1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa

93 2K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp: Điều độ sản xuất là một mắt xích quan trọng trong chuỗi các công việc. Nhằm giảm thiểu những chi phí không đáng có và giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở chuyền khăn ướt. Tác giả đã đi tìm hiểu thực tế và thu thập những thông tin có liên quan đến công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất tại chuyền khăn ướt công ty cổ phần Kyvy. Dựa trên cơ sở các lý thuyết về lập kế hoạch, về điều độ sản xuất và hệ thống sản xuất theo lô. Tác giả đã xác định được số lượng cần sản xuất, sản phẩm nào sản xuất trước là hợp lý, số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng và lên kế hoạch đặt hàng cho những tháng tiếp theo để bù đắp lượng thiếu hụt. Từ đó xây dựng một kế hoạch hợp lý hơn và đưa ra cho công ty thấy được những vấn đề còn tồn tại trong kế hoạch mà công ty đã thực hiện và biện pháp khắc phục.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT

CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY

HOÀNG MINH TUẤN

Tp.HCM, 01/2011

Số TT: 149

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT

Trang 3

Đại Học Quốc Gia Tp.HCM

BỘ

MÔN:

QUẢN LÝ SẢN XUẤT

1 Đầu đề luận văn:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT

CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY

2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):

 Tìm hiểu thực tế hiện trạng sản xuất tại chuyền khăn ướt công ty cổ phần Kyvy

 Tìm hiểu công tác điều độ sản xuất thực tế tại chuyền khăn ướt công ty cổ phần Kyvy

 Xây dựng kế hoạch điều độ đáp ứng nhu cầu

 Xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu

3 Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 20/09/2010

4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 04/01/2010

5 Họ và tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn:

ThS ĐƯỜNG VÕ HÙNG 100%

Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Khoa

Ngày tháng năm 2010 CHỦ NHIỆM KHOA

(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:

Người duyệt (chấm sơ bộ):

Trang 4

LỜI CẢM ƠN



Sau những năm hoc tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, em đã có được những kiến thức bổ ích và quý báu Đó sẽ là hành trang giúp em vững bước vào đời, tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc thực tế và xã hội Thông qua báo cáo luận văn tốt nghiệp này, em xin chuyển lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa Quản Lý Công Nghiệp cũng như Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM đã trang bị cho em những kiến thức cần thiết để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp

Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn thầy Đường Võ Hùng

đã tận tình giúp đỡ, đóng góp những ý kiến bổ ích và trang bị cho em những kiến thức cần thiết để em hoàn thành báo cáo luận văn tốt nghiệp

Em xin gửi lòng cảm ơn đến Ban Giám Đốc, toàn thể nhân viên công ty, công nhân tại nhà máy sản xuất công ty cổ phần Kyvy đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực

tế, cho em những kiến thức trong suốt quá trình thực tập tại công ty Em cũng xin chân thành cảm ơn anh Dương Tấn Thanh đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ em hoàn thành tốt báo cáo luận văn tốt nghiệp

Con xin cảm ơn Cha Mẹ, những người đã hỗ trợ chính về mặt vật chất và tinh thần trong những năm tháng học tập tại trường để con hoàn thành khóa học này Và xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã quan tâm giúp đỡ

Xin chân thành cảm ơn!

Tp.HCM, ngày 04 tháng 01 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Hoàng Minh Tuấn

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Điều độ sản xuất là một mắt xích quan trọng trong chuỗi các công việc Nhằm giảm thiểu những chi phí không đáng có và giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở chuyền khăn ướt Tác giả đã đi tìm hiểu thực tế và thu thập những thông tin có liên quan đến công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất tại chuyền khăn ướt công ty cổ phần Kyvy Dựa trên cơ sở các lý thuyết về lập kế hoạch, về điều độ sản xuất và hệ thống sản xuất theo lô Tác giả đã xác định được số lượng cần sản xuất, sản phẩm nào sản xuất trước

là hợp lý, số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng và lên kế hoạch đặt hàng cho những tháng tiếp theo để bù đắp lượng thiếu hụt Từ đó xây dựng một kế hoạch hợp lý hơn và đưa ra cho công ty thấy được những vấn đề còn tồn tại trong kế hoạch mà công ty đã thực hiện và biện pháp khắc phục

Đề tài có những nội dung chính sau đây:

Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Tổng quan về công ty cổ phần Kyvy

Chương 4: Hiện trạng sản xuất kinh doanh của chuyền khăn ướt

Chương 5: Lập kế hoạch điều độ sản xuất tại chuyền khăn ướt

Chương 6: Kết luận và kiến nghị

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1

1.1.1 Đặt vấn đề 1

1.1.2 Tên đề tài 4

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4

1.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI 4

1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 5

1.4.1 Đối với công ty 5

1.4.1 Đối với người thực hiện 5

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.5.1 Phương pháp thu thập thông tin 5

1.5.2 Mô hình nghiên cứu 6

CHƯƠNG 2 7

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT 7

2.2 CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT 9

2.3 SƠ ĐỒ LÝ THUYẾT ĐIỀU ĐỘ 9

2.4 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU ĐỘ TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 9

2.4.1 Vai trò và chức năng 9

2.4.2 Tầm quan trọng của việc điều độ sản xuất 11

2.5 LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 11

2.5.1 Mục tiêu của việc lập kế hoạch sản xuất 11

Trang 7

2.5.2 Chức năng của việc lập kế hoạch sản xuất 11

2.6 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG SẢN XUẤT THEO LÔ 12

2.7 TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT THEO LÔ 13

2.7.1 Quy trình thực hiện 13

2.7.2 Lập kế hoạch điều độ/lịch trình sản xuất 13

2.7.3 Phát lệnh sản xuất 13

2.7.4 Thực hiện 14

2.8 PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT THEO LÔ 14

2.8.1 Hệ thống khối/nhóm 14

2.8.2 Danh sách khối lượng hoàn thành 15

2.8.3 Báo cáo về tình trạng tồn kho 15

2.8.4 Vai trò của những người thực hiện 15

CHƯƠNG 3 16

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KYWY 16

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 16

3.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp 16

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 17

3.1.3 Thành tựu tiêu biểu 18

3.1.4 Sứ mạng và hướng phát triển trong tương lai 19

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÔNG TY 20

3.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 20

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 20

3.3 GIỚI THIỆU CÁC SẢN PHẨM CHÍNH, QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ, SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 21

Trang 8

3.3.1 Giới thiệu các sản phẩm chính 21

3.3.2 Quy trình sản xuất 23

3.3.3 Công nghệ sản xuất 24

3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 26

3.4.1 Nhà cung cấp 26

3.4.2 Thị trường kinh doanh 28

3.4.3 Các đối thủ cạnh tranh 30

3.4.4 Nhận xét tình hình kinh doanh trong ba năm qua 30

3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY HIỆN NAY 31

3.5.1 Thuận lợi 31

3.5.2 Khó khăn 31

CHƯƠNG 4 32

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT 32

4.1 TỔNG QUAN VỀ CHUYỀN KHĂN ƯỚT 32

4.1.1 Chức năng 32

4.1.2 Nhiệm vụ 32

4.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 33

4.2.1 Cơ cấu tổ chức 33

4.2.2 Cơ cấu nhân sự 34

4.3 CÔNG NGHỆ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT 35

4.3.2 Công nghệ sản xuất 35

4.3.3 Máy móc thiết bị 36

4.3.4 Quy trình sản xuất 36

4.4 SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT CHUYỀN KHĂN ƯỚT NĂM 2006 39

4.5 BẢO TRÌ MÁY MÓC THIẾT BỊ VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 40

Trang 9

4.5.1 Bảo trì máy móc thiết bị 40

4.5.2 Vệ sinh công nghiệp 41

4.6 HOẠT ĐỘNG ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT Ở CHUYỀN KHĂN ƯỚT 41

4.6.1 Trước khi sản xuất 41

4.6.2 Trong sản xuất 43

4.6.3 Sau sản xuất 43

CHƯƠNG 5 44

LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT 44

5.1 XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CẦN SẢN XUẤT CHO TỪNG LOẠI SẢN PHẨM 44

5.2 ĐỊNH MỨC SẢN PHẨM VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU SỬ DỤNG 49

5.3 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 53

5.3.1 Lên kế hoạch sản xuất 53

5.3.2 Những hạn chế trong kế hoạch sản xuất 56

CHƯƠNG 6 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

6.1 KẾT LUẬN 58

6.2 KIẾN NGHỊ 59

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Hao hụt tồn kho cuối kỳ trong 6 tháng đầu năm 2010 3

Bảng 3.1 Các dây chuyền sản xuất chính 25

Bảng 3.2 Công suất và sản lượng chuyền tã giấy 26

Bảng 3.3 Một số nhà cung cấp chính 27

Bảng 3.4 Phân chia thị trường theo thu nhập hộ gia đình và giá bán 29

Bảng 4.1 Các máy móc thiết bị ở chuyền khăn ướt 36

Bảng 5.1 Bảng tổng hợp nhu cầu và tồn kho đầu tháng 10 44

Bảng 5.2 Mức dự trữ cho phép của kho thành phẩm 45

Bảng 5.3 Số lượng sản xuất theo kế hoạch 46

Bảng 5.4 Tồn kho nguyên vật liệu khăn ướt tháng 10 48

Bảng 5.5 Nguyên vật liệu sử dụng cho khăn ướt Omely 80, có sử dụng TEGO 50

Bảng 5.6 Nguyên vật liệu sử dụng cho khăn ướt Omely 80, không sử dụng TEGO 50

Bảng 5.7 Nguyên vật liệu sử dụng cho khăn ướt Omely 50 51

Bảng 5.8 Nguyên vật liệu sử dụng cho khăn ướt Omely 10 52

Bảng 5.9 Nguyên vật liệu sử dụng cho khăn ướt Omely 1 miếng 50g 52

Bảng 5.10 Nguyên vật liệu sử dụng cho khăn ướt Omely 1 miếng 70g 53

Bảng 5.11 Kế hoạch sản xuất của các chuyền tháng 10 54

Bảng 5.12 Kế hoạch sản xuất của tổ hoàn tất tháng 10 55

Bảng 5.13 Bảng so sánh giữa hai kế hoạch sản xuất 56

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Hao hụt nguyên vật liệu ở LOT 034 2

Hình 1.2 Thời gian ngừng SX tháng 8 2

Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu 6

Hình 2.1 Sơ đồ điều độ tác nghiệp 7

Hình 2.2 Quá trình lập lịch trình sản xuất 9

Hình 2.3 Đồ thị dòng thông tin trong một hệ thống sản xuất 10

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 20

Hình 3.2 Các sản phẩm công ty sản xuất 22

Hình 3.3 Các sản phẩm công ty phân phối 23

Hình 3.4 Quy trình sản xuất chuyền tã giấy 24

Hình 3.5 Biểu đồ tỷ trọng doanh số các nhà phân phối theo vùng miền 28

Hình 3.6 Biểu đồ doanh số các loại sản phẩm 29

Hình 3.7 Thị phần thị trường tã giấy Việt Nam 30

Hình 3.8 Biểu đồ doanh thu và lợi nhuân của ba năm gần nhất 30

Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức của chuyền khăn ướt 33

Hình 4.2 Trình độ văn hóa của lao động 34

Hình 4.3 Thâm niên làm việc của lao động 34

Hình 4.4 Quy trình sản xuất khăn block 37

Trang 12

Hình 4.5 Quy trình sản xuất khăn một miếng 38 Hình 4.6 Quy trình sản xuất khăn cuộn 39 Hình 4.7 Sản lƣợng sản xuất các tháng trong năm 2009 40

Trang 13

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

MRP Hoạch định Nhu cầu Vật tƣ

R&D Nghiên cứu và Phát triển

Trang 14

DANH SÁCH PHỤ LỤC

Phụ lục A Bảng cân đối tài sản công ty cổ phần Kyvy

Phụ lục B Kế hoạch bảo trì chuyền khăn ƣớt

Phụ lục C Thời gian ngừng máy của Omely 50

Phụ lục D Thời gian ngừng máy của Omely 10

Phụ lục E Thời gian ngừng máy của Omely 80

Phụ lục F Thời gian ngừng máy của Omely 1 miếng 50g

Phụ lục G Thời gian ngừng máy của Omely 1 miếng 70g

Phụ lục H Báo cáo phế phẩm của các Lô trong tháng 10

Trang 15

về chất lượng, một số nguyên vật liệu khác được mua từ các nhà cung cấp trong nước

có uy tính… Tuy nhiên, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty khác trong thời buổi hội nhập kinh tế toàn cầu như ngày nay là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là từ các công ty nước ngoài có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cao và được đầu tư mạnh

mẽ cùng với dây chuyền sản xuất hiện đại Để tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là công ty phải giảm thiểu chi phí không đáng có, tiết kiệm tối đa các nguồn lực, thay đổi phương thức làm việc sao cho có hiệu quả, xậy dựng bộ máy nhân sự công ty hoạt động trơn tu và nhịp nhàng, tạo được lòng tin đối với khách hàng… Điều độ sản xuất đóng một vai trò quan trọng tạo nên một mắt xích không thể thiếu trong kế hoạch sản xuất, góp phần vào sự thành công chung của công ty Trong những năm qua, chuyền sản xuất khăn ướt đã góp một phần không nhỏ đem lại doanh thu cao cho công

ty hằng năm và nhanh chóng trở thành một trong bốn sản phẩm chủ lực của công ty hiện nay Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn lực cho sản xuất chưa đạt được hiệu quả, nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất luôn vượt mức cho phép dao động từ mức 3-6 % dẫn đến chi phí sản xuất cao gây ra thiệt hại không nhỏ cho công ty Dưới đây là tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong tháng 1/2010 cho LOT 034_ Khăn ướt 1 miếng của chuyền khăn ướt 1 miếng:

Trang 16

Hình 1.1 Hao hụt nguyên vật liệu ở LOT 034

Nguồn: Phòng điều độ sản xuất

Hằng năm, bộ phận kỹ thuật luôn có một lịch bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị định

kỳ, căn cứ vào đó khi tiến hành lập kế hoạch điều độ sản xuất sẽ xem xét để không ảnh hưởng đến tiến độ của các đơn hàng Tuy nhiên, ngoài thời gian ngừng chạy máy để bảo trì, bảo dưỡng trên, thời gian ngừng máy trong quá trình sản xuất ở chuyền khăn ướt là rất nhiều dao động từ 30-810 phút/ngày, mức trung bình vào khoảng 400 phút/ngày, điều này đã làm tăng thời gian lãng phí, dẫn đến tiến độ các đơn đặt hàng bị trễ so với kế hoạch Sau đây là thời gian ngừng sản xuất trong tháng 08 của chuyền khăn ướt 1 miếng:

670 340 620

200 255

810 760

440 300 600

260 140 265

585 305

90 70 80 30

Trang 17

GHI CHÚ: Từ ngày 13/08 đến ngày 15/08, và ngày 22/08: chuyền khăn ướt ngừng

sản xuất để lắp đặt một số thiết bị và vệ sinh chuyền khăn ướt

Hiện nay, nhân sự của chuyền khăn ướt bao gồm: 1 nhân viên điều độ, 1 nhân viên kỹ thuật, 1 tổ trưởng, 1 nhân viên KCS, 4 nhân viên vận hành máy, 4 nhân viên bốc block, 2 nhân viên hỗ trợ block, 5 nhân viên tổ hoàn thành, 2 nhân viên kéo lụa

Trong một số trường hợp các đơn hàng gia công không đúng với tiến độ, có nguy cơ trễ đơn hàng, ngoài việc sử dụng nguồn nhân lực hiện có của chuyền khăn ướt, ban giám đốc nhà máy sẽ huy động nhân công từ các chuyền sản xuất khác (chuyền sản xuất này đang gia công đơn hàng chưa phải giao hàng sớm, hoặc chuyền này đang ngừng máy để bảo trì, bảo dưỡng máy móc) sang làm việc tại chuyền khăn ướt cho kịp với thời gian giao hàng Việc cơ cấu và sử dụng nguồn nhân lực bất hợp lý như vậy không chỉ ảnh hưởng tới kế hoạch điều độ của chuyền khăn ướt nói riêng mà còn ảnh hưởng tới cả nhà máy nói chung

Cuối cùng, việc lên kế hoạch sản xuất và công tác quản lý tồn kho chưa hợp lý, chưa phối hợp chặt chẽ với nhau dẫn đến lượng tồn kho cuối kỳ trong một số tháng đầu năm

2010 vượt quá hoặc thấp hơn so với định mức cho phép

Bảng 1.1 Hao hụt tồn kho cuối kỳ trong 6 tháng đầu năm 2010

Trang 18

Trong tháng 1, đối với các sản phẩm như: Omely 50, Family 80 định mức tối đa chỉ cho phép lần lượt là 12,000 và 20,000 bao nhưng số lượng tồn kho cuối kỳ của hai loại sản phẩm này lần lượt là 21,768 và 74,764 bao, vượt mức cho phép là rất lớn Trong tháng 5, đối với sản phẩm Omely 10 trong khi định mức cho phép tối đa là 12,000 bao thì sản lượng tồn kho cuối kỳ của sản phẩm này là 26,625 bao, cao hơn mức cho phép

là 14,625 bao Đối với sản phẩm Babilon, trong khi định mức cho phép tối thiểu là 2,000 bao nhưng tồn kho cuối kỳ chỉ còn lại 1,096, thấp hơn mức cho phép là 904 bao Tương tự như vậy, trong tháng 6, số lượng tồn kho cuối kỳ của các sản phẩm như Omely 80, Family 80, Omely 1 miếng 70g cao hơn định mức cho phép lần lượt là 11,871, 28,276 và 219,370 bao Chính vì lượng tồn kho của một số sản phẩm cao như vậy dẫn đến chi phí tồn kho cao hoặc lượng tồn kho của một số sản phẩm thấp hơn định mức cho phép dẫn đến khi có các đơn đặt hàng với số lượng lớn không đủ để cung cấp như mong muốn của khách hàng

Từ lý hoàn thiện và nâng cao việc sử dụng các nguồn lực sao cho hợp lý và hiệu quả, giúp cho công tác điều độ sản xuất ở chuyền khăn ướt có tính khoa học hơn, chủ động ứng phó với các tình huống xấu xảy ra tác giả đã đi đến xây dựng đề tài này

1.1.2 Tên đề tài

“XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY”

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

 Tìm hiểu việc lập kế hoạch điều độ sản xuất tại chuyền khăn ướt

 Tìm hiểu những vấn đề còn hạn chế và khó khăn trong công tác điều độ ở chuyền khăn ướt

 Tìm hiểu lý thuyết lập kế hoạch sản xuất và áp dụng vào thực tế để lập kế hoạch điều độ sản xuất cho chuyền khăn ướt

 Đánh giá và so sánh việc lập kế hoạch điệu độ sản xuất của tác giả so với thực

tế đã được áp dụng tại công ty Từ đó, đưa ra các đề xuất cho công ty

1.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI

 Hiện nay, công ty cổ phần KYVY có rất nhiều chủng loại sản phẩm bao gồm:

Tã giấy Bino, Binbin, Tấm Lót, băng vệ sinh, khăn ướt 1 miếng, khăn ướt block, khăn ướt dạng cuộn… Do quỹ nguồn lực không cho phép nên tác giả chỉ tập trung vào các sản phẩm thuộc 3 dây chuyền sản xuất khăn ướt block, khăn ướt dạng cuộn và khăn ướt 1 miếng như: khăn 1 miếng hàng lẻ, Omely 1 miếng

50 gsm, Omely 1 miếng 70 gsm, Family, Omely 80, Omely 50, Omely 30, Omely 10, Babilon…

Trang 19

 Bộ phận Sale & Marketing, bộ phận sản xuất và chuyền khăn ướt

 Thời gian thực hiện đề tài: Từ 20/09/2010 đến 04/01/2011

 Sử dụng số liệu của các đơn hàng trong tháng 10/2010

1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1 Đối với công ty

 Đề tài giúp công ty tìm ra những vấn đề còn tồn tại ở chuyền khăn ướt nhằm giảm thiểu các chi phí không đáng có, giảm thời gian lãng phí và chủ động ứng phó với những biến động hay có sự thay đổi từ phía khách hàng nhằm bảo đảm các công việc được thực hiện tốt, trôi chảy và thời gian giao hàng đúng hạn

 Đề tài giúp công ty xác định các vấn đề, các yêu cầu cần thiết để công ty xây dựng một kế hoạch sản xuất phù hợp hơn, mang lại hiệu quả cao hơn cho quá trình sản xuất

1.4.2 Đối với người thực hiện

 Đề tài giúp tác giả nắm bắt được tốt hơn hệ thống sản xuất tại công ty, áp dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết vấn đề thực tế Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1 Phương pháp thu thập thông tin

Việc tìm hiểu và thu thập thông tin về công ty cũng như khu vực chuyền khăn ướt đã được tác giả thực hiện trong đợt thực tập vừa qua từ các bộ phận phòng ban của công

ty nên tác giả sẽ tập trung đi sâu vào tìm hiểu những thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài này

 Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp

 Phương pháp điều độ đang sử dụng ở chuyền khăn ướt

 Các nguyên nhân thường gặp gây chậm tiến độ đơn hàng

 Biện pháp ứng phó khi có sự thay đổi từ khách hàng

 Thu thập tài liệu từ các bộ phận có liên quan

 Các đơn đặt hàng trong tháng 10 của khách hàng từ bộ phận Sale& Marketing

 Lịch bảo trì máy móc từ bộ phận kỹ thuật

 Tình hình nguyên vật liệu trong kho từ bộ phận kho nguyên vật liệu

 Tình hình nhân sự của chuyền khăn ướt từ bộ phận nhân sự

 Tình hình cung ứng nguyên vật liệu từ bộ phận cung ứng

 Kết quả test từ bộ phận chất lượng

Trang 20

 Sử dụng phương pháp quan sát

 Quy trình sản xuất tại khu vực khăn ướt

 Các nguyên nhân gây ngừng máy hoặc làm gián đoạn công việc

 Phương pháp tham khảo tài liệu

 Tham khảo lý thuyết và các thuật toán về điều độ sản xuất

 Các tài liệu có liên quan đến điều độ sản xuất trên các Website

 Tham khảo luận văn của các khóa trước

1.5.2 Mô hình nghiên cứu

Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu

Nguyên

Vật Liệu

Máy móc

Nhân công

Tên, số lượng sản phẩm

Ngày giao hàng

Marketing

Lịch bảo trì, bảo dưỡng

Test mẫu của

bộ phận R&D

Xây dựng kế hoạch điều

Trang 21

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT

Hình 2.1 Sơ đồ điều độ tác nghiệp

Nguồn: Đường Võ Hùng (2008), Quản lý sản xuất, Bài giảng

Công tác điều độ nằm ở kế hoạch trung hạn và ngắn hạn Ở kế hoạch trung hạn, công tác điều độ gồm lập kế hoạch MRP và chi nhỏ tiến độ sản xuất Còn ở kế hoạch ngắn hạn điều độ sản xuất chính là công việc đưa ra lịch trình và tiến độ sản xuất để sử dụng

Hoạch định công suất

Vật tư nguyên vật liệu

Máy móc thiết bị

Kế hoạch dài hạn

Kế hoạch trung hạn

Kế hoạch trung hạn

Kế hoạch ngắn hạn

Trang 22

lao động, nhân sự, máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho việc sản xuất đúng kế hoạch

đề ra (nếu trễ thì thời gian nhỏ nhất có thể) Ở phạm vi đề tài này, sẽ phân tích các quá trình hoạt động thực tiễn và lập kế hoạch điều độ mang tính chất ngắn hạn, sắp xếp các nguồn lực nhằm phục vụ sản xuất một cách hợp lý

Điều độ sản xuất là khâu tiếp tục ngay sau khi hoàn thành thiết kế hệ thống sản xuất và xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp

Thực chất của quá trình điều độ sản xuất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân giao các công việc cho từng người, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến

độ đã xác định trong lịch trình sản xuất tên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp

Điều độ sản xuất phải giải quyết được vấn đề: Giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng, chi phí dự trữ, thời gian sản xuất, đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện

có của doanh nghiệp và đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sản xuất và dịch vụ với chi phí thấp

Quá trình điều độ sản xuất bao gồm:

Xây dựng lịch trình sản xuất, bao gồm các công việc chủ yếu là xác định số lượng và khối lượng các công việc, tổng thời gian phải hoàn thành các công việc, thời điểm bắt đầu và kết thúc của công việc, cũng như thứ tự thực hiện cấc công việc

Dự tính số lượng máy móc thiết bị, nguyên liệu và lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng sản phẩm hoặc các công việc đã đưa ra trong lịch trình sản xuất

Điều phối phân giao công việc và thời gian phải hoàn thành trong những khoảng thời gian nhất định cho từng bộ phận, từng người, từng máy…

Sắp xếp thứ tự các công việc trên các máy và nơi làm việc nhằm giảm thiểu thời gian ngừng máy và chờ đợi trong quá trình sản xuất

Theo dõi phát hiện những biến động ngoài dự kiến có nguy cơ dẫn đến không hoàn thành lịch sản xuất, hoặc những hoạt động lãng phí làm tăng chi phí, đẩy giá thành sản phẩm sản xuất lên cao, từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời

Khi tổ chức triển khai điều độ sản xuất, cần phân tích đánh giá thận trọng các yếu tố sau:

 Thiết kế sản phẩm theo quy trình công nghệ

 Hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa

 Những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất

 Tính tin cậy và đúng hạn của hệ thống cung ứng

Trang 23

 Chi phí và khả năng sản xuất của dây chuyền

2.2 CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT

Trong quá trình sản xuất, việc điều độ và lập lịch trình sản xuất là bước quan trọng nhất, nó sẽ giúp nhà quản lý thực hiện sản xuất hợp lý hơn và theo dõi được tiến trình sản xuất của các đơn hàng Sau đây là các hoạt động chính trong việc lập lịch trình sản xuất:

Hình 2.2 Quá trình lập lịch trình sản xuất

Nguồn: Đường Võ Hùng (2008), Quản lý sản xuất, bài giảng

2.3 SƠ ĐỒ LÝ THUYẾT ĐIỀU ĐỘ

Đặt lộ trình: Xác định công việc cần làm ở đâu

Điều độ: Xác định công việc cần làm khi nào

Phát lệnh: Ra lệnh để bắt đầu thực hiện công việc

Kiểm tra: Giám sát các quá trình để biết các công việc có được tiến hành đúng kế hoạch không

Xúc tiến: Cải thiện thời gian thực hiện công việc

2.4 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU ĐỘ TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

2.4.1 Vai trò và chức năng

Điều độ là một quá trình ra quyết định có vai trò rất quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ Nó được sử dụng trong mua bán và sản xuất, trong vận chuyển và phân phối hàng hóa, trong sử lý thông tin và truyền thông

Trang 24

Chức năng điều độ trong một công ty là sử dụng các kỹ thuật toán học hay một số các phương pháp khác để phân phối các nguồn tài nguyên có hạn để xử lý các công việc Một sự phân phối tài nguyên thích hợp sẽ cho phép các công ty đưa ra các mục tiêu tối

ưu và đạt được mục tiêu này Nguồn tài nguyên có thể là các máy móc, thiết bị trong các phân xưởng cơ khí, các công nhân ở công trường xây dựng hay các đơn vị xử lý trong môi trường tính toán Các công việc có thể là các nguyên công trong phân xưởng, các lần cất cánh hay đáp xuống tại một sân bay, các giai đoạn trong một dự án xây dựng hay các chương trình máy tính được thi hành Mỗi công việc có một mức độ

ưu tiên riêng, có thời điểm có thể bắt đầu sớm nhất và có thời điểm tới hạn

Các đối tượng của điều độ sản xuất là các sản phẩm, các chi tiết riêng biệt Một sản phẩm hay một chi tiết riêng biệt có thể đơn chiếc hay một loạt đơn hàng được xử lý trên một hoặc nhiều máy

Hình 2.3 Đồ thị dòng thông tin trong một hệ thống sản xuất

Nguồn: Hồ Thanh Phong, 2003 Kỹ thuật điều độ trong sản xuất và dịch vụ Thành Phố Hồ Chí Minh, NXB ĐH Quốc Gia Tp HCM, trang 15

Đơn đặt hàng của xưởng, ngày xuất xưởng

Các yêu cầu về vật tư

Hoạch định sản xuất, điều độ tổng thể

Các yêu cầu vật liệu, lập kế hoạch, hoạch định năng suất

Điều độ và tái điều độ

Tình trạng

phân xưởng

Thực hiện điều

độ

Các ràng

buộc điều độ

Sản lượng, ngày tới hạn

Trang 25

2.4.2 Tầm quan trọng của việc điều độ sản xuất

Sự cạnh tranh cao giữa các nhà sản xuất làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng Nếu một nhà sản xuất không thể giao hàng như đúng hợp đồng thì sẽ làm mất lòng tin nơi khách hàng và có thể khách hàng sẽ đi tìm nhà cung cấp khác tin cậy hơn Vì vậy, công việc điều độ nhằm thực hiện đơn hàng đúng thời hạn là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất Để đạt được điều này, cần phải có một kế hoạch điều độ phù hợp với mục tiêu đưa ra Việc thực hiện sản xuất phải đảm bảo mọi nguồn lực sẵn

có, đúng lúc và đúng thời điểm sản xuất đã lên kế hoạch cụ thể Thực hiện tốt điều này

sã đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và mục tiêu đã đề ra Do đó, vấn đề điều độ trong sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty

2.5 LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

2.5.1 Mục tiêu của việc lập kế hoạch sản xuất

Mục tiêu cuối cùng của việc lập kế hoạch sản xuất là góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Đối với việc quản lý và kiểm kê hàng hóa tồn kho, mục tiêu này được thực hiện bằng cách đảm bảo cho khách hàng luôn hài lòng thông qua việc đáp ứng đúng tiến độ giao hàng

Mục tiêu đặc biệt của việc lập kế hoạch sản xuất là vạch lộ trình và lập tiến độ công tác nhằm đảm bảo sử dụng tối ưu vật tư, nhân công, máy móc và thi hành những biện pháp đảm bảo cho nhà máy hoạt động theo đúng kế hoạch đã được thiết lập

2.5.2 Chức năng của việc lập kế hoạch sản xuất

 Phân bổ nhiệm vụ

Sau khi xác định lộ trình, có thể phân bổ công việc cần làm cho máy móc hay vị trí công tác được chọn Tổng thời gian cần thiết để thực hiện công đoạn bằng cách nhân thời gian nhân công trong quy trình chuẩn với số chi tiết cần gia công Sau đó, tổng thời gian này được công thêm vào công việc đã phân cho vị trí công tác vừa nêu Đó là

Trang 26

chức năng của phân bổ nhiệm vụ, cuối cùng ta sẽ được một sơ đồ thể hiện kế hoạch sử dụng máy móc hay vị trí công tác trong nhà máy

 Lên lịch tiến độ

Lên lịch tiến độ là chức năng cuối cùng của công tác lập kế hoạch Nó xác định khi nào một công đoạn được thực hiện, khi nào thì một công đoạn được hoàn tất, ở đây chỉ

sự khác biệt một cách rất chi tiết của trình tự của công việc lên lịch trình tiến độ

2.6 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG SẢN XUẤT THEO LÔ

Sản xuất theo lô được xếp vào hệ thống sản xuất với sản lượng thấp, tính chuẩn hóa sản phẩm thông thường theo từng lô, đặc biệt đối với những sản phẩm mà mỗi lô khác nhau chỉ một vài đặc tính phụ thì tính tiêu chuẩn hóa của nó cũng cao

Tính lặp lại của từng mẻ cũng phụ thuộc vào nhu cầu và tùy vào việc phân lô như thế nào, nhưng nói chung tính lặp lại của sản phẩm cao hơn nhiều so với sản xuất đơn chiếc Và tất nhiên , một đặc tính quan trọng trong sản xuất theo lô là tính linh hoạt cao trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, do vậy sản xuất theo lô cũng đáp ứng nhu cầu cho một nhóm khách hàng

Ngoài ra một đặc tính khác biệt giữa sản xuất theo lô và sản xuất đơn chiếc là người ta

có thể sản xuất để dự trữ theo từng lô khi nhu cầu chưa đạt đúng lô, sau đó người ta đáp ứng nhu cầu từ kho dự trữ

Thời gian trong sản xuất theo lô cũng hơn nhiều so với sản xuất đơn chiếc Sản xuất theo lô cũng theo yêu cầu khách hàng nhưng người ta có thể dự báo trước một vài nhu cầu về sản phẩm và cho sản xuất để dự trữ và cung cấp cho khách hàng khi cần thiết, điều này cũng góp phần vào giảm thời gian chờ của khách hàng đối với yêu cầu của

họ

Từ một số đặc điểm trên chúng ta thấy rằng loại hình sản xuất theo lô rất thích hợp với hầu hết sản phẩm phục vụ đời sống hiện nay như xe, quần áo may sẵn, thức ăn công nghiệp, sản phẩm điện tử, giày dép, trang trí nội thất, đồ da dụng

Như vậy, thời gian đáp ứng của hệ thống sản xuất theo lô tùy thuộc rất nhiều vào ngành nghề, loại sản phẩm, giá thành sản phẩm, công nghệ sản xuất Ngày nay, người

ta có thể sửa đổi dạng sản xuất khối lớn bằng cách áp dụng dạng sản xuất theo lô lớn Dạng này thường sản xuất trước nhu cầu và cung cấp ra thị trường, hết lô sản phẩm này người ta sản xuất lô sản phẩm khác… và như vậy đôi khi mức độ đáp ứng của dạng sản xuất theo lô cũng rất nhanh, nghĩa là thời gian sản xuất được cải thiện rõ rệt Qua phân tích chúng ta thấy rằng, chi phí cho sản xuất theo lô rõ ràng không có lợi như sản xuất khối lớn, nhưng tránh được rủi ro hàng không tiêu thụ được, nên cũng dễ dàng được chấp nhận trên thực tế

Trang 27

2.7 TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT THEO LÔ

2.7.1 Quy trình thực hiện

Đối với dạng sản xuất theo lô thì đường đi của nguyên vật liệu cũng tương tự như trong sản xuất đơn chiếc, nghĩa là cũng theo yêu cầu của khách hàng và theo yêu cầu của sản phẩm Đối với một số chi tiết cốt lõi của sản phẩm, mà sản phẩm này chỉ thay đổi kiểu dáng bên ngoài, thường được bố trí theo dạng dây chuyền để tận dụng ưu điểm của bố trí theo dây chuyền

2.7.2 Lập kế hoạch điều độ/ lịch trình sản xuất

Những văn bản như thời gian gia công, thời gian hoàn thành mẻ, kế hoạch điều độ… phải được chuẩn bị đồng thời, hoặc ít nhất cũng cùng ngày lên kế hoạch yêu cầu sản xuất

Chuẩn bị những phiếu công việc, phiếu yêu cầu vào ngày trước

Chuẩn bị tất cả các bảng biểu cần thiết cho lô hàng, nếu cần ghi những yêu cầu cho từng sản phẩm cụ thể trong lô

Phát lệnh kế hoạch thời gian, đơn giản hóa bằng cách chuẩn bị chương trình vận hành chuẩn, cũng theo chương trình thể hiện cả việc nguyên vật liệu di chuyển trong quá trình sản xuất từ trạm này qua trạm khác một cách tự động

2.7.3 Phát lệnh sản xuất

Chức năng của người phát lệnh sản xuất trong hệ thống sản xuất theo lô như sau:

Nhận những phiếu lệnh từ chương trình vận hành chuẩn, chuẩn bị dụng cụ và các văn bản từ phòng điều độ ít nhất một ngày trước khi sản xuất

Phát những phiếu yêu cầu về nguyên vật liệu đến bộ phận kho ít nhất một ngày trước khi sản xuất

Phát hành những phiếu công việc và chương trình vận hành chuẩn và yêu cầu về dụng

cụ thiết bị tới những người giám sát của trạm làm việc đầu tiên trong buổi sáng của ngày sản xuất đầu tiên của lô hàng, sau đó cho những trạm tiếp theo liên quan

Gửi những bản copy về khối lượng công việc hoàn thành trong những ngày qua từ khi

lô hàng được triển khai đến những bộ phận liên quan

Trang 28

Đảm bảo việc thực hiện công việc được tiến triển thuận lợi hàng ngày Trong một vài trường hợp thì khi kết thúc ngày làm việc, trạm trước phải đảm bảo cho trạm sau làm việc ít nhất một giờ vào đầu giờ ngày hôm sau

Đảm bảo việc nhận nguyên vật liệu đầy đủ để sản xuất lô hàng, có thể sử dụng màu để phận biệt nguyên vật liệu theo ngày

Không cần thiết phải phát lệnh di chuyển nguyên vật liệu bởi vì việc di chuyển giữa các trạm rất nhanh

Người giám sát trạm đầu tiên, sau khi hoàn thành công việc, phải chuyển phiếu công việc cho những trạm sau

2.7.4 Thực hiện

Đối với sản xuất theo lô người ta cần một người hỗ trợ việc thực hiện lô hàng, thúc đẩy công việc tiến triển và đảm bảo công việc đúng tiến độ Những chức năng khác nhau của người thực hiện như sau:

Hỗ trợ cho người phát lệnh sản xuất xem xét lại tiến độ sản xuất

Hỗ trợ cho những người giám sát ở trạm làm việc thực hiện những công việc mà họ quên

Hỗ trợ cho người phát lệnh sản xuất thực hiện những công việc bị trì hoãn

Lên tiến độ cho công việc ưu tiên so với những công việc còn lại bằng cách đánh dấu màu đỏ lên công việc đó

Chuyển tải những lưu ý cấn thiết từ trạm làm việc trước đến những trạm làm việc phía sau liên quan

Sử dụng một cách thận trọng quyền quản lý can thiệp một cách cá nhân và phân bổ các

công việc có tính ưu tiên cao đối với những công việc còn lại có thời gian gia công dài

2.8 PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT THEO

2.8.1 Hệ thống khối/nhóm

Tất cả các phiếu công việc, thông số sản phẩm được phát lệnh cùng ngày có thể được xem là một khối/nhóm Mỗi nhóm chúng ta có thể phân biệt bằng một màu, và những màu này phải dễ dàng phân biệt cho từng lô hàng Nếu có những công việc có những

ưu tiên bất ngờ thì quyền ưu tiên này thường thuộc về nhà quản lý cấp cao, trong trường hợp công việc khẩn trương thì được dán thêm vào công việc màu đỏ Mặt khác nhóm công việc cùng khối thì không được tách rời ra, có nghĩa là những công việc còn

Trang 29

lại trong nhóm công việc khẩn trương cũng phải được thực hiên xong tại trạm làm việc

đó

2.8.2 Danh sách khối lượng công việc hoàn thành

Đây là một dạng biểu mẫu mà công việc cùng ngày sẽ được ghi theo thứ tự từ trên xuống dưới, mỗi danh sách phải mang một màu đặc trưng cho từng ngày thực hiện Tại mỗi trạm làm việc, tất cả các công việc còn lại được đưa vào thực hiện Những danh sách này thể hiện sao cho công việc nào được thực hiện trước, và thông thường theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống Khi một công việc hoàn thành một công nhân thực hiên sẽ gạch dưới tên công việc đó Thường thì quản đốc kiểm tra trong một khoảng thời gian nhất định nửa giờ hoặc một giờ và xóa tất cả các công việc hoàn thành sau đó gởi trả lại cho người phát lệnh thực hiện ở phòng điều độ sản xuất Người phát lệnh sẽ kiểm tra định kỳ 1 – 2 giờ/ lần và so sánh với danh sách người thực hiện

Người thực hiện thường phải xuống kiểm tra những trạm làm việc lien quan và đôn đốc họ làm việc đúng tiến độ, và nếu cần thiết thì dán dấu đỏ vào công việc ở những trạm này

2.8.3 Báo cáo về tình trạng tồn kho

Báo cáo này trình bày hiện trạng tồn kho đối với từng chuyền sản xuất, cụ thể như sau: Kho đã cung cấp bao nhiêu đơn vị nguyên vật liệu

Khối lượng nguyên vật liệu đang sản xuất

Khối lượng thành phẩm

Tồn kho trong quá trình sản xuất

2.8.4 Vai trò của những người thực hiện

Đối với sản xuất theo lô, so với sản xuất đơn chiếc, nhất thiết phải sử dụng thêm người thực hiện để hỗ trợ cho người phát lệnh kiểm tra công việc của mình

Trang 30

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

KYVY

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần KYVY

Tên giao dịch nước ngoài: KYVY COPORATION

 Văn phòng giao dịch chính tại TP.HCM: 93A Nguyễn Chí Thanh, F.9, Q.5, TP HCM

 Văn phòng giao dịch tại Hà Nội

 Số 77/3 Trần Quang Diệu, Quận Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: (84.8) 04.5374689

 Fax: (84.8) 04.5374690

 Văn phòng giao dịch tại Đà Nẵng

 Số 326 Đống Đa, Phường Thạch Than, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

 Điện thoại: (84.8) 0511.519987

Trang 31

 Fax: (84.8) 0511.519987

 Chứng nhận của Tổng cục thuế và Tổng cục hải quan

 Giấy chứng nhận đăng ký Thuế số Q43491; Mã số thuế: 0302187883

 Giấy chứng nhận đăng ký Mã số Doanh Nghiệp kinh doanh XNK số 08227

 Thẻ ưu đãi Hải Quan số 2383

Sau quá trình chuẩn bị cho các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập hệ thống phân phối và quảng bá thì đến tháng 7- 2001, công ty cho ra đời sản phẩm đầu tiên với thương hiệu là BINO BINO với chất lượng và giá cả phù hợp đã gặt hái được nhiều thành công và khẳng định được vị trí thương hiệu và công ty trong lòng người tiêu dùng

Liên tục trong năm tiếp theo công ty đã tiếp tục đầu tư đa dạng hóa các dòng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường Năm 2005 công ty cho ra đời thêm dòng sản phẩm băng vệ sinh và sản phẩm tã giấy dành cho người lớn, sự xuất hiện thêm sản phẩm mới đã có mặt trên thị trường: tã giấy BINO, BINBIN; tã giấy dành cho người già KYHOPE; khăn ướt 7 COOL, BABILON, KITY; tấm lót KYHAPPY; và dòng sản phẩm băng vệ sinh KYLADY, KYLADY FRESH đã được người tiêu dùng trên toàn quốc chấp nhận thể hiện với tốc độ tăng trưởng doanh thu liên tục trong các năm qua

từ 27%- 28%

Ngày 21 tháng 12 năm 2007 phòng đăng kí kinh doanh - sở kế hoạch và đầu tư TP HCM đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103008826 cho công ty TNHH KYVY chuyển sang Công ty Cổ Phần

Trang 32

Chuyển đổi hình thức, tăng vốn điều lệ cộng với việc quan tâm tới các hoạt động marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát triển thị trường,hiện nay công ty đã

có tiến bộ vượt bậc Với một hệ thống nhà phân phối rộng khắp toàn quốc ở các trung tâm lớn là miền Bắc, miền Trung, miền Nam, miền Tây, miền Đông và TP HCM Tổng số nhà phân phối của công ty trong thời điểm này lên tới 78 nhà phân phối, sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng

Bên cạnh phát triển các kênh phân phối trong nước công ty còn hướng xuất khẩu ra các nước trong khu vực như Autralia, New Zealand, Malaysia, Cambodia, Papua New Guinea, Pakistan, UAE, Bangladesh, Pacific islands

Hiện nay, Việt Nam đã thực sự hội nhập sâu quá trình toàn cầu hóa, vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới bằng viêc tham gia vào hầu hết các tổ chức trong khu vực và châu lục Việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đã dẫn tới các thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Cũng là một phần tử trong nền kinh tế, công ty KYVY cũng không nằm ngoài xu thế đó và việc phát triển sản phẩm, tạo ra một chỗ đứng vững chắc trên thị trường để không bị lung lay trong cơn bão hội nhập là mục tiêu hàng đầu của công ty hiện nay

3.1.3 Những thành tựu tiêu biểu

Tuân thủ nguyên tắc luôn mang đến khách hàng các sản phẩm an toàn cho sức khỏe, thông qua việc sử dụng các nguyên liệu được kiểm tra nghiêm ngặt bởi các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín, các dòng sản phẩm KYVY như tã giấy, khăn ướt, băng vệ sinh đã khẳng định được vị trí thương hiệu của mình trong lòng người tiêu dùng Việt Nam và liên tục được bầu chọn trong danh sách” Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” từ năm 2001 đến nay

Năm 2004 công ty đạt giải thưởng “ Nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc” do Hội doanh nghiệp trẻ, thành đoàn TP HCM, ủy ban Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam TP HCM tổ chức

Sản phẩm của công ty với chất lượng cao và giá cả hợp lý đã nhanh chóng chiếm được lòng người tiêu dùng Sự ra đời của tã giấy BINO đã giúp kéo giá thị trường tã giấy xuống 30% Tã giấy dành cho trẻ em của công ty chiếm hơn 35% thị phần tã giấy trong nước Bên cạnh đó mặt hàng tã giấy dành cho người lớn chiếm đến 40% thị phần

Trang 33

3.1.4 Sứ mạng và hướng phát triển trong tương lai

Công ty mong muốn trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam và khu vực Điều này được thực hiện thông qua:

 Hình ảnh công ty và thương hiệu sản phẩm

 Là thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng

 Là một công ty luôn dẫn đầu thị phần

 Là sự tin cậy của đối tác và khách hàng

 Là sự quan tâm chia sẻ lợi ích với cộng đồng

 Nguồn nhân lực chuyên nghiệp

 Chúng ta cùng làm việc dựa trên tinh thần tin cậy, hợp tác trách nhiệm, chấp nhận sự khác biệt giữa mọi người nhưng nhất quán tôn chỉ hành động để hoàn thành mục tiêu công ty hiệu quả nhất

 Chúng ta luôn sáng tạo và học hỏi những tinh hoa nhằm không ngừng cải thiện mọi công việc

 Chúng ta luôn sáng tạo và học hỏi những tinh hoa nhằm hoa nhằm không ngừng cải thiện mọi công việc

 Chúng ta luôn chủ động hoàn thành và thách thức các mục tiêu đề ra

 Chúng ta luôn trong sáng, kiên định và trung thực trong công việc

 Chúng ta công nhận và khen thưởng những thành quả đóng góp của các thành viên trong công ty

 Sản phẩm chất lượng, an toàn, vệ sinh và tiện lợi

 Sản phẩm an toàn, vệ sinh là mục tiêu hàng đầu

 Sản phẩm tiện lợi khi sử dụng

 Chỉ có sản phẩm có chất lượng mới được lưu thông trên thị trường

 Phân phối kịp thời và hiệu quả

 Hệ thống nhà phân phối hữu hiệu và uy tín

 Tiếp cận và giải quyết nhanh nhất những thông tin phản hồi của khách hàng

 Sản phẩm luôn sẵn sàng đến tay người tiêu dung

 Phục vụ ân cần, lịch thiệp và hiệu quả

Trang 34

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

3.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty

Nguồn: Phòng nhân sự

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

 Bộ phận phát triển nguồn nhân lực - hành chính

 Quản lý và điều hành bộ phận

 Xậy dựng kế hoạch tuyển dụng hằng năm, tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong việc bổ nhiệm, đề bạc cán bộ, tuyển dụng lao động, thành lập các phòng ban đơn vị và đánh giá nhận xét các cán bộ công nhân viên

 Xây dựng lại kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán bộ - công nhân viên kế cận về chuyên môn và nghiệp vụ

 Bộ phận kỹ thuật sản xuất

 Quản lý toàn bộ hoạt động tại nhà máy

 Xây dựng kế hoạch sản xuất hằng năm cho công ty

P.TGĐ tài chính và nhân

sự

Chủ tịch HĐQT

Tổng giám đốc

TC- Kế toán

HC- Nhân

sự

Kinh doanh (trực thuộc TGĐ)

Điều phối

Sale & Marketing

P TGĐ sản

xuất và R&D

Sản xuất R&D

Cung ứng

Trang 35

 Điều độ hoạt động sản xuất

 Kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm

 Bộ phận kế toán

 Hoạch định và đệ trình các chiến lược, chính sách, kế hoạch huy động và quản

lý nguồn vốn trong thời gian ngắn hạn và trung hạn, chỉ đạo và phổ biến thực hiện công tác kế toán theo chế độ quy định, kiểm soát tài chính của công ty

 Tổ chức hệ thống thông tin triển khai nhằm phối hợp hoạt động tài chính, kế toán, kiểm soát đánh giá chính xác tình hình và kết quả hoạt động về mặt kinh

tế nhằm phục vụ cho công tác quản lý điều hành chung của công ty

 Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc

 Bộ phận kinh doanh

Chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Giám Đốc Có nhiệm vụ giải quyết các vấn

đề kinh doanh, kế hoạch phát triển, quản lý khách hàng Bộ phận kinh doanh gồm hai bộ phận hoạt động: kinh doanh nội địa, kinh doanh xuất nhập khẩu

 Kinh doanh nội địa

Điều hành hoạt động marketing, xây dựng uy tính thương hiệu

Điều phối hàng hóa giữa công ty, nhà phấn phối và người tiêu dung

Giám sát việc kinh doanh của các nhà phân phối, kênh bán sỉ và Door to Door toàn quốc

 Kinh doanh xuất nhập khẩu

Nguyên cứu thị trường trong và ngoài nước để xúc tiến và đẩy mạnh việc cung ứng XNK

Kiểm tra theo dõi tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên liệu, đảm bảo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp

Tổ chức đàm phán, ký hợp đồng với các đối tác và quan hệ nước ngoài

 Bộ phận marketing

 Xác định nhu cầu của thị trường về sản phẩm và dịch vụ do công ty cung cấp và các khách hàng tiềm năng; đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

 Dự báo khuynh hướng phát triển của sản phẩm

 Xây dựng, duy trì và phát triển hình ảnh, thương hiệu KYVY trước công chúng

 Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

 Lập chiến lược, kế hoạch marketing năm và từng sản phẩm

 Tư vấn và hỗ trợ các phòng ban khác trong việc xây dựng chiến lược về giá cả; cân đối các mục tiêu lợi nhuận của công ty và nhu cầu khách hàng

 Cung cấp cơ sở cho định hướng phát triển kinh doanh toàn công ty như thông tin chiến lược marketing, nghiên cứu thị trường

3.3 GIỚI THIỆU CÁC SẢN PHẨM CHÍNH, QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ, SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY

3.3.1 Giới thiệu các sản phẩm chính

Công ty cổ phần KYVY với sản phẩm chính là tã giấy dành cho trẻ em, với hai dòng

Trang 36

sản phẩm tã giấy trẻ em bình dân mang nhãn hiệu BINBIN Cùng với sự phát triển của thị trường công ty ngày càng đa dạng hóa sản phẩm với 2 dạng sản phẩm là: sản phẩm

do công ty sản xuất và sản phẩm công ty phân phối Nhận thấy thị trường khăn ướt của nước ta đang bước vào thời kỳ sôi động, công ty đã tập trung xây dựng, đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm khăn ướt để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các thương hiệu cao cấp của nước ngoài

Băng vệ sinh KYLADY

Băng vệ sinh KALADY FRESH

Trang 37

Hiện nay, dây chuyền sản xuất chính mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho công ty

đó là chuyền sản xuất tã giấy Ngoài ra còn có một số dây chuyền khác nhƣ: Chuyền tấm lót, chuyền khăn ƣớt một miếng, chuyền khăn ƣớt block…Sau đây là quy trình sản xuất của chuyền sản xuất tã giấy:

Sản phẩm công ty phân phối

Trang 38

Hình 3.4 Quy trình sản xuất chuyền tã giấy

Nguồn : Phòng kỹ thuật sản xuất nhà máy

KCS

Đóng thùng

Cuộn NW

Phobic

Xẻ cuộn Ép thun Tạo 2 cánh Ép cuộn

NW Philic Cắt ADL Tạo màng

Máy cắt

Màng PE Film

Trang 39

3.3.3 Công nghệ sản xuất của công ty

Công ty hiện đang sử dụng 03 dây chuyền sản xuất chính: Tã Giấy Trẻ Em, Tấm Lót, Khăn Ướt Với đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao và sáng tạo, công ty đã cải tiến dây chuyền sản xuất băng vệ sinh trước đây thành dây chuyền sản xuất tấm lót hiện nay với công suất maximum: 40 miếng/phút, công suất thực tế đạt được là: 30 miếng/phút

Bảng 3.1 Các dây chuyền sản xuất chính

STT Nhà cung cấp, công

dụng

Hệ thống điều hành Giá trị Công suất

1

FAMECCANIA Sản xuất Tã Lót

Italya 2,000,000

USD

250 miếng/phút

2

Hangzhou New Yuhong Machinery Co., LTD

Sản xuất tấm lót

TechAdhesion Systems 150,000 USD

30 miếng/phút

3

Chuangda Sản xuất khăn ướt

Mitsubitsi 200,000 USD 960

khăn/phút

Nguồn : Phòng kỹ thuật sản xuất nhà máy

Sau 9 năm hoạt động dây chuyền sản xuất tã lót trẻ em đã trở nên cũ hơn và xuống cấp cùng với thời gian Chính vì vậy, trong quá trình vận hành máy công nhân đứng máy phải nhiều lần cho máy ngừng để sữa chửa và điều chỉnh để tránh gây ra các lỗi không cho phép đối với thành phẩm Công suất maximun mà dây chuyền đạt được là 300 miếng/phút, công suất thực tế là 250 miếng/phút Hiện nay, công ty đang tập trung đầu

tư cho sản xuất khăn ướt bằng việc trang bị một dây chuyền hiện đại được mua từ công

ty Chuangda của Trung Quốc với công suất 12 gói/phút (mỗi gói 80 khăn), với dây chuyền này, công ty luôn sẵn sàng đáp ứng kịp thời các đơn hàng từ kể cả những đơn hàng với số lượng lớn

Trang 40

Bảng 3.2 Công suất và sản lƣợng chuyền tã giấy

Nguồn: Phòng thống kê điều độ

Tháng Số giờ Sản

Xuất Số lƣợng sản xuất

Trung bình 1h sản xuất/tháng

Ngày đăng: 24/10/2014, 00:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đường Võ Hùng (2001). Giáo trình Quản lý sản xuất 1. Nhà Xuất Bản Đại học Quốc Gia TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý sản xuất 1
Tác giả: Đường Võ Hùng
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Đại học Quốc Gia TP. HCM
Năm: 2001
[2]. Đường Võ Hùng (2001). Giáo trình Quản lý sản xuất 2. Nhà Xuất Bản Đại học Quốc Gia TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý sản xuất 2
Tác giả: Đường Võ Hùng
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Đại học Quốc Gia TP. HCM
Năm: 2001
[3]. Hồ Thanh Phong (2003). Kỹ thuật điều độ trong sản xuất và dịch vụ. Nhà Xuất Bản Đại học Quốc Gia TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật điều độ trong sản xuất và dịch vụ
Tác giả: Hồ Thanh Phong
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Đại học Quốc Gia TP. HCM
Năm: 2003
[4]. Đồng Thị Thanh Phương (1996). Quản trị sản xuất và dịch vụ. Nhà Xuất Bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị sản xuất và dịch vụ
Tác giả: Đồng Thị Thanh Phương
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Thống Kê
Năm: 1996
[6]. Đường Võ Hùng (2008). Quản lý sản xuất, bài giảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sản xuất
Tác giả: Đường Võ Hùng
Năm: 2008
[5]. Lê Văn Trọng (2007). Xây Dựng Kế Hoạch Điều Độ Sản Xuất tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì Sài Gòn. Luận Văn Đại Học, Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Khác
[7]. Richard D (1992). Manufacturing Planning and Control Systems Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Hao hụt nguyên vật liệu ở LOT 034 - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 1.1 Hao hụt nguyên vật liệu ở LOT 034 (Trang 16)
Hình 1.2 Thời gian ngừng SX tháng 8 - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 1.2 Thời gian ngừng SX tháng 8 (Trang 16)
Bảng 1.1 Hao hụt tồn kho cuối kỳ trong 6 tháng đầu năm 2010 - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 1.1 Hao hụt tồn kho cuối kỳ trong 6 tháng đầu năm 2010 (Trang 17)
Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu (Trang 20)
Hình 2.1 Sơ đồ điều độ tác nghiệp - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 2.1 Sơ đồ điều độ tác nghiệp (Trang 21)
Hình 2.2 Quá trình lập lịch trình sản xuất - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 2.2 Quá trình lập lịch trình sản xuất (Trang 23)
Hình 2.3 Đồ thị dòng thông tin trong một hệ thống sản xuất - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 2.3 Đồ thị dòng thông tin trong một hệ thống sản xuất (Trang 24)
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty (Trang 34)
Hình 3.3 Các sản phẩm công ty phân phối  3.3.2  Quy trình sản xuất - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.3 Các sản phẩm công ty phân phối 3.3.2 Quy trình sản xuất (Trang 37)
Hình 3.4 Quy trình sản xuất chuyền tã giấy - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.4 Quy trình sản xuất chuyền tã giấy (Trang 38)
Bảng 3.2 Công suất và sản lƣợng chuyền tã giấy - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 3.2 Công suất và sản lƣợng chuyền tã giấy (Trang 40)
Hình 3.5 Biểu đồ tỷ trọng doanh số các nhà phân phối theo vùng miền - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.5 Biểu đồ tỷ trọng doanh số các nhà phân phối theo vùng miền (Trang 42)
Hình 3.6 Biểu đồ doanh số các loại sản phẩm - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.6 Biểu đồ doanh số các loại sản phẩm (Trang 43)
Hình 3.7 Thị phần thị trường tã giấy Việt Nam - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.7 Thị phần thị trường tã giấy Việt Nam (Trang 44)
Hình 3.8 Biểu đồ doanh thu và lợi nhuân của ba năm gần nhất - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.8 Biểu đồ doanh thu và lợi nhuân của ba năm gần nhất (Trang 45)
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức của chuyền khăn ƣớt - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức của chuyền khăn ƣớt (Trang 48)
Hình 4.2 Trình độ văn hóa của lao động - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 4.2 Trình độ văn hóa của lao động (Trang 49)
Hình 4.4 Quy trình sản xuất khăn block - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 4.4 Quy trình sản xuất khăn block (Trang 52)
Hình 4.5 Quy trình sản xuất khăn một miếng - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 4.5 Quy trình sản xuất khăn một miếng (Trang 53)
Hình 4.6 Quy trình sản xuất khăn cuộn - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 4.6 Quy trình sản xuất khăn cuộn (Trang 54)
Hình 4.7 Sản lƣợng sản xuất các tháng trong năm 2009 - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 4.7 Sản lƣợng sản xuất các tháng trong năm 2009 (Trang 55)
Bảng 5.1 Bảng tổng hợp nhu cầu và tồn kho đầu tháng 10 - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.1 Bảng tổng hợp nhu cầu và tồn kho đầu tháng 10 (Trang 59)
Bảng 5.2  Mức dự trữ cho phép của kho thành phẩm - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.2 Mức dự trữ cho phép của kho thành phẩm (Trang 60)
Bảng 5.4 Tồn kho nguyên vật liệu khăn ƣớt tháng 10 - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.4 Tồn kho nguyên vật liệu khăn ƣớt tháng 10 (Trang 63)
Bảng 5.5 Nguyên vật liệu sử dụng cho khăn ƣớt Omely 80, có sử dụng TEGO - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.5 Nguyên vật liệu sử dụng cho khăn ƣớt Omely 80, có sử dụng TEGO (Trang 65)
Bảng 5.7 Nguyên vật liệu sử dụng cho khăn ƣớt Omely 50 - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.7 Nguyên vật liệu sử dụng cho khăn ƣớt Omely 50 (Trang 66)
Bảng 5.10 Nguyên vật liệu sử dụng cho khăn ƣớt Omely 1 miếng 70g - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.10 Nguyên vật liệu sử dụng cho khăn ƣớt Omely 1 miếng 70g (Trang 68)
Bảng 5.12 Kế hoạch sản xuất của tổ hoàn tất tháng 10 - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.12 Kế hoạch sản xuất của tổ hoàn tất tháng 10 (Trang 70)
Bảng 5.13 Bảng so sánh giữa hai kế hoạch sản xuất  Vấn đề  Kế hoạch của công ty  Kế hoạch của tác giả - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH  ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN KHĂN ƯỚT CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.13 Bảng so sánh giữa hai kế hoạch sản xuất Vấn đề Kế hoạch của công ty Kế hoạch của tác giả (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w