1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa

94 632 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp Đề tài “Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh” được thực hiển bởi Sinh Viên Đại Học Bách Khoa, mục đích của đề tài là tìm ra nguyên nhân gây trễ tiến độ sản xuất, đề xuất và thực hiện các giải pháp để loại bỏ các nguyên nhân này. Việc giải quyết vấn đề này là hết sức quan trọng vì hiện tại công ty đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty trong nước và ngoài nước. Ban lãnh đạo công ty Tiến Thịnh xác định muốn cho sản phẩm công ty đứng vững trên thị trường trong nước và ngoài nước thì điều đầu tiên phải nâng cao uy tín giao hàng cho khách. Giải quyết vấn đề hiện tại sẽ giúp đáp ứng mong muốn này.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Thông qua đề tài luận văn này, tác giả có điều kiện áp dụng các kiến thức đã học được ở

tr ường vào thực tế hoạt động sản xuất và kinh doanh tại công ty SX&DVTM Tiến Thịnh Đây là cơ hội rất hữu ích cho việc tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân tác giả sau này Tác gi ả xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến tất cả mọi người đã giúp tác giả hoàn thành lu ận văn tốt nghiệp này

Đầu tiên, cho phép tác giả gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô tại Khoa Quản Lý Công Nghi ệp – Trường Đại Học Bách Khoa TP – Hồ Chí Minh vì những kiến thức, kinh nghiệm

và nh ững tình cảm mà Thầy Cô đã dành cho tác giả trong suốt hơn bốn năm theo học tại

tr ường Đó chắc chắn là hành trang quý báu mà tác giả sẽ mang theo suốt cuộc đời mình Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn luận văn của mình, ThS Đường Võ Hùng, người đã tận tình hướng dẫn, trang bị thêm cho tác giả nhi ều kiến thức trong suốt quá trình thực hiện luận văn

K ế đến, tác giả cũng xin cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty TNHH SX&DVTM Tiến Thịnh cùng các anh ch ị công tác tại văn phòng nhà máy, đặc biệt là anh Nguyễn Ngọc Thịnh và chú Nguy ễn Tấn Đạt đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành t ốt luận văn này

Sau cùng, tác gi ả gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên

c ạnh, động viên tác giả hoàn thành tốt luận văn của mình

Xin chân thành c ảm ơn!

Thành ph ố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 01 năm 2011

Sinh viên

Hu ỳnh Tấn Hoàng

Trang 2

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Công ty TNHH SX&DVTM Tiến Thịnh được thành lập năm 1986, là công ty sản xuất và kinh doanh dây điện từ Xuất phát từ tình hình thực tế là kế hoạch sản xuất của công ty bị trễ tiến độ, không đáp ứng được thời hạn giao hàng cho khách hàng Mong muốn từ Ban lãnh đạo của công ty là tìm các nguyên nhân và giải pháp để khắc phục vấn đề đang tồn

tại Vì vậy đề tài “Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công

ty TNHH SX&DVTM Tiến Thịnh” ra đời, mục đích của đề tài là tìm ra nguyên nhân

gây trễ tiến độ sản xuất, đề xuất và thực hiện các giải pháp để loại bỏ các nguyên nhân này Việc giải quyết vấn đề này là hết sức quan trọng vì hiện tại công ty đang đối mặt với

sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty trong nước và ngoài nước Ban lãnh đạo công ty Tiến Thịnh xác định muốn cho sản phẩm công ty đứng vững trên thị trường trong nước và ngoài nước thì điều đầu tiên phải nâng cao uy tín giao hàng cho khách Giải quyết vấn đề hiện tại sẽ giúp đáp ứng mong muốn này

Từ những thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập ở công ty tác giả tiến hành phân tích hiện trạng lập kế hoạch và triển khai kế hoạch sản xuất cũng như kiểm soát tiến độ thực hiện

để xác định nguyên nhân gây ra vấn đề trễ tiến độ sản xuất

Qua các phân tích trên, tác giả đã xác định được nguyên nhân dẫn đến vấn đề trễ tiến độ sản xuất ở công ty Tiến Thịnh là do thiếu nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, thời gian sản xuất kế hoạch thấp hơn thời gian sản xuất thực tế Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như vấn đề kiểm soát bán thành phẩm trong quá trình sản xuất, xử lý các bán thành phẩm

đã qua giai đoạn kéo và vấn đề chất lượng sản phẩm ở các khâu sản xuất Sau khi phân tích sự tác động của các nguyên nhân, tác giả đã đề xuất các giải pháp phân làm hai nhóm: Giải pháp tức thời và giải pháp lâu dài

Nhóm các giải pháp tức thời: Xác định sản lượng sản xuất từng máy, từ đó xác định được thời gian sản xuất đơn hàng, đây là cơ sở để xác định thời điểm giao hàng cho khách hàng Áp dụng các mô hình dự báo khác nhau, lựa chọn mô hình dự báo có sai số tuyệt đối trung bình (MAD) nhỏ nhất để dự báo nhu cầu cho dòng sản phẩm dây nhôm và dây đồng Dựa vào sản lượng dự báo, tác giả tiến hành xác định lượng nguyên liệu cần đặt hàng trong tháng tương ứng với thời gian đặt hàng và thời điểm cần nhận nguyên liệu để sản xuất cho khoảng thời gian từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2011 Nhóm giả pháp lâu dài: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất Đào tạo nguồn nhân lực, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất thì yếu tố con người là quyết định Do vây, phải đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ quản lý và đào tạo để nâng cao tay nghề công nhân

Cuối cùng là những kết luận và kiến nghị theo ý kiến của tác giả nhằm nâng cao hiệu quả

quá trình sản xuất của công ty

Trang 3

MỤC LỤC NHIỆM VỤ LUẬN VĂN

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ĐỀ TÀI ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU LUẬN VĂN 2

1.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI 2

1.4 Ý NGHĨA LUẬN VĂN 2

1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2

1.5.1 Quy trình nghiên cứu 3

1.5.2 Thông tin và phương pháp thu thập 4

1.6 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 5

2.1.1 Khái niệm lập kế hoạch sản xuất 5

2.1.2 Các đầu vào cho hệ thống lập kế hoạch 6

2.2 DỰ BÁO 6

2.2.1 Dự báo là gì? 6

2.2.2 Các bước tiến hành dự báo 7

2.2.3 Phân loại dự báo theo thời gian 7

2.2.4 Phân loại theo cách tiếp cận dự báo 8

2.2.5 Đánh giá và lựa chọn phương pháp dự báo – sai số dự báo 10

2.3 HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ 13

2.3.1 Sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP 13

2.3.2 Lợi ích của MRP 13

2.3.3 Các bước thực hiện MRP 14

Trang 4

2.4 TỒN KHO 15

2.4.1 Khái niệm về tồn kho 15

2.4.2 Các loại hàng tồn kho: 15

2.4.3 Chức năng của tồn kho 15

2.5 BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ 17

2.5.1 Biểu đồ nhân quả dạng 5M (phương pháp phân tích 5M) 17

2.5.2 Biểu đồ nhân quả theo quá trình 18

2.6 NGHIÊN CỨU THỜI GIAN 18

2.6.1 Mục đích của nghiên cứu thời gian 18

2.6.2 Phương pháp đo thời gian 18

2.6.3 Bấm gờ 19

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SX&DVTM TIẾN THỊNH 20

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG 20

3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 20

3.3 CÁC DÒNG SẢN PHẨM CHÍNH CỦA CÔNG TY 21

3.4 CƠ CẤU NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY 23

3.4.1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 24

3.4.2 Cơ cấu lao động 25

3.5 CÔNG NGHỆ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT 25

3.5.1 Công nghệ 25

3.5.2 Quy trình sản xuất 26

3.6 THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 33

3.6.1 Thị trường 33

3.6.2 Đối thủ cạnh tranh 33

3.7 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 34

3.8 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 35

3.8.1 Thuận lợi 35

3.8.2 Khó khăn 36

Trang 5

XUẤT 33

4.1 VẤN ĐỀ TRỄ TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT 33

4.1.1 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất 33

4.1.2 Tại sao cần giải quyết vấn đề trễ tiến độ sản xuất 35

4.2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 35

4.2.1 Quy trình xử lý đơn hàng 36

4.2.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất 37

4.2.3 Hoạch định nhu cầu nguyên liệu 38

4.2.4 Tồn kho 38

4.2.5 Bảo trì sửa chữa 39

4.2.6 Hoạch định năng lực sản xuất 39

4.3 NHẬN DIỆN NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ TRỄ TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT 40

4.3.1 Kiểm soát tiến độ 40

4.3.2 Phỏng vấn tìm và liệt kê nguyên nhân của vấn đề trễ tiến độ sản xuất 42

4.4 ĐÁNH GIÁ CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH THỜI GIAN SẢN XUẤT KẾ HOẠCH 44 4.5 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH VẬT TƯ 45

4.6 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT TỒN KHO BÁN THÀNH PHẨM 46

4.6.1 Công tác quản lý chất lượng 46

4.6.2 Kiểm soát tồn kho bán thành phẩm 46

4.7 TỔNG KẾT CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP 47

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 48

5.1 GIẢI PHÁP TỨC THỜI 48

5.1.1 Xác định lại sản lượng sản xuất từng máy 48

5.1.2 Hoạch định nguyên vật liệu 58

5.1.3 Kiểm soát tồn kho bán thành phẩm 80

5.2 GIẢI PHÁP LÂU DÀI 80

5.2.1 Đào tạo nguồn nhân lực 80

5.2.2 Quản lý chất lượng 81

Trang 6

6.1 KẾT LUẬN 82 6.2 KIẾN NGHỊ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng phân loại dự báo 7

Bảng 4.1: Danh sách các đơn hàng bị trễ tháng 7, 8, 9 34

Bảng 4.2: Bảng sản lượng các máy khâu kéo 44

Bảng 4.3: Bảng sản lượng các máy khâu tráng vecni 45

Bảng 5.1: Bảng mô tả máy móc khâu kéo 48

Bảng 5.2: Bảng kích cỡ sản xuất và số vòng quay captang để đạt được 1 cuồn BTP 49

Bảng 5.3: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất của các máy công ty chế tạo 50

Bảng 5.4: Bảng kích cỡ và số m chiều dài để đạt được 1 cuồn BTP 51

Bảng 5.5: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất của các máy công ty nhập khẩu 52

Bảng 5.6: Mô tả các máy ở khâu tráng vecni 53

Bảng 5.7: Bảng kê xuống cuồn thành phẩm 54

Bảng 5.8: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP của máy tráng vecni 2 54

Bảng 5.9: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP máy tráng vecni 3, 4, 5 55 Bảng 5.10: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP của máy tráng vecni 5A, 5B 55

Bảng 5.11: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP của máy tráng vecni 6A, 6B 56

Bảng 5.12: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP của máy tráng vecni 7 56 Bảng 5.13: Bảng chênh lệch thời gian gian SX giữa thực tế và kế hoạch 57

Bảng 5.14: Sản lượng dây đồng từ tháng 01/2009 đến tháng 10/2010 60

Bảng 5.15: Bảng so sánh về giá trị MAD của các phương pháp dự báo 61

Bảng 5.16: Bảng tổng hợp giá trị độ lệch tuyệt đối trung bình của phương pháp bình quân di động có trọng số 61

Bảng 5.17: Bảng dự báo với n = 6 bằng phương pháp bình quân di động có trọng số 62

Bảng 5.18: Sản lượng dự báo sản phẩm dây đồng theo phương pháp bình quân di động có trọng số với n = 6 trong giai đoạn từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2011 64

Bảng 5.19: Bảng sản lượng sau khi hiệu chỉnh 65

Bảng 5.20: Bảng so sánh về giá trị MAD của các phương pháp dự báo 65

Bảng 5.21: Bảng sản lượng dây nhôm từ tháng 01/2009 đến tháng 10/2010 66

Trang 8

với α = 0.109 và β = 1.00 68

Bảng 5.23: Kết quả dự báo nhu cầu cho sản phẩm dây nhôm từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2011 70

Bảng 5.24: Bảng sản lượng sau hiệu chỉnh 71

Bảng 5.25: Bảng trọng số sản lượng tiêu thụ và định mức tiêu hao nguyên liệu của từng nhóm kích cỡ dây đồng 72

Bảng 5.26: Bảng tính lượng nhu cầu nguyên vật liệu đồng từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2011 73

Bảng 5.27: Bảng trọng số sản lượng tiêu thụ và định mức tiêu hao nguyên liệu của từng nhóm kích cỡ dây nhôm 73

Bảng 5.28: Bảng tính lượng nhu cầu nguyên vật liệu nhôm từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2011 74

Bảng 5.29: Bảng tính nhu cầu nguyên liệu vecni cách điện 75

Bảng 5.30: Kế hoạch đặt hàng cho nguyên liệu đồng 76

Bảng 5.31: Kế hoạch đặt hàng nguyên liệu nhôm 77

Bảng 5.32: Kế hoạch đặt hàng vecni UEW 78

Bảng 5.33: Kế hoạch đặt hàng vecni EIW 79

Bảng 5.34: Kế hoạch đặt hàng vecni PEW 79

Bảng 5.35: Kế hoạch đặt hàng vecni PVF 80

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Quy trình thực hiện đề tài 3

Hình 2.1: Các yếu tố đầu vào của hệ thống lập kế hoạch 6

Hình 2.2: Các bước tiến hành dự báo 7

Hình 2.3: Biểu đồ kiểm soát 12

Hình 2.4: Mô hình sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP 13

Hình 2.5: Mô hình thể hiện các dữ liệu liên quan tới ERP 14

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức 23

Hình 3.2: Quy trình sản xuất dây đồng 27

Hình 3.3: Quy trình sản xuất dây nhôm 28

Hình 3.4: Biểu đồ sản lượng 34

Hình 4.1: Sơ đồ xử lý đơn hàng 36

Hình 4.2: Quy trình lập kế hoạch sản xuất 37

Hình 4.3: Biểu đồ số lỗi do bán thành phẩm gây ra 41

Hình 4.4: Biểu đồ số lỗi do máy hoạt động không ổn định gây ra 42

Hình 4.5: Biểu đồ nhân quả 43

Hình 5.1: Biểu đồ so sánh chênh lệch thời gian sản xuất giữa thực tế và kế hoạch tháng 10 và tháng 11 58

Hình 5.2: Quy trình thực hiện 59

Hình 5.3: Biểu đồ thể hiện nhu cầu thực và nhu cầu dự báo theo phương pháp bình quân di động có trọng số 63

Hình 5.4: Biểu đồ kiểm soát dự báo theo phương pháp bình quân di động có trọng số 63

Hình 5.5: Biểu đồ thể hiện nhu cầu thực và nhu cầu dự báo theo phương pháp hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng 69

Hình 5.6: Biểu đồ kiểm soát dự báo theo phương pháp hàm số mũ có xu hướng điều chỉnh xu hướng 69

Trang 10

MRP : Material Requirements Planning

MAD : Mean Absolute Deviation – Độ lệch tuyệt đối trung bình

MAPD : Mean Absolute Percent Deviation – phần trăm độ lệch tuyệt đối trung bình

E : Cumulative Error – Sai số tích lũy

MSE : Mean Squared Error – Sai số trung bình bình phương

SE : Standard Error – Sai số chuẩn

Trang 11

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Hiện nay thị trường dây điện từ ở Việt Nam tăng trưởng khá ổn định do sản phẩm này là đầu vào của nhiều ngành kinh tế quan trọng Dây điện từ được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm truyền dẫn điện, sản phẩm điện máy thông dụng, các sản phẩm công nghiệp khác như máy hàn, máy bơm nước…Nhu cầu đối với sản phẩm dây điện từ có mức tăng trưởng từ 20% đến 22% (số liệu tháng 1 năm 2010) và dự báo tiếp tục tăng trong tương lai do nhu cầu truyền tải điện năng, nhu cầu sản phẩm điện máy công nghiệp, dân dụng ngày càng tăng theo thu nhập quốc dân Đó là tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành sản xuất dây điện từ

Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dây điện từ Trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp liên doanh với Đài Loan, Hàn Quốc có lợi thế về kinh nghiệm và công nghệ sản xuất Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dây điện từ thì hầu hết các nguyên liệu đầu vào đều phải nhập khẩu Sản phẩm đầu ra đều phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của ngành điện (tiêu chuẩn JIS C3202 của Nhật và tiêu chuẩn NEMA

MW của Mỹ) nên yếu tố cạnh tranh trong ngành đó là chi phí sản xuất

Cũng giống như những công ty sản xuất dây điện từ khác, công ty Tiến Thịnh cũng dựa vào yếu tố chi phí để cạnh tranh Tiến Thịnh không chỉ cạnh tranh với các công ty trong nước mà còn cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc Đứng trước tình hình đó, Ban Giám đốc công ty xác định muốn cho sản phẩm của mình đứng vững trên thị trường thì trước tiên là phải từng bước cải tiến liên tục trong sản xuất nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thõa mãn nhu cầu khách hàng Để đáp ứng những điều kiện trên thì trước tiên công ty cần phải giải quyết những khó khăn tồn tại trong nhà máy sản xuất Hiện tại công ty Tiến Thịnh sản xuất chưa thật sự hiệu quả là do công ty đang gặp vấn đề nghiêm trọng là trễ tiến độ sản xuất

Công ty thường xuyên gặp vấn đề trễ tiến độ sản xuất, sản xuất thực tế chỉ đáp ứng khoảng 80% đơn hàng giao hàng đúng hạn Ngoài việc phải chịu thêm chi phí lương, chi phí vận hành nhà máy, chi phí vận chuyển giao hàng, công ty còn phải chịu thêm các chi phí tái chế sản phẩm lỗi hay các chi phí không đo lường được như uy tín của công ty đối với khách hàng

Công ty muốn có giải pháp để khắc phục những vấn đề tồn tại Vì vậy công ty cho nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất tại phân xưởng sản xuất của

công ty Vấn đề nghiên cứu là “Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản

xuất tại công ty TNHH SX&DVTM Tiến Thịnh”

Trang 12

1.2 MỤC TIÊU LUẬN VĂN

Để giải quyết vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công ty TNHH SX&DVTM Tiến Thịnh cần phải thực hiện các mục tiêu sau:

• Tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Tiến Thịnh

• Phân tích hiện trạng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty

• Xác định nguyên nhân gây trễ tiến độ sản xuất

• Đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công ty

• Hoạt động tại kho nguyên vật liệu, hoạt động sản xuất tại khâu kéo và khâu tráng vecni cách điện

1.4 Ý NGHĨA LUẬN VĂN

Giúp công ty nhìn nhận các vấn đề đang tồn tại trong hoạt động sản xuất, xác định được nguyên nhân làm trễ tiến độ sản xuất Thực hiện các biện pháp để giải quyết các vấn đề đang tồn tại, tạo điều kiện để từng bước cải tiến trong sản xuất nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và uy tín của công ty đối với khách hàng

Ngoài ra, kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ giúp người thực hiện hiểu, nắm vững lý thuyết

về hoạch định tổng hợp, cách lập kế hoạch sản xuất, lý thuyết về năng lực sản xuất, các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động lập kế hoạch sản xuất cũng như cách xác định

và giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong công ty sản xuất

1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Để giải quyết vấn đề đang tồn tại, cần xác định những nguồn thông tin cần và phương pháp tiến hành thu thập Sau đó xác định những nguyên nhân gây ra vấn đề bằng cách phân tích hiện trạng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất Cần dùng biểu đồ nhân quả theo quá trình (hàm chứa quá trình sản xuất) để tìm nguyên nhân gây trễ tiến độ sản xuất Sau đây là quy trình thực hiện, các thông tin cần và phương pháp thu thập

Trang 13

1.5.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 1.1: Quy trình thực hiện đề tài

Trang 14

1.5.2 Thông tin và phương pháp thu thập

Các thông cần gồm thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp:

• Phương pháp lập kế hoạch của công ty

• Báo cáo sản xuất tháng 7, 8, 9, 10, 11

• Bảng kế hoạch sản xuất tháng 7, 8, 9, 10, 11

• Bảng kê xuất nhập thành phẩm 7, 8, 9, 10, 11

• Quy trình sản xuất của công ty

Thông tin sơ cấp:

• Mặt bằng nhà máy sản xuất

• Sản lượng sản xuất thực tế của từng máy

Phương pháp thu thập thông tin:

• Quan sát trực quan

• Đo thời gian (dùng đồng hồ bấm giờ)

• Thống kê số liệu (từ nguồn có sẵn và tự ghi trên thực tế)

• Phỏng vấn

1.6 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Đề tài nghiên cứu chia làm 5 chương

Chương 1 – Mở đầu, cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi, phương pháp

và ý nghĩa nghiên cứu

Chương 2 – Cơ sở lý thuyết, Lý thuyết về dự báo nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất, hoạch

định nhu cầu nguyên liệu, quản lý tồn kho, biểu đồ nhân quả, phương pháp đo thời gian

Chương 3 – Giới thiệu về công ty, quá trình hình thành và phát triển, hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty

Chương 4 – Phân tích tình hình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty,

xác định những nguyên nhân của vấn đề trễ tiến độ sản xuất

Chương 5 – Đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản

xuất tại công ty

Chương 6 – Kết luận và kiến nghị

Trang 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Muốn giải quyết một vấn đề nào đó trong doanh nghiệp sản xuất thì cần phải hiểu những hoạt dộng sản xuất của doanh nghiệp đó, muốn hiểu được các hoạt động sản xuất thì phải nắm được cơ sở lý thuyết và các khái niệm liên quan Dựa vào mục tiêu luận văn đã đề ra

ở chương 1, tác giả sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết và các khái niệm có liên quan như sau: dự báo nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất, hoạch định nguyên liệu, tồn kho, biểu đồ nhân quả và phương pháp đo thời gian

Những khái niệm và cơ sở lý thuyết trong bài luận văn này giúp hiểu được hoạt động của doanh nghiệp, hiểu được chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, nhận diện được vấn đề tồn tại, phương pháp và trình tự để giải quyết vấn đề

2.1 LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

2.1.1 Khái niệm lập kế hoạch sản xuất

“A decision of the future quantity to produce This is based on orders from Customers, production capacities, often a demand forecast, and the diverse inventory levels in the supply chain.” (Utoronto, 2005)

Tạm dịch: “Việc ra quyết định về sản lượng sản xuất dựa vào những đơn hàng từ khách hàng, khả năng sản xuất, thường là dự báo nhu cầu, và mức tồn kho đa dạng trong chuỗi cung ứng.”

Lập kế hoạch sản xuất là việc phân bổ tài nguyên (nhân lực, máy móc, thiết bị ) để thực hiện một tập đơn hàng Lập kế hoạch sản xuất dựa trên các yếu tố như dự báo nhu cầu, hoạch định nhu cầu nguyên liệu, năng lực sản xuất của nhà máy Mục tiêu của lập kế hoạch sản xuất là lập ra lộ trình và tiến độ thực hiện nhằm đảm bảo sử dụng tối ưu nguyên liệu, nhân công, máy móc và thi hành các biên pháp đảm bảo cho nhà máy hoạt động theo đúng kế hoạch

Phân loại kế hoạch sản xuất:

Kế hoạch sản xuất dài hạn (hơn 2 năm): bàn về các vấn đề chiến lược do Ban giám đốc công ty hoạch định như: định vị và phát triển thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hoạch định hạng mục đầu tư, mở rộng và phát triển năng lực sản xuất

Kế hoạch sản xuất trung hạn (3 tháng đến 2 năm): nghiên cứu các vấn đề chiến thuật do các bộ phận chức năng hoạch định trên cơ sở chiến lược dài hạn, như: kế hoạch bán hàng,

kế hoạch thuê mua ngoài, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân lực, kế hoạch vốn tài chính,

kế hoạch tồn kho

Kế hoạch sản xuất ngắn hạn (dưới 3 tháng): do quản đốc hay đốc công hoạch định trên cơ

sở hoạch định trung hạn Kế hoạch này bao gồm: phân công việc, lập tiến độ, điều độ sản xuất, và các vấn đề khác theo tháng, tuần, ngày và giờ

Trang 16

2.1.2 Các đầu vào cho hệ thống lập kế hoạch

Khi thưc hiện lập kế hoạch, việc xem xét những điều kiện bên ngoài và điều kiện bên trong tác động tới công ty được chú ý nhằm đưa ra chiến lược lập kế hoạch sản xuất thích hợp Sau đây là những điều kiện đầu vào cần thiết cho hệ thống lập kế hoạch sản xuất:

Hình 2.1: Các yếu tố đầu vào của hệ thống lập kế hoạch

Ngu ồn: Richard B.Chase & Nicholas J.Aquilano, 1995

Trong luận văn này tác giả chỉ xem xét đến các yếu tố bên trong tác động đến hệ thống lập kế hoạch sản xuất, các yếu tố bên ngoài tác động sẽ được bỏ qua

2.2 DỰ BÁO

2.2.1 Dự báo là gì?

Dự báo là nghệ thuật và khoa học, tiên đoán các sự việc xảy ra trong tương lai Nó có thể

là cách lấy các dữ liệu đã qua để làm kế hoạch cho tương lai nhờ một số mô hình toán học nào đó Nó có thể là cách dùng khách quan hay trực giác để tiên đoán tương lai; hoặc cũng có thể là sự phối hợp giữa hai cái trên, có nghĩa là dùng mô hình toán học rồi dùng phán xét theo kinh nghiệm của người quản lý để điều chỉnh lại

Trang 17

2.2.2 Các bước tiến hành dự báo

Hình 2.2: Các bước tiến hành dự báo

2.2.3 Phân loại dự báo theo thời gian

Bảng 2.1: Bảng phân loại dự báo

Phân loại Thời gian Ý nghĩa Mô hình

Dự báo ngắn hạn Ít hơn hoặc bằng 1 năm

Dùng trong kế hoạch mua hàng, điều độ công việc, cân bằng nhân lực, phân chia công việc và cân bằng sản xuất

Mô hình chuỗi thời

Dự báo dài hạn Trong 2 năm hoặc hơn

Dùng làm kế hoạch cho sản phẩm mới, xác định vị trí hoặc

mở rộng doanh nghiệp và nghiên cứu phát triển

Sử dụng kỹ thuật dự báo định tính hoặc

mô hình nhân quả

Trang 18

2.2.4 Phân loại theo cách tiếp cận dự báo

• Lấy ý kiến của bộ phận giám khảo thuộc ban điều hành

• Lấy ý kiến hỗn hợp của lực lượng bán hàng

• Phương pháp Delphi

• Nghiên cứu thị trường người tiêu dùng

2.2.4.2 Phương pháp dự báo định lượng

2.2.4.2.1 Phương pháp bình quân di động

Phương pháp này nhằm loại bỏ những dữ liệu có sự tăng (hoặc giảm) một cách ngẫu nhiên khỏi mẫu dữ liệu cơ bản Phương pháp bình quân di động được sử dụng để dự báo nhu cầu cho các sản phẩm có nhu cầu ổn định và nó không thể hiện bất kỳ hành vi nhu cầu rõ rệt nào, như theo mùa hay xu hướng

Ưu điểm: phương pháp này dễ sử dụng, nhanh chóng, tốn ít chi phí

Nhược điểm: phương pháp này là phương pháp “máy móc”, nó chỉ dựa trên những dữ liệu quá khứ phù hợp mà bỏ qua những nhân tố gây nên sự thay đổi, như ảnh hưởng do chu

kỳ, do yếu tố mùa gây ra

2.2.4.2.2 Phương pháp bình quân di động có trọng số

Phương pháp bình quân di động có trọng số sẽ phản ánh chính xác hơn với sự thay đổi bất thường trong tập dữ liệu so với phương pháp trung bình dịch chuyển Trong đó, trọng số

sẽ được gán cho những dữ liệu gần đây nhất

Công thức dùng trong trung bình có dịch chuyển là:

Trang 19

dự báo sẽ không thể hiện được những thay đổi thực sự trong hành vi nhu cầu

Ft = dự báo cho giai đoạn thứ t, giai đoạn kế tiếp

Ft-1 = dự báo cho giai đoạn thứ t-1, giai đoạn trước

Dt-1 = số liệu thực ở giai đoạn thứ t-1

2.2.4.2.4 Phương pháp san bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng

Phương pháp này được tính bởi công thức:

FTt = dự báo theo xu hướng giai đoạn t

Ft = dự báo đã được điều hòa trong giai đoạn t

Tt = ước lượng xu hướng trong giai đoạn t

Trang 20

At = số liệu thực tế giai đoạn t

α = hằng số làm trơn (0≤ α ≤1)

β = hằng số san bằng xu hướng (0≤ β ≤1)

2.2.4.2.5 Phương trình xu hướng tuyến tính

Khi thể hiện một xu hướng rõ ràng theo thời gian thì phương trình xu hướng tuyến tính có thể được sử dụng để dự báo nhu cầu Một phương trình xu hướng tuyến tính thể hiện mối quan hệ của một biến số phụ thuộc, ở đây là biến số nhu cầu, với một biến số độc lập, đó

x = khoảng thời gian

y = nhu cầu được dự báo cho khoảng thời gian x

Với:

Trong đó

n là số thời đoạn

2.2.5 Đánh giá và lựa chọn phương pháp dự báo – sai số dự báo

Với việc kiểm chứng thực tế qua từng thời kỳ thì số liệu thực tế có thể khác so với số liệu

dự báo, và sự sai lệch này được gọi là sai số dự báo Sai số dự báo là thước đo sự chính xác của phương pháp dự báo và là cơ sở để lựa chọn phương pháp dự báo thích hợp Do

đó, ta phải theo dõi giữa việc dự báo và thực tế để kiểm soát phương pháp dự báo Nếu sai

số nằm trong giới hạn cho phép thì không cần xem xét lại phương pháp dự báo Còn nếu sai số nằm ngoài giới hạn cho phép thì cần phải nghiên cứu để hiệu chỉnh lại phương pháp

dự báo cho phù hợp

Trang 21

Các phương pháp đo sự báo thường dùng:

Độ lệch tuyệt đối trung bình (MAD – Mean Absolute Deviation)

Phần trăm độ lệch tuyết đối trung bình (MAPD – Mean Absolute Percent Deviation) Sai số tích lũy (E – Cumulative Error)

Sai số trung bình (E – Average Error)

Sai số chuẩn (SE – Standard Error)

2.2.5.1 Độ lệch tuyệt đối trung bình (MAD)

Dt = số liệu thực ở giai đoạn t

Ft = nhu cầu được dự báo ở giai đoạn t

n = số thời đoạn sự báo

Giá trị MAD càng nhỏ thì mức độ chính xác của phương pháp dự báo càng lớn Và ta lựa chọn mô hình có MAD nhỏ nhất

2.2.5.2 Phần trăm độ lệch tuyệt đối trung bình (MAPD)

F D

Giá trị MAPD càng nhỏ thì mức độ chính xác của phương pháp dự báo đó càng lớn Và ta lựa chọn mô hình có MAPD nhỏ nhất

2.2.5.3 Sai số tích lũy (E – Cumulative Error)

Sai số tích lũy là tổng của các sai số dự báo, và được tính bởi công thức:

E = ∑ (D tF t)Sai số tích lũy có giá trị dương lớn thể hiện việc dự báo có lẽ thấp hơn so với nhu cầu thực hoặc có khuynh hướng thấp hơn Ngược lại, sai số tích lũy có giá trị âm lớn thì cho thấy rằng việc dự báo có phần cao hơn nhu cầu thực hoặc có khuynh hướng cao hơn Hơn nữa, khi sai số của mỗi giai đoạn được xem xét một cách kỹ lưỡng mà các giá trị dương

có phần trội hơn thì điều này cho thấy các con số dự báo có phần ít hơn so với giá trị thực

và ngược lại Do đó, sai số tích lũy của phương pháp dự báo nào càng tiến đến gần giá trị

“0” thì phương pháp dự báo đó càng chính xác

2.2.5.4 Sai số trung bình ( E - Average Error)

Sai số trung bình được tính bằng cách lấy trung bình sai số tích lũy trên số thời đoạn

Trang 22

E =

n

e t

2.2.5.5 Sai số chuẩn (SE – Standard Error)

Sai số chuẩn có ý nghĩa giống như độ lệch chuẩn Việc sử dụng giá trị này giúp chúng ta

có thể thống kê những giới hạn kiểm soát sai số của phương pháp dự báo

Sai số chuẩn được tính bằng công thức:

2.2.5.6 Kiểm soát dự báo bằng biểu đồ kiểm soát

Tín hiệu theo dõi =

Tín hiệu theo dõi >0: nhu cầu lớn hơn dự báo

Tín hiệu theo dõi <0: nhu cầu thấp hơn dự báo

Một tín hiệu theo dõi là tốt khi có E thấp và có sai số dương bằng với sai số âm Và các tín hiệu theo dõi được mang so sánh với giới hạn kiểm soát, nếu các tín hiệu nằm trong giới hạn này thì dự báo nằm trong giới hạn kiểm soát Ta có:

SE MAD 0 8

±

SE MAD 1 6

±

SE MAD 2 4

±

SE MAD 3 2

±

Giới hạn kiểm soát thường được sử dụng nằm trong khoảng ± 3SE

Ví d ụ: Biểu đồ kiểm soát với SE=6.12

Hình 2.3: Biểu đồ kiểm soát

Trang 23

Nhận xét: Với biểu đồ kiểm soát trên, tất cả các sai số đều nằm trong phạm vi kiểm soát chứng tỏ dự báo nằm trong tầm kiểm soát

2.3 HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ

2.3.1 Sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP

Hình 2.4: Mô hình sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP

Hệ thống MRP được xem như là mối dây liên hệ giữa tồn kho với sản xuất và mua hàng Với hệ thống này, công ty sẽ xác định số tồn kho cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất, còn nhu cầu sản xuất này là do thị trường đòi hỏi, được xác định thông qua việc dự báo nhu cầu Và nhu cầu tồn kho này được đáp ứng thông qua việc đặt mua nguyên liệu để dự trữ thêm trong kho

Phân loại các hạng mục tồn kho:

• Hạng mục tồn kho độc lập: nhu cầu dự báo của mỗi hạng mục nguyên liệu không được xác định trên cơ sở có liên quan đến các hạng mục nguyên liệu khác Các hạng mục này thường được sử dụng trong mô hình tồn kho cổ điển

• Hạng mục tồn kho phụ thuộc: nhu cầu của loại hạng mục nguyên liệu này được xác định thông qua loại nguyên liệu khác Loại này được dùng trong mô hình tồn kho MRP

2.3.2 Lợi ích của MRP

Nhờ vào MRP người sử dụng có được thông tin quý giá để xác định được:

• Khi nào thì khách hàng yêu cầu và nhu cầu đối với các linh kiện hợp thành phải được thỏa mãn, nhu cầu này có thể là cần trong một khoảng thời gian nào đó hay tất cả đều cần ngay

• Khi nào thì lượng dự trữ cạn kiệt

Trang 24

• Khi nào cần phát đơn hàng (Khi nào đơn hàng bổ sung phải được gửi đi)

• Khi nào thì nhận hàng

2.3.3 Các bưưưước thực hiện MRP

Dựa vào dự báo, xác định được nhu cầu của sản phẩm cuối cùng

Chuyển nhu cầu tồn kho tổng quát ra nhu cầu tồn kho thực với từng cơ phận (linh kiện) dựa vào lượng định mức và lượng tồn kho sẵn có của từng cơ phận

Xác định thời gian phát đơn đặt hàng phù hợp và đúng hạn đối với từng nhu cầu tồn kho thực này

Nhận hàng đúng hạn với lượng hàng đã đặt để đảm bảo cho việc sản xuất không bị ảnh hưởng, gián đoạn

2.3.4 Dữ liệu MRP

Bảng điều độ sản xuất chính

MRP

Đưa ra kế hoạch đặt hàng

Hình 2.5: Mô hình thể hiện các dữ liệu liên quan tới ERP

Các dữ liệu đầu vào:

• Bảng điều độ sản xuất chính

• Danh sách nguyên liệu

Trang 25

• Hồ sơ về nguyên liệu tồn kho

Các dữ liệu đầu ra:

• Loại linh kiện (bộ phận) nào cần đặt hàng

• Đặt bao nhiêu

• Đặt khi nào

2.4 TỒN KHO

2.4.1 Khái niệm về tồn kho

Hàng tồn kho là những hàng hóa được bảo quản trong kho của các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay của chính doanh nghiệp Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, chi phí tồn kho trở nên quan trọng bởi nó góp phần quyết định sự gia tăng tổng chi phí hàng năm của doanh nghiệp Tùy thuộc nhu cầu đặc thù kinh doanh sản xuất

mà có mô hình tồn kho phù hợp với doanh nghiệp

Để tăng tính linh hoạt trong sản xuất và đảm bảo thời gian giao hàng, người ta đã nhận biết được tầm quan trọng của việc tồn kho:

• Duy trì tính độc lập của các hoạt động

• Đáp ứng sự thay đổi nhu cầu khách hàng

• Tạo sự linh hoạt cho điều độ sản xuất

• Tạo sự an toàn khi thay đổi thời gian cung ứng nguyên vật liệu

• Giảm chi phí đơn hàng nhờ đơn hàng có số lượng lớn

2.4.2 Các loại hàng tồn kho:

Tồn kho nguyên vật liệu: nguyên vật liệu/bộ phận cấu thành sản phẩm được hiểu là loại

hàng tồn kho dùng để chế tạo sản phẩm

Tồn kho bán thành phẩm: sản phẩm đã qua một công đoạn sản xuất nhưng chưa thành

sản phẩm thì gọi là bán thành phẩm Các bán thành phẩm được xem là hàng tồn kho trong quá trình sản xuất cho đến khi hoàn chỉnh để xuất xưởng

Tồn kho thành phẩm: bao gồm tất cả các sản phẩm đã hoàn tất ở khâu sản xuất, chờ

xuất kho bán

Tồn kho các mặt hàng linh tinh: là các mặt hàng không có trong cấu tạo thành phẩm

nhưng cần thiết cho hoạt động sản xuất của công ty

2.4.3 Chức năng của tồn kho

Duy trì sự độc lập của các hoạt động: với lượng dữ trữ hàng tồn kho, một bộ phận hay

một công đoạn sản xuất sẽ linh động hơn trong các hoạt động của mình Thời gian để chế biến nguyên liệu tại các công đoạn không giống nhau, vì vậy nếu công đoạn nào đó có hàng tồn kho dự trữ riêng thì công đoạn đó ít phụ thuộc vào công đoạn trước đó

Trang 26

Đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của sản phẩm: nhu cầu thường thay đổi theo thời gian và

không được dự báo một cách đầy đủ Do đó phải duy trì một lượng tồn kho dự trữ an toàn

để đáp ứng sự thay đổi

Tạo sự linh hoạt cho điều độ sản xuất: tồn kho cho phép hoạch định sản xuất dễ dàng

hơn và chi phí vận hành thấp hơn khi sản xuất với quy mô lớn

Tạo sự an toàn khi thay đổi thời gian cung ứng nguyên vật liệu: sự chậm trễ trong

công việc cung ứng nguyên vật liệu có thể xảy ra (như những thay đổi về thời gian vận chuyển, đình công trong nhà máy của người cung cấp hay công ty vận chuyển, hàng gửi không đúng, nguyên vật liệu cung cấp không đúng chất lượng ) Hàng tồn kho nhằm đảm bảo cho hệ thống sản xuất hoạt động liên tục dù các trở ngại trên có xảy ra

Giảm chi phí đặt hàng nhờ đơn hàng có số lượng lớn: khi thực hiện đơn hàng, có

nhiều chi phí sản xuất phát sinh như: nhân công, thông tin liên lạc (điện thoại, thư, di chuyển ) Vì vậy, đặt hàng với số lượng lớn theo mỗi đơn hàng sẽ tiết kiệm được chi phí hơn khi phải đặt nhiều đơn hàng, phí đặt hàng đơn vị sẽ giảm xuống

Tồn kho là lượng hàng hóa được tự tạo trong kinh doanh nhằm đáp ứng cho nhu cầu trong tương lai Lượng tồn kho có thể được tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại công ty

Người bán hàng nào cũng muốn nâng cao mức tồn kho vì không muốn khách hàng chờ đợi lâu Người phụ trách sản xuất và tác nghiệp cũng thích có tồn kho lớn vì nhờ đó họ lập kế hoạch sản xuất được dễ hơn Ngoài ra, lượng tồn kho thành phẩm lớn sẽ giảm được nguy cơ thiếu hàng bán ra khi máy móc hư hỏng hoặc công nhân bỏ việc đột xuất

Tuy nhiên, về phía lợi ích tài chính của công ty, thì lượng tồn kho quá nhiều sẽ làm cho

“vốn” bị tồn đọng, không sử dụng chi tiêu được vào các mục khác, do đó bộ phận tài vụ

cố gắng giữ tồn kho ở mức thấp nhất

Để điều hòa được vấn đề này thì công ty tính toán sao cho giữ tồn kho ở mức vừa đủ, vừa đảm bảo cho việc cung ứng sản xuất kịp thời, vừa giúp cho chi phí tồn trữ là thấp nhất Việc quản lý tồn kho sẽ giúp cho công ty trả lời được hai câu hỏi:

• Lượng đặt hàng là bao nhiêu trong mỗi lần đặt hàng để chi phí tồn kho là ít nhất?

• Khi nào thì tiến hành đặt hàng?

Cơ cấu của chi phí tồn kho:

Chi phi vốn: chi phí cho việc mua hàng tồn kho

Chi phí đặt hàng: chi phí cho việc phát đơn đặt hàng

• Chi phí hoa hồng

• Chi phí phát đơn hàng

• Chi phí gửi đơn hàng

• Chi phí nhận hàng

Trang 27

Chi phí tồn trữ: chi phí cho việc lưu trữ, bảo quản hàng trong kho

Chi phí do thiếu hụt: chi phí phải bồi hoàn do không đủ hàng cung cấp cho khách hàng khi đã nhận hợp đồng

Phương án đặt hàng cần lô nào cấp lô đó (Lot – For – Lot Policy)

Lượng đặt hàng bằng với nhu cầu từng giai đoạn

Qk = Dk Trong đó:

Q: số lượng đặt hàng trong từng giai đoạn (đơn vị/đơn hàng)

D: nhu cầu từng giai đoạn (đơn vị/giai đoạn)

k: số giai đoạn (k = 1, 2, …, n)

Phương án này được sử dụng khi:

• Sản xuất theo đơn đặt hàng

• Chi phí tồn trữ cao

• Chi phí đặt hàng thấp

2.5 BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ

Theo tác giả Bùi Nguyên Hùng và Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2004), giới thiệu, phân loại và cách xây dựng biểu đồ nhân quả như sau:

Một điều rất quan trọng trước khi lập kế hoạch đối phó là là phải hiểu rõ được vấn đề và phải biết được tất cả các nguyên nhân gây ra vấn đề này Có một công cụ giúp hiểu rõ vấn

đề này đó chính là biểu đồ nhân quả

Công cụ này được giáo sư K.Ishikawa của trường Đại học Tokyo xây dựng vào năm

1943 Mục đích của biểu đồ là thể hiện là thể hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả Vấn đề xảy ra chính là hậu quả và các yếu tố tác động đến nó chính là nguyên nhân Biểu đồ nhân quả có thể giúp loại bỏ các vấn đề bằng cách ngăn chặn các nguyên nhân của chúng, và chúng cũng rất hữu ích để hiểu tác động giữa các yếu tố trong quá trình Biểu đồ này còn gọi là biểu đồ xương cá

2.5.1 Biểu đồ nhân quả dạng 5M (phương pháp phân tích 5M)

Bước 1: xác định các vấn đề mà chúng ta muốn cải tiến Hãy viết vấn đề (hậu quả) vào trong một khối nằm bên phải trang giấy Vẽ một mũi tên đậm nằm ngang (mũi tên chính) theo chiều từ trái qua phải hướng vào một khối này (khối này còn gọi là đầu cá)

Bước 2: cần phải tổng hợp ý kiến về những gì dẫn đến hậu quả hay vấn đề Các nguyên nhân được vẽ thành những nhánh chính Nếu có sự khó khăn trong việc xác định những nguyên nhân chính (nhánh chính) hãy sữ dụng những yếu tố đặc trưng – như phương pháp (method), máy móc (machine), con người (man), nguyên vật liệu (materials) và môi

Trang 28

trường làm việc (environment) – để khởi động tìm các nguyên nhân, đây là biểu đồ nhân quả dạng 5M

Bước 3: suy nghĩ về tất cả những nguyên nhân có thể của vấn đề trong mỗi loại nguyên nhân chính Những ý kiến này sẽ được ghi nhận như những nguyên nhân con Xác định và nối kết liên tục các nguyên nhân với nhau là một công việc rất quan trọng Sự lặp lại các nguyên nhân con ở những nơi khác nhau nếu cảm thấy một mối quan hệ trực tiếp và đa chiều là điều có thể chấp nhận được

2.5.2 Biểu đồ nhân quả theo quá trình

Biểu đồ này hàm chức quy trình sản xuất Công cụ này rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp sản xuất Về cơ bản việc xây dựng loại sơ đồ này tương tụ như quá trình phân tích 5M Tuy nhiên, có một số điểm khác biêt, đó là với phương pháp phân tích theo quá trình, chúng ta phải xác định dòng quá trình mới cải tiến và sau đó liệt kê những đặc tính chính ảnh hưởng đến kết quả tại mỗi bước trong quá trình Cụ thể việc xây dựng biểu đồ này gồm 2 bước cơ bản sau:

Bước 1: xác định quá trình và xây dựng lưu đồ các bước tuần tự cơ bản Ví dụ quy trình sản xuất dây điện từ của công ty Tiến Thịnh gồm 4 bước chính: chuẩn bị nguyên liệu, kéo bán thành phẩm, tráng vecni và hoàn tất

Bước 2: tiếp theo hãy thêm vào tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến kết quả tại mỗi bước Hãy sử dụng kiến thức của nhiều người, tốt nhất của những người trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra kết quả đó

Biểu đồ nhân quả phân tầng

Biểu đồ này được sử dụng khi có quá nhiều nguyên nhân tìm ra trong một nhánh đơn của biểu đồ nhân quả dạng 5M bằng cách tách một nhánh ra để phân tích các nguyên nhân

2.6 NGHIÊN CỨU THỜI GIAN

2.6.1 Mục đích của nghiên cứu thời gian

Xác định năng lực sản xuất của một nhà máy và vạch ra kế hoạch sản xuất nhằm đạt được sản lượng theo mục tiêu, phân công lao động cần thiết để sản xuất tối ưu

2.6.2 Phương pháp đo thời gian

Có nhiều phương pháp đo thời gian nhưng phương pháp phổ biến nhất là dùng đồng hồ để bấm giờ

Quan sát thời gian liên tục: Quan sát khi công việc ngừng thì đọc giá trị mà đồng hồ chỉ Sau khi hoàn thành tất cả các phần việc lấy thời gian kết thúc của từng phần công việc trừ

đi thời gian ghi lúc đầu

Quan sát thời gian riêng rẽ: Không thích hợp với những phần việc mà thời gian quá ngắn, bắt đầu bằng việc ấn đồng hồ về mức 0 tranh thủ đọc nhanh sau đó ấn về nút 0 cho những công việc sau tiếp tục

Trang 29

2.6.3 Bấm gờ

Khái niệm và mục đích

Bấm giờ là phương pháp dùng để nghên cứu tỉ mỉ tình hình hao phí thời gian gia công bằng cách đo lường thời gian và phân tích những điều kiện hoàn thành của các bước công việc Thực hiện bấm giờ với mục đích sau:

Nghiên cứu thời gian hao phí của từng bước công việc, sau đó quy định thời gian của các bước công việc, kiểm tra sửa đổi các định mức hiện hành và tạo điều kiện hợp lý để thực hiện các bước công việc tiếp theo

Phân tích thao tác trên dây chuyền nhằm phát hiện ra những khâu yếu, xác định nhịp độ sản xuất và đảm bảo sự đồng bộ của các bước công việc

Nghiên cứu những điều kiện, phương pháp, thao tác của các công nhân tiên tiến để tổng kết, phổ biến rộng rãi kinh nghiệm của họ

Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị bấm giờ

• Mục đích là xác định thời gian tiêu chuẩn cho các thao tác của bước công việc, quan sát những người có năng suất trung bình

• Xác định điểm mốc: ranh giới giữa 2 thao tác kề nhau chuẩn bị các dụng cụ như: phiếu bấm giờ, đồng hồ đo giây

• Xác định đúng số lần bấm giờ, tuy theo mục đích mà có số lần bấm giờ khác nhau

Bước 2: Tiến hành bấm giờ: đo thời gian tiêu hao của từng công đoạn

Bước 3: Phân tích kết quả số liệu bấm giờ, tuy nhiên trong quá trình sẽ xuất hiện những

điểm, số liệu không hợp lý

Trang 30

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH

SX&DVTM TIẾN THỊNH 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG

Tên công ty: TNHH SX&DVTM Tiến Thịnh

Logo của công ty:

Văn phòng: 594 Phạm Văn Chí, Phường 8, Quận 6, TP Hồ Chí Minh

Tel: 08 9670299 – 08 9672089 - Fax: 08 9674927

Nhà máy: Khu công nghiệp Tân Quy, Huyện Củ Chi, TP HCM

Tel: 08 8927871 – 08 7952970 - Fax: 08 8928822 Thành lập từ năm 1986, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dây điện từ, công ty đã xây dựng được mạng lưới đại lý và bạn hàng thân thuộc trên khắp lãnh thổ Việt Nam

Tổng tài sản cố định của công ty là 55 tỷ VNĐ

Vốn điều lệ là 100 tỷ đồng

Triết lý kinh doanh: Tạo ra những sản phẩm hơn hẳn sự mong đợi khách hàng

Mục tiêu của công ty:

 Đạt tốc độ tăng trưởng trên 10% năm

 Đổi mới và nâng cấp công nghệ và phương pháp quản lý

Tầm nhìn chiến lược:

 Trở thành một trong những công ty sản xuất dây điện từ lớn nhất nước Việt Nam

 Mở rộng thị trường sang Campuchia, Lào, Myanmar

 Phát triển kinh doanh trong thị trường dây và cáp điện

 Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh

3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Năm 1986: Cơ sở Tiến Thịnh chuyên kéo dây đồng được thành lập, địa chỉ 594 Phạm

Văn Chí, Phường 8, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1988: Tiến Thịnh phát triển vào lĩnh vực kinh doanh và sản xuất dây đồng tráng

vecni cách điện

Trang 31

Năm 1992: Do nhu cầu thị trường về sản phẩm dây điện từ ngày càng tăng nên chủ cơ sở

Tiến Thịnh đã đầu tư thành lập Công ty TNHH SX&DVTM Tiến Thịnh với mục đích nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm dây điện từ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng Nhà máy của công ty đạt tại: Ấp 6, Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, Tp.HCM Văn phòng: 594 Phạm Chí Thanh, Phường 8, Quận 6, Tp.HCM

Năm 1996: nhà máy mở rộng quy mô và năng lực sản xuất

Năm 1998: Công ty Tiến Thịnh hoàn chỉnh hệ thống đại lý phân phối hàng hóa và khách

hàng trên cả nước Việt Nam

Năm 2000: Công ty áp dụng hệ thống sản xuất mới để giảm chi phí và tăng khả năng

kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất

Năm 2003: Công ty trang thay thế toàn bộ trang thiết bị sản xuất bằng công nghệ mới để

tăng năng lực sản xuất, thêm sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm

Năm 2006: Công ty giới thiệu và phát triển dây nhôm tráng men chất lượng cao và trở

thành công ty duy nhất tại Việt Nam Cung cấp dây đồng và dây nhôm tráng men có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

Năm 2009: Do nhu cầu thị trường tăng cao đối với các sản phẩm dây đồng tráng men có

kích cỡ nhỏ nên công ty đã trang bị thêm 5 máy kéo Dem mới

Năm 2010: Để khắc phục nhược điểm của máy tráng vecni nằm là đối với các kích cỡ

dây tráng vecni lớn lớp men giữa mặt trên và dưới không đồng đều và để đảm bảo sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao Công ty đã trang bị 2 máy kéo – tráng vecni liên hoàn hiện đại để đảm bảo nhu cầu và chất lượng sản phẩm với công suất 120 tấn/tháng

Hơn 20 năm, Tiến Thịnh vẫn luôn theo đuổi mục tiêu kinh doanh là tạo ra “NỀN TẢNG của CHẤT LƯỢNG và THÀNH CÔNG” cho tất cả khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty bằng cách Cung cấp dây điện từ chất lượng cao với giá cạnh tranh Vì vậy, thương hiệu Tiến Thịnh đã được công nhận là biểu tượng của chất lượng và thành công trên toàn quốc

3.3 CÁC DÒNG SẢN PHẨM CHÍNH CỦA CÔNG TY

Từ nguyên liệu đồng 8.00mm, nhôm 9.5mm, sau khi qua các máy kéo liên hoàn thì công

ty có thể sản xuất được nhiều loại kích cỡ dây khác nhau, sau đó đem đi tráng vecni cách điện Từ các kích cỡ dây đó kết hợp với các loại vecni khác nhau cho ra các thành phẩm khác nhau Do đó, sản phẩm của công ty rất đa dạng Có thể chia ra 4 dòng sản phẩm chính: Dòng sản phẩm PEW, dòng sản phẩm UEW, dòng sản phẩm EIW, dòng sản phẩm PVF

Trang 32

Dòng sản phẩm PEW:

Kích cỡ dây: 0.10 – 2.5 mm

Đặc tính: Hàn được, sử dụng ở tần số cao, cấp chịu nhiệt 1550 C, điện áp đánh thủng 1100 –

Trang 33

3.4 CƠ CẤU NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức

Trang 34

3.4.1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Ban giám đốc

Tổng giám đốc:

• Quản lý chung hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty

• Đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguồn lực để thực hiện đạt kết quả chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và thỏa mãn khách hàng

• Tổng giám đốc đảm bảo các trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ giữa các

vị trí được truyền đạt cho toàn thể công ty để mọi thành viên thấu hiểu và thực hiện

Phó tổng giám đốc:

Hỗ trợ tổng giám đốc điều hành các hoạt động của công ty theo sự ủy quyền của tổng giám đốc

Phòng kinh doanh

• Quản lý hoạt động kinh doanh của công ty

• Tổ chức thu thập, phân tích thông tin thị trường và thông tin khách hàng

• Xem xét đơn đặt hàng, hợp đồng, đơn dự thầu trình tổng giám đốc phê duyệt

• Đề xuất các hành động khắc phục và phòng ngừa liên quan đến hoạt động kinh doanh và thỏa mãn khách hàng

Văn phòng nhà máy

• Lập kế hoạch sản xuất

• Quản lý kho thành phẩm và kho nguyên vật liệu

• Quản lý nhân sự nhà máy sản xuất

• Đề ra và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục các vấn đề liên quan đến hoạt động đảm trách

Khâu kéo và khâu tráng phủ vecni cách điện

• Triển khai kế hoạch sản xuất ở khâu kéo và khâu tráng phủ vecni cách điện

• Chịu trách nhiệm kỹ thuật và kiểm tra chất lượng trong khâu

• Tìm nguyên nhân và thực hiện các hoạt động khắc phục, phòng ngừa các vấn đề liên quan đến khâu

• Xác nhận chất lượng tất cả các bán thành phẩm từ đạt chất lượng được phép chuyển đến khâu tráng phủ vecni cách điện Xác nhận chất lượng tất cả các thành phẩm dây điện từ đạt chất lượng được phép chuyển đến khâu hoàn chỉnh sản phẩm

Trang 35

• Chịu trách nhiệm kỹ thuật và kiểm tra chất lượng trong khâu kéo và khâu tráng phủ vecni cách điện

Kho nguyên vật liệu và thành phẩm

• Tổ chức tiếp nhận, bảo quản nguyên vật liệu trong kho cũng như vận chuyển, cấp phát nguyên vật liệu đến từng khâu theo lệnh sản xuất Ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất

• Quản lý xuất nhập thành phẩm, đóng gói, bảo quản, lưu kho thành phẩm dây điện

từ

• Đề ra và thực hiện các hoạt động khắc phục và phòng ngừa liên quan đến các vấn

đề đảm trách

3.4.2 Cơ cấu lao động

Hiện nay tổng số công nhân viên của công ty là 79 người

• Phòng kinh doanh 10 người

• Văn phòng nhà máy 6 người

• Kho thành phẩm 6 người

• Khâu kéo dây bán thành phẩm 10 người

• Khâu tráng vecni cách điện 30 người

• Xưởng cơ khí 5 người

• Tài xế, bảo vệ, cấp dưỡng, tạp vụ 12 người

Số công nhân có kinh nghiệm trên 10 năm chiếm 25%, số công nhân trên 5 năm kinh nghiệm chiếm 36%, số công nhân còn lại là công nhân mới tuyển vào năm 2010, do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh

Nhìn chung, đội ngũ lao động của công ty là những người đã gắn bó nhiều năm với công

ty nên có rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, quản lý và xử lý các sự cố

3.5 CÔNG NGHỆ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT

3.5.1 Công nghệ

Tiến Thịnh liên tục nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, đầu tư không ngừng vào nghiên cứu phát triển cũng như cải tiến công nghệ và máy móc để thỏa mãn các yêu

cầu liên tục thay đổi và ngày càng nâng cao của khách hàng trong hiện tại và tương lai

Số lượng máy móc hiện tại của công ty như sau:

• Một máy liên hoàn đại kéo đồng

• Một máy hoàn kéo đại nhôm

Trang 36

• Ba máy liên hoàn trung kéo bán thành phẩm đồng từ máy liên hoàn đại kéo đồng

• Hai máy liên hoàn trung kéo bán thành phẩm nhôm từ máy liên hoàn đại kéo nhôm

• Mười hai máy Dem kéo bán thành phẩm đồng từ máy liên hoàn trung

• Sáu máy tráng vecni nằm và 2 máy tráng vecni đứng

• Khâu tráng vecni cách điện: các bán thành phẩm từ khâu kéo qua các máy tráng vecni sẽ thu được thành phẩm dây điện từ Có nhiều loại thành phẩm khác nhau tùy thuộc vào loại vecni cách điện nào sẽ được sử dụng

Cả hai loại thành phẩm là dây đồng và dây nhôm đều đi qua 2 khâu như trên, tuy nhiên đối với mỗi loại dây sẽ sử dụng những máy kéo khác nhau Dưới đây là quy trình sản xuất chung của dây nhôm và dây đồng

Trang 37

Hình 3.2: Quy trình sản xuất dây đồng

Trang 38

Hình 3.3: Quy trình sản xuất dây nhôm

DÂY NHÔM NGUYÊN LIỆU 9.5 mm KÉO LIÊN HOÀN TRUNG

Trang 39

3.6 THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

3.6.1 Thị trường

3.6.1.1 Thị trường trong nước

Có thể chia làm 2 thị trường: thị trường tự do và thị trường công ty

 Thị trường tự do: Đối tượng là các xưởng sản xuất nhỏ, các cơ sở sửa chữa…

Do có đại lý phân phối và bạn hàng thân thuộc rộng khắp cả nước nên khách hàng trong thị trường dễ dàng mua được sản phẩm của công ty Chính vì lợi thề này mà sản phẩm của công ty đang dẫn đầu về thị phần trong thị trường tự do, khoảng 60% tổng sản lượng sản xuất của công ty cung cấp cho thị trường này

 Thi trường công ty: Đối tượng là các công ty sản xuất thiết bị, máy móc mà sản

phẩm dây điện từ là nguyên liệu đầu vào của họ Đối với khách hàng trong thị trường này công ty không phân phối thông qua đại lý mà giao hàng trực tiếp đến công ty của khách hàng

Khách hàng tiêu biểu: SUNGSHIN VINA, SPG VINA…

Công ty sản xuất quạt: KIM THUẬN PHONG, LÊ CẢNH …

Công ty sản xuất tăng phô: ĐIỆN QUANG, DUHAL, BELCO, ĐỨC TRỰC…

Công ty sản xuất motor bơm nước: TÂN HOÀN CẦU, MÃ LỰC, HOÀNG KÝ …

Công ty sản xuất ổng áp và biến áp: MBT HÀ NỘI, SUTUDO, TIÊU CHUẨN VIỆT…

3.6.1.2 Thị trường xuất khẩu

Hiện nay, sản phẩm của công ty xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á như: Lào, Campuchia…Công ty cũng không ngừng đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị và cải tiến chất lượng để sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế và có thể mở rộng thị trường xuất khẩu của mình

3.6.2 Đối thủ cạnh tranh

Ngành sản xuất dây điện từ có sự cạnh tranh khá lớn, hiện tại có khoảng 30 doanh nghiệp

ở thị trường miền Nam và khoảng 20 doanh nghiệp sản ở thị trường miền Bắc Đối thủ cạnh tranh chính của Tiến Thịnh ở thị trường miền Nam là Công ty Cổ Phần Ngô Han, Taya, T&T và ở thị trường miền Bắc là KaVin, KCT, Nhơn Hòa Trong đó, Công ty Cổ Phần Ngô Han là nhà sản xuất dây điện từ hàng đầu tại Việt Nam, thành lập năm 1987, trụ sở chính đặt tại Đồng Nai Sản phẩm chính ngoài dây đồng và dây nhôm tráng vecni, còn bao gồm dây đồng trần, dây đồng và dây nhôm bọc giấy cách điện, thanh đồng cái Busbar Là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ chất lượng UL

Trang 40

(Underwriters Laboratory) cho sản phẩm dây điện từ Ngô Han chiếm khoảng 40% thị phần về dây điện từ cách điện nhưng sản phẩm thế mạnh của Ngô Han là dây điện từ cách điện dạng thanh dẹp chứ không phải dây tròn

3.7 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Ngày đăng: 24/10/2014, 11:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan. (2004). Quản lý chất lượng. NXB Đại học Quốc gia Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qu"ả"n lý ch"ấ"t l"ượ"ng
Tác giả: Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Tp HCM
Năm: 2004
[2] Đồng Thị Thanh Hương. (2004). Quản lý sản xuất và dịch vụ. NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qu"ả"n lý s"ả"n xu"ấ"t và d"ị"ch v
Tác giả: Đồng Thị Thanh Hương
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2004
[3] Hồ Thanh Phong. (2006). Kỹ thuật điều độ trong sản xuất và dịch vụ. NXB Đại học Quốc gia Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: K"ỹ" thu"ậ"t "đ"i"ề"u "độ" trong s"ả"n xu"ấ"t và d"ị"ch v
Tác giả: Hồ Thanh Phong
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Tp HCM
Năm: 2006
[4] Ts. Đăng Minh Trang. (2003). Quản trị sản xuất và tác nghiệp. NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qu"ả"n tr"ị" s"ả"n xu"ấ"t và tác nghi"ệ"p
Tác giả: Ts. Đăng Minh Trang
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2003
[1] Vũ Thúy Hằng. (2010). Dự báo nhu cầu và hoạch định nguyên liệu cho sản phẩm ti vi LCD 32” của Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam từ 12/2009 đến 11/2010. Luận văn đại học, Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: D"ự" báo nhu c"ầ"u và ho"ạ"ch "đị"nh nguyên li"ệ"u cho s"ả"n ph"ẩ"m ti vi LCD 32” c"ủ"a Công ty TNHH Panasonic AVC Vi"ệ"t Nam t"ừ" 12/2009 "đế"n 11/2010
Tác giả: Vũ Thúy Hằng
Năm: 2010
[2] Hoàng Thị Hạnh Trang. (2006). Lập kế hoạch sản xuất cho nhóm sản phẩm bán và ghế tại công ty VYFACO. Luận văn đại học, Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: L"ậ"p k"ế" ho"ạ"ch s"ả"n xu"ấ"t cho nhóm s"ả"n ph"ẩ"m bán và gh"ế" t"ạ"i công ty VYFACO
Tác giả: Hoàng Thị Hạnh Trang
Năm: 2006
[5] Nguyễn Thị Thu Hằng, Đường Võ Hùng. (2005). Hệ thống sản xuất. NXB Đại học Quốc gia Tp HCM.Bài giảng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Quy trình thực hiện đề tài - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 1.1 Quy trình thực hiện đề tài (Trang 13)
Hình 2.1: Các yếu tố đầu vào của hệ thống lập kế hoạch - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 2.1 Các yếu tố đầu vào của hệ thống lập kế hoạch (Trang 16)
Hình 2.2: Các bước tiến hành dự báo  2.2.3 Phân loại dự báo theo thời gian  Bảng 2.1: Bảng phân loại dự báo - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 2.2 Các bước tiến hành dự báo 2.2.3 Phân loại dự báo theo thời gian Bảng 2.1: Bảng phân loại dự báo (Trang 17)
Hình 2.3: Biểu đồ kiểm soát - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 2.3 Biểu đồ kiểm soát (Trang 22)
Hình 2.4: Mô hình sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 2.4 Mô hình sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP (Trang 23)
Bảng điều độ sản  xuất chính - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
ng điều độ sản xuất chính (Trang 24)
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức (Trang 33)
Hình 3.2: Quy trình sản xuất dây đồng - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.2 Quy trình sản xuất dây đồng (Trang 37)
Hình 3.3: Quy trình sản xuất dây nhôm - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.3 Quy trình sản xuất dây nhôm (Trang 38)
Hình 3.4: Biểu đồ sản lượng - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 3.4 Biểu đồ sản lượng (Trang 40)
Hình 4.1: Sơ đồ xử lý đơn hàng - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 4.1 Sơ đồ xử lý đơn hàng (Trang 46)
Hình 4.2: Quy trình lập kế hoạch sản xuất - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 4.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất (Trang 47)
Hình 4.3: Biểu đồ số lỗi do bán thành phẩm gây ra - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 4.3 Biểu đồ số lỗi do bán thành phẩm gây ra (Trang 51)
Hình 4.5: Biểu đồ nhân quả - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 4.5 Biểu đồ nhân quả (Trang 53)
Bảng 5.9: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP máy tráng vecni 3, 4, 5   Loại Lõi - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.9 Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP máy tráng vecni 3, 4, 5 Loại Lõi (Trang 65)
Bảng 5.11: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP của máy tráng vecni 6A, - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.11 Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP của máy tráng vecni 6A, (Trang 66)
Hình 5.1: Biểu đồ so sánh chênh lệch thời gian sản xuất giữa thực tế và kế hoạch tháng - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 5.1 Biểu đồ so sánh chênh lệch thời gian sản xuất giữa thực tế và kế hoạch tháng (Trang 68)
Hình 5.2: Quy trình thực hiện - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 5.2 Quy trình thực hiện (Trang 69)
Bảng 5.14: Sản lượng dây đồng từ tháng 01/2009 đến tháng 10/2010 - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.14 Sản lượng dây đồng từ tháng 01/2009 đến tháng 10/2010 (Trang 70)
Bảng 5.17: Bảng dự báo với n = 6 bằng phương pháp bình quân di động có trọng số - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.17 Bảng dự báo với n = 6 bằng phương pháp bình quân di động có trọng số (Trang 72)
Hình 5.4: Biểu đồ kiểm soát dự báo theo phương pháp bình quân di động có trọng số - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 5.4 Biểu đồ kiểm soát dự báo theo phương pháp bình quân di động có trọng số (Trang 73)
Hình 5.3: Biểu đồ thể hiện nhu cầu thực và nhu cầu dự báo theo phương pháp bình quân - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 5.3 Biểu đồ thể hiện nhu cầu thực và nhu cầu dự báo theo phương pháp bình quân (Trang 73)
Bảng 5.21: Bảng sản lượng dây nhôm từ tháng 01/2009 đến tháng 10/2010 - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.21 Bảng sản lượng dây nhôm từ tháng 01/2009 đến tháng 10/2010 (Trang 76)
Bảng 5.22: Bảng dự báo bằng phương pháp san bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.22 Bảng dự báo bằng phương pháp san bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng (Trang 78)
Hình 5.5: Biểu đồ thể hiện nhu cầu thực và nhu cầu dự báo theo phương pháp hàm số mũ - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Hình 5.5 Biểu đồ thể hiện nhu cầu thực và nhu cầu dự báo theo phương pháp hàm số mũ (Trang 79)
Hình  5.6:  Biểu  đồ  kiểm  soát  dự  báo  theo  phương  pháp  hàm  số  mũ  có  xu  hướng  điều  chỉnh xu hướng - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
nh 5.6: Biểu đồ kiểm soát dự báo theo phương pháp hàm số mũ có xu hướng điều chỉnh xu hướng (Trang 79)
Bảng 5.27: Bảng trọng số sản lượng tiêu thụ và định mức tiêu hao nguyên liệu của từng - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.27 Bảng trọng số sản lượng tiêu thụ và định mức tiêu hao nguyên liệu của từng (Trang 83)
Bảng 5.28: Bảng tính lượng nhu cầu nguyên vật liệu nhôm từ tháng 11/2010  đến tháng  12/2011 - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.28 Bảng tính lượng nhu cầu nguyên vật liệu nhôm từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2011 (Trang 84)
Bảng 5.29: Bảng tính nhu cầu nguyên liệu vecni cách điện - Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công  ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa
Bảng 5.29 Bảng tính nhu cầu nguyên liệu vecni cách điện (Trang 85)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w