2.4.5.1 Chiến lược PR:
Là chuyển từ vị trí hiện tại đến vị thế mong muốn. Là cách thức để đạt mục tiêu đề ra. Chiến lƣợc đƣợc quy định bởi những vấn đề phát sinh rút ra từ sự phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc và mục tiêu PR.
2.4.5.2 Chiến thuật PR: từ chiến lƣợc sẽ đƣa ra các chiến thuật. Dựa vào các yếu tố:
Ai (đối tƣợng công chúng) sẽ là ngƣời tham gia vào?
Ai là những ngƣời trong công ty sẽ tham gia vào chƣơng trình này?
Xem xét những kênh công ty đang sử dụng, chƣơng trình công ty đang áp dụng.
Dựa vào những chƣơng trình quen thuộc đáng tin cậy.
Những kênh, chƣơng trình mà công chúng mục tiêu quan tâm.
Xu hƣớng PR mới trong tƣơng lai.
Phần trăm đối tƣợng mục tiêu có mặt, chi phí nào cạnh tranh hơn, phạm vi tác động của chƣơng trình đó đến đâu.
Những công ty/ tổ chức nào sẽ tham gia vào/có liên quan?
Có những mốc thời gian quan trọng nào, những sự kiện nào thƣờng xuyên diễn ra hàng năm?
Công ty có những đối tác cùng thực hiện các chƣơng trình đó hay không (Lƣu ý đây không phải là đơn vị trong danh sách “đối tƣợng liên quan”).
Và chiến thuật cần đảm bảo 2 yếu tố thích hợp và khả thi:
Thích hợp:
Tiếp cận đƣợc đối tƣợng công chúng mục tiêu
Sức tác động
Kỹ thuật đó có đáng tin cậy không
Có phù hợp với thông điệp không
Có thích ứng với công cụ công ty đang sử dụng không
Khả thi:
Đáp ứng ngân sách cho phép và thời gian
Có đủ chuyên môn để triển khai không
Lập chiến thuật bằng cách sẽ liệt kê những kênh truyền thông cụ thể và chọn, dựa vào các yếu tố sau:
Phần trăm đối tƣợng công chúng mục tiêu có mặt
Chi phí kênh nào thấp hơn
Phạm vi tác động của kênh đó đến đâu
Lưu ý: công chúng mục tiêu là công chúng đã chọn ở
trên, không phải là khách hàng mục tiêu.