V. Viêm xương chũm mãn tính.
a. Chẩn đoán quyết định: dựa và oX quang.
Chúng ta thường hay chụp theo các tư thế Sule, Maye, Stăngve và Sôxê III. Phim
cho chúng ta thấy vách tế bào bị mòn, sào bào mở rộng, bờ nham nhở, hoặc những hang to đôi khi có hình ảnh cholestêatôma.
Bờ trước tĩnh mạch bên thường bị gián đoạn, góc Xiteli (Citelli) mờ...
Triệu chứng X quang riêng lẻ không có giá trị tuyệt đối, khi đọc phim cần phải kết hợp với lâm sàng. Những triệu chứng nhức đầu, mủ thối (sau khi đã được làm thuốc tai), có vảy óng ánh xà cừ, hiện tượng hồi viêm... kết hợp với hình ảnh X quang nói trên rất có giá trị cho chẩn đoán (xem bài viêm xương đá).
b. Chẩn đoán phân loại:
Ung thư tai: ung thư tai có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm tai giữa mãn tính.
Lúc đầu tai chảy mủ, về sau chảy mủ lẫn máu, trong ống tai có nụ sùi che lấp. Khi ung thư đã tràn lan vào xương chũm, bệnh nhân đau nhiều và bị liệt mặt. Tiến hành sinh thiết ở tai sẽ thấy tổ chức ung thư (epithelioma).
Lao tai: Chúng ta dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng như tìm vi trùng lao trong mủ
(sau khi thuần nhất), tìm nang lao trong tiêu bản sinh thiết, cấy mủ ở môi trường Lôvensten (Lôwenslein), hoặc tiêm cho chuột bạch.
Viêm xương chũm cấp tính: Chúng ta có thể nhầm viêm xương chũm mãn tính hồi viêm với viêm xương chũm cấp tính. Viêm xương chũm cấp tính xuất hiện vào
tuần lễ thứ ba sau viêm tai cấp tính. Bệnh có xu hướng xuất ngoại. Trái lại, hiện tượng hồi viêm chỉ xảy ra ở những người bị viêm tai xương chũm từ mấy năm về trước. Nếu có nhầm lẫn cũng không đáng ngại vì cả hai trường hợp đều phải phẫu thuật.
Viêm ống tai ngoài: Viêm xương chũm mãn tính hồi viêm cũng có những triệu chứng gần giống viêm ống tai ngoài như sốt, đau nhức, sưng vùng xương chũm, phù nề ống tai ngoài. Nhưng viêm ống tai ngoài có đặc điểm ấn nắp tai hoặc kéo vành tai bệnh nhân kêu đau. Trong trường hợp phân vân, chúng ta nên điều trị thử bằng penixilin. Nếu là viêm ống tai ngoài bệnh sẽ khỏi trong 4 - 5 hôm.
7. Điều trị.
Trong viêm xương chũm mãn tính điều trị bằng thuốc ít có tác dụng. Thuốc kháng sinh chỉ làm dịu những đợt bốc phát chứ không trị khỏi bệnh và các biến chứng nguy hiểm vẫn có khả năng xảy ra.
Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp bảo đảm nhất. Tùy theo bệnh tích chúng ta có thể mở xương chũm bằng nhiều cách.
Phẫu thuật khoét xương chũm đơn thuần ít được dùng vì trong viêm xương chũm mãn tính thường hay có bệnh tích thượng nhĩ.
Phẫu thuật mở sào bào thượng nhĩ được áp dụng trong trường hợp bệnh tích viêm khu trú ở thượng nhĩ và chung quanh sào bào.
Phẫu thuật khoét rỗng đá - chũm bán phần (khoét xương chũm, bỏ xương đe, cắt đầu xương búa) cho kết quả tốt trong trường hợp cholestêatôma đã lan rộng từ thượng nhĩ đến sào bào.
Phẫu thuật khoét rỗng đá - chũm toàn phần (đục hết xương chũm, bỏ xương đe, bỏ xương búa, bỏ màng nhĩ) được giành cho những trường hợp như cholestêatôma đã chiếm hòm nhĩ, thượng nhĩ, xương chũm và bộc lộ màng não, bộc lộ tĩnh mạch bên... Phẫu thuật này giải quyết triệt để bệnh viêm xương nhưng gây ra điếc, do đó ít được áp dụng cho trẻ em nhất là khi em bé bị bệnh cả hai bên tai.
Hiện nay người ta hay làm phẫu thuật chỉnh hình tai giữa trong viêm tai xương chũm mãn tính, phẫu thuật này giữ lại được chức năng nghe của tai. Có năm kiểu chỉnh hình tai giữa (Wullstein) được áp dụng tùy theo mức độ của bệnh tích:
Kiểu I: Vá màng nhĩ đơn thuần: bịt lỗ thủng bằng một mảnh da ghép hoặc cân
ghép. Người ta áp dụng kiểu này cho trường hợp thủng màng nhĩ giản đơn, tiểu cốt nguyên vẹn, tai khô hoặc chảy tiết nhầy nhưng không có mủ, viêm xương chũm đã thành sẹo
Kiểu II: Mở thượng nhĩ kèm theo ghép da hoặc cân che phủ thượng nhĩ và lỗ thủng
màng nhĩ. Rung động của màng nhĩ được chuyển vào cửa sổ bầu dục bằng hệ thống tiểu cốt. Người ta áp dụng kiểu này trong trường hợp viêm tai giữa mãn tính có bệnh tích thượng nhĩ (hình 98).
Kiểu III: Khoét rỗng sào bào thượng nhĩ (cắt đầu xương búa, bỏ xương đe) kèm
theo ghép da vào màng nhĩ và thượng nhĩ, mảnh da ghép phải tỳ vào xương bàn đạp. Rung động của màng nhĩ được chuyển vào cửa sổ bầu dục bằng xương bàn đạp một cách trực tiếp (hình 99). Người ta áp dụng kiểu này trong trường hợp hệ thống tiểu cốt bị hỏng không còn dùng được nữa.
Kiểu IV: Khoét rỗng đá chũm toàn phần và cắt gọng hoặc cậy bỏ xương bàn đạp
kèm theo ghép da vào hòm nhĩ và cửa sổ bầu dục, tạo ra hòm nhĩ nhỏ ở trước cửa sổ tròn. Rung động âm ba sẽ đập trực tiếp vào cửa sổ bầu dục. Người ta áp dụng kiểu này trong trường hợp xương chũm bị thương tổn nhiều, xương con bị hỏng hết (hình 100).
Kiểu V: Khoét rỗng đá - chũm toàn phần, kèm theo mở cửa sổ ống bán khuyên
ngoài và ghép da vào hố mổ (hình l01). Người ta áp dụng kiểu này trong trường hợp
xương chũm bị thương tổn nhiều, bầu dục bị xơ cứng.
Chúng ta thấy rằng trong kiểu I, II III, rung động được chuyển từ màng nhĩ vào cửa sổ bầu dục bằng hệ thống tiểu cốt. Ở đây, chúng ta còn sử dụng tác dụng tăng cường của hệ thống tiểu cốt và của tỷ lệ diện tích (diện tích màng nhĩ và diện tích cửa sổ bầu dục). Mức độ phục hồi của thính lực khá cao do đó người ta xếp những phẫu thuật này vào loại A. Còn trong kiểu IV và V, tiểu cốt bị tiêu hủy hết, màng nhĩ tân tạo đính sát vào cửa sổ bầu dục hoặc cửa sổ nhân tạo, tác dụng khuếch đại của tiểu cốt và tỷ lệ diện tích không có, nên sự phục hồi của thính lực bị hạn chế do đó người ta xếp những phẫu thuật này vào loại B.
Cả hai loại A và B và nhất là trong loại B, người ta cố tạo ra một cái hòm nhĩ nhỏ trước cửa sổ tròn, không cho cửa sổ này tiếp xúc trực tiếp với rung động âm ba để bảo đảm hiện tượng "đối pha" (oppositionn de phase) của hai cửa sổ. Có như vậy ngoại dịch và nội dịch mới rung động và tai mới nghe được.
Hiện nay đối với những tai bị khoét rỗng đá chũm toàn phần người ta phục hồi lại chức năng nghe bằng cách làm lại thành sau ống tai ngoài và ghép màng nhĩ - xương con (lấy ở những người tự nguyện hiến xác).