1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng các công cụ thống kê để nâng cao chất lượng làm việc của KCS tại nhà máy đế của công ty cổ phần giày Thái Bình - LV Đại học Bách Khoa

80 983 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp thực hiện bởi Sinh viên Đại học Bách Khoa: Từ thực tiễn trên, đề tài Ứng dụng các công cụ thống kê để nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên KCS tại nhà máy đế của công ty cổ phần giày Thái Bình đã ứng dụng một số lý thuyết về chất lượng để tìm hiểu về thực trạng hoạt động của đội ngũ KCS trong một doanh nghiệp cụ thể. Qua đó đi sâu nghiên cứu về các yếu tố hay nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của KCS và đề ra những biện pháp giải quyết thích hợp nhằm nâng cao chất lượng làm việc của đội ngũ này.

LỜI CÁM ƠN  Sau thời gian học tại trường Đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh, em đã thu thập cho mình nhiều kiến thức và kỹ năng quý báu. Trong quá trình thực hiện luận văn này, em mong muốn được áp dụng những điều mình đã tích lũy để giải quyết những vấn đề thực tế cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước. Thông qua luận văn này em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô ở khoa Quản lý công nghiệp, trường Đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Hoàng Chí Đức, người đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên nhà máy đế - Công ty cổ phần giày Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới anh Phúc - trưởng phòng chất lượng đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trong thời gian làm việc tại đây. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè đã góp ý và giúp đỡ em để hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn! Tp.HCM, tháng 12/2010 Người thực hiện Thái Việt Hùng i TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong thời đại ngày nay, đảm bảo chất lượng được coi là một trong những điều kiện quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất toàn cầu, nhiều phương pháp hay hệ thống để đảm bảo chất lượng đã ra đời và thu hút được nhiều sự quan tâm của các lãnh đạo doanh nghiệp. Ở Việt Nam, mặc dù đã đi vào đổi mới hơn 20 năm, nhưng không thể phủ nhận là hiện nay xu hướng hay tư duy đảm bảo chất lượng dựa trên sự kiểm tra vẫn còn hiện diện trong nhiều doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp này, vai trò của đội ngũ KCS rất quan trọng và chất lượng làm việc của họ có ý nghĩa quyết định tới sự thành công trong việc tạo dựng lòng tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty. Từ thực tiễn trên, đề tài "Ứng dụng các công cụ thống kê để nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên KCS tại nhà máy đế của công ty cổ phần giày Thái Bình" đã ứng dụng một số lý thuyết về chất lượng để tìm hiểu về thực trạng hoạt động của đội ngũ KCS trong một doanh nghiệp cụ thể. Qua đó đi sâu nghiên cứu về các yếu tố hay nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của KCS và đề ra những biện pháp giải quyết thích hợp nhằm nâng cao chất lượng làm việc của đội ngũ này. Do giới hạn về thời gian thực hiện đề tài, nên luận văn chỉ tập trung vào sản phẩm chủ lực của nhà máy là đế cao su (sản xuất tại phân xưởng ép đế) và chọn ra một bộ phận KCS trong phân xưởng này để tiến hành nghiên cứu. Nếu có điều kiện về sau, đề tài có thể được mở rộng hơn cho những sản phẩm hay vấn đề khác của hệ thống chất lượng. ii MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Nhiệm vụ luận văn Lời cám ơn i Tóm tắt đề tài ii Mục lục iii Danh sách hình vẽ vi Danh sách bảng biểu vii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do hình thành đề tài 1 1.2. Mục tiêu đề tài 2 1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2 1.4. Phạm vi đề tài 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5.1. Nguồn dữ liệu 2 1.5.2. Quy trình nghiên cứu 3 1.6. Nội dung dự kiến 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 2.1. Sản phẩm và sản phẩm không phù hợp 5 2.1.1. Sản phẩm 5 2.1.2. Sản phẩm không phù hợp 5 2.2. Chất lượng và các vấn đề liên quan 6 2.2.1. Khái niệm chất lượng 6 2.2.2. Đặc điểm chất lượng 7 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng 8 2.2.4. Chi phí chất lượng 9 2.3. Quản lý chất lượng 12 2.3.1. Khái niệm 12 2.3.2. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng 12 2.3.3. Một số phương pháp quản lý chất lượng 13 2.4. Kiểm soát chất lượng bằng thống kê 16 iii 2.4.1. Khái niệm 16 2.4.2. Biểu đồ tiến trình (lưu đồ) 17 2.4.3. Biểu đồ Pareto 18 2.4.4. Biểu đồ nhân quả 18 2.5. KCS và một số khái niệm liên quan đến việc kiểm tra 20 2.5.1. Định nghĩa về KCS 20 2.5.2. Các quyết định liên quan đến việc kiểm tra 20 2.5.3. Hoạch định việc kiểm tra 21 2.5.4. Phân loại mức độ nghiêm trọng 22 2.5.5. Đánh giá sự chính xác của kiểm tra viên 23 CHƯƠNG 3: TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY THÁI BÌNH VÀ NHÀ MÁY ĐẾ 24 3.1. Tổng quan về công ty 24 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 24 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 25 3.1.3. Sản phẩm, thị trường và quy trình công nghệ 26 3.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh một số năm gần đây 28 3.2. Giới thiệu nhà máy đế 29 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 29 3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ 29 3.2.3. Các loại sản phẩm chính của nhà máy 30 3.2.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự 31 3.2.5. Quy trình sản xuất đế giày 34 3.3. Phòng chất lượng 36 3.3.1. Chức năng 36 3.3.2. Trách nhiệm 36 3.3.3. Cơ cấu tổ chức và trình độ nhân viên 36 3.3.4. Hoạt động 37 3.4. Nhân viên KCS 38 3.4.1. Trách nhiệm 38 3.4.2. Trình độ và cách bố trí 38 3.4.3. Phương thức hoạt động 38 iv CHƯƠNG 4: NHẬN DẠNG VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 40 4.1. Nhận dạng vấn đề 40 4.1.1. Hiện trạng về chất lượng và một số công tác quản lý chất lượng tại nhà máy 40 4.1.2. Tìm hiểu về chất lượng làm việc của đội ngũ KCS 42 4.2. Tìm hiểu vấn đề 44 4.2.1. Nhận dạng các lỗi thường bị bỏ sót 44 4.2.2. Phân tích các nguyên nhân gây ra việc bỏ sót lỗi 46 4.2.3. Đánh giá của chuyên gia về các nguyên nhân gây ra việc bỏ sót lỗi 51 4.2.4. Nguyên nhân gây ra việc bỏ sót 3 dạng lỗi quan trọng 52 4.3. Giải pháp khắc phục 55 4.3.1. Giải pháp đối với vấn đề con người 55 4.3.2. Giải pháp đối với vấn đề môi trường 57 4.3.3. Giải pháp đối với vấn đề máy móc, thiết bị 58 4.3.4. Giải pháp đối với vấn đề phương pháp 59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 5.1. Kết luận 60 5.2. Kiến nghị 61 PHỤ LỤC 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 v DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ Tên hình Trang Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu 3 Hình 2.1: Quan điểm cổ điển về sản phẩm không phù hợp 5 Hình 2.2: Quan điểm hiện đại về sản phẩm không phù hợp 6 Hình 2.3: Phân loại chi phí chất lượng 10 Hình 2.4: Lưu đồ về quá trình thiết kế 17 Hình 2.5: Biểu đồ nhân quả chất lượng sản phẩm 19 Hình 3.1: Quy trình sản xuất tổng quát 26 Hình 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 1995 - 2009 27 Hình 3.3: Tỷ trọng các sản phẩm của nhà máy đế năm 2009 29 Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức nhà máy đế 31 Hình 3.5: Quy trình sản xuất đế giày 33 Hình 3.6: Cơ cấu tổ chức phòng chất lượng 35 Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ sản phẩm không phù hợp giai đoạn 2006 - 2009 của phân xưởng hoàn thiện 39 Hình 4.2: Các giai đoạn chính trong quá trình sản xuất đế cao su 39 Hình 4.3: Biểu đồ Pareto về các dạng lỗi thường bị bỏ sót 44 Hình 4.4: Biểu đồ nhân quả về chất lượng công việc của KCS 45 Hình 4.5: Biểu đồ nhân quả các nguyên nhân của việc bỏ sót lỗi ép sống 51 Hình 4.6: Biểu đồ nhân quả các nguyên nhân của việc bỏ sót lỗi thiếu keo 52 Hình 4.7: Biểu đồ nhân quả các nguyên nhân của việc bỏ sót lỗi màu sắc 52 vi DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2009 27 Bảng 3.2: Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động nhà máy đế 32 Bảng 3.3: Tiêu chuẩn về sự phù hợp và cách thức kiểm tra một thành phẩm ở phân xưởng ép đế 37 Bảng 4.1: Tỷ lệ sản phẩm không phù hợp bị trả về phân xưởng ép đế trong 9 tháng đầu năm 2010 41 Bảng 4.2: Các dạng lỗi và cách nhận dạng dùng cho KCS ép đế 42 Bảng 4.3: Bảng tỷ lệ các dạng lỗi bị bỏ sót trong tháng 9/2010 43 Bảng 4.4: Bảng điểm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của nhân viên KCS 50 vii viii Chương 1: Mở đầu CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Ngày nay, trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế, chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có một vai trò hết sức quan trọng và đang trở thành một thách thức to lớn đối với mọi quốc gia trên con đường hội nhập vào thị trường thế giới. Sự thành công hay thất bại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc chủ yếu vào mức độ thích hợp của chất lượng hàng hóa và dịch vụ, sự ổn định về chất lượng, giá cả hợp lý, giao hàng đúng hẹn, dịch vụ kịp thời và thường xuyên cải tiến các hình thức mua bán, điều kiện giao nhận. Muốn cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường quốc tế và trong nước, muốn thỏa mãn được các yêu cầu của bạn hàng và mong đem lại lợi nhuận cao thì doanh nghiệp cần phải thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng. Hiệu quả làm việc của hệ thống này sẽ góp phần làm cho chất lượng sản phẩm được nâng cao và ổn định, chi phí sẽ giảm đi. Như vậy, giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống, năng suất lao động tăng lên, điều đó sẽ giúp tăng tính cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một hệ thống quản lý chất lượng được tạo nên bởi sự kết hợp của nhiều thành tố, trong đó không thể không kể đến lực lượng KCS. Với vai trò kiểm tra và đảm bảo chất lượng của các bán thành phẩm, thành phẩm trước khi chuyển giao cho công đoạn sau cũng như giao cho khách hàng, chất lượng làm việc của KCS sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chất lượng trong toàn công ty. Chất lượng làm việc (hay hiệu quả làm việc) của KCS có thể hiểu như là một khái niệm để đánh giá khả năng thực hiện trách nhiệm của mỗi KCS. Một trong những cơ sở quan trọng để thực hiện việc đánh giá này là số lượng hay tỷ lệ sản phẩm không phù hợp mà các KCS bỏ lọt sang công đoạn sau. Một tỷ lệ quá cao sản phẩm không phù hợp lọt qua sự kiểm tra của KCS không chỉ gây ra các vấn đề về chất lượng, mà còn ảnh hưởng tới chi phí và thời gian thực hiện đơn hàng. Do vậy việc cải tiến và duy trì tỷ lệ này ở một mức hợp lý là điều rất cần thiết. Là một trong số 10 doanh nghiệp sản xuất giày hàng đầu của Việt Nam, vấn đề chất lượng luôn được Giày Thái Bình quan tâm và coi trọng. Công ty đã xây dựng một hệ thống nhằm kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của hệ thống ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cho khách hàng. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là khả năng làm việc của hệ thống này không cao, điều này thể hiện qua nhiều vấn đề mà công ty đang mắc phải, trong đó có vấn đề về lực lượng KCS. Việc các KCS bỏ lọt sản phẩm sang công đoạn sau, không còn là vấn đề nhất thời mà từ lâu đã trở thành một nỗi nhức nhối của công ty. Nhận thấy thực trạng này, trong thời gian làm việc tại công ty giày Thái Bình, được sự giúp đỡ của các nhân viên phòng chất lượng, sinh viên đã đi sâu tìm hiểu và hình thành đề tài: "Ứng dụng các công cụ thống kê để nâng cao chất lượng làm việc của KCS tại nhà máy đế của công ty cổ phần giày Thái Bình". 1 Chương 1: Mở đầu 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI • Phân tích thực trạng hoạt động và tìm hiểu vấn đề mà đội ngũ KCS gặp phải. • Xác định các loại lỗi mà sản phẩm bị trả về thường mắc phải (do KCS ở công đoạn trước không phát hiện ra nên để lọt qua công đoạn sau). • Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của nhân viên KCS. • Đề xuất một số biện pháp để hạn chế việc bỏ sót lỗi dựa trên các nguyên nhân đã được xác định. 1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI • Đối với công ty: Đề tài giúp công ty có cái nhìn rõ nét và chính xác hơn về thực trạng hoạt động của đội ngũ KCS của công ty cũng như những vấn đề đang tồn tại trong đội ngũ này. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp cải tiến nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả làm việc của KCS. Đây là nguồn tài liệu tham khảo để giúp nâng cao nhận thức của các cấp quản lý công ty về tầm quan trọng của vấn đề kiểm soát, đảm bảo chất lượng, cũng như các công cụ chất lượng cần thiết. • Đối với bản thân: Đây là cơ hội để sinh viên có thể tiếp cận, tìm hiểu về hoạt động của một doanh nghiệp cũng như hệ thống quản lý chất lượng của công ty, đồng thời có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế của doanh nghiệp. 1.4. PHẠM VI ĐỀ TÀI Sản phẩm của công ty được sản xuất theo từng công đoạn tương ứng với các khu vực sản xuất khác nhau. Trong đó nhà máy đế có nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại đế giày, bao gồm 3 phân xưởng: • Phân xưởng cán luyện - ép đế (CL - EĐ) chịu trách nhiệm sản xuất đế cao su. • Phân xưởng eva - phylon chịu trách nhiệm sản xuất đế eva và phylon. • Phân xưởng hoàn thiện (HT) nhận sản phẩm từ 2 phân xưởng trên và thực hiện các hoạt động cần thiết để tạo ra một chiếc đế hoàn chỉnh. Ở mỗi phân xưởng các sản phẩm đều được KCS kiểm tra 100% trước khi xuất xưởng. Do hiện nay đế cao su là sản phẩm chủ lực của nhà máy (chiếm 55% tổng sản lượng sản xuất), mặt khác các số liệu về chất lượng của phân xưởng này cũng khá đầy đủ nên sinh viên sẽ chọn phân xưởng cán luyện - ép đế để thực hiện đề tài này. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1. Nguồn dữ liệu:  Dữ liệu thứ cấp 2 [...]... chỉ số năng lực của kiểm tra viên 23 Chương 3: Tổng quan về công ty cổ phần giày Thái Bình và nhà máy đế CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY THÁI BÌNH VÀ NHÀ MÁY ĐẾ 3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty giày Thái Bình Tên giao dịch: Công ty cổ phần giày Thái Bình (Thai Binh shoes) Tru sở chính: Số 5A, xa lộ Xuyên Á, xã An Bình, huyện Dĩ An, Bình Dương Điện... đổi công ty TNHH Thái Bình thành công ty Cổ phần, các thủ tục pháp lý và hành chính đã được hoàn tất vào ngày 31/07/2005 HĐQT đã thông báo: Công ty cổ phần giày Thái Bình chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/08/2005 3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty giày Thái Bình Cơ cấu tổ chức của công ty giày Thái Bình được chia là 2 nhóm: nhóm văn phòng và nhóm sản xuất 25 Chương 3: Tổng quan về công ty cổ phần giày. .. nhân kỹ thuật ngành giày để đến tháng 8 năm 1993 chính thức đi vào hoạt động Với mục đích học hỏi công nghệ, những năm đầu 24 Chương 3: Tổng quan về công ty cổ phần giày Thái Bình và nhà máy đế công ty đã thực hiện gia công cho công ty ORION TAIWAN với khoảng 6 triệu đôi/năm giày nữ các loại Tuy nhiên, Hội đồng quản trị (HĐQT) và ban lãnh đạo công ty nhận thấy rằng với hình thức gia công trên thì sẽ không... mở rộng, ngày 16/11/2001 ban lãnh đạo công ty quyết định đầu tư thành lập Công ty liên doanh Pacific, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của nhóm công ty TBS'Group Trong mảng đầu tư tài chính, Công ty cũng đã đầu tư vào một số công ty như: Công ty cổ phần cáp điện Sài Gòn SCC, Công ty cổ phần vận tải biển Saigon Ship, Quỹ đầu tư tài chính Vietcombank, Công ty cổ phần đầu tư và xúc tiến thương mại Lefaso... nhân quả; các khái niệm và vấn đề liên quan tới việc kiểm tra Chương 3 là chương tổng quan về công ty Chương này trình bày sơ lược về công ty cổ phần giày Thái Bình và nhà máy đế, đồng thời giới thiệu về quy trình sản xuất nhà máy đang áp dụng Nội dung chương cũng sẽ mô tả khá chi tiết về phòng chất lượng và đội ngũ KCS của nhà máy nhằm làm cơ sở cho việc nhận dạng vấn đề ở chương sau Chương 4 là chương... đắn về quản lý chất lượng mới giải quyết tốt bài toán chất lượng Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình công ty, quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không Quản lý chất lượng đảm bảo cho công ty làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng Nếu các công ty muốn cạnh... được mục tiêu chất lượng đã đặt ra 2.4 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BẰNG THỐNG KÊ 2.4.1 Khái niệm: Kiểm soát chất lượng bằng thống kê (SQC) là việc áp dụng phương pháp thống kê để thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn, chính xác và kịp thời nhằm theo dõi, kiểm soát, cải tiến quá trình hoạt động của một đơn vị, một tổ chức bằng cách giảm tính biến động của nó Kiểm soát chất lượng là cần... được sử dụng Đối tượng phỏng vấn là các cá nhân có liên quan đến đề tài như nhân viên KCS, nhân viên chất lương Nội dung phỏng vấn nhằm tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của KCS và đưa ra các biện pháp khắc phục cần thiết 1.5.2 Quy trình nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết chất lượng Tài liệu chất lượng Tìm hiểu tổng quan, quy trình sản xuất và tổ chức của công ty và nhà máy đế Tài... trình làm việc của công nhân Các điều kiện an toàn, vệ sinh cũng cần phải được trang bị đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ • Đảm bảo chất lượng: Theo ISO 9000 thì “Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance - QA) là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng ... chuyên môn hóa khác nhau - Nhà máy đế: chuyên sản xuất các loại đế - Nhà máy giày 1 và 2: thực hiện chức năng may rập vào đế và tạo thành chiếc giày hoàn chỉnh - Nhà máy TBS Pack: thực hiện chức năng đóng gói và nhập xuất thành phẩm 3.1.3 Sản phẩm, thị trường và quy trình công nghệ • Sản phẩm và thị trường Công ty sản xuất nhiều loại giày bao gồm các loại giày thể thao, giày công sở, sansdal, dép cho

Ngày đăng: 25/10/2014, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w