Luận văn tốt nghiệp này thực hiện bởi Sinh viên Đại Học Bách Khoa nhằm giảm bớt tỷ lệ lỗi và nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm tủ một hộc tại công ty gỗ Trường Thành. Để thực hiện được những mục tiêu trên, luận văn này sử dụng các công cụ thống kê như bảng kiểm tra, biểu đồ tần xuất, biểu đồ kiểm soát, lưu đồ, biểu đồ Pareto, biểu đồ quan hệ. Đầu tiên tác giả thu thập các số liệu về quá trình sản xuất tủ một hộc bằng bảng kiểm tra sau đó dùng biểu đồ pareto để phân tích tần suất xuất hiện của các lỗi và chi phí khắc phục các lỗi. Sau khi phân tích Pareto ta sẽ có được những lỗi chính cần khắc phục và dùng các công cụ còn lại để tìm ra những nguyên nhân.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ
ĐỂ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TRƯỜNG THÀNH
Mai Thành Hưng
Tp HCM, 01/2011
Số TT: 04
Trang 3CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
Trang 4KHOA: Quản lý Công Nghiệp
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BỘ MÔN: Quản lý sản xuất
1 Đầu đề luận văn:
SỬ DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ ĐỂ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GỖ TRƯỜNG THÀNH
2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
Xác định những lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm
Xác định nguyên nhân chính gây ra các dạng lỗi này
Đề xuất một số biện pháp khắc phục nhằm giảm tỷ lệ sai lỗi của sản phẩm
3 Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 15/09/2010
4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 03/01/11
5 Họ và tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn:
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Người duyệt (chấm sơ bộ):
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Quản Lý Công nghiệp trường Đại Học
Bách Khoa, đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội tổng kết những kiến thức đã học và liên
hệ nó với thực tế Xin cảm ơn TS Trần Thị Kim Loan đã hướng dẫn tận tình trong quá
trình thực hiện LVTN, giúp tôi sử dụng những công cụ thống kê đúng chổ và chỉ ra
những điểm còn thiếu sót trong luận văn này Điều đó đã giúp tôi có thể hoàn thành tốt
nhất luận văn này
Xin cảm ơn Công ty gỗ Trường Thành trung tâm Bình Dương 2, đã tạo điều kiện để
tác giả tiếp xúc với thực tế sản xuất sản phẩm cũng như thực tế quản lý chất lượng ở
một công ty sản xuất đồ gỗ nội thất và ngoại thất Điều này đã giúp tôi có được những
kinh nghiệm thực tế để làm bước đệm cho quá trình đi làm sau này Mong là luận văn
này sẽ giúp được phần nào cho công ty để giảm bớt tỷ lệ lỗi trong quá trình sản xuất và
ngày càng có những sản phẩm chất lượng hơn
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn cha, mẹ, gia đình và bạn bè đã động viên tôi trong quá trình
thực hiện LVTN, điều đó đã tạo động lực rất lớn cho tôi để hoàn thành luận văn này
TPHCM, Ngày 28 Tháng 12 Năm 2010
Sinh viên thực hiện MAI THÀNH HƯNG
Trang 6TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn này thực hiện nhằm giảm bớt tỷ lệ lỗi và nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm tủ một hộc tại công ty gỗ Trường Thành Để thực hiện được mục tiêu đó phải tìm ra các lỗi chính trong quá trình sản xuất sản phẩm tủ một hộc, sau đó tìm ra những nguyên nhân chính gây ra những lỗi trên và đề xuất các biện pháp khắc phục
Để thực hiện được những mục tiêu trên, luận văn này sử dụng các công cụ thống kê như bảng kiểm tra, biểu đồ tần xuất, biểu đồ kiểm soát, lưu đồ, biểu đồ Pareto, biểu đồ quan hệ.Đầu tiên tác giả thu thập các số liệu về quá trình sản xuất tủ một hộc bằng bảng kiểm tra sau đó dùng biểu đồ pareto để phân tích tần suất xuất hiện của các lỗi và chi phí khắc phục các lỗi Sau khi phân tích Pareto ta sẽ có được những lỗi chính cần khắc phục và dùng các công cụ còn lại để tìm ra những nguyên nhân
Sau quá trình thực hiện tác giả đã nhận diện được hai lỗi chính cần khắc phục là lỗi về màu sắc và lỗi sơn chảy và đã đề ra một số biện pháp khắc phục về các mặt như con người, nguyên vật liệu, máy móc, phương pháp gia công
Với những kết quả đó, Trường Thành nên tập trung giải quyết hai lỗi trên nhằm giảm thiểu chi phí chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra
Trang 7MỤC LỤC
Nhiệm vụ luận văn
Lời cám ơn i
Tóm tắt luận văn ii
Mục lục iii
Danh sách hình vẽ vi
Danh sách bảng biểu vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1 Lý do hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu 2
1.3 Phạm vi đề tài 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.5.1 Quy trình thực hiện 4
1.5.2 Phương pháp thực hiện 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
2.1 CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG 6
2.1.1 Chi phí chất lượng là gì? 6
2.1.2 Mô hình chất lượng truyền thống 7
2.1.3 Mô hình chi phí chất lượng mới 9
2.2 CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BẰNG THỐNG KÊ 10
2.2.1 Lưu đồ 10
2.2.2 Biểu đồ nhân quả 11
2.2.3 Biểu đồ kiểm soát 13
2.2.4 Biểu đồ tần suất 19
2.2.5 Bảng kiểm tra 20
2.2.6 Biểu đồ Pareto 21
2.2.7 Biểu đồ quan hệ 22
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY 24
3.1 Giới thiệu chung 24
3.2 Lịch sử hình thành và phát triển 25
Trang 83.4 Nhiệm vụ của phòng QC 27
3.5 Cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc 27
3.5.1 Cơ sở hạ tầng 27
3.5.2 Môi trường làm việc 27
3.6 Các sản phẩm chính 28
3.7 Thuận lợi, khó khăn của công ty trong giai đoạn hiện nay 31
3.7.1 Thuận lợi 31
3.7.2 Khó khăn 32
3.8 Quy trình sản xuất sản phẩm tủ một hộc 33
3.9 Các lỗi thường gặp trong quy trình sản xuất 34
CHƯƠNG 4: CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỦ MỘT HỘC 38
4.1 Kiểm soát số lượng sản phẩm lỗi 38
4.2 Phân tích – Loại bỏ các nguyên nhân không ngẫu nhiên 44
4.2.1 Lỗi màu sắc 45
4.2.2 Lỗi chà nhám 44
4.2.3 Lỗi sơn chảy 45
4.3 Phân tích các nguyên nhân gây phế phẩm 53
4.3.1 Xác định nguyên nhân 55
4.3.2 Phân tích nguyên nhân 57
4.4 Biện pháp khắc phục 61
4.4.1 Yếu tố con người 61
4.4.2 Yếu tố nguyên vật liệu 61
4.4.3 Yếu tố máy móc 62
4.4.4 Phương pháp gia công trong khâu sơn 62
4.4.5 Các yếu tố khác 63
4.4.6 Yếu tố kinh tế 63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64
5.1.1 Những thành quả đạt được trong quá trình thực hiện 64
5.1.2 Hạn chế 65
5.2 Kiến nghị 65
5.2.1 Về vấn đề nguyên vật liệu 65
Trang 95.2.2 Về vấn đề con người 66
5.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực 66
5.2.4 Về máy móc, thiết bị 67
5.2.5 Trách nhiệm quản lý và lãnh đạo 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 70
Trang 102.2 Mô hình chi phí chất lượng truyền thống 8
2.3 Mô hình chi phí chất lượng mới 8
2.4 Lưu đồ về quá trình thiết kế 10
2.5 Biểu đồ nhân quả về chất lượng 11
2.6 Cấu trúc của biểu đồ kiểm soát 13
2.7 Biểu đồ tần suất về doanh thu qua các năm 19
2.8 Biểu đồ quan hệ của hai thuộc tính X và Y 22
3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Trường Thành 24
3.2 Mẫu một số mặt hàng gia công của công ty 30
3.3 Quy trình sản xuất sản phẩm tủ một hộc 32
4.1 Biểu đồ Pareto phân bố lỗi của sản phẩm 42
4.2 Hao phí trong quy trình sản xuất 45
4.3 Biểu đồ Pareto theo chi phí 50
4.4 Biểu đồ nhân quả phân tích nguyên nhân lỗi màu sắc 50
4.5 Biểu đồ nhân quả phân tích nguyên nhân lỗi sơn chảy 53
4.6 Biểu đồ Pareto theo giá trị 57
4.7 Biểu đồ Pareto theo chi phí cơ hội 58
4.8 Biểu đồ so sánh chỉ số (1) với tiêu chuẩn 59
4.9 Biểu đồ so sánh chỉ số (2) với tiêu chuẩn 59
Trang 11DANH SÁCH BẢNG BIỂU
4.1 Thành phần của các loại lỗi trong từng mẫu 38
4.2 Bảng thống kê phế phẩm theo từng chi tiết sản phẩm 44
4.3 Bảng thống kê phế phẩm theo từng công đoạn sản xuất 45
4.9 Số máy và thời gian gia công chi tiết của bán thành phẩm 55
4.10, Ảnh hưởng của từng công đoạn đến các lỗi 57
4.11 Bảng nguyên nhân chính của từng công đoạn 61
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Giới thiệu chương: Đây là chương đầu tiên của luận văn, bao gồm những nội dung
Những sản phẩm chất lượng thường là những sản phẩm mang đến lợi nhuận
Những hệ thống có mức độ sai sót thấp sẽ tối thiểu hóa sự hao phí và thời gian kiểm tra
Hàng hóa dịch vụ chất lượng sẽ tạo ra những khách hàng chung thủy và tiếp tục những hợp đồng kinh doanh
Trong xu thế cạnh tranh toàn cầu như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách bền vững thì phải liên tục cải tiến và đổi mới Đồng thời phải quan tâm nhiều hơn đến những hoạt động trong công tác sản xuất, đặc biệt là phải giảm thiểu, tiến đến loại bỏ hoàn toàn những sản phẩm khuyết tật, phế phẩm hay những chi phí không đáng có
Thực tiễn cho thấy rằng: Để đảm bảo năng suất cao, giá thành hạ và tăng lợi nhuận, các nhà sản xuất không còn con đường nào khác là dành mọi ưu tiên hàng đầu cho chất lượng Nâng cao chất lượng sản phẩm là con đường kinh tế nhất, đồng thời cũng chính
là một trong những chiến lược quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển chắc chắn nhất của doanh nghiệp
Trang 13Mô hình chi phí chất lượng mới
Hình 1.1 Mô hình chi phí chất lượng mới (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh
Loan, 2004)
Công ty cổ phần chế biến gỗ Trường Thành (TTBD2) là một công ty sản xuất và gia công các mặt hàng đồ gỗ và có vị trí hàng đầu trong các công ty cùng ngành trong nước Tuy nhiên, trong một nền kinh tế thị trường nhiều biến động và bất lợi như hiện nay, thêm vào đó là những đòi hỏi ngày càng cao từ phía khách hàng đã buộc công ty không ngừng cải tiến nâng cao hơn nữa chất lượng trong quy trình, hoạt động sản xuất nếu còn muốn tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường Hiện tại Nhà máy vẫn chưa có những quy trình rõ ràng để thống kê các lỗi trong quy trình sản xuất Dựa trên những đánh giá của bản thân kết hợp với sự góp ý của các anh chị phòng QC, em có mong muốn được áp dụng những kiến thức đã học, cụ thể là kiến thức về các công cụ quản
lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất thực tế nhằm nâng cao chất lượng cho
sản phẩm, vì vậy em chọn đề tài của luận văn tốt nghiệp là: “Sử dụng các công cụ
thống kê để cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty Trường Thành”
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Chất lượng sản phẩm đã, đang và ngày càng nên quan trọng hơn bao giờ hết, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững cho công ty Tuy nhiên, việc áp dụng các
Trang 14công cụ kiểm soát quá trình bằng thống kê vào hoạt động sản xuất của công ty cần phải đạt được một số mục tiêu cụ thể sau:
Luận văn được thực hiện với ba mục tiêu chính:
Xác định những lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm
Xác định nguyên nhân chính gây ra các dạng lỗi này
Đề xuất một số biện pháp khắc phục nhằm giảm tỷ lệ sai lỗi của sản phẩm
1.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI
Giới hạn nghiên cứu: Là một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm đồ gỗ, công ty có rất nhiều sản phẩm, mẫu mã đa dạng, tuy nhiên, do giới hạn về thời gian tác giả xin chọn dòng sản phẩm tủ một hộc (one-drawer NS) để làm mục tiêu cải tiến chất lượng Đây là một sản phẩm được sản xuất với số lượng khá lớn và vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại đặc biệt là chi phí về chất lượng
Không gian nghiên cứu: Bộ phận chế biến đồ gỗ nội thất, công ty chế biến gỗ Trường Thành (trung tâm Bình Dương 2)
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/9/2010 đến ngày 03/01/2011
1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Khi thực hiện đề tài luận văn này, em mong muốn sẽ đạt được những thành quả và giá trị nhất trị nhất định Ngoài việc đem lại lợi ích kinh nghiệm cho bản thân qua việc hệ thống và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất tại công ty Sau đó, là đóng góp một phần lợi ích vào công ty từ việc tiết kiệm chi phí cho hoạt động chất lượng, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo đối với mọi người trong công ty đặc biệt là những nhân viên trong phòng QC Vì vậy, nội dung của luận văn tốt nghiệp này
sẽ thể hiện được:
Áp dụng các lý thuyết đã học vào trường hợp cụ thể để tìm ra vấn đề còn tồn tại
Kiểm soát và hạn chế số lượng các lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất
Cải tiến chất lượng sản phẩm bằng các công cụ thống kê nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và vị thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Trang 151.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Quy trình thực hiện
Hình 1.2 Quy trình thực hiện LV
1.5.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập các loại lỗi của sản phẩm đã được thống kê
trong quá khứ bởi bộ phận sản xuất và bộ phận KCS
Thu thập thông tin sơ cấp: Qua quá trình quan sát thực tế, ta có thể hiểu rõ hơn về sản
phẩm, lỗi của sản phẩm và có thêm thông tin cần thiết cho việc phân tích, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của những người có liên quan là các anh chị ở bộ phận sản xuất, bộ phận QC (kiểm soát chất lượng sản phẩm), để có thể nắm bắt tường tận, kỹ càng về vấn đề cần giải quyết
1.5.3 Phương pháp thực hiện
Kết hợp thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp để thống kê các lỗi thường xảy ra của sản phẩm Sử dụng biểu đồ kiểm soát để tìm ra, phát hiện các nguyên nhân đặc biệt đang làm rối loạn quá trình sản xuất, đưa quá trình sản xuất trở lại tình trạng ổn định vốn có Các lỗi, nguyên nhân ngẫu nhiên sẽ được tìm ra ưu tiên khắc phục thông qua biểu đồ Pareto, sau đó biểu đồ xương cá sẽ được sử dụng để phân tích nguyên nhân
Quan sát quy trình sản xuất
tủ một hộc và thu thập lỗi phát sinh
Kết luận
Trang 16của vấn đề, đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi hiện tại của Công
ty dựa trên các nguyên nhân đã tìm hiểu trong quá trình phân tích Cuối cùng sẽ thống
kê lại kết quả, lợi ích mang lại từ việc tiết kiệm chi phí chất lượng, nâng cao hình ảnh
vị trí cạnh tranh của công ty trên thị trường
Tóm tắt chương 1: Ngày nay, quản lý chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên quan
trọng đối với mọi công ty Luận văn này sẽ sử dụng các công cụ thống kê để cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty gỗ trường thành Nhằm mục tiêu tìm ra các lỗi chính
và nguyên nhân gây ra đồng thời đề xuất các biện pháp khắc phục Giới hạn trong thời gian từ 15/09/2010 đến 03/01/2011 với dòng sản phẩm tủ một hộc Để làm được những điều đó đầu tiên chúng ta phải nắm rõ những cơ sở lý thuyết của các công cụ thực hiện trong luận văn Đây là nội dung của chương 2 tác giả sẽ giới thiệu các cơ sở
lý thuyết của tất cả các công cụ được sử dụng trong luận văn
Trang 17CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giới thiệu: Qua chương 1 chúng ta đã nắm được những nội dung mà luận văn này
thực hiên Ở chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết của mô hình chi phí chất lượng
và các công cụ thống kê được sử dụng trong luận văn Nội dung của chương này bao gồm các phần sau:
2.1 Chi phí chất lượng
2.2 Các công cụ kiểm soát chất lượng bằng thống kê
2.2.1 Lưu đồ
2.2.2 Biểu đồ nhân quả
2.2.3 Biểu đồ kiểm soát
Hệ thống quản lý chất lượng có thể có phạm vi từ những điều tra đơn giản đến những
hệ thống yêu cầu các tiêu chuẩn hệ thống chất lượng Sự yếu kém của hệ thống này có thể dẫn đến hậu quả là tồn kho những hàng hoá không dùng nữa, sản phẩm và phân phối chậm trễ, có nhiều sản phẩm phải sửa chữa nhiều, dịch vụ yếu kém và sản phẩm không thích hợp Mhững sản phẩm kém phẩm chất sẽ dẫn đến hậu quả là phải bảo hành và chịu trách nhiệm cho những sản phẩm chất lượng kém, phải điều tra và thực hiện nhiều thủ tục để giải quyết than phiền của khách hàng, hàng hoá bị trả lại, mất đi
sự tín nhiệm của khách hàng
Những chi phí liên quan đến chất lượng có thể xảy ra trong tất cả các hoạt động liên quan đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ
Trang 18Chi phí chất lượng không chỉ xác định bên trong tổ chức sản xuất và dịch vụ Nhà cung ứng, thầu phụ, đại lý, nhà buôn và khách hàng cũng có thể có ảnh hưởng đến chi
phí chất lượng của công ty (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004)
2.1.2 Mô hình chất lượng truyền thống
Chi phí không phù hợp: là chi phí đi kèm với những sản phẩm hoặc dịch vụ không phù hợp với yêu cầu của khách hàng Chúng được xem là chi phí hư hỏng Chi phí không phù hợp có hai loại
+ Chi phí hư hỏng bên trong: Xảy ra trước khi phân phối sản phẩm, dịch vụ Những chi phí này liên quan đến những khuyết tật được tìm thấy và khắc phục (nếu khắc phục được) trước khi phân phối sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng
+ Hư hỏng bên ngoài: Chi phí cho những sai sót bị phát hiện sau khi sản phẩm đã được phân phối hoặc dịch vụ đã được thực hiện
Chi phí phù hợp
Chi phí ngăn ngừa
Chi phí thẩm định Các nhóm
COQ Chi phí hư hỏng bên trong
Chi phí không phù hợp
Chi phí hư hỏng bên ngoài
Trang 192.1.2.2 Mô hình chi phí chất lượng truyền thống
Mô hình đưa ra mối quan hệ giữa chi phí chất lượng phù hợp và chi phí chất lượng không phù hợp với tổng chi phí chất lượng thấp nhất ở điểm tối ưu
Hàm ý trong mô hình này là sự đánh đổi bằng chi phí phù hợp cho chi phí không phù hợp nhằm đạt được tổng chi phí chất lượng thấp nhất Việc sử dụng mô hình này trong một công ty có thể kiểm tra sự đánh đổi chi phí theo thời gian Một công ty có chất lượng kém, có thể giảm tổng chi phí chất lượng bằng cách chi tiêu cho biện pháp ngăn ngừa và thẩm định tương đối ít hơn Tuy nhiên, đến một thời điểm cụ thể nào đó,
chi phí thêm vào sẽ chỉ làm gia tăng tổng chi phí chất lượng (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004)
Hình 2.2: Mô hình chi phí chất lượng truyền thống (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn
Thúy Quỳnh Loan, 2004)
Chi phí không phù hợp
Chất lượng phù hợp 100% tốt 100% sai sót
Trang 202.1.3 Mô hình chi phí chất lượng mới
Hình 2.3: Mô hình chi phí chất lượng mới (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh
Mô hình mới không quan tâm đến khái niệm đánh đổi giữa các nhóm chi phí chất lượng Mô hình này quan tâm đến sự thay đổi của từng loại chi phí chất lượng theo thời gian
Chi phí ngăn ngừa và chi phí thẩm định thể hiện tính chất của một chi phí đầu tư cố định thay đổi theo thời gian, và nó không nhạy lắm với những thay đổi của mức chất lượng
Mô hình này thể hiện chi phí không phù hợp trước tiên giảm rất nhanh với việc tăng chất lượng và sau đó giảm chậm dần Tổng chi phí chất lượng không có dạng đường
cong chữ “U” mà có dạng đường cong giảm dần khi chất lượng tăng lên (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004)
Chi phí không phù hợp
Chất lượng phù hợp 100% tốt 100% sai sót
Trang 212 2 CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BẰNG THỐNG KÊ
2.2.1 Lưu đồ
Lưu đồ là một công cụ thể hiện bằng hình ảnh rất hiệu quả các quá trình được tiến hành như thế nào Mọi dữ liệu được trình bày rõ ràng nên mọi người có thể thấy dễ dàng và dễ những hiểu
Quá trình sản xuất, sơ đồ mặt bằng sản xuất, sơ đồ đường ống
Sơ đồ tổ chức thể hiện mối quan hệ quyền hạn trách nhiệm giữa các bộ phận trong tổ chức, sơ đồ hoạt động của tổ chức
Lưu đồ kiểm soát vận chuyển hàng, lập hóa đơn, kế toán mua hàng
b Lợi ích của việc sử dụng lưu đồ
Việc sử dụng lưu đồ đem lại rất nhiều thuận lợi, cụ thể là những ưu điểm điển hình sau:
Những người làm việc trong quá trình sẽ hiểu rõ quá trình Họ kiểm soát được
nó – thay vì trở thành nạn nhân của nó
Những cải tiến có thể được nhận dạng dễ dàng khi quá trình được xem xét một cách khách quan dưới hình thức lưu đồ
Với lưu đồ, nhân viên hiểu được toàn bộ quá trình, họ sẽ hình dung ra mối quan
hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp của họ như là một phần trong toàn bộ quá trình Chính điều này dẫn tới việc cải thiện thông tin giữa khu vực phòng ban và sản xuất
Những người tham gia vào công việc lưu đồ hóa sẽ đóng góp nhiều nỗ lực cho chất lượng
Lưu đồ là công cụ rất có giá trị trong các chương trình huấn luyện cho nhân viên mới
Trang 22Bắt đầu Thiết kế mẫu Đánh giámẫu Sản xuất thử Đánh giá sảnxuất thử Thiết kế mẫuđược chấp
nhận Kết thúc
Không Không
Hình 2.4: Lưu đồ về quá trình thiết kế (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh
Loan, 2004)
2.2.2 Biểu đồ nhân quả (Biểu đồ xương cá)
Biểu đồ nhân quả đơn giản chỉ là một danh sách liệt kê những nguyên nhân cĩ thể cĩ của vấn đề Biểu đồ được sắp xếp gồm một phát biểu vấn đề nằm ở bên phải, và bên trái là danh sách các nguyên nhân cĩ thể cĩ của vấn đề đã nêu Mục đích của biểu đồ
là thể hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả
(Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004)
2.2.2.1 Cách xây dựng biểu đồ nhân quả
Biểu đồ nhân quả cung cấp một hình ảnh rõ ràng về mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả Tuy nhiên, để cĩ được hình ảnh rõ ràng đĩ, khi xây dựng biểu đồ cần tuân thủ
ba bước chính như sau:
Xác định các vấn đề cần giải quyết: Thu thập dữ liệu để vấn đề cĩ thể được định nghĩa rõ ràng Mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên được định lượng
Suy nghĩ các nguyên nhân chính dẫn tới hậu quả: Thường chọn từ năm đến mười thành viên với kiến thức về sản phẩm/quá trình phù hợp, kinh nghiệm làm việc và huấn luyện
Tiếp tục suy nghĩ những nguyên nhân cụ thể hơn
(Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004)
Phát biểu vấn đề Hậu quả
Các nguyên nhân tiềm ẩn
Trang 23Hình 2.5: Biểu đồ nhân quả về chất lượng (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh
Loan, 2004)
Biểu đồ nhân quả đòi hỏi tất cả mọi thành viên trong đơn vị, từ lãnh đạo đến công nhân, từ bộ phận “gián tiếp” đến các bộ phận sản xuất, có cùng một suy nghĩ chung: Hãy đề phòng các nguyên nhân gây ra sự cố, sai sót, hãy coi trọng phương châm
“phòng bệnh hơn chữa bệnh” trong quản trị
2.2.2.2 Lợi ích và bất lợi của biểu đồ nhân quả
a Lợi ích
Việc sử dụng biểu đồ nhân quả dường như không có giới hạn, nhưng nó phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của từng cá nhân hoặc những người xây dựng và sử dụng biểu đồ này
Phân tích nhóm: Việc chuẩn bị biểu đồ nhân quả đòi hỏi phải làm việc nhóm, lợi ích ở đây là kinh nghiệm đa dạng của các thành viên và sự khích lệ lẫn nhau trong nhóm Tập trung vào tính dao động: Quá trình xây dựng nhánh tập trung vào việc xác định nguồn gốc dao động mà có thể gây ra vấn đề
Công cụ quản lý: Biểu đồ nhân quả cùng với kế hoạch hoạt động cung cấp một công
cụ quản lý tự nhiên để đánh giá hiệu quả của nỗ lực giải quyết vấn đề và theo dõi tiến trình Vì những công cụ này rất dễ hiểu nên chúng được dùng ở mức thấp nhất trong tổ chức
Chất lượng
Phương pháp NVL
Môi trường
Đo lườngĐào tạo
Tiêu chuẩn hóa
An toàn
Trang 24Tiên đoán vấn đề: Không cần phải thực sự có kinh nghiệm về vấn đề khi chuẩn bị một biểu đồ nhân quả Trước khi vấn đề nảy sinh, ta có thể hỏi: “Cái gì có thể gây ra vấn
đề ở giai đoạn này của quá trình?” Do đó, biểu đồ nhân quả có thể được dùng để tiên đoán vấn đề nhằm mục đích ngăn chặn trước
b Bất lợi
Bên cạnh những lợi ích nêu trên, biểu đồ nhân quả vẫn tồn tại những nhược điểm như:
Dễ sa lầy vào một số nguyên nhân có thể có (Như là nguyên vật liệu hay đo lường)
Khó dùng cho những quá trình dài, phức tạp
Những nguyên nhân giống nhau của vấn đề có thể xuất hiện nhiều lần
2.2.3 Biểu đồ kiểm soát
2.2.3.1 Những khái niệm về biểu đồ kiểm soát
Một điều quan trọng trong sản xuất là tạo ra các sản phẩm mà sự khác biệt giữa chúng
ít nhất Nói một cách khác, chúng ta muốn tất cả các sản phẩm cùng một chủng loại hay cùng một nhãn hiệu giống nhau hoàn toàn Tuy nhiên, đây là sự mong đợi không thực tế, bởi vì trong quá trình sản xuất cho dù máy móc thiết bị có hiện đại và chính xác đến mức nào chăng nữa thì cũng không thể tạo ra những sản phẩm đồng nhất 100% về chất lượng Nguyên nhân nào đã tạo ra sự khác biệt này?
Các nguyên nhân ngẫu nhiên (Nguyên nhân chung): Là những nguyên nhân do bản chất của quá trình đó, chúng rất khó xác định, nhưng chúng không tạo ra sự bất ổn của quá trình Chẳng hạn như tình trạng trang thiết bị, điều kiện môi trường làm việc chung về ánh sáng và mặt bằng Những nguyên nhân này thường chỉ gây ra những thay đổi nhỏ ở sản phẩm và chúng nằm trong giới hạn kiểm soát
Các nguyên nhân không ngẫu nhiên (Nguyên nhân đặc biệt): Những nguyên nhân này phải được xác định và loại bỏ Chẳng hạn như việc sử dụng nguyên vật liệu không đảm bảo yêu cầu Khi xuất hiện nguyên nhân này quá trình thường nằm ngoài giới hạn kiểm soát
Biểu đồ kiểm soát được sử dụng kiểm tra quá trình đầu vào hoặc đầu ra Sử dụng biểu
đồ kiểm soát trong quá trình kiểm tra được gọi là kiểm tra quá trình bằng thống kê Một quá trình chỉ có những biến đổi ngẫu nhiên được gọi là “Quá trình ổn định”, còn quá trình có chứa những biến đổi không ngẫu nhiên được gọi là “Quá trình không ổn định”
Trang 25Hình 2.6: Cấu trúc của biểu đồ kiểm soát (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh
Loan, 2004)
Mục đích của biểu đổ kiểm soát là phân biệt giữa biến đổi ngẫu nhiên (những biến đổi
do bản chất) và biến đổi không ngẫu nhiên do một nguyên nhân đặc biệt nào đó gây ra
từ đó nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Đạt được sự ổn định của hệ thống
Một hệ thống ổn định nếu chỉ thể hiện những biến đổi ngẫu nhiên do bản chất hạn chế của hệ thống
Mục tiêu 2: Cải thiện khả năng của quá trình thông qua
Thay đổi giá trị trung bình của quá trình
Giảm mật độ thay đổi ngẫu nhiên (bằng huấn luyện, giám sát, …)
a Lợi ích của quá trình kiểm soát bằng thống kê
Sử dụng biểu đồ kiểm soát để phân tích quá trình có những ưu điểm nổi bật sau:
Khi quá trình đang ổn định, ta có thể dự báo, ít nhất nó sẽ còn tiếp tục ổn định trong khoảng thời gian kế tiếp
Khi quá trình có các nguyên nhân đặc biệt đang gây ra sự không ổn định và thay đổi lớn có thể nhận thấy trên biểu đồ kiểm soát, ta phải tìm cách loại bỏ chúng ngay từ đầu
Khi quá trình đang ổn định, công nhân vận hành quá trình sẽ rất thuận lợi Điều này thể hiện là nếu tập số liệu rơi vào vùng giới hạn ổn định thì không cần phải tiến hành bất cứ điều chỉnh nào, vì nếu tiến hành điều chỉnh sẽ làm sự thay đổi tăng lên chứ không giảm xuống Và ngược lại, biểu đồ kiểm soát sẽ cho người công nhân có những điều chỉnh cần thiết khi có dấu hiệu xuất hiện nguyên nhân đặc biệt làm cho các số liệu nằm ngoài giới hạn kiểm soát
Khi quá trình đang ổn định, nếu muốn giảm biên độ dao động của quá trình về lâu dài, ta phải thay đổi hệ thống quá trình chứ không phải trông chờ vào các biện pháp quản lý công nhân điều hành
Trang 26 Việc phân tích biểu đồ kiểm soát thông qua việc biểu diễn số liệu trên đồ thị theo thời gian cho phép thấy được xu hướng thay đổi của quá trình mà theo phương pháp khác không thực hiện được
b Thuộc tính và biến đổi: Phụ thuộc vào bản chất của các đặc tính chất lượng
Thuộc tính là đặc tính chất lượng mà chúng ta tập trung vào kiểm tra khuyết tật (sai sót) hoặc phế phẩm (hư hỏng) của sản phẩm Những đặc tính này thể hiện sự phù hợp hay không phù hợp, tồn tại hay không tồn tại và chúng có thể đếm được
Biến đổi là đặc tính kỹ thuật như trọng lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ, áp suất, độ
ẩm có thể đo được
c Sự khác biệt giữa khuyết tật và phế phẩm
Khuyết tật (sai sót) thể hiện sự không hoàn hảo nhưng không cần thiết phải làm lại toàn bộ sản phẩm/dịch vụ
Phế phẩm (hư hỏng) là sản phẩm không phù hợp nhất thiết phải loại bỏ, làm lại hoặc giảm phẩm cấp Một sản phẩm hư hỏng có thể có một hoặc nhiều sai sót
2.2.3.2 Các loại biểu đồ kiểm soát
Có hai dạng biểu đồ kiểm soát:
Biểu đồ kiểm soát dạng thuộc tính (định tính)
Biểu đồ kiểm soát dạng biến số (định lượng)
2.2.3.2.1 Biểu đồ kiểm soát dạng thuộc tính
Có bốn loại chính:
Biểu đồ kiểm soát phế phẩm:
Biểu đồ % phế phẩm – Biểu đồ p
Biểu đồ số lượng phế phẩm – Biểu đồ np
Biểu đồ kiểm soát khuyết tật:
Biểu đồ số khuyết tật – Biểu đồ c
Biểu đồ số khuyết tật trên một đơn vị sản phẩm – Biểu đồ u
a Biểu đồ p
Ứng dụng: Kiểm soát phần trăm phế phẩm; Quan tâm đến việc xác định quá trình sinh ra khuyết tật có ổn định hay không? Biểu đồ p có thể dùng để kiểm
Trang 27 Đường trung tâm:
trakiểmđượcphẩmsảnsốTổng
phẩmphế
sốTổngp
Giới hạn trên và giới hạn dưới:
UCL (p) = p + 3σ LCL (p) = p – 3σ Khi kích thước mẫu (n) thay đổi:
Khi kích thước mẫu thay đổi sẽ dẫn đến độ lệch chuẩn (σ) thay đổi, và khi đĩ đường giới hạn trên và giới hạn dưới cũng thay đổi theo từng nhĩm mẫu Vì vậy phải tìm ra đường trung bình để đường giới hạn uốn khúc trở thành đường thẳng để dễ kiểm sốt
Trong đĩ N: số lượng nhĩm mẫu
b Biểu đồ np
Ứng dụng: Kiểm tra số phế phẩm
Giới hạn trên và giới hạn dưới:
UCL (p) = np + 3σ LCL (p) = np - 3σ
(Bùi Nguyên Hùng, 2000)
2.2.3.2.2 Biểu đồ kiểm sốt đặc tính biến đổi
Ứng dụng: Dùng để kiểm sốt những đặc tính chất lượng cĩ thể đo lường được
Các dạng biểu đồ kiểm sốt dạng biến số:
Trang 28Vùng C : δVùng C : δ
Vùng A : δVùng B : δ
Biểu đồ kiểm soát đặc tính biến đổi chỉ giới thiệu sơ lược để tham khảo chứ không đi
sâu vì không ứng dụng trong luận văn (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004)
2.2.3.3 Trạng thái kiểm soát
Quá trình được kiểm soát:
Trong quá trình chỉ có các nguyên nhân ngẫu nhiên do đó quá trình có tính ổn định và có thể dự đoán được trong tương lai
Quá trình vượt qua tầm kiểm soát
Khoảng cách từ giới hạn kiểm soát trên đến giới hạn kiểm soát dưới được chia thành sáu phần bằng nhau như vậy theo quy tắc 3σ thì mỗi phần sẽ là 1σ
Các quy tắc nằm ngoài vùng kiểm soát:
Bất kỳ điểm nào rơi ngoài vùng kiểm soát
Hai trong ba điểm liên tiếp rơi vào vùng A và cùng nằm về một phía của đường trung tâm
Đường trung tâm
LCL
Trang 29 Bốn trong năm điểm liên tiếp rơi vào vùng A hay vùng B và cùng nằm
về một phía của đường trung tâm
Có ít nhất tám điểm liên tiếp nằm về một phía của đường trung tâm
Có tám điểm liên tiếp thể hiện xu hướng tăng hay giảm
Nói cách khác, để nhận biết điều này chỉ cần chia khoảng cách 3σ thành hai vùng bằng nhau Khi có hai điểm liên tiếp nằm ở vị trí 1.5σ thì quá trình nằm ngoài vùng kiểm
soát (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004)
Quá trình tuân theo phân phối chuẩn
Số liệu dạng thay đổi
Giá trị trung bình của quá trình bằng giá trị danh nghĩa của đặc tính kỹ thuật
Mục đích: Để xem khả năng của quá trình có đáp ứng được giới hạn dao động cho phép của đặc tính kỹ thuật hay không?
Công thức:
Cp = 6
LSL USL
Giải thích:
Cp > = 1: Quá trình có khả năng, cụ thể là:
Cp = 1: Quá trình có 0.3% sản phẩm nằm ngoài dung sai cho phép
Cp = 2: Quá trình có 0.00003% sản phẩm nằm ngoài dung sai cho phép
Cp = 0.5: Quá trình có 13,4% sản phẩm nằm ngoài dung sai cho phép
(Bùi Nguyên Hùng, 2000)
2.2.4 Biểu đồ tần suất
Trang 30Biểu đồ tần suất là một cơng cụ thống kê đơn giản khác, sẽ cung cấp cho chúng ta thêm những thơng tin về quá trình Biểu đồ tần suất là một biểu đồ thể hiện bằng hình ảnh số lần xuất hiện giá trị của các phép đo xảy ra tại một giá trị cụ thể hoặc trong một khoảng giá trị nào đĩ
Nĩi một cách khác, biểu đồ tần suất là bảng ghi nhận dữ liệu cho phép ta thấy được thơng tin cần thiết một cách dễ dàng và nhanh chĩng so với bảng số liệu thơng thường khác Biểu đồ tần suất là một cơng cụ chuẩn dùng để tĩm tắt, phân tích và trình bày dữ liệu Cũng cĩ thể nĩi rằng, lợi ích chủ yếu của phương pháp này là tạo được một hình ảnh tổng quan về biến động của các dữ liệu, một hình dạng đặc trưng “nhìn được” từ
những con số tưởng như vơ nghĩa (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004)
Biểu đồ tần suất về doanh thu
30
50 100
150
170
190
0 50 100 150 200
Trang 312.2.5 Bảng kiểm tra
2.2.5.1 Giới thiệu
Bảng kiểm tra được xem như công cụ chính để thu thập số liệu Nhìn chung bảng kiểm tra có thể được sử dụng trong việc thu thập dữ liệu cho kiểm soát quá trình và phân tích vấn đề
Kiểm soát quá trình: Mỗi quá trình có các chỉ tiêu thể hiện quá trình đó hoạt động như thế nào Thu thập dữ liệu và sau đó phân tích chúng là một phần quan trọng trong tiến trình kiểm soát Tất cả các loại bảng kiểm tra đều có thể được
sử dụng để thu thập những thông tin quan trọng về quá trình
Phân tích vấn đề: Sự phức tạp trong quyết định nguyên nhân chính của một vấn
đề đòi hỏi những thông tin chi tiết để có thể xác định rõ vấn đề đó Bảng kiểm tra có thể được sử dụng để trả lời những câu hỏi như Ai? Cái gì? Ơ đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Và bao nhiêu?
Yếu tố chính trong kiểm soát quá trình và phân tích vấn đề là số liệu đạt được từ bảng
kiểm tra phải được tóm tắt rõ ràng theo dạng biểu đồ hoặc đồ họa (Bùi Nguyên Hùng
& Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004)
2.2.5.2 Các dạng thu thập dữ liệu
Thông tin có thể được thu thập qua các dạng bảng kiểm tra như sau:
Bảng kiểm tra dạng thuộc tính
Bảng kiểm tra dạng đặc tính biến đổi
Danh sách kiểm tra
Danh sách kiểm tra bao gồm những hạng mục quan trọng hoặc thích hợp với một vấn
đề hay tình huống cụ thể Danh sách kiểm tra được sử dụng để đảm bảo rằng tất cả những bước quan trọng hay những hoạt động quan trọng đã được thực hiện Mặc dù danh sách kiểm tra đã được phân tích bởi nhóm cải tiến chất lượng, nhưng mục đích chính của nó là để hướng dẫn vận hành chứ không phải để thu thập dữ liệu Do đó, danh sách kiểm tra thường được dùng trong quá trình sửa chữa và giải quyết vấn đề Chúng là một phần của giải pháp
Trang 32Nhưng thực tế thường khó xác định phải bắt đầu từ đâu để tiến hành Sử dụng Pareto
là một kỹ thuật giúp lần ra cách giải quyết
Biểu đồ Pareto giúp xác định một số nguyên nhân có ảnh hưởng đến chất lượng của toàn quá trình Nói cách khác khi phát sinh một vấn đề nào đó thì có những nguyên nhân ảnh hưởng mạnh và có những nguyên nhân ảnh hưởng yếu Phân tích Pareto chỉ
ra nguyên nhân ảnh hưởng quan trọng nhất
2.2.6.1 Ứng dụng
Có thể sử dụng biểu đồ Pareto để giải quyết các vấn đề sau:
Tìm ra khuyết tật trong một sản phẩm
Sắp xếp khách hàng theo thứ tự quan trọng
2.2.6.2 Cách xây dựng biểu đồ Pareto
Liệt kê tất cả các yếu tố tiềm năng: Chuẩn bị một bảng kiểm tra để thu thập dữ liệu của các yếu tố này Nếu có một yếu tố “khác” được sử dụng trong bảng kiểm tra, việc xảy ra của yếu tố này phải được xác định đầy đủ
Tất cả các yếu tố phải được định rõ để tất cả thành phần bên trong các yếu tố này được phân loại một cách phù hợp Nên có một nhóm hay một tổ chức chuyên thực hiện bước một và hai
(Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004)
Trang 33Hình 2.8: Biểu đồ quan hệ của hai thuộc tính X và Y (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004)
2.2.7.2 Xây dựng biểu đồ quan hệ
Các bước xây dựng biểu đồ quan hệ:
Chọn đặc tính thứ nhất (biến thứ nhất) làm cơ sở để dự đoán giá trị của đặc tính thứ hai (biến thứ hai)
Vẽ các giá trị lên đồ thị
Sau khi xây dựng xong biểu đồ quan hệ, chúng ta có thể sử dụng các mẫu hoặc các phuơng pháp phân tích sau đây để đánh giá mối quan hệ giữa các đặc tính
(Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004)
2.2.7.3 Phân tích biểu đồ quan hệ
a Kiểm tra dấu hiệu quan hệ
Kiểm tra dấu hiệu quan hệ là một phương pháp định lượng đánh giá mối quan hệ giữa hai đặc tính
b Hệ số quan hệ
Hệ số quan hệ cũng là một phương pháp định lượng để đánh giá mối quan hệ giữa hai đặc tính Dùng các phần mềm như Excel, SPSS, … để tính hệ số quan hệ r Giá trị r sẽ nằm trong khoảng (-1, 1)
Khi r < 0 : Hai đặc tính có mối quan hệ nghịch
r = 0 : Hai đặc tính không có mối quan hệ
r > 0 : Hai đặc tính có mối quan hệ thuận
(Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004)
Tóm tắt chương: Qua chương này chúng ta đã nắm được các lý thuyết về chi phí chất lượng để thấy được tầm quan trọng của việc giảm bớt tỷ lệ lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất Ở phần 2 của chương là các cơ sở lý thuyết về các công cụ thống kê được sử dụng trong luận văn bao gồm: Lưu đồ, Biểu đồ nhân quả, Biểu đồ kiểm soát, Biểu đồ tần suất, Bảng kiểm tra, Biểu đồ Pareto, Biểu đồ quan hệ
Sau khi nắm rõ các cơ sở lý thuyết của luận văn chương sau sẽ trình bày về công ty gỗ Trường Thành nơi tác giả thực hiện luận văn này Để tìm hiểu về tổng quan của công
ty cũng như hiện trạng quản lý chất lượng tại công ty gỗ Trường Thành.
Trang 34CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CÔNG TY
Giới thiệu chương: Ở phần này sẽ giới thiệu tổn quan về công ty gỗ Trường Thành và sản phẩm tủ một hộc với các nội dung sau:
3.1 Giới thiệu chung
3.8 Các lỗi thường gặp trong quy trình sản xuất
3.9 Thuận lợi và khó khăn của công ty trong giai đoạn hiện nay
3.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty cổ phần chế biến gỗ Trường Thành (TTBD2)
Địa chỉ: DT747 Thị Trấn Uyên Hưng, Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương Tel: 0650-3642 004 Fax: 0650-3642 006
Hơn mười năm sau, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch tập đoàn, ông Võ Trường Thành, cùng với sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp và giỏi nghề, đến nay xưởng đã phát triển thành Tập Đoàn Trường Thành hùng mạnh với
7 nhà máy chính có tổng diện tích hơn 340.000m2 hoàn toàn được xây dựng mới, theo
Trang 35HCM, 01 tại Sekong – Lào với máy móc, trang thiết bị hiện đại được nhập từ Ý, Đức, Nhật, Đài Loan
Khởi điểm với số công nhân ban đầu là 30 người, nay Tập Đoàn Trường Thành đã tạo dựng được đội ngũ hơn 4.500 công nhân lành nghề, chuyên nghiệp và trên 500 cán bộ nhân viên gián tiếp mà đa phần rất trẻ, có trình độ từ Đại học trở lên với tác phong chuyên nghiệp, năng động và ham học hỏi
Một trong những ưu tiên hàng đầu chính Trường Thành là việc tập trung đầu tư nguồn nhân lực, tài chính của doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển
Từ chuyên sản xuất sản phẩm sơ chế nay Trường Thành đã trở thành một trong những nhà tiên phong tại Việt Nam trong 3 dòng mộc chính là furniture trong nhà, furniture ngoài trời và ván sàn gỗ với rất nhiều mẫu bàn ghế, tủ, giường, kệ, kiểu dáng phong phú, kết cấu vững chắc, chất lượng tuyệt hảo đáp ứng hầu hết các thị trường quan trọng như: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Phần Lan, Đan Mạch, Hy Lạp, Úc, Newzealand, Mỹ… kể cả thị trường khó tính nhất là Nhật Bản
Công ty cổ phần chế biến gỗ trường thành trung tâm bình dương 2 là một trong những đơn vị trực thuộc của tập đoàn gỗ trường thành được đưa vào hoạt đông vào cuối năm 2007
Trang 363.3 Cơ cấu tổ chức
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tập đoàn Trường Thành
Công ty được tổ chức theo dạng chức năng được mô tả trong hình 3.1 Chức năng của các phòng ban như sau:
Phòng sản xuất:
Quản lý điều hành các bộ phận của xưởng thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao Tổ chức thiết lập kế hoạch sản xuất triển khai kế hoạch sản xuất Tổ chức quản lý tài sản, máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất, công cụ lao động…Tổ chức kiểm soát toàn bộ tài sản
Trang 37của quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm Bố trí sử dụng nhân lực hợp lý Tổ chức hướng dẫn đào tạo đánh giá công nhân viên thuộc quyền Nghiên cứu cải tiến giải pháp, quản lý để nâng cao hiệu quả công tác chung
Ban quản lý nguyên liệu thô (QLNLT):
Quản lý và chịu trách nhiệm về các khâu xử lý thô nguyên liệu nhập vào để đáp ứng các yêu cầu nguyên liệu của bộ phận sản xuất cả về số lượng cũng như chất lượng
Phòng kinh doanh tiếp thị (KDTT):
Tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng, tiếp nhận các mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng, tham mưu với phòng sản xuất để tiến hành nghiên cứu và sản xuất sản phẩm
Phòng nhân sự:
Thực hiện việc quản lý nhân sự trong toàn Công ty, tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới,
bố trí nhân viên sao cho phù hợp nhất với khả năng chuyên môn cho các phòng ban trong Công ty
Phòng kế hoạch:
Lập các kế hoạch phát triển cho công ty trong giai đoạn tương lai Đảm bảo sự phát triển bền vững cho công ty và dự đoán các rủi ro mà công ty gặp phải trong tương lai Khảo sát thị trường, phân tích về tình hình thị trường trên phạm vi toàn quốc
Phòng quản lý chất lượng:
Kiểm tra toàn bộ chất lượng của sản phẩm trong quá trình gia công, sơn, đóng kiện, đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng theo yêu cầu của khách hàng
Phòng kế toán tài chính:
Trang 38Xây dựng, thiết lập hệ thống tài chính kế toán, các quy định về quản lý tài chính kế toán của công ty Phối hợp với các phòng ban chức năng lập quy trình kiểm soát nội bộ của công ty
Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các nghiệp vụ kế toán phân hành và số liệu trên bảng
kê, sổ chi tiết, bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính
Kiểm tra tính hợp lý và khả thi của các hợp đồng mua bán, hợp đồng tín dụng… dưới góc
độ tài chính
Chủ trì lập các dự toán ngân sách ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty, tổ chức theo dõi thực hiện và báo cáo định kỳ
Phòng HC-NS
Nhiệm vụ công việc hành chính
Giải quyết các công việc hành chính của công ty
Giao dịch với các cơ quan bên ngoài
Nhiệm vụ nhân sự
Chấm công, theo dõi ngày công, phép, theo dõi tăng ca, giải quyết chế độ thôi việc
Vẽ sơ đồ tổ chức
Theo dõi bảo hiểm cho người lao động
Lập quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển nhân sự
Thực hiện các công việc khác khi giám đốc yêu cầu
Ưu điểm và nhược điểm trong sơ đồ tổ chức của công ty
Ưu điểm:
Nhân viên được nhóm theo tổ chức công việc, hoạt động chuyên môn cho phép sử dụng, phát huy có hiệu quả tài năng chuyên môn, dễ dàng trong việc quản lý Khi các nhân viên cùng chuyên môn được bố trí vào cùng một bộ phận sẽ tạo ra sự hợp tác và cộng hưởng theo từng chức năng, giúp thực hiện, triển khai công việc nhịp nhàng, nâng cao hiệu suất làm việc và mau chóng đưa đến kết quả
Tổ chức theo từng bộ phận chức năng riêng biệt nên xác định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân, cho phép dễ dàng kiểm soát tất cả hoạt động trong tổ chức công ty
Trang 39Nhược điểm:
Mỗi bộ phận có chuyên môn và có những giá trị khác nhau nên tạo ra khó khăn cho việc hợp tác và thông tin giữa các bộ phận chức năng, và hạn chế giao tiếp, liên lạc theo hàng ngang do mỗi phòng ban tiến hành mảng công việc của mình một cách riêng biệt
Vì có những công việc khác nhau nên xảy ra xung đột về lợi ích giữa các bộ phận
là điều không tránh khỏi, luôn đòi hỏi có sự giải quyết, can thiệp của giám đốc Từ
đó, dẫn đến tốn kém thời gian, làm giám đốc bị hạn chế thời gian cho những công việc quan trọng cốt yếu khác
Do các chức năng là rất khác nhau, nên cũng không ít lần gây ra vấn đề phức tạp trong việc điều động nguồn lao động trong Công ty
3.5 Nhiệm vụ của phòng QC
Trưởng phòng QC tổ chức phân công công việc đến từng nhân viên để thực hiện nhiệm
vụ của đơn vị, duy trì hoạt động của hệ thống theo đúng quy định đã được ban hành, đồng thời phối hợp với các đơn vị khác để thực hiện mục tiêu chất lượng của Nhà Máy đề ra Các nhân viên phòng QC điều hành các công việc liên quan đến trạng thái kiểm tra, thử nghiệm, liên quan đến kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu, và kiểm soát các thiết bị kiểm nghiệm đo lường có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo các nguyên liệu đầu vào luôn phù hợp với các yêu cầu qui định của phân xưởng và đảm bảo chất lượng thành phẩm xuất xưởng luôn đạt yêu cầu kỹ thuật, và đề xuất các biện pháp hợp lý hóa công tác quản lý nhằm giúp Giám Đốc thực hiện công tác hữu hiệu hơn Kiểm soát viên của phòng QC báo cáo tình hình khiếu nại của khách hàng, tìm nguyên nhân gốc rễ, tham gia và giám sát việc xử lý sản phẩm không phù hợp, yêu cầu và giám sát việc thực hiện các hoạt động khắc phục phòng ngừa
Phòng QC phối hợp các phòng ban chức năng để thực hiện trách nhiệm được giao
3.6 CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
3.6.1 Cơ sở hạ tầng
Công ty hiện có diện tích sử dụng là gần 5000 m2, trong đó có 3500 m2 là nhà xưởng, 500m2 là nhà kho và 300m2 là văn phòng điều hành Ngoài ra công ty còn có nhiều máy móc và các thiết bị chuyên dụng để phục vụ cho việc hoạt động của công ty như xe nâng,
xe giao hàng… Ban giám đốc xác công ty xác định cung cấp và bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng là cần thiết để đạt được sự phù hợp các yêu cầu của sản phẩm
Trang 403.6.2 Môi trường làm việc
Công ty xác định quản lý môi trường làm việc cần thiết để đạt được sự phù hợp các yêu cầu sản phẩm Các yếu tố của môi trường làm việc bao gồm:
Đảm bảo ánh sáng đầy đủ để thực hiện công việc
Khu vực làm việc sạch sẽ
Tạo sự thoải mái nhất cho người làm việc
3.7 Các sản phẩm chính
Các lĩnh vực mà công ty đã tham gia hoạt động là:
Sản xuất đồ mộc, ván trang trí nội thất;
Mua bán các sản phẩm mộc;
Mua bán phụ tùng, phụ kiện ngành chế biến gỗ;
Mua bán, gia công các sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản;
Đại lý ký gởi hàng hóa;
Vận tải hàng hóa đường bộ;
Mua bán phân bón
Các sản phẩm chính của công ty:
Sản phẩm ngoài trời: Đồ gỗ ngoại thất như bàn, ghế, băng, ghế nằm, xe đẩy rượu…chủ
yếu là bằng gỗ Teak, Bạch đàn, Xoan đào, Dầu, Chò chỉ, Tràm…