3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty giày Thái Bình
Tên giao dịch: Công ty cổ phần giày Thái Bình (Thai Binh shoes)
Tru sở chính: Số5A, xa lộ Xuyên Á, xã An Bình, huyện Dĩ An, Bình Dương Điện thoại: 84 - 8 - 7241241
Fax: 84 - 8 - 8960223
Email: info@thaibinhshoes.com.vn Website: www.thaibinhshoes.com
a. Giai đoạn 1989 - 1993
Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Giày Thái Bình với tên viết tắt TBS'Group ngày nay do một nhóm nhỏ các cán bộ sỹ quan thuộc trung đoàn 165, sư đoàn 7, quân đoàn 4, kết hợp với một số kỹ sư mới ra trường thành lập vào năm 1989. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong giai đoạn này là:
• Gieo trồng giống cây bạch đàn cao sản cung cấp cho các tỉnh miền Đông và miền Nam Trung Bộ.
• Thu mua xuất khẩu cây nguyên liệu giấy.
• Kinh doanh bán sỉ và lẻ xăng dầu.
Trong những năm đầu thành lập nhóm cán bộ này đã kết hợp với các chuyên gia Pháp của công ty Liksin và công ty Imex Tam Bình, Vĩnh Long trong việc gieo trồng và xuất khẩu cây nguyên liệu giấy. Chỉ trong vòng 3 năm (từ 1989 - 1991) đã gieo trồng được khoảng 30 triệu cây giống, đồng thời tham gia xuất khẩu cây nguyên liệu giấy qua cảng Hải Phòng và Quy Nhơn, thu về cho đất nuớc khoảng 5 triệu USD, tạo công ăn việc làm ổn định cho 250 cán bộ công nhân viên (CBCNV).
Trên đà phát triển đó ngày 06/10/1992, công ty đầu tiên được thành lập mang tên "Công ty TNHH Thái Bình".
b. Giai đoạn 1993 - 1997
Đây là thời kỳ xây dựng và học hỏi với 2 nhiệm vụ chính là:
• Tích cực học hỏi và hoàn thiện công nghệ sản xuất giày
• Hình thành tổ chức và đào tạo cán bộ công nhân viên
Cuối năm 1992, Công ty tập trung vào xây dựng nhà máy số 1, xây dựng hệ thống tổ chức cán bộ, tuyển dụng và đào tạo công nhân kỹ thuật ngành giày để đến tháng 8 năm 1993 chính thức đi vào hoạt động. Với mục đích học hỏi công nghệ, những năm đầu
công ty đã thực hiện gia công cho công ty ORION TAIWAN với khoảng 6 triệu đôi/năm giày nữ các loại.
Tuy nhiên, Hội đồng quản trị (HĐQT) và ban lãnh đạo công ty nhận thấy rằng với hình thức gia công trên thì sẽ không phát triển được. Vì vậy, cuối năm 1995 Công ty đã tập trung xây dựng dây chuyền sản xuất giày thể thao mini và từng bước chuyển từ hình thức "gia công" sang hình thức "mua nguyên liệu, bán thành phẩm". Tiếp đó, công ty đã đầu tư xây dựng thành công Nhà máy số 2 với dây chuyền sản xuất hiện đại của USM và ký hợp đồng sản xuất cho tập đoàn Reebok. Tuy nhiên do thị phần của tập đoàn Reebok bị thu hẹp trên thế giới nên 5 nhà máy trên toàn cầu sản xuất cho Reebok đã bị cắt đơn hàng, trong đó có Công ty Giày Thái Bình (bị cắt đơn hàng vào cuối năm 1996). Cùng lúc đó công ty ORION TAIWAN đã chuyển đơn hàng sang công ty Hải Vinh, điều này đã đẩy Công ty vào giai đoạn vô cùng khó khăn.
Trước tình hình đó công ty đã quyết định đầu tư sang lĩnh vực sản xuất giày vải, đồng thời phát triển hơn nữa trong sản xuất giày thể thao. Những đôi giày vải đầu tiên đã được sản xuất cho hãng NOVI của Đức và từ cuối năm 1996 đến đầu năm 1997 Công ty đã ký được hợp đồng sản xuất giày trực tiếp với tập đoàn phân phối khổng lồ tại Pháp là Decathlon và một số khách hàng khác như Stilman, DC...
c. Giai đoạn 1997- nay
Đây là giai đoạn của sự hoàn thiện và phát triển. Nhiệm vụ chính là tập trung vào xây dựng, mở rộng và hoàn thiện bộ máy sản xuất nói chung, văn phòng nói riêng. Công ty đã xây dựng được cho mình một văn phòng làm việc đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của một văn phòng quốc tế .
Với khả năng nhạy bén, sáng tạo, nhận biết đúng tình hình thị trường, ngày 24/04/2000 ban lãnh đạo công ty đã đầu tư thành lập một công ty hoạt động trong lĩnh vực địa ốc mang tên Công ty cổ phần địa ốc ARECO.
Ngày 08/05/2000 tiếp tục đầu tư thành lập Công ty TNHH giày Thanh Bình chuyên sản xuất đế phục vụ cho sản xuất giày xuất khẩu.
Trên đà phát triển mở rộng, ngày 16/11/2001 ban lãnh đạo công ty quyết định đầu tư thành lập Công ty liên doanh Pacific, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của nhóm công ty TBS'Group.
Trong mảng đầu tư tài chính, Công ty cũng đã đầu tư vào một số công ty như: Công ty cổ phần cáp điện Sài Gòn SCC, Công ty cổ phần vận tải biển Saigon Ship, Quỹ đầu tư tài chính Vietcombank, Công ty cổ phần đầu tư và xúc tiến thương mại Lefaso...
Tháng 06 năm 2005, HĐQT đã quyết định chuyển đổi công ty TNHH Thái Bình thành công ty Cổ phần, các thủ tục pháp lý và hành chính đã được hoàn tất vào ngày 31/07/2005. HĐQT đã thông báo: Công ty cổ phần giày Thái Bình chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/08/2005.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty giày Thái Bình
Cơ cấu tổ chức của công ty giày Thái Bình được chia là 2 nhóm: nhóm văn phòng và nhóm sản xuất.
Nhóm văn phòng: bao gồm 8 phòng chức năng sau: phòng đầu tư vốn, phòng tài chính, phòng phát triển nhân lực công ty, phòng nội chính, phòng kinh doanh - phát triển sản phẩm, phòng kế hoạch cân bằng sản xuất, phòng kế hoạch vật tư sản xuất, phòng công nghệ - thiết bị - chất lượng.
Nhóm sản xuất: gồm có 4 nhà máy, được bố trí để thực hiện các chức năng chuyên môn hóa khác nhau.
- Nhà máy đế: chuyên sản xuất các loại đế
- Nhà máy giày 1 và 2: thực hiện chức năng may rập vào đế và tạo thành chiếc giày hoàn chỉnh
- Nhà máy TBS Pack: thực hiện chức năng đóng gói và nhập xuất thành phẩm
3.1.3. Sản phẩm, thị trường và quy trình công nghệ
• Sản phẩm và thị trường
Công ty sản xuất nhiều loại giày bao gồm các loại giày thể thao, giày công sở, sansdal, dép...cho mọi đối tượng khách hàng theo độ tuổi và giới tính.
Sản phẩm của công ty được xuất khẩu tới 28 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Mỹ, Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản... Trong đó hai thị trường xuất khẩu lớn của công ty là Châu Âu và Bắc Mỹ (chiếm tới 80% tổng sản lượng xuất khẩu).
Hiện nay công ty đã nằm trong top 10 nhà sản xuất giày hàng đầu Việt Nam. Khách hàng mục tiêu chính của công ty là các thương hiệu hàng đầu và các chuỗi cửa hàng trên toàn thế giới, một số khách hàng lớn và uy tín của công ty như: Reebok, Decathlon, Skechers, Dcshoescousa, Quik-silver...
• Quy trình công nghệ
Khi khách hàng có nhu cầu, họ sẽ gửi mẫu giày hay hình mẫu tới công ty. Bộ phận kinh doanh sẽ tiếp nhận và sẽ gửi yêu cầu này tới phòng thiết kế để tạo ra bản vẽ mẫu với các thông số thiết kế hoàn chỉnh. Bản vẽ sẽ được gửi cho khách hàng kiểm tra và chỉnh sửa cho đến khi đạt yêu cầu của họ.
Sau khi được khách hàng thông qua, các công đoạn cần thiết để chuẩn bị sản xuất mẫu sẽ được tiến hành. Giai đoạn này yêu cầu sự phối hợp của nhiều bộ phận, bao gồm:
- Phòng định mức: để ước tính giá thành của một sản phẩm mẫu.
- Phòng mua hàng: để lập đơn hàng sản xuất mẫu và mua vật tư sản xuất mẫu. - Phòng thiết kế: để tạo khuôn mẫu cho sản xuất.
Tiếp theo, việc sản xuất mẫu được tiến hành. Mẫu sau đó được gửi cho khách hàng kiểm tra để xác nhận các yêu cầu của họ được đáp ứng. Khi khách hàng đã xác nhận, bộ phận kinh doanh sẽ gửi thông tin đến các phòng ban trên để thực hiện các công việc cần thiết trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt. Sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ lưu kho thành phẩm chờ giao cho khách hàng.
Hình 3.1: Quy trình sản xuất tổng quát Kho
Sản xuất mẫu Chuẩn bị sản xuất mẫu: Tính giá thành mẫu Lập ĐH sx mẫu Mua vật tư sx mẫu Thiết kế khuôn mẫu
Sx hàng loạt
Chuẩn bị sản xuất hàng loạt: Tính giá thành lô hàng Lập ĐH sản xuất Mua vật tư sản xuất Thiết kế khuôn Thiết kế mẫu Giày mẫu/ Hình mẫu Kiể m tra Yes No Yes No Kiể m tra
3.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh một số năm gần đây:
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm được thể hiện ở hình sau:
Hình 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 1995 - 2009
(Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty) Có thể thấy cùng với việc gia tăng sản lượng sản xuất thì doanh thu của công ty cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2009, doanh thu của công ty đã vượt mức 1.500 tỷ đồng, đây là một mức doanh thu cao so với nhiều doanh nghiệp trong ngành, đã góp phần đưa công ty vào trong top 10 doanh nghiệp sản xuất giày hàng đầu Việt Nam. Có được thành quả này là do thị trường của công ty đã liên tục được mở rộng, bên cạnh việc đẩy mạnh xâm nhập vào 2 thị trường chính là Châu Âu và Bắc Mỹ, công ty còn vươn tầm hoạt động của mình tới thị trường Nam Mỹ và một số quốc gia ở Châu Á như Nhật Bản…
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2009
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm 2007 2008 2009
Doanh thu 1.079 1.200 1.560
Lợi nhuận 124 106 150
Trong năm 2008, tuy doanh thu của công ty tăng so với năm 2007, nhưng lợi nhuận lại giảm. Điều này là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và giá nguyên vật liệu gia tăng (nhất là cao su – nguyên liệu chính của nhà máy), khiến cho chi phí sản xuất gia tăng đáng kể dẫn tới lợi nhuận sụt giảm. Tuy nhiên đến năm 2009, khi công ty thoát khỏi khủng hoảng thì tình hình kinh doanh cũng trở nên khả quan. Lợi nhuận năm
2009 đạt tới 150 tỷ đồng, chủ yếu là do đơn đặt hàng của nhiều thị trường quan trọng đã tăng trở lại và chi phí nguyên vật liệu cũng không còn leo thang như trước.
3.2. GIỚI THIỆU NHÀ MÁY ĐẾ3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Cuối năm 1992, nhà máy giày số 1 - nhà máy giày đầu tiên của công ty được tiến hành xây dựng trên khu đất 12.000 m2 thuộc xã An Bình, huyện Dĩ An, Bình Dương và đến tháng 8 năm 1993, nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Trong thời gian đầu, nhà máy thực hiện toàn bộ các chức năng từ sản xuất đế, may rập đến hoàn thiện giày và đóng gói, xuất khẩu. Do mới đi vào hoạt động, số lượng đơn hàng còn ít nên mọi việc diển ra khá suôn sẽ và không phát sinh vấn đề gì quá lớn.
Từ giữa năm 1994 trở đi, số lượng đơn hàng công ty nhận được bắt đầu có những bước nhảy vọt. Điều này là do sự phát triển chung của ngành giày Việt Nam và sự sụt giảm sản lượng từ một số thị trường gia công lớn như Trung Quốc, Đài Loan... Tuy nhiên, đi cùng với sự tăng trưởng thì những vấn đề bất cập trong sản xuất càng xuất hiện nhiều hơn. Việc một nhà máy cùng lúc thực hiện quá nhiều chức năng trong một quy trình sản xuất giày tạo ra những mâu thuẫn và sự quá tải cho đội ngũ nhân sự của nhà máy. Nhận thấy vấn đề này, tháng 9 năm 1994, công ty đã tiến hành xây dựng nhà máy đế nhằm tách riêng chức năng sản xuất đế ra khỏi nhà máy số 1. Tháng 12 năm 1995, nhà máy chính thức đi vào hoạt động.
Năm 1997, khi nhà máy số 2 đi vào hoạt động thì nhà máy đế cũng kiêm luôn việc sản xuất đế để cung cấp cho nhà máy này. Chính vì thế, khối lượng công việc mà nhà máy đảm nhận cũng tăng lên rất nhiều. Cuối năm 1998, banh lãnh đạo giày Thái Bình đã quyết định mở rộng quy mô nhà máy đế, đội ngũ công nhân của nhà máy cũng gia tăng nhanh chóng lên tới hơn 600 người (vào tháng 1/1996 chỉ mới có khoảng 150 người).
Từ năm 2000 tới nay, là thời kỳ phát triển của nhà máy đế. Nhà máy đã được tổ chức thành một bộ phận độc lập, có hệ thống các phòng ban, đội ngũ thiết kế, quản lý chất lượng riêng và luôn được đánh giá là một trong những bộ phận có tổ chức tốt và đạt hiệu quả cao nhất của công ty giày Thái Bình.
3.2.2. Chức năng và nhiệm vụChức năng: Chức năng:
Nhà máy đế là một đơn vị thành viên của công ty cổ phần giày Thái Bình, có vai trò như là một khâu trong chuỗi quy trình sản xuất của công ty. Chức năng của nhà máy là sản xuất và đảm bảo chất lượng của các loại đế nhằm cung cấp cho các công đoạn sản xuất tiếp theo. Cụ thể:
- Thực hiện quản lý, tổ chức sản xuất theo đúng kế hoạch của phòng kế hoạch đã được ban giám đốc phê duyệt.
- Quản lý trực tiếp các mặt như nhân sự, máy móc thiết bị, nhà xưởng, vật tư phụ tùng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, đảm bảo đúng chức năng, đạt hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy.
- Bảo đảm môi trường làm việc phù hợp.
- Tham mưu cho giám đốc và phòng ban công ty các vấn đề về kế hoạch sản xuất, phát triển nguồn nhân lực... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy.
- Phối hợp đào tạo, đánh giá nhân viên cùng phòng phát triển nhân lực. - Nghiên cứu nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm.
- Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại công ty.
Nhiệm vụ:
- Chủ động thực hiện kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch chuyển giao. - Báo cáo tình hình sản xuất cho phòng kế hoạch để có sự điều chỉnh cần thiết. - Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm và phát triển mẫu thông qua quá
trình làm việc với khách hàng.
- Phối hợp với phòng chất lượng để giải quyết các sự cố về chất lượng phát sinh trong sản xuất.
- Quản lý và báo cáo về tình hình nhân sự cho phòng phát triển nhân sự, phối hợp cùng phòng để đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy.
- Quản lý máy móc, bảo trì máy móc định kỳ.
3.2.3. Các loại sản phẩm chính của nhà máy:
Dựa theo loại nguyên vật liệu dùng để sản xuất, các sản phẩm đế của nhà máy được chia làm 3 loại chính là đế cao su, đế eva và đế phylon. Trong đó, đế cao su là sản phẩm chủ lực của nhà máy, chiếm tới 55% tổng sản lượng sản xuất. Các loại giày sử dụng loại đế này chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường trọng điểm của công ty. Trong chiến lược phát triển của giày Thái Bình, công ty cũng đã khẳng định tầm quan trọng của loại sản phẩm này, thông qua việc đặt mục tiêu tăng tỷ lệ của đế cao su lên tới 70% vào năm 2015.
Hình 3.3: Tỷ trọng các sản phẩm của nhà máy đế năm 2009
3.2.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự:a. Cơ cấu tổ chức: a. Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy quản lý của nhà máy đế được tổ chức theo dạng trực tuyến chức năng, đảm bảo chế độ một thủ trưởng, chỉ đạo trực tuyến các bộ phận hay phòng ban dưới quyền. Sơ đồ tổ chức của nhà máy được trình bày ở hình 3.4.
Sau đây ta sẽ mô tả kỹ hơn về sơ đồ này: Ban giám đốc: bao gồm
• Giám đốc: Người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của nhà máy và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phụ trách chung và