Chức năng và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Ứng dụng các công cụ thống kê để nâng cao chất lượng làm việc của KCS tại nhà máy đế của công ty cổ phần giày Thái Bình - LV Đại học Bách Khoa (Trang 38 - 39)

đóng gói, xuất khẩu. Do mới đi vào hoạt động, số lượng đơn hàng còn ít nên mọi việc diển ra khá suôn sẽ và không phát sinh vấn đề gì quá lớn.

Từ giữa năm 1994 trở đi, số lượng đơn hàng công ty nhận được bắt đầu có những bước nhảy vọt. Điều này là do sự phát triển chung của ngành giày Việt Nam và sự sụt giảm sản lượng từ một số thị trường gia công lớn như Trung Quốc, Đài Loan... Tuy nhiên, đi cùng với sự tăng trưởng thì những vấn đề bất cập trong sản xuất càng xuất hiện nhiều hơn. Việc một nhà máy cùng lúc thực hiện quá nhiều chức năng trong một quy trình sản xuất giày tạo ra những mâu thuẫn và sự quá tải cho đội ngũ nhân sự của nhà máy. Nhận thấy vấn đề này, tháng 9 năm 1994, công ty đã tiến hành xây dựng nhà máy đế nhằm tách riêng chức năng sản xuất đế ra khỏi nhà máy số 1. Tháng 12 năm 1995, nhà máy chính thức đi vào hoạt động.

Năm 1997, khi nhà máy số 2 đi vào hoạt động thì nhà máy đế cũng kiêm luôn việc sản xuất đế để cung cấp cho nhà máy này. Chính vì thế, khối lượng công việc mà nhà máy đảm nhận cũng tăng lên rất nhiều. Cuối năm 1998, banh lãnh đạo giày Thái Bình đã quyết định mở rộng quy mô nhà máy đế, đội ngũ công nhân của nhà máy cũng gia tăng nhanh chóng lên tới hơn 600 người (vào tháng 1/1996 chỉ mới có khoảng 150 người).

Từ năm 2000 tới nay, là thời kỳ phát triển của nhà máy đế. Nhà máy đã được tổ chức thành một bộ phận độc lập, có hệ thống các phòng ban, đội ngũ thiết kế, quản lý chất lượng riêng và luôn được đánh giá là một trong những bộ phận có tổ chức tốt và đạt hiệu quả cao nhất của công ty giày Thái Bình.

3.2.2. Chức năng và nhiệm vụChức năng: Chức năng:

Nhà máy đế là một đơn vị thành viên của công ty cổ phần giày Thái Bình, có vai trò như là một khâu trong chuỗi quy trình sản xuất của công ty. Chức năng của nhà máy là sản xuất và đảm bảo chất lượng của các loại đế nhằm cung cấp cho các công đoạn sản xuất tiếp theo. Cụ thể:

- Thực hiện quản lý, tổ chức sản xuất theo đúng kế hoạch của phòng kế hoạch đã được ban giám đốc phê duyệt.

- Quản lý trực tiếp các mặt như nhân sự, máy móc thiết bị, nhà xưởng, vật tư phụ tùng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, đảm bảo đúng chức năng, đạt hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy.

- Bảo đảm môi trường làm việc phù hợp.

- Tham mưu cho giám đốc và phòng ban công ty các vấn đề về kế hoạch sản xuất, phát triển nguồn nhân lực... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy.

- Phối hợp đào tạo, đánh giá nhân viên cùng phòng phát triển nhân lực. - Nghiên cứu nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm.

- Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại công ty.

Nhiệm vụ:

- Chủ động thực hiện kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch chuyển giao. - Báo cáo tình hình sản xuất cho phòng kế hoạch để có sự điều chỉnh cần thiết. - Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm và phát triển mẫu thông qua quá

trình làm việc với khách hàng.

- Phối hợp với phòng chất lượng để giải quyết các sự cố về chất lượng phát sinh trong sản xuất.

- Quản lý và báo cáo về tình hình nhân sự cho phòng phát triển nhân sự, phối hợp cùng phòng để đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy.

- Quản lý máy móc, bảo trì máy móc định kỳ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng các công cụ thống kê để nâng cao chất lượng làm việc của KCS tại nhà máy đế của công ty cổ phần giày Thái Bình - LV Đại học Bách Khoa (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w