1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa

91 1,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp: Đầu tiên, sẽ phân tích các yếu tố môi trƯờng bên ngoài, từ đó rút ra những cơ hội, nguy cơ ảnh hƯởng đến việc kinh doanh của công ty và những yếu tố sẽ ảnh hƯởng đến hoạt động PR của công ty trong vòng 5 năm tới, năm 2011 đến năm 2015.Bên cạnh đó tác giả đã dự đoán và đề ra mục tiêu doanh số trong 5 năm tới cho công ty Saigon Ford. Dựa vào mục tiêu kinh doanh – doanh số đó, cộng thêm với điểm mạnh của công ty, tác giả đã đa ra mục tiêu PR trong 5 năm tới nhằm hỗ trợ cho mục tiêu kinh doanh đã đề ra đó. Và hai mục tiêu PR đặt ra chính, đó là: củng cố, duy trì uy tín, trách nhiệm, sự quan tâm của công ty đến khách hàng cũ và nâng cao sự nhận biết về công ty của khách hàng mục tiêu và cộng đồng xung quanh trong địa bàn thành phố HCM, đặc biệt giai đoạn 20112012 cần tập trung đánh mạnh vào việc quảng bá.

Trang 1

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU

CÔNG TY TNHH SAIGON FORD

NGUYỄN PHAN NGỌC VÂN

Tp HCM, 01/2011

Số TT: 103

Trang 2

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG CHÚNG –PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU

CÔNG TY TNHH SAIGON FORD

Trang 3

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA

-

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc -

Số : _/BKĐT

BỘ MÔN: Tài chính

1 Đầu đề luận văn:

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG CHÖNG –PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU CÔNG TY TNHH SAIGON FORD

2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu) :

Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hoạt động PR của công ty Saigon Ford

Chọn ra đối tượng công chúng mục tiêu cần tác động

Xác định được thông điệp chủ đạo cho toàn bộ chiến lược PR trong vòng 5 năm

Đề xuất các chiến lược, các cách thức quan hệ công chúng trong giai đoạn 2011-2015

3 Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 26/10/2010

4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 04/01/2011

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:

Người duyệt (chấm sơ bộ):

Trang 4

Hơn bốn năm năm học vừa qua là khoảng thời gian khá dài để thực hiện quá trình học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và nâng cao kiến thức, đồng thời cố gắng hoàn thiện bản thân Trải qua gần 3 tháng tìm tòi và nghiên cứu, tôi cũng đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Luận văn này là kết quả của sự nổ lực lớn từ phía cá nhân tôi và sự giúp đỡ rất quý giá của nhiều cá nhân Trong đó không thể không kể đến gia đình, thầy cô và bạn bè

Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô Khoa Quản Lý Công Nghiệp - trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, những người đã tận tình dạy bảo, truyền đạt và

bổ sung kiến thức cho sinh viên Đặc biệt, xin cảm ơn thầy Lại Huy Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng và chỉnh sửa giúp tôi hoàn thành luận văn này

Bên cạnh đó, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc và các anh chị trong công ty Saigon Ford đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình cung cấp cho tôi những tài liệu quý báu Đặc biệt, xin cảm ơn anh Phan Dương Cửu Long – Tổng Giám Đốc công

ty Saigon Ford đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi định hướng và quyết định trong việc chọn

đề tài bổ ích này

TP.Hồ Chí Minh Ngày 03 tháng 01 năm 2010 Nguyễn Phan Ngọc Vân

Trang 5

Đề tài “ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG CHÖNG – PR ĐỂ

ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU CÔNG TY SAIGON FORD” có những phần cần

làm sau:

Đầu tiên, sẽ phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài, từ đó rút ra những cơ hội, nguy cơ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty và những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến hoạt động PR của công ty trong vòng 5 năm tới, năm 2011 đến năm 2015

Bên cạnh đó tác giả đã dự đoán và đề ra mục tiêu doanh số trong 5 năm tới cho công ty Saigon Ford Dựa vào mục tiêu kinh doanh – doanh số đó, cộng thêm với điểm mạnh của công ty, tác giả đã đưa ra mục tiêu PR trong 5 năm tới nhằm hỗ trợ cho mục tiêu kinh doanh đã đề ra đó

Và hai mục tiêu PR đặt ra chính, đó là: củng cố, duy trì uy tín, trách nhiệm, sự quan tâm của công ty đến khách hàng cũ và nâng cao sự nhận biết về công ty của khách hàng mục tiêu và cộng đồng xung quanh trong địa bàn thành phố HCM, đặc biệt giai đoạn 2011-2012 cần tập trung đánh mạnh vào việc quảng bá

Thêm nữa là tìm hiểu sự nhận biết và thái độ của giới truyền thông và khách hàng mục tiêu, từ đó tác giả đã lựa chọn các nhóm công chúng mục tiêu cần tác động, suy nghĩ các thông điệp cần truyền tải theo định hướng mục tiêu PR đề ra

Cuối cùng là đưa ra các chiến lược, cách thức để đạt mục tiêu PR đó

Trang 6

Nhiệm vụ luận văn

Lời cảm ơn i

Tóm lược đề tài iii

Mục lục iii

Danh sách hình vẽ vi

Danh sách bảng biểu vii

Danh sách từ viết tắt viii

Phụ lục ix

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1

1.3 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 2

1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2

1.5 BỐ CỤC LUẬN VĂN 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

2.1 ĐỊNH NGHĨA TRUYỀN THÔNG (COMMUNICATION) 5

2.2 ĐỊNH NGHĨA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 6

2.2.1 Giới thiệu về PR 6

2.2.2 Một số định nghĩa mới nhất về PR 6

2.3 VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 7

2.4 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 8

2.4.1 Phân tích 8

2.4.2 Xác định mục tiêu PR 10

2.4.3 Xác định nhóm công chúng mục tiêu 11

2.4.4 Thông điệp 12

2.4.5 Xác định chiến lược PR, chiến thuật PR 12

2.4.6 Hoạch định ngân sách 13

2.4.7 Đánh giá hiệu quả 14

2.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 14

2.5.1 Phân tích 14

Trang 7

2.5.4 Thông điệp 15

2.5.5 Chiến lược PR, chiến thuật PR 15

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY SAIGON FORD 17

3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY FORD VIỆT NAM 17

3.1.1 Tên doanh nghiệp 17

3.1.2 Sứ mạng của Ford Việt Nam 17

3.1.3 Các đại lý của Ford tại Việt Nam 17

3.2 GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SAIGON FORD 19

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 19

3.2.2 Sứ mạng và mục tiêu phát triển 20

3.2.3 Chức năng 20

3.2.4 Cơ cấu tổ chức 21

3.2.5 Cơ sở vật chất và công nghệ 22

3.2.6 Các sản phẩm chính của công ty 24

CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CHO CÔNG TY TNHH SAIGON FORD 34

4.1 PHÂN TÍCH 34

4.1.1 Phân tích hiện trạng công ty 34

4.1.2 Phân tích môi trường bên ngoài 37

4.1.3 Xem xét thái độ, cảm nhận đối với công ty 45

4.2 XÁC ĐỊNH MỤC TỊÊU QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 52

4.2.1 Mục tiêu kinh doanh của công ty 52

4.2.2 Mục tiêu PR 52

4.3 XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG CÔNG CHÚNG MỤC TIÊU PR 53

4.4 XÁC ĐỊNH THÔNG ĐIỆP CHÍNH 53

4.5 XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PR, CHIẾN THUẬT PR 54

4.5.1 Đối với khách hàng mục tiêu 54

4.5.2 Công chúng nhân viên nội bộ 58

4.5.3 Cộng đồng, báo chí 59

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

5.1 KẾT LUẬN 61

Trang 8

5.2.2 Kiến nghị đối với bộ phận Marketing – PR 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9



Hình 2.1: Quá trình hoạch định PR theo Anne Gregory 8

Hình 2.2: Quy trình đưa ra chiến lược PR 14

Hình 3.1: Hệ thống network của Saigon Ford 19

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của công ty Saigon Ford 21

Hình 3.3: Thị phần các hãng xe trong nước năm 2009 25

Hình 3.4: Thị phần các hãng xe trong nước trong 07 tháng đầu năm 2010 25

Hình 3.5: Tổng lượng xe Ford bán trong hệ thống đại lý năm 2008 26

Hình 3.6: Biểu đồ thị phần các đại lý của Ford năm 2008 26

Hình 3.8: Biểu đồ thị phần các đại lý của Ford năm 2009 26

Hình 3.9: Tổng lượng xe Ford bán trong đại lý trong 07 tháng đầu năm 2010 27

Hình 3.10: Biểu đồ thị phần các đại lý của Ford năm 2010 27

Hình 3.11: So sánh lượng xe Saigon Ford bán trong năm 2008 và 2009 28

hình 3.12: So sánh lượng xe Saigon Ford bán trong năm 2009 và 2010 28

Hình 3.13: Tổng hợp kết quả kinh doanh năm 2009 30

Hình 3.14: Tổng hợp kết quả kinh doanh trong 05 tháng năm 2010 30

Hình 3.15: So sánh số liệu Saigon Ford trong năm 2008 và 2009 31

Hình 3.16: Số liệu phân tích của cơ sở Saigon Ford Cao Thắng năm 2009 31

Hình 3.17: Lượng xe bán từng loại trong 07 tháng đầu năm 2010 32

Hình 4.1: Tỷ lệ phát thải chatt61 gây ô nhiểm do các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Việt Nam 42

Trang 10



Bảng 4.1: Đăng thông tin trên các báo 34 Bảng 4.2: Đăng bài viết, phóng sự trên các báo, đài 35 Bảng 4.3: Thu thập ý kiến khách hàng mục tiêu 49

Trang 11



PR Public Relations(Quan hệ công chúng) TNHH Trách nhiệm hữu hạn

Trang 12

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Các bài báo viết về công ty Saigon Ford trên Internet

PHỤ LỤC 2: Các bài báo viết về công ty Toyota Lý Thường Kiệt trên Internet PHỤ LỤC 3: Các bài báo viết về công ty Toyota Bến Thành trên Internet

PHỤ LỤC 4: Các bài báo viết về công ty Toyota Đông Sài Gòn trên Internet PHỤ LỤC 5: Các bài báo viết về công ty City Ford và Western Ford trên Internet PHỤ LỤC 6: Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu khách hàng

PHỤ LỤC 7: Danh sách các đáp viên được phỏng vấn

Trang 14

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Thực tế những năm gần đây, thị trường ô tô Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng phát triển và phong phú hơn Các đại lý kinh doanh xe ô

tô đang trong quá trình cạnh tranh gay gắt với nhau để giành lấy sự chú ý của người tiêu dùng, đặc biệt là sự tin tưởng của họ, và hoạt động truyền thông Marketing đã được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong các hoạt động kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp sử dụng hình thức quảng cáo trên các trang web, và các hình thức tương tự nhau như khuyến mãi… nên chưa tạo ra sự khác biệt để thu hút hơn Chính vì vậy thông điệp mà công ty truyền tải cũng như cách sử dụng các phương tiện truyền thông và đặc biệt là công tác quan hệ công chúng (Public Relation - PR) cần phải được quan tâm hơn để tạo lấy sự chú ý của khách hàng

Hoạt động PR nhằm làm cho khách hàng hiểu rõ các giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, củng cố niềm tin khách hàng, giúp doanh nghiệp xử lý khi gặp khủng hoảng Đặc biệt, nếu biết cách khai thác đúng thời điểm thì trong một số tình huống hoạt động PR

sẽ góp phần xây dựng hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đối với công chúng đạt hiệu quả cao

Hoạt động PR giúp nâng cao hình ảnh công ty đến khách hàng Về lâu dài điều đó không chỉ giúp duy trì, nâng cao thị phần mà còn tạo lượng khách hàng trung thành với công ty, giúp tạo dựng được một hình ảnh trong mắt khách hàng trong sự cạnh tranh gay gắt, phổ biến đến khách hàng tiềm năng và giữ vững uy tín trong lòng khách hàng cũ

Công ty TNHH Saigon Ford là đối tác của Ford Việt Nam, qua hơn 10 năm thành lập

và hoạt động, công ty đã và đang phát triển mạnh, tạo được một sự uy tín trong lòng khách hàng Và hoạt động với triết lý kinh doanh: “Saigon Ford cùng bạn nâng cao chất lượng cuộc sống” Dựa trên sự trưởng thành và phát triển đó thì công ty nên triển khai một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quảng bá và đẩy mạnh hơn cho thương hiệu của mình để duy trì và nâng cao vị thế của mình trên thị trường

Chính vì vậy mà đề tài “Hoạch định chiến lược quan hệ công chúng để đẩy mạnh thương hiệu công ty Saigon Ford” được đưa ra nhằm đề xuất một số giải pháp để củng

cố và đẩy mạnh các hoạt động quan hệ công chúng, quảng bá cho thương hiệu của công ty

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu lớn: Đưa ra mục tiêu quan hệ công chúng - PR trong 5 năm tới cho công ty Saigon Ford

Để thực hiện được mục tiêu lớn trên, thì phải thực hiện được các mục tiêu nhỏ sau:

Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

và hoạt động PR của công ty

Trang 15

Chọn ra đối tượng công chúng mục tiêu cần tác động

Xác định được thông điệp chủ đạo cho toàn bộ chiến lược PR trong vòng 5 năm

Đề xuất các chiến lược, các cách thức quan hệ công chúng trong giai đoạn 2011-2015

1.3 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Luận văn sẽ tập trung vào để đưa ra những chiến lược quan hệ công chúng cho công ty trong vòng 5 năm tới

Về bước hoạch định ngân sách và đánh giá kết quả PR đạt được, luận văn sẽ dừng lại

và không phân tích phần này, mà sẽ triển khai cụ thể chi tiết bước này sau khi đưa vào thực tiễn áp dụng

Chiến lược PR đưa ra nhằm triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh, chứ chưa triển khai tất cả ở các khu vực thị trường tiềm năng khác của công ty

1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đối với công ty

Cung cấp các lý luận, thông tin nhằm triển khai thực tế các hoạt động PR của công ty trong những năm sắp tới

Đồng thời chiến lược PR này cũng là nền tảng cơ bản để hoạch định các kế hoạch marketing khác như: bán hàng, dịch vụ, phân phối, quảng cáo…

Đối với bản thân tác giả

Tại Việt Nam hiện nay, quan hệ công chúng là một hoạt động tương đối khá phổ biến nhưng chỉ có một số ít người thật sự hiểu đó là gì Chính qua việc nghiên cứu đề tài này đã giúp tác giả hiểu thêm về quan hệ công chúng (PR) và

có thể tiếp cận với nó dễ dàng hơn cho công việc của mình trong tương lai

Đối với độc giả quan tâm

Đề tài sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin thứ cấp làm tài liệu để nghiên cứu những đề tài khác, những đề tài cần phân tích môi trường bên ngoài trong vòng 5 năm tới đối với thị trường ô tô, hay những đề tài xây dựng chiến lược quan hệ công chúng

1.5 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Chương 1: Mở đầu

1 1 Lý do hình thành đề tài

1 2 Mục tiêu của đề tài

1 3 Phạm vi giới hạn của đề tài

1 4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trang 16

1 5 Bố cục luận văn

Chương 2: Cơ sở lý luận

2.1 Định nghĩa Truyền thông

2.2 Định nghĩa Quan hệ công chúng

2.3 Vai trò của Quan hệ công chúng

2.4 Quy trình hoạch định chiến lược Quan hệ công chúng

2.5 Phương pháp thực hiện

Chương 3: Tổng quan công ty TNHH Saigon Ford

3.1 Giới thiệu về công ty Ford Vietnam

3.1.1 Tên doanh nghiệp

3.1.2 Sứ mạng của Ford Việt Nam

3.2.3 Các đại lý của Ford tại Việt Nam

3.2 Giới thiệu công ty Saigon Ford

3.2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây

Chương 4: Hoạch định chiến lược quan hệ công chúng cho công ty Saigon Ford

Trang 17

4.1.3 Xem xét thái độ, cảm nhận đối với công ty

4.1.3.1 Giới truyền thông

4.1.3.2 Khách hàng mục tiêu

4.2 Xác định mục tiêu PR

4.3 Xác định đối tượng công chúng mục tiêu PR 4.4 Xác định thông điệp chính

4.5 Xác định chiến lược PR, chiến thuật PR

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

5.1 Kết luận

5.2 Kiến nghị

Trang 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 ĐỊNH NGHĨA TRUYỀN THÔNG (COMMUNICATION)

Truyền thông (Communication): là một dạng giao tiếp của doanh nghiệp sử dụng

nhiều phương cách khác nhau để chuyển tải tới công chúng mục tiêu một thông điệp nhất định nhằm đạt đến những mục tiêu nhất định của doanh nghiệp đó

Nhà kinh doanh có thể lựa chọn một trong bốn phương pháp truyền thông cơ bản Nếu kết hợp chúng với nhau sẽ có truyền thông hỗn hợp Đó là:

Quảng cáo (Advertising)

Loại hình này thường sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng

để chuyển tải các thông điệp

Trước đây, loại hình quảng cao thường theo cơ chế thông tin một chiều,

ít tính tương tác và khách hàng tiếp nhận quảng cao thường ít có cơ hội phản hồi

Nhưng ngày nay với sự hỗ trợ đắc lực của máy tính, của internet, vấn đề trên đã được thay đổi Khách hàng có thể dễ dàng gửi đi các thông tin phản hồi, tính tương tác của quảng cáo ngày càng tăng

Xúc tiến bán (Sales Promotion)

Đây là loại hình truyền thông áp dụng các chiêu thức đặc biệt trong ngắn hạn, thường là đưa ra các “phần thưởng” với khách hàng, khuyến khích

họ mua hàng ngay lập tức

Ví dụ: tặng phiếu giảm giá có thời hạn, tặng chiết khấu đồ uống khi ăn

tối, tặng phòng khách sạn khi mua vé khứ hồi có thời gian lưu trú x ngày

Quan hệ công chúng (PR – Public Relation)

PR là hình thức truyền thông chủ yếu sử dụng bên thứ ba, đặc biệt là giới truyền thông để thông qua bên này mà đề cập tới doanh nghiệp cùng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp theo cách có lợi nhất

Trong một chừng mực nào đó, PR giúp định hướng dư luận, tạo ra sự quan tâm chú ý tích cực của công chúng về doanh nghiệp

Bán trực tiếp (Personal Selling)

Như chính tên gọi của nó, cách thức này có sự liên hệ trực tiếp giữa người mua và các đại diện của Công ty (nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh ) Hình thức giao tiếp chủ yếu là gặp gỡ trực tiếp hay trao đổi qua điện thoại, chat…

(Nguồn: ceohcm.com)

Trang 19

2.2 ĐỊNH NGHĨA QUAN HỆ CÔNG CHÖNG

2.2.1 Giới thiệu về PR:

Về mặt hiệu quả kinh doanh, nghiên cứu cho thấy một khi đứng trước sự lựa chọn, người tiêu dùng thường có xu hướng chọn mua sản phẩm mà họ có thiện cảm với thương hiệu đó hơn là sản phẩm mà họ có ác cảm Chính vì lí do trên, các doanh nghiệp ngày nay không ngại đầu tư một khoản tiền không nhỏ vào công tác quan hệ công chúng nhằm tạo ra thiện cảm và quan hệ tốt với cộng đồng nơi mà doanh nghiệp hoạt động

Thông thường hoạt động quan hệ công chúng được sắp đặt qua các hệ thống truyền thông như các báo, tạp chí và truyền hình Như đã nói ở trên, quan hệ công chúng

được xem như một hoạt động căn bản của quảng cáo

Hơn thế nữa quan hệ công chúng còn là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng, quảng bá dịch vụ hữu hiệu đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân Những người muốn tạo ra một tầm ảnh hưởng nhất định của mình đối với những đối tượng nhất định

Tuỳ vào mục đích của mình và đối tượng mà mình muốn tác động, các tổ chức hoặc cá nhân này sẽ có những cách thức và hình thức tiếp cận khác nhau như: có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do các tổ chức hoạt động nhằm mục đích xã hội tổ chức nhằm tạo ra hình ảnh một tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm với công đồng; hoặc cũng có thể tham gia dưới hình thức một nhà tài trợ mạnh tay luôn thấy xuất hiện hình ảnh trong các chương trình có quy mô lớn như các cuộc thi Hoa hậu, các Hội chợ triển lãm tầm cỡ Tất cả những hình thức đó nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, nổi bật và rộng khắp về bản thân tổ chức hoặc cá nhân với mong muốn thông qua những hình ảnh được đánh bóng đó, công chúng sẽ trở nên gần gũi và dành nhiều thiện cảm, quan tâm hơn tới họ

Nhận thức của công chúng là phần cốt lõi của mọi chiến dịch quan hệ công chúng Điều quan trọng là phải đưa được thông tin tới công chúng về những dịch vụ mà bạn cung cấp cho cộng đồng Bạn có thể đem tặng những chiếc xe sạch, dã chiến hay tặng quần áo cho một nhà sưu tầm nào đó Cho dù bạn làm gì, bạn cần phải liên lạc với một đối tượng thứ ba về công việc của bạn: nói cho họ biết bạn đã đóng góp gì cho cộng đồng Đây sẽ là mạch ngầm cho tất cả những nỗ lực quan hệ công chúng và quảng cáo của bạn

(Theo Media-one.com)

2.2.2 Một số định nghĩa mới nhất về PR:

PR là một trong bốn phương pháp của truyền thông:

Quan hệ công chúng (PR): Là những hoạt động đang diễn ra nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có một hình ảnh mạnh mẽ và ấn tượng trong công chúng Các hoạt động quan

hệ công chúng bao gồm việc giúp công chúng hiểu rõ về doanh nghiệp cũng như sản

phẩm của họ (Theo ecvin.net - Business Evision)

Trang 20

Định nghĩa theo học viện PR Anh Quốc:

Hoạt động PR là một nỗ lực có kế hoạch và mang tính lâu dài nhằm thiết lập và duy trì

sự tín nhiệm cũng như sự hiểu biết lẫn nhau giữa các một tổ chức và các đối tượng công chúng có liên quan

PR chủ yếu liên quan đến danh tiếng, nghĩa là liên quan đến kết quả của những điều bạn làm, những điều bạn nói và những điều người khác nói về bạn

Hoạt động PR là một biện pháp chăm sóc danh tiếng nhằm tạo ra sự hiểu biết, tìm kiếm sự ủng hộ cũng như tác động đến ý kiến và hành vi của đối tượng công chúng có

liên quan (Theo lbs.edu.vn)

2.3 VAI TRÕ CỦA QUAN HỆ CÔNG CHÖNG

Theo Anne Gregory, tác giả của cuốn sách Planning and Managing Public Relation Campaigns viết rằng: một khi danh tiếng của tổ chức tăng lên, công chúng sẽ tin tưởng

và đánh giá cao sản phẩm/ dịch vụ của tổ chức đó, khi đó mọi người có xu hướng:

- Dùng thử các sản phẩm của công ty

- Tin vào quảng cáo của công ty

- Muốn làm việc cho công ty

- Giao dịch với công ty khi các công ty khác cũng đưa ra các điều kiện tương

tự

- Hỗ trợ công ty trong những giai đoạn khó khăn

- Đánh giá công ty cao hơn về mặt tài chính

Ngoài ra PR có nhiều chức năng, trong đó quan trọng nhất có thể kể đến là:

- Tạo ra và tăng cường sự tín nhiệm, nhận thức và thông cảm

- Đánh thức và khuấy động sự quan tâm, chú ý

- Tạo ra và duy trì truyền thông các mối quan hệ

- Tạo ra sự đồng lòng, sự hiểu biết và chấp nhận lẫn nhau

- Tác động lên dư luận công chúng

- Giải quyết xung động, xử lý khủng hoảng

- Duy trì danh tiếng về sản phẩm và dịch vụ

Trang 21

2.4 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG CHÖNG

Theo lý thuyết của Anne Gregory, quá trình hoạch định PR gồm 10 bước như sau:

Hình 2.1 : Quá trình hoạch định PR theo Anne Gregory

Nguồn: Sách Planning and Managing Public Relations Campaigns của

Anne Gregory

2.4.1 Phân tích

Phân tích là bước đầu tiên trong quá trình hoạch định Để thực hiện công việc phân tích, bạn cần phải nghiên cứu chặt chẽ nhằm nhận diện những vấn đề sẽ làm nền tảng cho chương trình PR của bạn

Nó không chỉ đề cập tới việc báo chí đang nói gì, mà còn để nhìn rộng hơn về toàn bộ môi trường xung quanh có liên quan đến hoạt động PR và bạn sẽ làm thế nào để thích ứng với những điều kiện đó

Nó hỗ trợ cho các bước sau, để giúp đề ra mục tiêu PR, lựa chọn nhóm công chúng mục tiêu, lựa chọn phương pháp truyền thông quan hệ công chúng

Trang 22

2.4.1.1 Phân tích hiện trạng doanh nghiệp

 Phân tích hiện trạng để:

Tóm tắt lại những gì đang diễn ra

Để chỉ ra bạn đang làm gì trong bối cảnh như thế nào và để tập trung vào vấn đề quan hệ công chúng mà bạn chuẩn bị thực hiện

Để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội và hạn chế những nguy cơ bên ngoài cho hoạt động của doanh nghiệp và quan trọng là hoạt động PR:

Điểm mạnh như:

Tài chính vững mạnh Đổi mới, sáng tạo Lãnh đạo tốt

Uy tín tốt Lực lượng lao động trung thành

Điểm yếu như:

Dòng sản phẩm hạn chế

Tự mãn Phong cách làm việc cứng nhắc

Lưu ý: những điểm này tập trung vào bên trong bản thân doanh nghiệp

 Những điểm phải phân tích gồm:

Khách hàng biết gì về công ty?

Hoạt động PR của công ty là gì?

Nó liên quan đến những chương trình nào công ty đã từng thực hiện trước đó?

Ai (đối tượng công chúng) sẽ là người tham gia vào?

Ai là những người trong công ty sẽ tham gia vào chương trình này?

Những công ty/ tổ chức nào sẽ tham gia vào/có liên quan?

Có những mốc thời gian quan trọng nào, những sự kiện nào thường xuyên diễn ra hàng năm?

Công ty có những đối tác cùng thực hiện các chương trình đó hay không

(Lưu ý: đây không phải là đơn vị trong danh sách “đối tượng liên quan”)

Trang 23

2.4.1.2 Phân tích môi trường bên ngoài:

Phần môi trường bên ngoài đưa ra cái nhìn tổng quát, làm sáng tỏ các vấn đề hay

cơ hội, cái gì, ở đâu, ai bị ảnh hưởng, như thế nào, vì sao là vấn đề hay cơ hội đối với tổ chức

 Cần quan tâm đến:

Những yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến tổ chức là gì

Đâu là yếu tố quan trọng nhất hiện nay, và yếu tố thu hút giới truyền thông

Những yếu tố nào sẽ trở nên quan trọng trong vòng bốn năm tới

Từ đó rút ra nguy cơ, cơ hội bên ngoài tác động đến toàn bộ hoạt động của công ty và hoạt động PR nói riêng

 Nghiên cứu các tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài theo mô hình

PEST, không những xem xét tình huống hiện tại mà còn dự báo cả những diễn biến trong tương lai, ta có thể nhận diện được các vấn đề quan trọng nhất có khả năng ảnh hưởng đến tổ chức và theo dõi chúng Từ đó tìm ra các cơ hội và nguy cơ Các yếu tố đó là:

Thể chế- Luật pháp ( Political ) Kinh tế ( Economics )

Văn hóa- Xã Hội ( Sociocultrural ) Công nghệ ( Technological )

Yếu tố tự nhiên môi trường

2.4.2 Xác định mục tiêu PR

Tùy giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và thương hiệu, tùy tình hình thực tế của thị trường… mà mục tiêu của kế hoạch PR sẽ khác nhau Điều quan trọng ở đây là mục tiêu phải rõ ràng, có thế đo đếm được, hướng về mục đích cuối cùng và có giới hạn thời gian Những mục tiêu này nhất thiết phải đi đôi với các mục tiêu kinh doanh, marketing và bán hàng của công ty

Có thể đưa một phần mục tiêu kinh doanh vào mục tiêu truyền thông Làm như vậy có thể đảm bảo được là chương trình PR có hỗ trợ cho mục tiêu kinh doanh tổng thể, chứ không thể thực hiện trực tiếp các mục tiêu kinh doanh này

Ví dụ: Thật không hợp lý khi cho rằng PR nên tìm cách gia tăng doanh số thêm 20%,

bởi vì điều này phụ thuộc vào lực lượng bán hàng Sẽ hợp lý hơn khi phấn đấu tiếp cận với ít nhất 50% cơ sở bán lẻ để nói cho họ nghe về những dòng sản phẩm mới và mời

họ dùng thử Như thế, doanh số có thể sẽ tự động tăng thêm 20%, tuy nhiên điều này nằm ngoài tầm kiểm soát và không thể hứa hẹn trực tiếp như trên được

Có thể sử dụng phân tích trước đó để xác lập mục tiêu Hãy nhìn lại xem bạn mong muốn các đối tượng của của công ty sẽ phản ứng như thế nào Xem lại xem báo chí đã nói gì về vấn đề của công ty Hãy xác lập mục tiêu từ những thực tiễn này

Trang 24

 Các mục tiêu thường chọn là:

Duy trì danh tiếng và dịch vụ khách hàng Công chúng biết và hiểu rõ công ty Công bố phạm vi thị trường mới Đánh thức và khuấy động sự chú ý, quan tâm và nhu cầu Bạn có muốn giáo dục khách hàng của mình không Bạn có muốn tìm kiếm, xây dựng sự ủng hộ hay bạn muốn tạo ra như cầu

Bạn có muốn xoa dịu một vấn đề nào đó không Bạn có muốn cải thiện kết quả tìm kiếm về công ty/ sản phẩm/ nhân sự cao cấp của bạn không

Bạn có muốn nâng cao danh tiếng của công ty bạn không Bạn có muốn xuất hiện trên báo chí online và offline nhiều hơn không

 Mục tiêu cần phải SMART:

Cụ thể (Specific)

Có thể đo lường được (Measurable)

Có thể đạt được (Achievable) Thực tế (Realistic)

Tập trung vào yếu tố thời gian (Time- focused) Nếu bạn nghiên cứu kỹ mô hình này tại “Manager Tools”, một khi bạn đảm bảo được hai yếu tố “M” và “T”, bạn gần như có thể đảm bảo tiếp tục các yếu tố còn lại Tính

Cụ thể, Có thể đạt được và Thực tế cũng sẽ liên quan mật thiết tới hai yếu tố này

(Theo Xây dựng kế hoạch truyền thông – slideshare.net)

Việc xác định này có mục đích:

Để thiết lập mức độ ưu tiên trong giới hạn ngân sách và giới hạn nguồn lực

Để từ đó lựa chọn được phương tiện truyền thông và phương pháp truyền thông phù hợp

Để chuẩn bị thông điệp với hình thức và nội dung phù hợp nhất

Trang 25

Có 3 nhóm đối tượng công chúng trong truyền thông:

1 Khách hàng:

 Nội bộ: nhân viên, lãnh đạo, công đoàn

 Khách hàng bên ngoài: khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, đối tác, nhà cung cấp

2 Giới truyền thông

3 Chính quyền: cộng đồng địa phương, chính phủ, dịch vụ công…

2.4.4 Thông điệp

Là nói những gì, nói với ai

Tuỳ từng đối tượng công chúng mục tiêu đã chọn trên mà có những thông điệp phù hợp với mục tiêu, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính nhất quán của các thông điệp cho từng nhóm đối tượng

Từ vấn đề đã được phân tích trên và mục tiêu mong muốn, sẽ xác định thông điệp theo:

Xác định nội dung thông điệp có thể thay đổi những quan điểm đó

Đưa ra những bằng chứng thực tế để thuyết phục, thông điệp công ty muốn hướng đến

2.4.5 Xác định chiến lược PR, chiến thuật PR

2.4.5.1 Chiến lược PR:

Là chuyển từ vị trí hiện tại đến vị thế mong muốn Là cách thức để đạt mục tiêu đề ra Chiến lược được quy định bởi những vấn đề phát sinh rút

ra từ sự phân tích các thông tin đã thu thập được và mục tiêu PR

2.4.5.2 Chiến thuật PR: từ chiến lược sẽ đưa ra các chiến thuật

Dựa vào các yếu tố:

 Ai (đối tượng công chúng) sẽ là người tham gia vào?

 Ai là những người trong công ty sẽ tham gia vào chương trình này?

 Xem xét những kênh công ty đang sử dụng, chương trình công

ty đang áp dụng

 Dựa vào những chương trình quen thuộc đáng tin cậy

 Những kênh, chương trình mà công chúng mục tiêu quan tâm

 Xu hướng PR mới trong tương lai

 Tự tìm kiếm ý tưởng thêm cho chiến dịch PR của mình

Trang 26

 Phần trăm đối tượng mục tiêu có mặt, chi phí nào cạnh tranh hơn, phạm vi tác động của chương trình đó đến đâu

 Những công ty/ tổ chức nào sẽ tham gia vào/có liên quan?

 Có những mốc thời gian quan trọng nào, những sự kiện nào thường xuyên diễn ra hàng năm?

 Công ty có những đối tác cùng thực hiện các chương trình đó hay không (Lưu ý đây không phải là đơn vị trong danh sách

“đối tượng liên quan”)

Và chiến thuật cần đảm bảo 2 yếu tố thích hợp và khả thi:

Thích hợp:

 Tiếp cận được đối tượng công chúng mục tiêu

 Sức tác động

 Kỹ thuật đó có đáng tin cậy không

 Có phù hợp với thông điệp không

Có thích ứng với công cụ công ty đang sử dụng

không

Khả thi:

 Đáp ứng ngân sách cho phép và thời gian

 Có đủ chuyên môn để triển khai không

Lập chiến thuật bằng cách sẽ liệt kê những kênh truyền thông cụ thể

và chọn, dựa vào các yếu tố sau:

 Phần trăm đối tượng công chúng mục tiêu có mặt

 Chi phí kênh nào thấp hơn

 Phạm vi tác động của kênh đó đến đâu

trên, không phải là khách hàng mục tiêu

2.4.6 Hoạch định ngân sách

Hoạch định ngân sách nhằm mục đích:

Để biết được chi phí thực hiện một chương trình PR

Để xác định loại chương trình thực hiện tương ứng với ngân sách được cấp

Để lập kế hoạch chi tiết và số lượng công việc cần thực hiện

Để xác định việc chi tiêu và khống chế việc chi tiêu quá mức

Để có cơ sở căn cứ đo lường kết quả, xem xét ngân sách có được sử dụng đúng mục đích và phân bổ hợp lý hay chưa

Trang 27

2.4.7 Đánh giá hiệu quả

Đánh giá hiệu quả bằng các cách sau:

Liên tục, hằng kỳ về mức độ giới truyền thông đưa tin về doanh nghiệp

Bằng số liệu thống kê: dựa trên số lượng và số khán thính giả tham gia chương trình

Bằng các nguồn tài liệu

Bằng thăm dò dư luận: điều tra trực tiếp, điều tra qua mạng

Bằng kết quả mong muốn về các chi tiêu sản xuất, kết quả kinh doanh

Thông qua thông tin thứ cấp từ công ty

 Phân tích yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào, và từ đó nó tác động đến PR của công ty như thế nào Rút ra những yếu tố

Trang 28

quan trọng nhất hiện nay và trong vòng 5 năm tới Bằng cách phân tích các yếu tố

bên ngoài theo mô hình PEST gồm kinh tế, chính trị, xã hội…

Thông qua nguồn tài liệu thứ cấp từ internet, báo

 Phân tích xem giới truyền thông và khách hàng mục tiêu nói gì về công ty Saigon Ford Từ đó rút ra thái độ, cảm nhận, sự quan tâm của họ đối với công ty và mong muốn của họ là gì

Thông qua nguồn internet, báo chí, phỏng vấn một nhóm khách hàng mục tiêu

sẽ ảnh hưởng đến công ty trong vòng 5 năm tới

Mục tiêu hoạt động của công ty Dựa vào tài liệu thứ cấp của công ty

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty qua 3 năm gần đây Thông qua tài liệu thứ cấp từ công ty

2.5.3 Xác định công chúng mục tiêu:

Dựa vào mục tiêu PR và mức độ ảnh hưởng của từng nhóm công chúng đối với những điều công ty đang làm hay đang nói mà xác định đối tượng công chúng ưu tiên nhắm đến

Bằng cách xem xét sự quan tâm hiện tại của họ đối với công ty thông qua thông tin từ internet và phỏng vấn sâu trực tiếp khách hàng mục tiêu

2.5.4 Thông điệp:

Dựa vào mong muốn của từng nhóm công chúng mục tiêu đã chọn trên, mục tiêu PR

và điểm mạnh, điểm yếu của công ty để đưa ra thông điệp phù hợp

Hỏi ý kiến công chúng mục tiêu, và suy đoán mong muốn của giới truyền thông

2.5.5 Chiến lược PR, chiến thuật PR:

 Từ mục tiêu PR, tùy từng nhóm công chúng mục tiêu đã chọn trên và thông điệp muốn truyền tải sẽ đưa ra các chiến lược cho từng nhóm đối tượng công chúng mục tiêu

 Từ chiến lược sẽ đưa ra chiến thuật cho từng nhóm công chúng mục tiêu dựa vào:

Những chương trình nào bắt buộc phải có

Những chương trình, kênh mà khách hàng mục tiêu quan tâm

Tham khảo những chương trình công ty đang thực hiện và những chương trình quen thuộc đáng tin cậy

Trang 29

Tìm kiếm những xu hướng PR mới trong tương lai, suy nghĩ những chương trình mới khác

Xác định phần trăm đối tượng mục tiêu có mặt, chi phí nào cạnh tranh hơn, phạm vi tác động của chương trình đó đến đâu để chọn ra chương trình cụ thể

và chi phí cụ thể

Bằng cách: Phỏng vấn khách hàng, nguồn thông tin thứ cấp từ công ty, internet

Trang 30

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY SAIGON FORD 3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY FORD VIỆT NAM

3.1.1 Tên doanh nghiệp

Công ty Ford Việt Nam thuộc tập đoàn ô tô Ford của Mỹ, được thành lập năm 1995 Ford liên doanh với công ty Diesel Sông Công Việt Nam, trong đó Ford Motor đóng góp 75% số vốn và Công ty Diesel Sông Công Việt Nam có 25% vốn góp, hoạt động trong 50 năm

Năm 1997 khai trương Nhà máy lắp ráp hiện đại của Ford Việt Nam,đóng tại tỉnh Hải Dương cách Hà Nội 55km về phía Đông Diện tích sản xuất của nhà máy rộng hơn 17.400 m2

Nhà máy có ba phân xưởng chính là: Xưởng Hàn (Body Shop), Xưởng Sơn (Paint Shop) và Xưởng Lắp ráp Hoàn thiện (Trim and Final Lines) Loại hình lắp ráp chủ yếu

là CKD2 (nhập khẩu cụm linh kiện) với công suất 14.000 xe một năm,với sáu dòng sản phẩm hiện tại là Transit, Ranger, Escape, Mondeo, Everest, Focus

Ford có 7 đại lý chính và nhiều phòng trưng bày sản phẩm, trung tâm dịch vụ khách hàng tại: Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lai Cách - huyện Cẩm Giang- tỉnh Hải Dương

Website: www.ford.com.vn

3.1.2 Sứ mạng của Ford Việt Nam

“ Chúng tôi là một gia đình toàn cầu với một di sản tự hào nhiệt tình cam kết cung cấp tính di động cá nhân cho mọi người trên thế giới

Chúng tôi dự đoán nhu cầu tiêu dùng và cung cấp các sản phẩm xuất sắc và dịch vụ cải

thiện đời sống nhân dân.”

3.1.3 Các đại lý của Ford tại Việt Nam

Miền Bắc:

 Đại lý Thủ Đô Ford: Hoàng Mai- Hà Nội

 Đại lý Hà Nội Ford: 94 Đường Ngô Thì Nhậm- Hà Nội

 Chi nhánh đại lý Hà Nội Ford Hạ Long: Khu Cao Xanh, T.p Hạ Long

 Đại lý Thăng Long Ford: 105 Đường Láng Hạ, Quận Đống Đa- Hà Nội

 Trạm dịch vụ Thăng Long Ford Thanh Hóa: 280 Bà Triệu, T.p Thanh Hóa

 Chi nhánh đại lý Thăng Long Ford Vinh: 219 Đường Lê Lợi, Thành phố Vinh- Nghệ An

 Chi nhánh đại lý Western Ford Hải Phòng: 4 Đường Bạch Đằng, Phường Hạ Lý, Quận Hồng Bàng- Hải Phòng

Trang 31

 Trung tâm kinh doanh xe ô tô Ford đã qua sử dụng Thăng Long Ford:

32 Nguyễn Công Trứ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

 Đại lý An Đô Ford: toà nhà CT3 – Lô C1 - Phạm Văn Đồng- Hà Nội

Miền Trung

 Đại lý Đana Ford: 56 Đường Điện Biên Phủ-Đà Nẵng

 Chi nhánh đại lý Đana Ford Bình Định: 73 Đường Tây Sơn, Thành phố Qui Nhơn- Bình Đinh

 Trạm dịch vụ Đana Ford Gia Lai: 306 Đường Phạm Văn Đồng, Thành phố Pleiku- Gia Lai

 Đại lý Daklak Ford: 35A Đường Trường Chinh, Tp Ban Mê Thuột- Đăklak

 Đại lý Sài Gòn Ford: 61 A Cao Thắng, Quận 3, Tp.HCM

 Chi nhánh đại lý Sài Gòn Ford Cần Thơ: 41A - Đường Ba tháng Hai, Quận Xuân Khánh- Cần Thơ

 Trung tâm kinh doanh xe Ford đã qua sử dụng: 104 Phổ Quang, Tp.HCM

 Trạm dịch vụ Sài Gòn Ford Phổ Quang: 104 Đường Phổ Quang, Quận Tân Bình TPHCM

 Đại lý Western Ford: 530 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, Tp HCM

 Trạm dịch vụ Western Ford An Giang: 42A Quốc lộ 91, Phường Mỹ Thới, Thành phố Long Xuyên- An Giang

 Trạm dịch vụ Western Ford Đà Lạt: 10A Nguyễn Công Trứ, Phường 8, Thành phố Đà Lạt

 Đại lý Đồng Nai Ford: 25/61A & 26/61A Khu phố 2, Phường Tam Hòa, TP Biên Hòa

Trang 32

3.2 GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SAIGON FORD

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Sài Gòn ôtô được thành lập năm 2000 tên giao dịch là Saigon Ford tại

số 91 đường Pasteur, quận1, thành phố Hồ Chí Minh

Tên viết tắt: SGF

Là đối tác và là nhà phân phối cấp một của công ty liên doanh Ford Việt Nam

Từ cuối năm 2007 chuyển trụ sở chính về 61A đường Cao Thắng, quận 3, thành phố

Hồ Chí Minh

Sau đó đã mở thêm những showroom khác trên địa bàn TP HCM và kết hợp với những đại lý khác kinh doanh xe đã qua sử dụng (Saigon FordAssured) lần đầu tiên tại miền Nam,thuộc Saigon Ford Group,với trụ sở chính tại 61A Cao Thắng Quận 3 TPHCM Saigon Ford gồm:

 Showroom tại 61A Cao Thắng Kinh doanh xe Ford mới và dịch vụ

 Saigon Ford Asssured Phổ Quang kinh doanh xe đã qua sử dụng

 Chi nhánh Saigon Ford - Cần Thơ tại Tp.Cần Thơ nhằm khai thác thị trường miền Tây Nam Bộ đầy tiềm năng- 12 tỉnh và thành phố khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

Hệ thống network Saigon Ford:

Hình 3.1: Hệ thống network của Saigon Ford

Nguồn: Saigon Ford

Trang 33

 Saigon Automax gồm:

 Saigon Car Mart- 104 Nguyễn Văn Cừ, kinh doanh các thương hiệu

xe hơi như: Bentley, Roll Royce, Mercedes Benz, BMW…

 Saigon Automax- 72 Trần Đình Xu Quận 1 TPHCM là đại lý chính hãng của dòng xe Kia nhập khẩu và cung cấp các loại hình dịch vụ liên quan đến các dòng xe nhập khẩu khác

 Saigon Automax tại 295 Bến Chương Dương cung cấp các sản phẩm

xe nhập khẩu chính hãng Kia và xe đã qua sử dụng

 Bến Thành Ford chuyên cung cấp các loại xe Ford mới và dịch vụ

Với mục tiêu cụ thể như sau:

 Trở thành nhà phân phối và cung cấp dịch vụ hàng đầu của Ford tại thị trường Việt Nam khu vực phía Nam

 Nâng cao chỉ số hài lòng và xây dựng lòng trung thành của khách hàng

 Gia tăng thị phần và lợi nhuận cho Saigon Ford

 Mở rộng hệ thống xưởng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

3.2.3 Chức năng

3.2.3.1 Chức năng của công ty:

Saigon Ford chuyên phân phối các sản phẩm ô tô Ford và các dịch vụ như: bảo dưỡng- sửa chữa-đồng sơn-làm đẹp xe-cung cấp phụ tùng chính hãng

Không chỉ có sửa chữa mình chủng loại xe Ford, mà còn tiếp nhận và sửa chữa bất kỳ xe nào của hãng khác vào xưởng Đây cũng là hoạt động chính thứ hai của công ty ngoài hoạt động bến xe

Ngoài ra, còn có các dịch vụ sau:

 Đổi xe cũ lấy xe mới

 Mua và bán xe Ford đã qua sử dụng Với chương trình mang tên Ford Assured, thông qua một quy trình chuẩn những chiếc xe Ford đã qua sử

dụng sẽ được kiểm tra, định giá một cách chuyên nghiệp

FordAssured có 6 hoạt động chính là:

Trang 34

1 Dịch vụ xác định, định giá các loại xe Ford đã qua sử

dụng

2 Thu mua các loại xe Ford đã qua sử dụng

3 Bán các loại xe Ford đã qua sử dụng

4 Đổi xe Ford cũ lấy xe Ford mới

5 Ký gửi các loại xe Ford đã qua sử dụng

6 Kinh doanh các loại phụ kiện, đồ chơi ô tô

3.2.3.2 Vốn điều lệ ban đầu: 13.000.000.000 VNĐ

3.2.4 Cơ cấu tổ chức

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của công ty Saigon Ford

Nguồn: Saigon Ford

Ban Lãnh Đạo: gồm Hội Đồng Thành Viên, Tổng Giám Đốc và hai Phó Tổng Giám

Đốc, và các Giám đốc, Phó Giám Đốc chức năng của từng phòng ban

Tổng Giám đốc: điều hành chung hoạt động kinh doanh của toàn bộ hệ thống

công ty, trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực kinh doanh ô tô, kế toán, tổ chức nhân sự của các chi nhánh và đại lý

Phó Tổng Giám Đốc: một Phó Tổng Giám Đốc chỉ đạo và phụ trách công tác

kinh doanh,dịch vụ kiêm Giám đốc kinh doanh tại cơ sở Cao Thắng, và một Phó Tổng Giám Đốc tại chi nhánh Cần Thơ

Giám Đốc: Là người tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty, thực hiện

quyền hạn theo quy định của nhà nước, thực hiện chế độ khen thưởng và làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ Chịu trách nhiệm với tổng giám đốc công ty TNHH Sài Gòn ô tô và nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty

Trang 35

Phó Giám Đốc: Là người có quyền đưa ra các chiến lược cho công ty với điều

kiện Giám Đốc là người ký ban hành Nhiệm vụ của Phó giám đốc là hỗ trợ cho giám đốc và thực hiện quyền điều hành công ty do chính giám đốc uỷ quyền

Các phòng ban chức năng:

Phòng hành chính nhân sự: tổ chức quản lý lực lượng lao động, tiền lương,

bảo hiểm xã hội, phụ trách tuyển dụng nhân sự

Phòng kế toán: nhập hoá đơn thanh toán của khách hàng, thực hiện các nghiệp

vụ về kế toán, thống kê, công tác tài chính, tính dụng, thu chi của công ty

Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ quản lý các đội nhóm bán hàng, đề ra các chỉ

tiêu kinh doanh theo từng tháng, quản lý dự án, theo dõi các hợp đồng, đưa ra chính sách giá bán thích hợp

Phòng PR - Marketing: chuyên phụ trách tất cả các vấn đề về hoạt động

Marketing của công ty như quảng cáo, khuyến mãi, đưa ra chiến lược Marketing phù hợp để giúp công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ khác và giúp công ty phát triển

Phòng dịch vụ: chuyên cung cấp các thông tin cần thiết để hỗ trợ khách hàng,

phụ trách tất cả các dịch vụ của công ty như bảo trì, bảo hành, sửa chữa xe…

có diện tích 500m2, xưởng dịch vụ hiện đại có 10 cầu nâng với diện tích 1700m2 , có khả năng tiếp nhận sửa chữa 16 xe cùng lúc Theo tiêu chuẩn Brand@Retail của Ford toàn cầu, đồng thời áp dụng tiêu chuẩn Quality Care vào xưởng dịch vụ

Khu vực phòng khách phục vụ truyền hình kỹ thuật số, bãi đỗ xe rộng lớn

 Chi nhánh tại 104 Phổ Quang, Tân Bình Tp.HCM, toạ lạc gần khu vực Sân bay và cửa ngỏ phía Tây - Bắc Tp.HCM kinh doanh xe Ford đã qua sử dụng có diện tích hơn 5000m2

với khu vực trưng bày xe hơn 700m2, khu vực xưởng có diện tích 2200m2 bao gồm: khu vực sửa chữa, bảo trì, khu vực sơn hấp, khu vực làm đẹp xe , có khả năng tiếp nhận sửa chữa cùng lúc 30 xe

Trang 36

 Miền tây:

 Phòng Trưng bày và xưởng dịch vụ tại 41A, đường 3/2, Tp Cần Thơ: Với diện tích hơn 1200m2, bao gồm phòng trưng bày rộng lớn và xưởng dịch vụ hiện đại nhất miền Tây

3.2.5.2 Công nghệ:

 Với các trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn của Ford toàn cầu như:

Hệ thống cầu nâng hiện đại, thiết bị chuẩn đoán xe bằng điện tử,

hệ thống cân chỉnh góc lái bằng tia hồng ngoại, máy chuẩn đoán chuyên dùng IDS, PDS, hệ thống kéo nắn khung xe, máy sạc gas

tự động, máy thay nhớt hộp số tự động

Sử dụng hệ thống mạng với phần mềm chuyên dùng tra cứu phụ tùng Microcat

 Là dịch vụ mới với phụ tùng chính hiệu, chất lượng cao, giá cả hợp lý,

có thể cạnh tranh với bất cứ hãng xe nào Motorcraft được đưa vào sử dụng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi chất lượng dịch vụ sửa chữa ngày càng cao và đáng tin cậy, cũng như đáp ứng nhu cầu đầy đủ các sản phẩm phụ tùng về nhiên liệu và xử lý khí thải

 Hệ thống phòng sơn hấp sử dụng công nghệ pha sơn vi tính, phụ tùng chính hãng Ford

 Hệ thống dịch vụ khép kín: dịch vụ sửa chữa nhanh, trùng tu, đại tu, điện, điện lạnh, đồng sơn chuyên nghiệp, dịch vụ làm đẹp xe hơi

 Saigon Ford áp dụng tiêu chuẩn Quality Care, nâng cao chất lượng dịch

vụ thông qua chương trình đào tạo kỹ thuật viên theo tiêu chuẩn của Ford Việt Nam Đạt tiêu chuẩn đại lý Brand@Retail

Quy trình dịch vụ Quality Care:

1 Kiểm tra chuyên nghiệp

2 Hỗ trợ chuyển phát phụ tùng

3 Bảng giá thống nhất

4 Chỉ sửa chữa khi khách hàng đồng ý

5 Kỹ thuật viên đào tạo chuyên nghiệp

Trang 37

Xe 5 chỗ ngồi, phân khúc thị trường dành cho dòng xe cao cấp

Khẳng định đẳng cấp Có thêm nhiều tiện nghi sang trọng

Là xe Pick up 2 cầu đa năng và tiết kiệm nhiên liệu, động cơ cực mạnh

Kết hợp mục tiêu công việc và các hoạt động giải trí

Ford Transit:

Dòng xe thương mại, 16 chỗ ngồi, phù hợp với điều kiện tại Việt Nam

Trang 38

3.2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây

3.2.7.1 Thương hiệu Ford và những hãng xe khác tại Việt Nam

Hình 3.3: Thị phần các hãng xe trong nước năm 2009

Nguồn: Saigon Ford

Hình 3.4: Thị phần các hãng xe trong nước trong 07 tháng đầu năm

2010

Nguồn: Saigon Ford

Hai biểu đồ trên thể hiện thị phần của các hãng xe sản xuất và lắp ráp tại Việt nam Nó cho thấy vị thế và đối thủ cạnh tranh tương đối của các hãng xe, đối với Ford thì Toyota vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, tiếp đến là loại xe du lịch của Thaco-Trường Hải như các dòng thuộc chủng loại Kia (Kia new morning, Kia Cerato – Koup, Kia Carens, Kia Cerato, Kia Sorento), sau đến là Honda

Vidam co 8%

Mekong 0%

Suzuki 3%

Isuzu 1%

Hino 5%

Honda 2%

Vinam otor 12%

Thaco 22%

VMC 1%

Vinastar 2%

Sam co 0%

Vinacom in

0%

Mercedes 2%

Vinaxuki 10% Ford

5%

Toyota 27%

Ford Toyota Vidamco Mercedes Mekong Suzuki Thaco Isuzu Hino Honda Vinamotor VMC Vinastar Samco Vinacomin Vinaxuki

Vidam co 8%

Mekong 0%

Suzuki 3%

Isuzu 2%

Hino 1%

Honda 3%

Vinam otor 12%

Thaco 22%

VMC 1%

Vinastar 3%

Sam co 0%

Vinacom in 0%

Mercedes 2%

Vinaxuki 10% Ford

5%

Toyota 28%

Ford Toyota Vidamco Mercedes Mekong Suzuki Thaco Isuzu Hino Honda Vinamotor VMC Vinastar Samco Vinacomin Vinaxuki

Trang 39

W TF 9.8%

DNaF 9.1%

CTF 17.1%

TLF 11.6%

CPF 10.0%

ADF 3.7%

DNF 5.4%

DLF 4.0%

HNF 10.6%

SGF 18.6%

3.2.7.2 Thị phần Saigon Ford so với những đại lý Ford khác trên toàn quốc

540 578 516

201 305 195

1002 932 815

467

50 150 250 350 450 550 650 750 850 950

HNF TLF CPF ADF DNF DLF SGF CTF W TF DNaF

Số Lượng Xe

Hình 3.5: Tổng lƣợng xe Ford bán trong hệ thống đại lý năm 2008

Hình 3.6: Biểu đồ thị phần các đại lý Ford năm 2008

540 578 516

201 305 195

1002 932 815

467

50 150 250 350 450 550 650 750 850 950

HNF TLF CPF ADF DNF DLF SGF CTF WTF DNaF

Số Lượng Xe

Hình 3.7: Tổng lƣợng xe Ford bán trong hệ thống đại lý năm 2009

Nguồn: Saigon Ford

Trang 40

Hình 3.8: Biểu đồ thị phần các đại lý Ford năm 2009

Nguồn: Saigon Ford

Hình 3.9: Tổng lƣợng xe Ford bán trong hệ thống đại lý trong 07 tháng

đầu năm 2010

Nguồn: Saigon Ford

Hình 3.10: Biểu đồ thị phần các đại lý Ford 07 tháng đầu năm 2010

Nguồn: Saigon Ford,2010

WTF 13.6%

DanaiF 6.2%

HPF 2.9%

CTF 15.6%

TLF 12.7%

CPF 8.1%

ADF 5.1%

DaNaF 5.2%

DLF 3.2%

HNF 10.2%

SGF 17.2%

341

392 376

195 144 103

569

386 378

142 93 63 0

DanaiF 4.5%

HPF 2.9%

BTF 2.0%

CTF 12.1%

TLF 12.3%

CPF 11.8%

ADF 6.1%

DaNaF 4.5%

DLF 3.2%

HNF 10.7%

SGF 17.9%

Ngày đăng: 24/10/2014, 00:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 : Quá trình hoạch định PR theo Anne Gregory - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 2.1 Quá trình hoạch định PR theo Anne Gregory (Trang 21)
Hình 2.2: Quy trình đƣa ra chiến lƣợc PR - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 2.2 Quy trình đƣa ra chiến lƣợc PR (Trang 27)
Hình 3.1: Hệ thống network của Saigon Ford - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.1 Hệ thống network của Saigon Ford (Trang 32)
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của công ty Saigon Ford - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Saigon Ford (Trang 34)
Hình  3.4:  Thị  phần  các  hãng  xe  trong  nước  trong  07  tháng  đầu  năm - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
nh 3.4: Thị phần các hãng xe trong nước trong 07 tháng đầu năm (Trang 38)
Hình 3.3: Thị phần các hãng xe trong nước năm 2009 - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.3 Thị phần các hãng xe trong nước năm 2009 (Trang 38)
Hình 3.7: Tổng lƣợng xe Ford bán trong hệ thống đại lý năm 2009 - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.7 Tổng lƣợng xe Ford bán trong hệ thống đại lý năm 2009 (Trang 39)
Hình 3.9: Tổng lƣợng xe Ford bán trong hệ thống đại lý trong 07 tháng - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.9 Tổng lƣợng xe Ford bán trong hệ thống đại lý trong 07 tháng (Trang 40)
Hình 3.11: So sánh lƣợng xe Saigon Ford bán trong năm 2008 và 2009 - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.11 So sánh lƣợng xe Saigon Ford bán trong năm 2008 và 2009 (Trang 41)
Hình 3.12: So sánh lƣợng xe Saigon Ford bán trong năm 2009  và 2010 - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.12 So sánh lƣợng xe Saigon Ford bán trong năm 2009 và 2010 (Trang 41)
Hình 3.13: Tổng hợp kết quả kinh doanh trong năm 2009 - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.13 Tổng hợp kết quả kinh doanh trong năm 2009 (Trang 43)
Hình  3.16:  Số  liệu  phân  tích  của  cơ  sở  Saigon  Ford  Cao  Thắng  năm - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
nh 3.16: Số liệu phân tích của cơ sở Saigon Ford Cao Thắng năm (Trang 44)
Hình 3.15: So sánh số liệu Saigon Ford trong năm 2008 và 2009 - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.15 So sánh số liệu Saigon Ford trong năm 2008 và 2009 (Trang 44)
Hình 3.17: Lƣợng xe bán từng loại trong 7 tháng đầu năm 2010 - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.17 Lƣợng xe bán từng loại trong 7 tháng đầu năm 2010 (Trang 45)
Bảng 4.2: Đăng bài viết, phóng sự trên các báo, đài - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 4.2 Đăng bài viết, phóng sự trên các báo, đài (Trang 48)
Hình  4.1  cho  thấy  tỷ  lệ  phát  thải  các  khí  ô  nhiễm  của  các  loại  phương  tiện khác nhau - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
nh 4.1 cho thấy tỷ lệ phát thải các khí ô nhiễm của các loại phương tiện khác nhau (Trang 54)
Bảng 4.3: Thu thập ý kiến khách hàng mục tiêu - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUAN HỆ CÔNG  CHÚNG – PR ĐỂ ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU  CÔNG TY TNHH SAIGON FORD - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 4.3 Thu thập ý kiến khách hàng mục tiêu (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w