác sáng, biểu mô nhăn như giấy vò hoặc có những hạt óng ánh như hạt sương. Nói chung, trong thể viêm tai cấp tính suy nhược, hình ảnh của màng nhó không thống nhất. Những triệu chứng mà sách kinh điển thường hay nhắc đến làkhông thống nhất thay đổi màu sắc ở mặt một cách đột ngột, ấn vào bình tai đau, triệu chứng lắc đầu chỉ có giá trò gợi ý. Trên thực tế nếu thấy hình ảnh màng nhó khả nghi, nên chích rạch màng nhó càng sớm càng tốt. Nếu được điều trò kòp thời và đúng mức, thể viêm này cũng có thể khỏi trong vài ba tuần nhưng cũng cần phải theo dõi sau khi chích rạch vì hiện tượng ứ đọng mủ do tắc lỗ rạch cũng thường gặp. Nếu không được điều trò, viêm tai giữa cấp tính thể suy nhược sẽ đưa đến những biến chứng như viêm sào bào, viêm tai xương chũm hài nhi kèm theo nhiễm độc thần kinh. Sự xuất hiện của viêm tai sào bào (oto-antrite) được thể hiện trên lâm sàng bằng những triệu chứng như sốt cao, gày nhanh, nôn mửa thường xuyên, ỉa chảy nhiều lần, thở nóng và nhanh, mạch nhanh, yếu, thỉnh thoảng lên cơn co giật. Bệnh cảnh nặng nhưng chưa đến nỗi tuyệt vọng, phẫu thuật mở sào bào kèm theo hồi sức có thể cứu được bệnh nhân. Viêm tai xương chũm trẻ sơ sinh sẽ được trình bày ở một bài riêng. Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em: Viêm tai cấp tính trẻ em có triệu chứng ở ạt và thường xuất hiện sau bệnh nhiễm trùng nặng (cúm) hoặc bệnh sởi. Bệnh bắt đầu đột ngột với nhiệt độ cao (40 0 ) kèm theo nôn, cứng gáy, co giật. Bệnh hay đưa đến biến chứng viêm xương chũm. Viêm tai giữa cấp tính ở người già: Thể này ít gặp bệnh biến diễn theo kiểu bán cấp, các triệu chứng toàn thân không ồ ạt và lỗ thủng xuất hiện muộn. Hình dáng của màng nhó trước khi thủng cũng không điển hình, màng nhó chỉ đỏ ở phía sau hoặc có nhiều mạch máu đỏ dọc theo cán búa. Hiện lượng căng phồng rất hiếm có. Chỉ đònh chích rạch màng nhó dựa vào hai triệu chứng: đau và giảm thính lực. Thể khu trú: Viêm nhiễm có thể khu trú ở một phần của hòm nhó bởi mạc treo hoặc dây chằng ngăn chặn. Loại viêm tai giữa khu trú này có tính chất bán cấp và ít triệu chứng toàn thân nhưng hay làm đau nhức. Có hai loại đáng lưu ý: viêm túi Trônsơ (Trõlsech) và viêm túi Prutsăc (Prussak). Viêm túi Trônsơ (Viêm thượng nhó trong): Túi Trônsơ ở dưới dây chằng nhó búa sau. Khi túi này bò viêm thì phần tư sau trên của màng nhó sẽ căng phồng và đỏ, trong khi đó phần còn lại của màng nhó có vẻ bình thường, tam giác sáng vẫn tồn tại. Bệnh nhân đau nhức trong tai và nghe kém. Sau ít hôm túi mủ sẽ vỡ. Bệnh có thể khỏi nhanh chóng hoặc biến thành viêm tai mãn tính. Trước một lỗ thủng ở góc sau và trên phải hết sức dè dặt vì lỗ thủng có thể che đậy ổ viêm thượng nhó hoặc xương chũm. Viêm túi Prutsăc (Viêm thượng nhó ngoài): Túi Prutsăc là khoảng rỗng ở ngang tầm cổ xương búa và được bòt kín bằng màng Srapnen. Túi Prutsăc ăn thông với ngăn Kretmalt (Kretschmann) ở phía trên (tức là khoảng cách giữa đầu búa và tường thượng nhó). Viêm túi Prutsăc là sự thể hiện lâm sàng của viêm thượng nhó. Các triệu chứng toàn thân và chức năng không rõ rệt: không sốt, không điếc, không đau tai, bệnh nhân chỉ kêu nhức nửa bên đầu. Phần căng của màng nhó có vẻ bình thường nhưng màng Srapnen thì đỏ và căng, có khi màng này bò thổi phồng lên giống một cái pôlyp che lấp phần trên của màng nhó. Túi mủ sẽ vỡ ra nhưng sự dẫn lưu không được tốt lắm vì lỗ thủng nhỏ chỉ bằng đầu kim, khó nhìn thấy. Trên thực tế, trước một màng nhó có vẻ bình thường nhưng ống tai lại rỉ mủ, chúng ta phải lau sạch toàn bộ màng nhó rồi dùng kính lúp soi màng Srapnen. Trong đa số trường hợp, chúng ta sẽ thấy lỗ thủng rất nhỏ, bò che đậy bởi một cái vảy con, đó là viêm thượng nhó. Bệnh có xu hướng biến thành mãn tính do sự thờ ơ của bệnh nhân hoặc do sự chẩn đoán nhầm của bác só. Viêm tai giữa cấp do các bệnh nhiễm trùng nặng: Những bệnh nhiễm trùng nặng (cúm) hoặc những bệnh sốt phát ban thường hay gây ra một thể viêm tai cấp đặc biệt. Trong viêm tai cúm, triệu chứng toàn thân khá nặng: sốt cao, mất ngủ, mệt nhọc, bệnh nhân kêu đau nhói trong tai hoặc nhức đầu nhiều. Khám tai thấy ở màng nhó hoặc thành ống tai ngoài có những phỏng nước màu nâu hoặc tím đen chứa thanh dòch lẫn máu. Màu sắc của màng nhó có khi bò biến đổi, trở thành xanh chàm, chứng tỏ có xuất huyết trong hòm nhó. Sau đó màng nhó sẽ thủng và lỗ thủng tương đối rộng, ít khi hàn lại được. Viêm tai giữa cấp tính hoại tử: thể này thường gặp trong các bệnh sởi, cúm, bạch hầu, Scaclatin; vi trùng gây bệnh thường là Streptôcôc. Đặc điểm của bệnh tích là sự hoại tử rất nhanh của các tổ chức (biểu mô, dưới biểu mô và cả cốt mạc). Trong những ngày đầu, màng nhó chỉ đỏ vừa và nề, không phồng, không đau lắm. Nhưng độ vài hôm sau màng nhó lại thủng, lỗ thủng lan rộng nhanh chóng và tiêu hủy toàn bộ màng nhó. Tiểu cốt cũng bò hoại tử, mủ lúc đầu không thối nhưng độ mươi hôm sau có mùi thối. Thể này thường đưa đến biến chứng viêm xương chũm với mảnh xương mục và có thể kéo dài khá lâu. Kháng sinh có tác dụng tốt đối với loại viêm tai này nếu được dùng sớm trước khi xương chũm biến thành xương mục. Viêm tai do vi trùng Pneumoceccus mucosus: Thể này thường gặp ở những bệnh nhân có tuổi. Đặc điểm của bệnh là biến diễn âm thầm mà chỉ có vài triệu chứng chức năng như chảy nước tai và nghe kém. Bệnh sẽ đưa đến viêm xương chũm trong đại đa số trường hợp. h. Chẩn đoán: Chẩn đoán viêm tai giữa cấp có ba vấn đề quan trọng: Không được bỏ sót viêm tai giữa cấp tính: Ở trẻ nhỏ và nhất là trẻ sơ sinh, viêm tai giữa cấp tính ít khi được phát hiện kòp thời. Do đó chúng ta phải khám tai cho tất cả các em bé bò sốt không có nguyên nhân rõ rệt, những trẻ sơ sinh ỉa chảy và nôn hoặc có những triệu chứng màng não. Không được nhầm viêm tai giữa cấp với các bệnh khác: Nếu ống tai ngoài rộng, chúng ta có thể nhìn thấy màng nhó và loại ra các bệnh như nhọt ống tai ngoài, viêm màng nhó, eczêma ống tai ngoài - Eczêma ống tai ngoài của trẻ em tương đối khó chẩn đoán vì màng nhó đôi khi bò nề và mất bóng. Trong trường hợp khả nghi nên đặt vào tai một cái bấc thấm nitrat bạc 2% trong 24 giờ, nếu là eczêma thì bệnh tích màng nhó sẽ giảm, nếu là viêm tai giữa thì bệnh tích sẽ tăng lên. Ở người lớn, viêm thượng nhó với lỗ thủng nhỏ có thể làm cho chúng ta nhầm với eczêma. - Trong viêm màng nhó đơn thuần chúng ta chỉ thấy màng nhó đỏ, sung huyết, không có điếc, không có triệu chứng toàn thân. - Trong nhọt ống tai ngoài, bệnh nhân có những điểm đau khác biệt ở nắp tai, rãnh trước xương chũm, bờ trên ống tai (kéo vành tai). - Ngoài ra chúng ta còn có thể nhầm bệnh với zôna tai. Zôna cũng gây đau tai, chảy tai và điếc nhưng trong zôna có mụn nước ở nắp tai, vành tai,ở thành sau ống tai va ở màng nhó kèm theo giảm cảm giác da ở vùng nói trên (vùng Ramsay-Hunt). Những mụn nước này sẽ khô đi và biến thành vảy nâu. Nếu ống tai ngoài bò tắc do viêm thì vấn đề đặt ra là phân biệt viêm ống tai ngoài đơn thuần với viêm tai giữa kèm theo viêm ống tai ngoài, ở đây chúng ta không soi màng nhó được nên không thể dựa vào đó để chẩn đoán. Nhưng có hai cách phân loại, đó là: [...]... vào tai bệnh và thử sức nghe của bệnh nhân bằng tiếng nói thầm, nếu bệnh nhân nghe rõ thì không có viêm tai giữa, nếu nghe kém thì bò viêm tai giữa - Điều trò thử bằng kháng sinh, sau vài ngày, ống tai ngoài bớt nề, chúng ta có thể nhìn thấy được màng nhó và đánh giá tai giữa Không được nhầm bệnh với viêm tai giữa mãn tính hồi viêm: Trong viêm tai giữa mãn tính hồi viêm, bệnh nhân có tiền sử chảy mủ tai. .. có những viêm tai giữa mãn tính ngay từ tháng thứ hai Có ba loại viêm tai giữa mãn tính chính là viêm tai giữa mãn tính xuất tiết, viêm tai giữa mãn tính tiết nhầy mủ và viêm tai giữa mãn tính mủ Trong viêm tai giữa tiết nhầy mủ, bệnh tích khu trú ở niêm mạc, còn trong viêm tai giữa ra mủ bệnh tích vượt khỏi niêm mạc và làm thương tổn đến xương Loại sau nặng hơn loại trước 1 Viêm tai giữa mãn tính... đi khám bệnh Thái độ này rất nguy hiểm vì viêm tai mủ mãn tính có thể đưa đến những biến chứng chết người Viêm tai giữa mãn tính có mủ thường có kèm theo bệnh tích xương chũm nên nhiều tác giả xếp hai bệnh viêm tai giữa mãn tính mủ và viêm xương chũm mãn tính làm một với tiêu đề viêm tai xương chũm mãn tính Ở đây chúng tôi tách rời hai bệnh ra trình bày trong hai bài riêng a Nguyên nhân và bệnh tích... nhó (Otite catarrhale chronique Tympanosclérose) Tuy được gọi là viêm tai xuất tiết nhưng bệnh này chỉ là viêm tai xơ ít khi thủng màng nhó, không chảy nước ra ngoài tai Bệnh tích chính diễn biến trong phạm vi mũi và vòi nhó còn hậu quả ở tai Bệnh này còn được gọi là xơ nhó Viêm tai giữa xuất tiết mãn tính là hậu quả của viêm tai giữa xuất tiết cấp tính tái diễn nhiều lần Loa vòi và phần sụn của vòi... nhiều nếu thủng ở phần sau trên Điếc ngày càng tăng khi bệnh kéo dài Lúc đầu điếc theo kiểu dẫn truyền (kiểu điếc tai giữa) , về sau điếc hỗn hợp (có sự tham gia của tai trong) Điếc thường kèm theo ù tai Có một số bệnh nhân khi đến khám bệnh, vì xấu hổ, không dám nói mình bò chảy mủ tai mà chỉ nói bò ù tai - Đau: viêm tai mãn tính thường không đau Bệnh nhân chỉ có cảm giác nặng hoặc váng đầu Nhưng nếu... cán vào hố mổ và tái tạo hệ thống dẫn truyền tai giữa (Phẫu thuật này sẽ được trình bày lại trong phần viêm xương chũm mãn tính) Vá màng nhó (myringoplastie) trong trường hợp màng nhó bò thủng rộng, tai đã khô và không có bệnh tích xương Phòng bệnh: Để ngăn ngừa viêm tai giữa cấp tính biến thành viêm tai giữa mãn tính, bác só phải tích cực điều trò viêm tai giữa cấp tính bằng cách chích rạch màng nhó... thể viêm tai màng nhó đóng kín Mỗi lần thời tiết thay đổi hay bò sổ mũi, bò viêm V.A thì em bé bò chảy tai Khi bò chảy tai, bệnh nhân có những triệu chứng của viêm tai cấp như sốt, quấy khóc, bỏ ăn, ỉa chảy Mỗi đợt chảy tai kéo dài độ vài tuần sau đó tai khô trong một vài tháng rồi chảy trở lại Càng về sau thời gian tai khô càng ngắn Trong những đợt chảy tai, màng nhó bò thủng giống trong viêm tai cấp... xương ngay trong giai đoạn viêm tai cấp tính, thí dụ như trong viêm tai do sởi, cúm, bạch hầu Bệnh cũng có thể biến thành mãn tính vì sức đề kháng của bệnh nhân giảm sút, thí dụ như trong trường hợp bệnh lao, bệnh đái tháo đường Viêm tai giữa mủ có thể mãn tính ngay từ lúc đầu, bệnh không qua giai đoạn cấp tính Bệnh nhân không hề đau tai hoặc sốt, không có triệu chứng toàn thân Độc tố của vi trùng,... chính Đau nhiều hơn trong giai đoạn viêm tai, đau sâu trong ống tai hoặc sau tai lan ra vùng thái dương bệnh, đau nhiều về đêm làm bệnh nhân mất ngủ Bệnh nhân nghe kém, tai bò điếc theo kiểu dẫn truyền (Schwabach kéo dài, Rinne âm tính, Weber thiên về tai bệnh) - Triệu chứng thực thể: Mủ đặc, màu vàng kem, nhiều, không thối nếu được lau chùi hằng ngày Một số ít bệnh nhân có khối lượng mủ chảy ra có thể... sào bào-thượng nhó để bảo đảm sự dẫn lưu 9 Phòng bệnh Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là không để cho tai bò viêm (xem phòng bệnh viêm tai) Khi tai giữa bò viêm cấp tính, bác só phải chích rạch màng nhó sớm, bảo đảm dẫn lưu tốt, dùng kháng sinh đúng quy cách IV Viêm tai xương chũm trẻ sơ sinh Viêm tai xương chũm ở trẻ sơ sinh là một thể lâm sàng của viêm tai xương chũm cấp tính Chúng tôi trình bày vấn . Bài 7 BỆNH TAI GIỮA I. Viêm tai giữa cấp tính. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và sức đề kháng của cơ thể mà tai giữa có thể bò viêm ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường có ba loại viêm tai giữa. tai giữa là viêm tai giữa xuất tiết, viêm tai giữa sung huyết và viêm tai giữa mũ. 1. Viêm tai giữa cấp xuất tiết dòch thấm (Otite aigue catarrhale transsudative). Viêm tai giữa cấp xuất tiết. trong tai (nhói trong tai, nghe kém). 2. Viêm tai giữa cấp sung huyết (Otite aigue congestive). Viêm tai giữa sung huyết còn gọi là viêm tai giữa xuất tiết dòch ró là một loại viêm tai giữa cấp

Ngày đăng: 31/10/2014, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w