Cơ cấu tổ chức và trình độ nhân viên

Một phần của tài liệu Ứng dụng các công cụ thống kê để nâng cao chất lượng làm việc của KCS tại nhà máy đế của công ty cổ phần giày Thái Bình - LV Đại học Bách Khoa (Trang 45 - 46)

Lãnh đạo phòng chất lượng là trưởng phòng do ban giám đốc bổ nhiệm. Trưởng phòng chất lượng có các trách nhiệm và quyền hạn sau:

- Lãnh đạo và điều hành toàn diện mọi hoạt động của phòng theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giám đốc nhà máy giao; chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà máy về mọi hoạt động công tác của phòng.

- Lựa chọn nhân sự và phân công công tác đối với các nhân viên trong biên chế của phòng. Tham mưu với giám đốc về việc lựa chọn cán bộ phụ trách công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các đơn vị sản xuất trực thuộc.

- Chịu trách nhiệm quản lý và giám sát chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và có trách nhiệm giám sát, duy trì và đảm bảo hệ thống này hoạt động hiệu quả trong phạm vi nhà máy.

Đối với nhân viên phòng chất lượng, có những trách nhiệm và quyền hạn sau:

- Thực hiện tốt nhiệm vụ, đề xuất các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về công việc được giao.

- Được tham dự hội nghị chuyên đề của nhà máy, của phòng; được ủy quyền làm việc với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc để hướng dẫn, đôn đốc và nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trong phạm vi nghiệp vụ công tác được phân công.

Hình 3.6: Cơ cấu tổ chức phòng chất lượng

Trình độ: Bộ phận chất lượng bao gồm 2 nhóm là nhân viên văn phòng và đội ngũ KCS. Trong đó:

- Nhóm nhân viên văn phòng đều có trình độ đại học và đã qua các lớp đào tạo nghiệp vụ cần thiết.

- Nhóm nhân viên KCS chủ yếu đã tốt nghiệp lớp 12 và được hướng dẫn bởi các nhân viên có kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Ứng dụng các công cụ thống kê để nâng cao chất lượng làm việc của KCS tại nhà máy đế của công ty cổ phần giày Thái Bình - LV Đại học Bách Khoa (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w