Biến chứng thần kinh:

Một phần của tài liệu bài 7 bệnh tai giữa (Trang 25 - 27)

- Liệt dây thần kinh mặt.

- Hội chứng Gradenigo (chảy mủ tai, đau nhức nửa bên đầu, liệt dây thần kinh số VI).

Các biến chứng này sẽ được trình bày ở một phần riêng.

g. Tiên lượng:

Về mặt chức năng, tiên lượng của viêm tai giữa mãn tính có mủ xấu hơn viêm tai giữa mãn tính tiết nhầy mủ. Bệnh nhân luôn nghe kém và có khả năng điếc nặng do biến chứng gây ra. Riêng đối với viêm thượng nhĩ, nếu được điều trị tốt, mức độ giảm thính lực sẽ rất ít.

Viêm tai giữa mủ mãn tính có thể đưa đến tử vong do những biến chứng đã kể ở trên.

Những yếu tố làm cho tiên lượng xấu là:

- Lỗ thủng ăn vào bờ xương hoặc ở màng Srapnen. - Sự có mặt của cholestêatôma.

- Những đợt bội nhiễm bộc phát mà chúng ta quen gọi là những đợt hồi viêm.

h. Chẩn đoán:

Chẩn đoán xác định tương đối dễ trừ trường hợp lỗ thủng nhỏ ở màng Srapnen phải dùng kính lúp mới nhìn thấy được. Trong trường hợp màng nhĩ bị phá hủy gần hết và niêm mạc của thành trong nổi phồng lên che lỗ thủng, phải dùng que trâm thăm dò mới khẳng định được bệnh tích màng nhĩ.

Chúng ta chẩn đoán phân loại bệnh này vơiù những bệnh viêm tai lao, viêm tai cấp tính, viêm xương chũm.

Viêm tai lao: trong bệnh này màng nhĩ bị thủng nhiều chỗ, vết thủng nhợt nhạt,

liệt. Toàn thể trạng không tốt, nhiều khi có thương tổn lao ở phổi. Nếu có nghi ngờ do lao phải làm sinh thiết.

Viêm tai cấp tính: Chúng ta có thể nhầm những đợt hồi viêm do bội nhiễm với

viêm tai cấp tính. Cần dựa vào những triệu chứng như bệnh nhân có tiền sử viêm tai từ lâu, lỗ thủng rộng, sát khung xương, có polyp, có cholestêatôma để loại bệnh viêm tai cấp tính.

Cuối cùng, chụp X quang sẽ giúp chúng ta phân biệt trong trường hợp nhập nhằng. Trong viêm mãn tính, bệnh tích xương khá rõ rệt như xương đặc, kém thông bào, vách tế bào bị phá hủy, hang rỗng, cholestêatôma. Trái lại, trong viêm cấp toàn bộ xương chũm bị mờ đều, nhưng hiện tượng thông bào vẫn tồn tại, các vách ngăn tế bào đều nguyên vẹn.

Viêm xương chũm: viêm tai giữa mãn tính có mủ thường đi đôi với viêm xương

chũm mãn tính cho nên chúng còn có tên gọi chung là viêm tai xương chũm mãn tính.

Chụp X quang sẽ giúp chúng ta phân biệt viêm tai với viêm xương chũm. Trong viêm

tai, bệnh tích khu trú ở thành hòm nhĩ, tiểu cốt, tường thượng nhĩ (chụp phim theo tư thế Mayer và Sôxê III). Trong viêm xương chũm bệnh tích khu trú ở chung quanh sào bào, bờ tĩnh mạch bên, bờ trên xương đá, góc Xiteli (Citelli) (tư thế Schuller).

Chẩn đoán cholestêatôma: Chẩn đoán cholestêatôma dựa vào:

- Sự hiện diện của những mảnh óng ánh như xà cừ trong nước rửa thượng nhĩ. - Hình ảnh cholestêatôma trong phim.

- Xét nghiệm giải phẫu bệnh học ở cái khuôn bọc (matrice) cho thấy tế bào biểu bì ở bên cạnh tế bào liên kết.

- Xét nghiệm hóa học cho thấy có chất cholestêrin (phản ứng anhydrit axetic). Chúng ta không nên nhầm cholestêatôma với mủ đặc bã đậu trong sào bào.

h. Điều trị: Phương pháp điều trị bệnh khác nhau tùy theo từng bệnh tích.

Điều trị bảo tồn: Điều trị bảo tồn được áp dụng trong trường hợp viêm tai không kèm viêm xương chũm, không có cholestêatôma, không có biến chứng.

Một phần của tài liệu bài 7 bệnh tai giữa (Trang 25 - 27)