Kiểm soát chất lượng bằng thống kê

Một phần của tài liệu Ứng dụng các công cụ thống kê để nâng cao chất lượng làm việc của KCS tại nhà máy đế của công ty cổ phần giày Thái Bình - LV Đại học Bách Khoa (Trang 25 - 27)

2.4.1. Khái niệm:

Kiểm soát chất lượng bằng thống kê (SQC) là việc áp dụng phương pháp thống kê để thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn, chính xác và kịp thời nhằm theo dõi, kiểm soát, cải tiến quá trình hoạt động của một đơn vị, một tổ chức bằng cách giảm tính biến động của nó.

Kiểm soát chất lượng là cần thiết vì không có một quá trình hoạt động nào có thể cho ra những sản phẩm giống hệt nhau. Sự biến động này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể phân ra làm 2 loại nguyên nhân:

 Loại thứ nhất: Do biến đổi ngẫu nhiên vốn có của quá trình, chúng phụ thuộc máy móc, thiết bị, công nghệ và cách đo. Biến đổi do những nguyên nhân này là điều tự nhiên, bình thường, không cần phải điều chỉnh, sửa sai.

 Loại thứ hai: Do những nguyên nhân không ngẫu nhiên, những nguyên nhân đặc biệt, bất thường mà nhà quản trị có thể nhận dạng và cần phải tìm ra để sửa chữa nhằm ngăn ngừa những sai sót tiếp tục phát sinh. Nguyên nhân loại này có thể do thiết bị điều chỉnh không đúng, nguyên vật liệu có sai sót, máy móc bị hư, công nhân thao tác không đúng...

Việc áp dụng SQC giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề như: - Tập hợp số liệu dễ dàng.

- Xác định được vấn đề.

- Phỏng đoán và nhận biết các nguyên nhân. - Loại bỏ nguyên nhân.

- Xác định hiệu quả của cải tiến.

Trong xu thế hiện nay việc nghiên cứu, ứng dụng các công cụ SQC là điều kiện cần thiết giúp các nhà doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng hòa nhập thị trường thế giới. Phần tiếp theo sẽ trình bày một số lý thuyết về các công cụ thống kê được áp dụng trong luận văn, bao gồm:

2.4.2. Biểu đồ tiến trình (lưu đồ): Khái niệm:

Biểu đồ tiến trình là một dạng biểu đồ mô tả một quá trình bằng cách sử dụng những hình ảnh hoặc những ký hiệu kỹ thuật... nhằm cung cấp sự hiểu biết đầy đủ về các đầu ra và dòng chảy của quá trình.

Ứng dụng:

Biểu đồ tiến trình có thể áp dụng cho bất cứ quá trình nào, từ tiến trình nhập nguyên vật liệu cho đến các bước trong việc bán và làm dịch vụ cho một sản phẩm.

Hình 2.4: Lưu đồ về quá trình thiết kế

Lợi ích và hạn chế:

Lợi ích:

- Những người làm việc trong quá trình sẽ hiểu rõ quá trình. Họ kiểm soát được nó, thay vì trở thành nạn nhân của nó.

- Một khi quá trình được xem xét một cách khách quan dưới hình thức lưu đồ, những cải tiến có thể nhận dạng dễ dàng.

- Với lưu đồ, nhân viên hiểu được toàn bộ quá trình, họ sẽ hình dung ra mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp của họ như là một phần trong toàn bộ quá trình. Chính điều này dẫn tới việc cải thiện thông tin giữa khu vực và phòng ban sản xuất.

- Những người tham gia vào công việc lưu đồ hóa sẽ đóng góp nhiều nỗ lực cho chất lượng.

- Lưu đồ là công cụ rất có giá trị trong các chương trình huấn luyện cho nhân viên mới

- Giúp cải tiến thông tin đối với mọi bước của quá trình, thiết kế quá trình mới.

Hạn chế:

Không tìm ra gốc rễ của vấn đề, để xây dựng một lưu đồ tốt cần phải có sự tham gia của nhiều người và tốn rất nhiếu thời gian.

Thiết

kế mẫu Đánh giá xuất thửSản Đánh giá Chấp nhận

xuất

Bắt đầu Kết thúc

Không Không

Một phần của tài liệu Ứng dụng các công cụ thống kê để nâng cao chất lượng làm việc của KCS tại nhà máy đế của công ty cổ phần giày Thái Bình - LV Đại học Bách Khoa (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w