Cho thuốc vào tai:

Một phần của tài liệu bài 7 bệnh tai giữa (Trang 27)

Thuốc làm se niêm mạc: bôi nitrat bạc 1% hoặc axit picric 1 %. Nếu có điểm sùi

thì nên đốt bằng hạt trai nitrat bạc (cách làm hạt trai: xem bài chảy máu cam).

Thuốc kháng sinh: các loại thuốc kháng sinh và sunfamit uống hoặc tiêm đều ít tác dụng đối với viêm tai mãn tính. Riêng cloramphenicon bột trộn lẫn với hydrococtison bơm vào hòm nhĩ bằng spêculum Siecglơ có tác dụng tốt. Trừ những trường hợp viêm xương, phương pháp này luôn cho kết quả khả quan, tai sẽ khỏi hẳn hoặc khô trong một vài tháng.

Đông y thường hay hút mủ bằng giấy bản có thấm sáp ong cuộn thành ống to bằng chiếc đũa dài 30cm. Ống này được đặt đứng vào lỗ tai và đốt lên. Khi giấy cháy nó sẽ hút mủ như ống khói. Sau đó thổi vào tai độ 0,30g phèn phi tán mịn.

Cũng có thể rửa tai bằng nước chè tươi đặc. Nước chè tươi chóng đóng váng không để lâu, chỉ có thể dùng ngay trong ngày. Sau khi rửa tai xong, người ta nhỏ ba giọt nước chè vào tai và đặt một cục bông ở cửa tai.

Nói chung, điều trị viêm tai giữa mãn tính bằng thuốc thường ít có kết quả vì nó đòi hỏi sự săn sóc hằng ngày do bác sĩ tiến hành và phải chẩn đoán chính xác bằng X quang (loại ra viêm xương chũm, loại ra cholestêatôma).

Điều trị bằng phẫu thuật:

Nên chỉ định mổ khi viêm tai giữa có kèm theo viêm xương chũm mãn tính, kèm theo cholestêatôma hoặc có biến chứng, hơi viêm. Ngoài những chỉ định kinh điển nói trên, hiện nay người ta còn mổ viêm tai giữa mãn tính trẻ em không có biến chứng để bảo tồn thính lực.

Sau đây là các phẫu thuật được áp dụng:

Một phần của tài liệu bài 7 bệnh tai giữa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w