Hội chứng nhiễm trùng: Triệu chứng chính là sốt kéo dài từ tuần này sang tuần

Một phần của tài liệu bài 7 bệnh tai giữa (Trang 39 - 42)

khác. Nhiệt độ ở vào khoảng 38 - 39o, lên xuống thất thường. Bạch cầu trong máu

tăng.

Em bé bú kém, ban đêm hay quấy khóc, ban ngày nằm lịm. Bệnh nhân đi ngoài ngày vài lần, phân lổn nhổn xanh kiểu hoa cà hoa cải, đôi khi em bé nôn.

Trong thể này bé gầy nhưng ít, lớp mỡ bụng vẫn còn và cân vẫn như cũ hoặc có sụt vài trăm gam.

Ngày xưa người ta hay gọi tình trạng này là sốt căn nguyên ẩn (hyperthermie cryptogénétique). Hiện nay, hiện tượng sốt kéo dài như vậy có thể là do viêm tai xương chũm.

Triệu chứng ở tai:

Soi màng nhĩ ở trẻ sơ sinh rất khó, cần phải có ống soi tai đúng cỡ, đèn Clar hội tụ và kính lúp phóng đại. Màng nhĩ thường nằm nghiêng, gần như song song với thành dưới của ống tai ngoài vì vậy chúng ta nên kéo dái tai về phía dưới trong khi soi. Nếu ống tai có nhiều lông tơ, phải bôi dầu vaselin cho lông nằm xuống. Các triệu chứng ở tai rất nghèo nàn. Bệnh tích thường có ở cả hai tai.

Trong giai đoạn đầu, chúng ta thấy một vết đỏ hình trăng lưỡi liềm ở phần trên của màng nhĩ, về sau vết đỏ lan dần ra khắp màng nhĩ, tam giác sáng bị xóa mờ, màng nhĩ có thể phồng lên như mặt kính đồng hồ.

Trong một số trường hợp màng nhĩ không đỏ nhưng lại vàng hoặc nâu. Lớp biểu mô thường bị tróc vảy làm cho màng nhĩ có vẻ nhăn như giấy bị vò, hoặc óng ánh như

có phủ một lớp sương muối. Những hình ảnh này không có gì là đặc hiệu cho viêm tai

xương chũm. Những hình ảnh mờ góc sau trên của màng nhĩ hoặc sụp thành sau ống

tai ít được thấy trong thể bệnh này.

Chích rạch màng nhĩ thường có mủ hoặc tiết dịch lẫn máu. Trong một số ít trường hợp, tai hoàn toàn khô và khi rạch màng nhĩ có tiếng kêu như chọc thủng mặt trống. Hiện tượng này không có nghĩa là tai hoàn toàn lành mạnh. Hai mươi bốn giờ sau khi rạch nhĩ và tiếp nước cho bệnh nhân, tai sẽ bắt đầu chảy nước.

Phim chụp xương chũm trẻ sơ sinh chỉ có giá trị tương đối. Tư thế Sule (Schuller) cho chúng ta thấy khối mê đạo bị mờ, bờ trước tĩnh mạch bên đậm nét (triệu chứng Amédée Granger). Bình thường ở trẻ sơ sinh, chúng ta thấy rõ ống bán khuyên của mê nhĩ nhưng không thấy rõ bờ trước của tĩnh mạch bên. Hình ảnh các tế bào rất khó thấy ở hài nhi dưới ba tháng. Trên sáu tháng chúng ta có thể đánh giá sự lu mờ của các tế bào chũm.

Chọc sào bào theo kiểu Lalơmăng và Lirông đen (Lallemant và Lhirondelle) cũng không cho kết quả tuyệt đối, có thể viêm tai xương chũm, nhưng chọc sào bào lại không có mủ. Hiện nay người ta có xu hướng thay chọc sào bào bằng làm phẫu thuật mở sào bào. Đây là một phẫu thuật vừa có giá trị chẩn đoán vừa có tác dụng điều trị.

Nói chung , trong viêm tai xương chũm tiềm tàng các triệu chứng thực thể ở tai rất ít và lu mờ vì thế cần phải xem bệnh nhiều lần mới có thể kết luận.

c. Thể viêm tai xương chũm ẩn (oto - mastoiđile occulte).

Trái với những thể trên, trong thể ẩn, bệnh nhân chỉ có triệu chứng toàn thân mà không có triệu chứng ở tai do đó vấn đề chẩn đoán bệnh hoàn toàn do các bác sĩ Nhi khoa tiến hành.

Bệnh nhân có hội chứng nhiễm độc thần kinh với những triệu chứng như sốt, rối loạn tiêu hóa, mất nước nhiều, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tim mạch, rối loạn điện giải... như đã trình bày ở thể tiềm tàng. Nhưng khi khám tai, mũi, họng thì thấy tai hoàn toàn bình thường, khi chích màng nhĩ không thấy có mủ hoặc nước ở tai.

Đây là những trường hợp viêm xương chũm không có viêm tai. Sự viêm nhiễm xâm nhập vào xương bằng đường máu. Có tác giả cho rằng viêm xương chũm ở đây chỉ là một hiện tượng thứ phát do sự suy sụp của toàn thể trạng.

Nguyên nhân của nhiễm độc thần kinh có thể do cúm, viêm não virut, viêm phổi đốm, viêm họng độc tính, viêm vòm mũi họng, viêm vòi ơxtasi đơn thuần, cảm nắng...

Bệnh tích xương chũm không có tính chất quyết định, trong sự phát sinh của hội chứng nhiễm độc thần kinh phẫu thuật mở sào bào và hồi sức trong viêm tai xương chũm thể ẩn chỉ cho kết quả tốt trong 30% (Kreisler). Những thủ thuật nhỏ như chích màng nhĩ, hút mủ ở vòi ơxtasi phối hợp với hồi sức cũng cho kết quả tốt trong một số trường hợp.

Như vậy, viêm tai xương chũm thể ẩn chỉ là một trong những nguyên nhân của hội chứng nhiễm độc thần kinh ở tre sơ sinh. Hiện nay chúng ta ít gặp thế này.

4. Biến chứng.

Ở trẻ sơ sinh, chúng ta thấy có một số biến chứng khác hơn ở người lớn. Viêm màng não - não là một biến chứng tương đối phổ biến, em bé lên cơn co giật, cứng chân tay, mắt trợn ngược, hôn mê...

Tiên lượng bệnh rất xấu.

Viêm phổi, viêm phế quản cũng là một biến chứng rất nặng làm tăng tỷ lệ tử vong trong viêm tai xương chũm hài nhi.

Hội chứng xanh tái sốt cao (paleur-hyperthermic) thường thấy ở trẻ dưới sáu tháng, nhất là sau khi phẫu thuật. Nhiệt độ cứ tăng dần: 39, 40, 41. Toàn thân em bé xanh tái. Nhịp thở ngày càng nhanh. Bệnh nhân hôn mê dần và chết.

Apxe dưới da cũng là một biến chứng thường gặp. Sức đề kháng của những em bé này rất yếu nên da rất dễ bị viêm.

5. Chẩn đoán.

Trong thể viêm tai xương chũm điển hình rõ rệt, vấn đề chẩn đoán không có gì khó khăn, da vùng xương chũm sưng đỏ làm cho chúng ta nghĩ ngay đến bệnh ở xương chũm.

Trong thể tiềm tàng, có thể dựa vào triệu chứng thực thể ở màng nhĩ và tiền sử (cách đây độ ba tuần em bé có bị sốt, ngạt mũi hoặc chảy tai) để chẩn đoán viêm tai xương chũm.

Trong thể ẩn, vấn đề chẩn đoán gay go hơn nhiều, chúng ta cần biết rõ em bé có bị viêm tai xương chũm hay không để đưa ra hướng điều trị. Thông thường người ta hay dựa vào hai đặc điểm sau đây để chẩn đoán bệnh.

- Ở trẻ sơ sinh màng nhĩ bình thường nhưng có tiền sử viêm tai, khi hội chứng nhiễm độc thần kinh xuất hiện phải nghĩ đến viêm tai xương chũm thể ẩn.

- Khi hội chứng nhiềm độc thần kinh xuất hiện ở trẻ mà màng nhĩ bình thường không có triệu chứng viêm nhiễm ở đường ruột, họng, phổi, não, không bị cúm, không bị cảm nắng..., và nhất là sau khi đã được khoa nhi điều trị đúng đắn nhưng không khỏi, chúng ta phải nghĩ đến viêm tai - xương chũm thể ẩn.

Đó là hai nguyên tắc thấm nhuần tinh thần cảnh giác và thận trọng mà chúng ta có thể rút ra trong cuộc tranh luận kéo dài hàng mấy chục năm nay giữa các thầy thuốc Nhi khoa và Tai mũi họng.

6. Điều trị.

Điều trị bệnh gồm hai phần: điều trị bằng thuốc và điều trị bằng phẫu thuật.

a. Điều trị bằng thuốc.

Điều trị bằng thuốc, trong trường hợp có nhiễm độc thần kinh, phải được tiến hành trước tiên và thuộc phạm vi Nhi khoa. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn hồi sức, có thể kéo dài từ 12 đến 24 giờ. Hồi sức có tác dụng điều chỉnh những rối loạn chất dịch trong cơ thể giúp bệnh nhân có đủ sức chịu đựng phẫu thuặt.

Phục hồi khối lượng nước: Khối lượng nước đưa vào cơ thể mỗi ngày là 150 đến 200 gam cho một kilôgam cơ thể. Người ta thường hay dùng một nửa dung dịch mặn đẳng trương và một nửa dung dịch ngọt đẳng trương pha lẫn nhau, tiêm nhỏ giọt vào

mạch máu. Cũng có thể đưa dung dịch vào bằng phương pháp tiêm lọc máu dưới da

(hypodermoclyse) nếu chúng ta có thuốc làm tỏa lan loại hyaluronidaza (Tween 80). Trong trường hợp có nhiễm axit chúng ta nên tiêm thêm bicachonat natri (thêm 3g

bicacbonat natri vào 100ml dung dịch mặn). Ngoài dung dịch tiêm ra chúng ta cũng

nên truyền thêm máu (20g).

Hài nhi hoàn toàn nhịn bú, thỉnh thoảng chúng ta đổ vào mồm em bé một thìa dung dịch mặn đẳng trương.

Trợ tim mạch: Tiêm uabain vào mạch máu (1/8mg), tiêm long não vào bắp thịt, tiêm tinh chất thượng thận (O.10g vào bắp thịt), tiêm desoxycocticosteron (percortcne 5mg vào bắp thịt). Tiêm 3ml nơvocain 1% vào tĩnh mạch. Nếu có chướng bụng nên tiêm prostigmin. Nên sử sụng vitamin B1, C và K. Cho uống một giọt digilalin. Cho thở Oxy.

An thần: Trong trường hợp em bé co giật, sốt cao chúng ta cho thêm gacdenal

hoặc làm đông miên nhân tạo với hỗn hợp gây liệt (coctail lytique: chlorpromazine + phénergan + dolosal).

Chống viêm: Pênixilin 500.000 đơn vị mỗi ngày. Tetraxyclin 50 mg, tiêm nhỏ giọt

vào mạch máu (pha lẫn vào dung dịch NaCl). Sunfamit 0.50 g tiêm vào bắp mỗi 2 lần.

b. Điều trị phẫu thuật.

Sau khi điều trị bằng thuốc, các triệu chứng toàn thân sẽ khá lên và chúng ta nên

tiến hành phẫu thuật vào lúc đó. Nên mổ càng sớm càng tốt, nếu không thể trạng sẽ

Nếu là một em bé bụ bẫm bị viêm tai xương chũm điển hình rõ rệt, chúng ta có thể truyền dịch rồi mổ, không qua giai đoạn hồi sức.

Chúng ta gây tê cục bộ bằng novocain 1%. Phẫu thuật sẽ được tiến hành cả ở hai bên, trừ trường hợp viêm tai xương chũm điển hình rõ rệt trong đó tai đối diện hoàn toàn lành mạnh.

Phẫu thuật thường được dùng trong trường hợp có nhiễm độc thần kinh là mở sào bào đơn thuần. Phẫu thuật này có ưu điểm là nhanh (trong vòng năm phút), ít gây choáng.

Riêng trong trường hợp có viêm xương điển hình, có xuất ngoại và không có hội chứng nhiễm độc thần kinh, chúng ta nên làm phẫu thuật mở sào bào - thượng nhĩ để tránh tái phát hoặc apxe sẹo về sau.

Sau khi phẫu thuật hội chứng xanh tái - sốt cao có thể xuất hiện. Để đề phòng biến chứng này, sau khi mổ nên nhỏ adrenalin vào mũi trẻ mỗi bên một giọt, ba giờ một lần, trong 24 giờ. Khi biến chứng này đã xuất hiện, người ta thường dùng các phương pháp hạ nhiệt để đối phó như tiêm thuốc liệt hạch (largactil, plegomazin) và chườm nước đá.

Cuối cùng chúng ta nên nạo V.A cho những bệnh nhân này ba tuần sau khi mổ xương chũm.

c. Phòng bệnh: Cần lưu ý đến những điểm sau đây trong vấn đề phòng bệnh viêm

tai xương chũm ở trẻ sơ sinh:

Bảo đảm vệ sinh mũi họng: tránh tập trung đông trẻ em ở những nơi thiếu vệ

sinh. Nơi nằm của em bé phải có màn che ruồi muỗi. Tã và chăn phải đươc giặt giũ sạch sẽ. Tuyệt đối không cho trẻ nằm lăn dưới đất.

Khi em bé có viêm mũi phải lập tức nhỏ thuốc sát trùng như acgyrol dầu gômênon vào mũi.

Cho ăn uống đúng quy cách: Tránh những rối loạn tiêu hóa do ăn uống gây ra

như cho trẻ hai tháng ăn bột. Rối loạn dinh dưỡng ở trẻ và suy nhược cơ thể thường là

tiền đề cho viêm tai xương chũm thể tiềm tàng hoặc thể ẩn. Nên vận động và tạo điều

kiện cho bà mẹ nuôi con bằng sữa của mình.

Tuyên truyền dùng sữa bò, sữa trâu, sữa đậu nành trong trường hợp thiếu sữa mẹ. Mỗi lần hài nhi bị sốt mà không có triệu chứng nhiễm trùng ở phổi, ở đường tiêu hóa, chúng ta phải khám tai nhiều lần một cách có hệ thống. Nếu có viêm tai thì phải điều trị ngay lập tức trước khi hội chứng nhiễm độc xuất hiện.

Một phần của tài liệu bài 7 bệnh tai giữa (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w