Biểu đồ nhân quả

Một phần của tài liệu Ứng dụng các công cụ thống kê để nâng cao chất lượng làm việc của KCS tại nhà máy đế của công ty cổ phần giày Thái Bình - LV Đại học Bách Khoa (Trang 27 - 29)

Khái niệm:

Biểu đồ Pareto là một kỹ thuật đồ thị đơn giản để xếp hạng các cá thể từ mức đóng góp cao nhất đến nhỏ nhất. Biểu đồ Pareto dựa trên nguyên tắc Pareto (Pareto - nhà kinh tế học người Ý): Chỉ một số ít cá thể thường gây ra phần lớn hiệu quả. Bằng sự phân biệt những cá thể quan trọng nhất với những cá thể ít quan trọng hơn, ta có thể thu được sự cải tiến lớn nhất với cố gắng ít nhất.

Tác dụng:

- Cho thấy sự đóng góp của mỗi cá thể tới hiệu quả chung theo thứ tự quan trọng, giúp phát hiện cá thể quan trọng nhất.

- Xếp hạng những cơ hội cải tiến.

Cách sử dụng:

Bước 1: Xác định cách phân loại và thu thập dữ liệu (đơn vị đo thời gian thu thập). Bước 2: Sắp xếp dữ liệu theo số lượng từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

Bước 3: Tính tần số tích lũy. Bước 4: Vẽ biểu đồ Pareto.

Bước 5: Kẻ 2 trục tung, một ở đầu và một ở cuối trục hoành. Thang bên trái được định cỡ theo đơn vị đo, chiều cao của nó phải bằng tổng số độ lớn của tất cả các cá thể. Thang bên phải có cùng chiều cao và được định cỡ từ 0 đến 100%. Trên mỗi cá thể vẽ hình chữ nhật có chiều cao biểu thị lượng đơn vị đo cho cá thể đó. Lập đường tần số tích lũy.

Bước 6: Xác định các cá thể quan trọng nhất để cải tiến chất lượng.

Lợi ích và hạn chế:

Lợi ích:

- Biểu đồ Pareto giúp nhận ra vấn đề nào cần giải quyết trước.

- So với bảng thống kê, nó thuận lợi hơn vì nó gây ấn tượng mạnh mẽ về những nguyên nhân đưa đến sai sót.

Hạn chế:

Trong một số trường hợp, biểu đồ Pareto sau khi xây dựng không có điểm gãy, vì thế không có ý nghĩa để phân tích.

2.4.4. Biểu đồ nhân quả:Khái niệm: Khái niệm:

Biểu đồ nhân quả là một công cụ được sử dụng để suy nghĩ và trình bày mối quan hệ giữa một kết quả cho (ví dụ sự biến động của một đặc trưng chất lượng) với các nguyên nhân tiềm tàng có thể ghép lại thành nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ để trình bày giống như một xương cá. Vì vậy công cụ này còn được gọi là biểu đồ xương cá.

Đây là một công cụ hữu hiệu giúp liệt kê các nguyên nhân gây nên biến động chất lượng, là một kỹ thuật để công khai nêu ý kiến, có thể dùng trong nhiều tình huống khác nhau.

Tác dụng:

Liệt kê và phân tích các mối liên hệ nhân quả, đặc biệt là những nguyên nhân làm quá trình biến động vượt ra ngoài giới hạn quy định trong tiêu chuẩn hoặc quy trình.

Tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các vấn đề từ triệu chứng, nguyên nhân tới giải pháp. Định rõ những nguyên nhân cần xử lý trước và thứ tự công việc cần xử lý nhằm duy trì sự ổn định của quá trình hoặc cải tiến quá trình.

Có tác dụng tích cực trong việc đào tạo, huấn luyện các cán bộ kỹ thuật và kiểm tra, nâng cao sự hiểu biết tư duy logic và sự gắn bó giữa các thành viên.

Cách sử dụng:

Bước 1: Xác định rõ và ngắn gọn chỉ tiêu chất lương (CTCL) cần phân tích. Viết chỉ tiêu chất lượng đó bên phải và vẽ mũi tên từ trái sang phải.

Bước 2: Xác định những nguyên nhân chính (nguyên nhân cấp 1).

Thông thường người ta chia làm 4 nguyên nhân chính (con người, thiết bị, nguyên vật liệu, phương pháp), cũng có thể kể thêm những nguyên nhân sau: hệ thống thông tin, dữ liệu, môi trường, các phép đo. Người ta cũng có thể chọn các bước chính của một quá trình sản xuất làm các nguyên nhân chính. Biểu diễn những nguyên nhân chính lên sơ đồ.

Bước 3: Phát triển biểu đồ bằng cách liệt kê những nguyên nhân ở cấp tiếp theo (nguyên nhân phụ) xung quanh một nguyên nhân chính. Tiếp tục thủ tục này cho đến các cấp thấp hơn.

Bước 4: Sau khi phác thảo xong biểu đồ nhân quả, cần hội thảo với những người có liên quan, nhất là những người trực tiếp sản xuất để tìm ra một cách đầy đủ nhất các nguyên nhân gây nên những trục trặc, ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng cần phân tích.

Bước 5: Điều chỉnh các yếu tố và thiết lập biểu đồ nhân quả để xử lý.

Bước 6: Lực chọn và xác định một số lượng nhỏ (3 - 5) nguyên nhân chính có thể ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu chất lượng cần phân tích. Sau đó cần có những hoạt động như: thu thập số liệu, nỗ lực kiểm soát các nguyên nhân đó.

Chỉ tiêu chất lượng cần phân tích

Ví dụ:

Hình 2.5: Biểu đồ nhân quả chất lượng sản phẩm

Bất lợi của biểu đồ nhân quả:

- Dễ sa lầy vào một số nguyên nhân có thể có (nguyên vật liệu hay đo lường). - Khó dùng cho quá trình dài, phức tạp.

- Những nguyên nhân giống nhau của vấn đề có thể xuất hiện nhiều lần.

- Để xây dựng một biểu đồ nhân quả tốt, đòi hỏi tất cả các thành viên đều phải có một suy nghĩ chung là cùng hướng về chất lượng sản phẩm.

- Biểu đồ nhân quả chỉ là danh sách liệt kê các nguyên nhân có thể có, nên nếu chỉ dựa vào biểu đồ nhân quả thì không phát hiện được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Một phần của tài liệu Ứng dụng các công cụ thống kê để nâng cao chất lượng làm việc của KCS tại nhà máy đế của công ty cổ phần giày Thái Bình - LV Đại học Bách Khoa (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w